Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2024

Làm sao Bát Chánh Đạo lại đưa tới Giải Thoát. - Thanh


Kính anh Đằng,Cám ơn anh Đằng đã hồi đáp. Có lẽ câu hỏi đệ đặt ra vẫn chưa rõ nghĩa : Câu hỏi : Làm sao Bát Chánh Đạo lại đưa tới Giải Thoát.Đệ đã cố nói rõ thêm : Làm thế nào mà Bát Chánh Đạo lại có thể giúp mình diệt Tham Ái trong Tâm ? Câu hỏi này là mấu chốt, the key của vấn đề. Vì phải diệt Tham Ái thì mới có thể có Chánh Nghiệp. Nếu diệt được Tham Ái thì thoát được Khổ hoàn toàn và vĩnh viễn. Anh Đằng nói điều này đúng : đệ nêu câu hỏi, trong khi đệ đã có câu trả lời. Đúng vậy khi đệ nêu câu hỏi thì đệ có câu trả lời. NHƯNG, không biết câu trả lời có đúng không, nên mới nêu lên để Quý Anh Chị góp ý, từ đó đệ xem lại xem câu trả lời của đệ có đúng không. Đúng đây là Đúng theo Dhamma.
<!>
Vậy thì đệ xin trình bày ý nghĩ của đệ về câu hỏi trên :
Phật dạy : Bát Chánh Đạo là Con đường dẫn tới Giải Thoát.
Phật cũng dạy : Chánh Niệm trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp là Con đường dẫn tới Giải Thoát.
Niệm (sati) là ghi nhận, ghi nhớ đối tượng, ghi nhận ghi nhớ các đặc tính của đối tượng.
Chánh ( Samma) là hướng về, dẫn đến sự Giải Thoát tối hậu, hoàn toàn, vĩnh viễn khỏi mọi thứ Khổ.
Trong Bát Chánh Đạo thì Chánh Tinh Tấn + Chánh Niệm + Chánh Định là các yếu tố của ĐỊNH phần, là duyên, là điều kiện bắt buộc phải có để có Chánh Kiến và Chánh Tư Duy.

VÀ ĐÂY LÀ MẤU CHỐT để trả lời câu hỏi :
Chánh Kiến + Chánh Tư Duy ( 2 thành phần của Trí Tuệ ) để thấy 3 Chân Tánh của tất cả mọi thứ trên đời :
1. Tất cả mọi thứ trên đời, kể cả Thân-Tâm, Ngũ Uẩn, đều VÔ THƯỜNG, sinh diệt biến đổi TÙY DUYÊN của nó, chứ không theo ý muốn của Tâm.
2. Như vậy Thực Tại luôn luôn là Bất Như Ý . Vì Tâm cứ muốn Thực Tại, tất cả mọi thứ trên đời đều theo đúng ý của nó nên KHổ mới sinh khởi trong Tâm. Vì có Tham Ái, lúc nào cũng muốn hưởng lạc và muốn ghì giữ thọ lạc là điều không thể được, nên mới KHỔ.
3. Tất cả các pháp, hữu vi và vô vi đều VÔ NGÃ.
Ngũ Uẩn thì Vô Ngã. Vì không thấy biết rõ tính Vô Ngã của Ngũ Uẩn nên mới có Ảo Tưởng rằng có một cái Tôi bất biến.

Như vậy : 5 yếu tố Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy giúp Tâm thấy được Lý Duyên Khởi Tùy Duyên, từ đó là 3 Chân Tánh.
- thấy tính Tùy Duyên thì không sinh Bực Bội khi Thực Tại không theo ý mình.
- thấy Vô Thường thì không bám víu, tức không Tham Ái. Vì đã thấy rõ Tham Ái, bám víu vào Vô Thường khi đương nhiên sẽ Khổ.
- thấy được tánh Vô Ngã của Ngũ Uẩn thì không còn Ngã Mạn, Ngã Tật (jealousy).

Khi không còn Tham, Sân, Ngã Kiến thì Từ Bi , Tùy Hỉ, Bình Đẳng và hạnh Bố Thí mới sinh khởi để thực hiện Chánh Nghiệp, tức HÀNH ĐỘNG giúp đỡ tuyệt đối vô vụ lợi, cho mọi chúng sinh, một cách khôn ngoan. Chánh Nghiệp như vậy là xuất phát từ Vô Tham tuyệt đối nên không dẫn tới tái sinh : Giải Thoát tối hậu và vĩnh viễn : Niết Bàn.

Chủ chốt nhất là Tham Ái ( Sắc Ái và Ngã Ái). Do đó Tham Diệt thì Khổ Diệt, Khổ Diệt tức Niết Bàn.
Thiền Định và Thiền Quán là để thấy 3 Chân Tánh như trên.
Đó chính là câu trả lời theo suy nghĩ và kinh nghiệm Quán Tâm-Thân của chính đệ:
- Đang ngồi Thiền, tự nhiên thấy ngứa tai bên trái, cảm thấy khó chịu, nhất định không gãi, chỉ tiếp tục quán cái ngứa : nó biến đổi, nhưng không theo ý muốn hưởng lạc tiềm ẩn của mình, lúc nhiều lúc ít, cứ như vậy một lúc sau ngứa mới thật sự qua đi.
Hết ngứa thì lại thấy thật dễ chịu. Nhưng cũng chỉ được một lát thì lại bị đau vì ngồi kiết già. Cái cảm thọ dễ chịu khi hết ngứa nay không còn, mà cảm thọ đã biến đổi thành khó chịu (Khổ) vì đau.
Thấy : cái gì cuối cùng cũng gây Khổ, hoặc Thân, hoặc Tâm nếu có Tham Ái.
Thấy : không có gì đáng để yêu cả, vì Yêu là Đau Khổ.
( Yêu ở đây là Ái, Tham Ái, chứ không phải Tình Yêu Vô Điều Kiện ).

Mong Quý Anh Chị góp ý về câu trả lời của đệ.
Cám ơn Quý Anh Chị nhiều.
Kính,
Thanh.
TB. - 1. Về Ý Nghiệp và Nghiệp.
Anh Đằng nói rất đúng. Phật nói :
Chính Chủ Ý ( Cetana, Intention) ta nói đó là Nghiệp ( kamna).
Câu này cực kỳ quan trọng để phân biệt đạo đức thật và đạo đức giả ( coi vậy chứ không phải vậy)
Nếu có Chủ Ý Tốt, Chân Chánh, Ý Nghiệp Chân Chánh thì Nghiệp tức Hành Động có chủ ý sẽ là Thiện Nghiệp hay Chánh Nghiệp.
Nhưng có khi, rất nhiều khi Ý Nghiệp bất thiện, bất chánh vẫn có thể đưa tới hành động bên ngoài "có dáng vẻ như một Chánh Nghiệp", fake samma kamma, fake kusala kamma. Chỉ có người có Chủ Ý đó mới biết Chủ Ý của họ là gì, nếu họ thành thật với chính bản thân họ. Vì thế mới có câu " Chiếc áo không làm nên thầy tu"
"Don't judge the book by the cover"
2. Anh Đằng nói rằng đây chỉ là trao đổi giữa 2 cá nhân : anh Đằng và đệ, các bạn anh không cần đọc làm gì cho mất thì giờ, vô ích, "cứ làm như các bạn đang làm đi".
Đệ nghe ké được lời khuyên đó cho các bạn của anh Đằng thì đệ phải Chúc Mừng Quý Anh, Congratulations, Brothers, vì họ đã đạt Arahantship rồi, khỏi cần suy nghĩ gì nữa, cứ thế mà làm, mà sống.
Đệ thì chưa được tự tin như vậy. Cũng đành.

Ý và Hành động

Kính anh Thanh,
Tất cả hành động đều khởi đầu từ Ý (Thought). Bát chánh đạo là tám con đường để chúng ta đi mà đi là một hành động. Hành động ở đây có nghĩa là Intentional action: Hành trong Ngũ uẩn. Mà Intentional action chính là Karma. Chánh kiến và Chánh tư duy là hai cái đi đấy.Một kiểu đi trong đầu mà chỉ có hành giả là biết mình đi như thế nào. Ngược lại, 6 cái con đường còn lại, kế đó, chúng ta đi như thế nào, người ngoài thấy được hết. Khi anh nói anh có Chánh kiến và Chánh tư duy mà người ngoài thấy anh bạo động , sĩ nhục người khác, nói điều không thật và tham lam, vị kỷ, khoát lác, khoe khoang, tóm lại là đầy ngã mạn, thì ai nấy sẽ biết là anh đi như thế nào trong đầu của anh. Ngay cả chính anh không nói, không làm như vậy nhưng anh tán đồng những lời nói, hành động như vậy, thì tôi biết anh đi như thế nào cái con đường Bát chánh đạo này. Trái lại, nếu tôi nghe anh luôn luôn nói những gì có thật, không lập lại những gì không thật, không bao giờ vu khống, nhục mạ, miệt thị người khác, không bao giờ tán đồng những hành vi bạo động ngoài xã hội, thì tôi biết là anh ĐI được Chánh kiến và ĐI được Chánh tư duy luôn trong đầu anh. Anh cứ nhìn hành động và lời nói của đức ĐLLM thì anh biết ông đi như thế nào hai cái này trong đầu ông. Integrity là nghĩ, nói và làm hoà hợp với nhau cả ba. Chúng mình nhìn và nghe cách sống và cả cái gì Nelson Mandela, Gandhi hay U Thant nói và làm thì mình biết những người đó mình có thể tin, học và đi theo họ được.

Khi anh nói "Câu hỏi có thể mở rộng hơn : Đệ mong là câu hỏi của đệ đã rõ ý hơn”, tôi hiểu là anh muốn mở rộng hơn câu trả lời đó. Trả lời bằng hành động. Cái ý về Bát chánh đạo chúng mình làm khá đủ, không cần mở rộng hơn nữa. Cái mình cần mở rộng hơn nữa là cái Hành động (Intentional action). Bát chánh đạo là để đi. Không ai đi giùm ai được. Mỹ có câu “Talk the talk; Walk the walk”. Khi tôi thấy một người bắn sẻ (sniper) muốn giết một người khác, tôi tự nhắc nhủ tôi sẽ không bao giờ làm như vậy. Trái lại, khi tôi thấy, nghe ai đó nói và làm những gì gây bạo động, chia rẽ, tôi lại tự nhủ mình sẽ không bao giờ nói và làm như vậy. Giản dị, dễ làm vô cùng. Tôi thấy nhóm chùng mình hiểu rất khá về Bát chánh đạo rồi và thích Bát chánh đạo lắm. Không có người nào nói Bát chánh đạo là con đường sai, không nên đi cả. Dễ nhất là xem người khác đi và xem họ đi như thế nào. Nhiều người đi một kiểu mình thấy sợ quá thì mình tránh, không đi theo. Trái lại có những người đi cái đời của họ làm mình cảm động và ngưởng mộ, mình muốn đi theo. Những người như vậy, tuy hiếm hoi hơn, nhưng cái inspiration của họ lên mình rất mãnh liệt, làm chúng ta hứng khởi.

Thân mến
Anh Đằng
NLV

Footnote for the English speaking friends: This is a personal reply to a personal question regarding the Noble eightfold path and its application to real life. If you have interest in this Eightfold path, you may ask brother Google for help. If not, just keep doing what you are doing and behaving just as you are behaving. How can I be so confident ? Because although I do not know what you believe, I knew you enough about what you do not believe. All of you which I included in my c/c, do not believe in violence as a way to solve human conflict. All of you prefer compassion and wisdom over winning and individualism. That’s all of the Buddha’s teaching in a nutshell.

Không có nhận xét nào: