Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2024

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI:17/7/2024 - Nam Giang


Ông Kennedy Jr. xin lỗi vì bị lộ cuộc gọi với cựu Tổng thống Trump Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Robert F. Kennedy Jr. đã xin lỗi sau khi con trai ông đăng tải đoạn video ghi lại cuộc điện thoại gần đây của mình với ông Donald Trump.Trong cuộc gọi, ông Trump đã tìm kiếm sự ủng hộ của RFK Jr. và nói rằng ông có cùng mối quan tâm về việc tiêm vắc-xin cho trẻ em. Một đoạn trích của cuộc gọi vào Chủ Nhật (14/7) đã được Bobby Kennedy III (Kennedy con) đăng tải ngắn gọn lên mạng xã hội X vào thứ Ba (16/7). Đoạn video đã bị xóa ngay sau đó. Theo ảnh chụp màn hình, con trai ông Kennedy đã đăng đoạn video vì cảm thấy “những cuộc trò chuyện như thế này nên được thực hiện ở nơi công cộng”.
<!>
Trong video, ông Trump nói với Kennedy cha rằng “rõ ràng có điều gì đó không ổn” với chương trình tiêm chủng cho trẻ em của Hoa Kỳ.

“Theo tôi, tôi muốn tiêm liều lượng nhỏ”, ông Trump nói với ông Kennedy Jr. Trẻ em đang được tiêm “một lượng 38 loại vắc-xin khác nhau và có vẻ như nó đủ dành cho một con ngựa, không phải cho một đứa trẻ nặng mười pound hay hai mươi pound. Và rồi chúng ta thấy đứa bé đột nhiên bắt đầu thay đổi… rồi lại nghe nói rằng vắc-xin không có tác động gì cả”, ông phàn nàn.

“Chúng ta đã nói về điều đó từ lâu rồi”, ông Trump nói thêm.

Ông Kennedy Jr. đã chỉ trích việc tiêm vắc-xin cho trẻ em kể từ trước đại dịch Covid-19, và ông Trump đã từng công khai chia sẻ quan điểm của mình. Ông Trump nói với các phóng viên vào năm 2007: “Theo lý thuyết của tôi là các mũi tiêm vắc-xin là nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ. Chúng ta tiêm những mũi tiêm lớn cùng một lúc, và tôi thực sự nghĩ rằng điều đó có tác động đến trẻ em”.

Vài giờ sau khi video được đăng tải, ông Kennedy Jr. xin lỗi vì đã để rò rỉ. “Khi Tổng thống Trump gọi điện cho tôi, tôi đang quay phim với một người quay phim nội bộ”, ông giải thích trên X. “Tôi nên ra lệnh ngừng quay ngay lập tức. Tôi rất xấu hổ khi để cuộc trò chuyện bị đăng tải. Tôi xin lỗi tổng thống”.

Ông Kennedy Jr. đã không nói gì trong cuộc gọi bị đăng trực tuyến. Sau khi trình bày quan điểm của mình về vắc-xin, ông Trump dường như mong muốn sự ủng hộ từ ứng cử viên độc lập, và nói rằng “điều đó sẽ rất tốt cho anh”.

Ông Trump đã gặp ông Kennedy Jr. một ngày sau cuộc điện thoại. Chiến dịch tranh cử của Kennedy thừa nhận rằng cuộc họp đã diễn ra và cho biết hai người đã thảo luận về “sự đoàn kết quốc gia” và ông Kennedy Jr. sẽ vẫn tham gia cuộc đua.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ông Kennedy Jr. giành được khoảng 10% số phiếu bầu trên toàn quốc trong một cuộc đua giả định có sự tham gia của Jill Stein của Đảng Xanh (Green Party) và Cornel West của Đảng Công lý cho Tất cả (Justice for All Party). Các cuộc thăm dò tương tự này cho thấy ông Trump dẫn trước Tổng thống Joe Biden từ một đến sáu điểm.

Các doanh nghiệp Đài Loan đang chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Ấn Độ


Trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng và xung đột thương mại Mỹ - Trung không ngừng gia tăng, các doanh nghiệp Đài Loan đang chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Ấn Độ, người đứng đầu một tổ chức do Bộ Kinh tế Đài Loan thành lập cho hay.

Ông James Huang (Hoàng Chí Phương), Chủ tịch Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA - Taiwan External Trade Development Council), nói với Reuters hôm thứ Hai (ngày 15/7) rằng xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thúc đẩy Đài Loan tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ấn Độ, đã tăng lên hơn 665 triệu USD trong 5 năm tính đến năm 2023. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan vào Ấn Độ trong 10 năm từ năm 2006 - 2017 còn chưa đến 277 triệu USD.

Ông Huang nói thêm: “Rất rõ ràng, ngày càng nhiều công ty Đài Loan đang chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc và thiết lập chuỗi cung ứng ở Ấn Độ”.

Đài Loan tuy có diện tích nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng lớn trên vũ đài thế giới. Công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC của Đài Loan là nhà sản xuất chip tiên tiến lớn nhất thế giới. Eo biển Đài Loan cũng là một trong những tuyến đường thủy quan trọng trên thế giới. Ấn Độ không thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng hai bên đã thiết lập quan hệ thương mại chặt chẽ. Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn luôn tìm cách cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất và hy vọng sẽ nhận được nhiều đầu tư hơn từ Đài Loan để thúc đẩy phát triển ngành này.

Ông Huang cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch đưa các sinh viên và nhân tài Ấn Độ đến Đài Loan để đào tạo về chất bán dẫn. Điều này sẽ mở đường cho sự hợp tác trong tương lai của chúng tôi”. Ông Huang bổ sung rằng, sự chuyển dịch [hiện giờ] trong chuỗi cung ứng của Đài Loan chủ yếu tập trung ở ngành lắp ráp điện thoại di động và ngành giầy dép.

Trong năm tài chính tính đến tháng 3/2024, thương mại hai chiều giữa Ấn Độ và Đài Loan là 10,1 tỷ USD.

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc và Ấn Độ đã nhiều lần nổ ra xung đột trong vấn đề biên giới. Vào tháng 6/2020, quân đội hai nước đã giao tranh trực diện tại Thung lũng Galwan ở khu vực Ladakh và dẫn đến cái chết của 20 binh sĩ Ấn Độ. Phía Trung Quốc cũng có thương vong nhưng chính quyền nước này không công bố tổng số.

Xung đột biên giới đã khiến quan hệ Trung - Ấn xấu đi. Ấn Độ không khuyến khích các công ty của nước mình đầu tư và giao thương với Trung Quốc. Ấn Độ cũng đã ra lệnh cấm trên toàn quốc đối với một số lượng lớn ứng dụng di động của Trung Quốc (bao gồm cả TikTok, WeChat) và giảm cấp thị thực cho công dân Trung Quốc. Nước này còn tung ra một loạt biện pháp nhằm tích cực thu hút các công ty nước ngoài chuyển ra khỏi Trung Quốc.

Đồng thời, quan hệ Trung Quốc - Đài Loan cũng đang xấu đi. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố phải thống nhất Đài Loan và đe dọa không từ bỏ lựa chọn thống nhất bằng vũ lực. Trong khi đó, chính phủ Đài Loan vẫn kiên quyết bác bỏ các yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc và tuyên bố rằng chỉ có người dân Đài Loan mới có thể tự quyết định tương lai của chính mình.

Căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng và sự bất ổn của môi trường sản xuất ở Trung Quốc đã tác động rất lớn đến các công ty đặt tại đây. Hãng tin Nikkei của Nhật Bản tiết lộ trong một bài viết vào tháng 5 năm ngoái rằng, các OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) Đài Loan của các công ty Mỹ như Apple đang chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Những công ty này đang đầu tư vào những nước có chi phí lao động thấp hơn và ít rủi ro địa chính trị hơn, như Việt Nam và Ấn Độ.

Năm nay, Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Powerchip (PSMC) của Đài Loan đã hợp tác với Tập đoàn Tata của Ấn Độ để xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại bang Gujarat nằm ở phía tây Ấn Độ, dựa theo một chương trình khuyến khích trị giá 10 tỷ USD.

Nếu Mỹ áp thuế 60%, Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?


Cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Trung Quốc và Mỹ bắt đầu từ cuộc Thương chiến Mỹ - Trung năm 2018, bị gián đoạn vài năm bởi đại dịch COVID - 19 và chiến tranh Nga - Ukraine năm 2022. Đến năm 2023, thế giới lại tập trung vào căng thẳng Mỹ - Trung.

Sau khi bị ám sát hụt, danh tiếng ông Trump tăng cao trong cuộc đua vào Nhà Trắng, điều này khiến người ta tự hỏi, liệu cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung có bắt đầu và kết thúc bởi ông Trump hay không?

Đầu năm nay, ông Trump đã nói sẽ áp thuế 60% đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Vậy thì nếu bị Mỹ áp thuế 60%, Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Vào ngày 16/7, phóng viên Trần Đình của của tờ The Epoch Times tiếng Trung đã có báo cáo tổng hợp về vấn đề này như sau.

Theo báo cáo của các nhà kinh tế thuộc tập đoàn UBS (UBS Group AG) có trụ sở tại Thụy Sĩ vào ngày 15/7, nếu ông Trump thực hiện mức thuế mới là 60%, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ giảm 2,5% vào năm tới.

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị thu hẹp, một nửa là do xuất khẩu giảm, nửa còn lại là do tiêu dùng và đầu tư bị ảnh hưởng.

Hiện tại, UBS dự đoán tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm tới là 4,6%, và năm 2026 là 4,2%. Các nhà phân tích ước tính rằng, nếu ông Trump thắng cử và áp thuế, ngay cả khi chính quyền Trung Quốc thực hiện các biện pháp kích thích để cố gắng bù đắp tác động của thuế, thì tỷ lệ tăng trưởng trong hai năm này cũng sẽ giảm xuống còn 3%.

Báo cáo cho biết, khi ấy chính quyền Trung Quốc có thể thực hiện các biện pháp tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng để giảm thiểu tác động của việc tăng thuế đột ngột, nhưng đồng nhân dân tệ có thể sẽ mất giá từ 5% đến 10%.

Trong bối cảnh nhu cầu trong nước yếu, triển vọng việc làm không rõ ràng và ngành bất động sản không thể thoát khỏi khó khăn, nền kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào sản xuất và xuất khẩu.

Vào tháng trước, xuất khẩu của Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 15 tháng qua, trong khi nhập khẩu lại bất ngờ giảm. Khi nhập khẩu giảm, thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 6 tăng lên 99,05 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đạt 31,78 tỷ USD, với EU đạt gần 23 tỷ USD, và với ASEAN là 17 tỷ USD.

Mỹ nhiều lần nhấn mạnh rằng, thặng dư thương mại là bằng chứng cho thấy thương mại chỉ có lợi cho Trung Quốc. Sự mất cân bằng này có thể làm gia tăng mối quan ngại về năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc.

Với sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, triển vọng nửa cuối năm nay không có lợi cho tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Trung Quốc.

Hiện tại, EU đã xác nhận sẽ áp đặt mức thuế chống trợ cấp lên đến 37,6% đối với xe điện của Trung Quốc. Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã công bố sẽ áp đặt mức thuế bổ sung 40% lên xe điện Trung Quốc, và Canada cũng đang xem xét các biện pháp hạn chế tương tự.

Trong khi đó, Indonesia có kế hoạch áp đặt mức thuế nhập khẩu lên đến 200% đối với hàng dệt may của Trung Quốc. Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ thép giá rẻ từ Trung Quốc, và các nhà sản xuất thép Ấn Độ đã kêu gọi tăng thuế lên các sản phẩm thép từ Trung Quốc.

Tuần trước, Mỹ và Mexico cũng đã cùng công bố các biện pháp mới để ngăn chặn Trung Quốc dùng đường vòng qua Mexico để xuất khẩu sản phẩm thép và nhôm sang Mỹ, đẩy mạnh việc ngăn chặn kim loại giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc tiến vào thị trường Mỹ.

Afghanistan: Ít nhất 35 người thiệt mạng và 230 người bị thương do mưa bão


Chiều tối ngày 15/7, một trận mưa bão đã xảy ra ở miền Đông Afghanistan, khiến ít nhất 35 người thiệt mạng và 230 người bị thương. Trận mưa bão này cũng khiến cây cối, tường vách và mái nhà bị đổ.

Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) của Đài Loan dẫn lời hãng tin Agence France-Presse (AFP) cho biết ông Quraishi Badloon, Giám đốc Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Nangarhar của Afghanistan, nói vào tối ngày 15, sau khi mưa bão đổ xuống miền Đông nước này, 35 người đã thiệt mạng và 230 người khác bị thương ở tỉnh lỵ Jalalabad và một số khu vực thuộc tỉnh Nangarhar.

Ông Badloon cho biết: “Số người thương vong có thể sẽ tăng lên”.

Chính quyền tỉnh Nangarhar đã đăng một bài viết trên nền tảng xã hội X (Twitter), cho biết ở Jalalabad có khoảng 400 ngôi nhà bị hư hại sau trận mưa bão.

Trận lũ quét ở Afghanistan hồi tháng 5 cũng lấy đi sinh mạng của hàng trăm người và nhấn chìm đất canh tác trên diện tích lớn. Ở Afghanistan, có 80% dân số phụ thuộc vào nông nghiệp để sinh sống.

Không có nhận xét nào: