1- Dẫn Nhập
Người Canada đi du lịch các xứ vùng biển Caribê (Haiti, Cuba, Dominican Republic, Jamaica..) thường khá quen với nước ổi vì buổi ăn sáng, ngoài cà phê, có nơi còn cho uống nước ổi .Du lịch ở Trung Quốc, các hãng du lịch Việt Nam có quãng cáo ăn thịt gà, nướng với củi ổi, lá ổi… Bài này trình bày thêm về loại cây này. Cây ổi, có tên khoa học là Psidium guajava, họ Sim (Myrtaceae), là một loài cây ăn quả phổ biến ở nhiều nơi (trong đó có Việt Nam), thường phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới trên thế giới. Cây cao 3-5 mét, cành non vuông cạnh.
Cây ổi có nguồn gốc ở Trung Mỹ , hiện được trồng ở nhiều nước thuộc Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á, vùng Caribbean, và Úc châu. Riêng tại nước Việt, cây ổi gặp trên khắp cả nước, từ đồng bằng ven biển cho đến vùng núi có độ cao khoảng 1500 m trở xuống.
Cây ổi nhỏ hơn cây xoài, cây sầu riêng, cao nhiều nhất 10m, đường kính thân tối đa 30 cm. Đây là một loại quả bình dân, giàu Vitamin C (hơn cả cam quýt) và chất xơ hoà tan . Ổi chủ yếu dùng để ăn tươi, có thể chế biến làm mứt, sấy khô, đóng hộp, chế biến nước ổi.Cây ổi lá xanh quanh năm, không chịu được rét, độ nhiệt -2 °C cả cây lớn cũng chết. Ngược lại ổi chịu đựng dễ dàng những độ nhiệt cao ở các sa mạc nếu đủ nước. Độ nhiệt thấp ví dụ dưới 18 – 20 °C thì quả bé, phát triển chậm chất lượng kém.[2]
Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt.
Ổi trồng được ở nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 đến 8,2. Ổi không sợ gió nhưng giống quả to lá to khi bị bão bị rách lá, rụng quả.
Nước sản xuất ổi nhiều nhất là Ấn Độ . Vài nước khác phải kể là Thái Lan và Trung Quốc . Ổi trồng được ở nhiều loại đất .Ổi không sợ gió nhưng giống quả to lá to khi bị bão bị rách lá, rụng quả. Quả ổi có thể được ăn tươi hoặc chế biến thành mứt đông hay đồ hộp nước ổi. Tuỳ theo từng giống ổi mà quả ổi chín có thể có vị ngọt hay chua.
2- Đặc Tính
Cây ổi nhỏ hơn cây vải, nhãn, cao nhiều nhất 10m, đường kính thân tối đa 30 cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa.
Thân cây ổi nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng, phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần, lá đối xứng. Hoa lưỡng tính, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá, màu trắng, nhiều nhị vàng, hạt phấn nhỏ rất nhiều, phôi cũng nhiều. Thân cây ổi được phân thành nhiều cành, cao từ 4-6m (cao nhất 10m), đường kính thân tối đa 30cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Cây ổi nhỏ hơn cây vải, nhãn, cao nhiều nhất 10m, đường kính thân tối đa 30 cm.
Rễ cây ổi thuộc loại rễ cọc. Các giống ổi khi trồng bằng hạt thường có bộ rễ chính ăn sâu xuống đất. Bộ rễ của cây ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất.Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt. Vỏ và rễ cũng dùng sắc uống chữa đi ngoài và rửa vết thương, vết loét .
Lá cây ổi là lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1-1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên. Lá non và búp ổi là vị thuốc chữa đau bụng đi ngoài, thường dùng trong làng Việt.
Hoa ổi lưỡng tính, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá. Cánh hoa màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở. Hoa thụ phấn chéo dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn.
Quả ổi: Quả hình tròn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3-10 cm tùy theo giống. Vỏ quả còn non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả màu trắng, vàng hay ửng đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ. Quả chín có vị chua ngọt hay ngọt và có mùi thơm đặc trưng, có thể ăn tươi, làm mứt hay làm nước giải khát. Quả to đến 500 – 700 gram, gần tròn, dài thuôn hoặc hình chữ lê. Quả ổi ăn tươi có vị ngọt, mát, có thể chế biến làm quả nghiền nhuyễn hay mứt quả, đóng hộp. Hạt trái ổi nhỏ và nhiều, trộn giữa một khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng, tùy theo giống ổi. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày. Quả chín chứa nhiều vitamin C.
Hạt ổi: Có nhiều hạt, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm trong khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng.
3- Công Dụng
Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thủng giải độc; quả ổi vị ngọt hơi chua. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, tiểu đường, băng huyết…
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt của quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi; giúp cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa các bệnh về da tốt hơn bất cứ loại mĩ phẩm nào nhờ tính chất làm se của trái ổi và lá ổi. Vỏ cây được sử dụng trong quá trình thuộc da nhờ có hàm lượng tannin cao.
4- Vài Giống Ổi
Có nhiều giống ổi khác nhau: ổi trâu, ổi Bo, ổi mỡ, ổi găng, ổi đào, ổi nghệ tuy quả nhỏ nhưng ngọt và rất thơm. Có nhiều giống ổi nhưng người Việt nhớ nhiều đến giống ổi xá lị (gốc Indonesia) với quả to, vỏ hơi sần sùi. giống ổi xá lỵ nghệ được trồng nhiều nhất do có những đặc điểm nổi bật như quả to, ít hạt, thịt dày, giòn, vị chua ngọt. Năng suất cây 2-4 năm tuổi có thể đạt 20-60 tấn/ha/năm và cây từ 5 năm tuổi trở đi có thể đạt năng suất 70-80 tấn/ha/năm.
Ổi xá lị ruột đỏ. Ổi xá lị ruột đỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa ít chất béo bão hoà, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan… Ăn ổi giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, chống lão hóa, cải thiện các chức năng nội tiết, giảm chỉ số cao huyết áp, giảm cân, điều trị bệnh tiểu đường.
Ổi đỏ. Giống ổi đỏ có nguồn gốc từ Brazil có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường. Ổi đỏ có vẻ ngoài bắt mắt và hương vị thơm ngọt.
Ổi đỏ có vẻ ngoài bắt mắt và hương vị thơm ngọt. Khi chưa chín quả có màu xanh và khi chín chuyển sang màu đỏ sậm, bên trong mọng nước và có mùi rất thơm. Ruột trái ổi đỏ lại có màu trắng, ăn ngon ngọt và có mùi thơm vị dâu tây.
5- Ích Lợi Quả Ổi
Ở nhiều nước, quả ổi già và ổi chín dùng để ăn sống như một loại quả ăn chơi. Ổi chua được chấm với muối ớt, muối tiêu hoặc hổn hợp gia vị . Quả ổi được xem là loại trái cây quốc gia mùa đông của Pakistan. Quả ổi có thể được ăn tươi hoặc chế biến thành mứt đông hay đồ hộp nước ổi, làm nước ép
Tuỳ theo từng giống ổi mà quả ổi chín có thể có vị ngọt hay chua. Quả ổi được chế biến thành thực phẩm, trà và nước giải khát.
Ở Mexico, thức uống trái cây (agua fresca) rất phổ biến và nổi tiếng, các loại thức uống từ quả ổi được xuất khẩu sang Mỹ, Canada và Tây Âu. Ngoài thức uống vô chai hoặc đóng hộp, Mexico còn sản xuất nước sốt dùng nóng hoặc lạnh, kẹo thủ công, đồ ăn nhẹ khô; thức uống có cồn từ quả ổi được dùng rất phổ biến trong các quán bar trái cây ở khắp cả nước.
Ở Đài Loan, ổi là một món ăn chơi phổ biến , được bán trên nhiều góc phố và chợ đêm trong thời tiết nóng. Ở Việt Nam, quả ổi muối chua cũng là món ăn được nhiều người ưa thích.
Món uống trà lá cây với dịch quả ổi chín được gọi là món “Trà ổi” và món thạch rau câu với nước ép ổi thịnh hành ở các nước Brazil, Colombia và Venezuela. Món thạch ổi được dùng làm nhân bánh mì lát để ăn điểm tâm và ăn dặm kết hợp với uống nước “trà ổi” là cách ăn rất phổ biến ở Nam Mỹ như là thức ăn-bài thuốc của thời đại ô nhiễm.
Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc. Các bài thuốc dân gian từ cây ổi được sử dụng ở Việt Nam, Trung Quốc, Hawaii, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribe, Tây Phi…
Theo Đông y: lá ổi có vị đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu thũng giải độc ; các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tả (đi lỏng), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, tiểu đường, băng huyết…
Búp ổi, lá ổi là một vị thuốc đáp ứng rất tốt cho yêu cầu se da, giảm xuất tiết và cả giảm kích thích để làm dịu các triệu chứng. Ở Việt Nam kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng.
Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc. Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thủng giải độc ; các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết…
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt của quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi; giúp cải thiện cấu trúc da và ngăn ngừa các bệnh về da tốt hơn bất cứ loại mĩ phẩm nào nhờ tính chất làm se của trái ổi và lá ổi.
Vỏ cây được sử dụng trong quá trình thuộc da nhờ có hàm lượng tannin cao.
Giáo Sư Tiến Sĩ Thái Công Tụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét