Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2023

THĂNG HOA CUỘC ĐỜI KỲ 36 THẨY TUỆ SỸ - Như Ninh Nhuyễn Hồng Dũng


Thầy Quảng Đức có tài tướng số thần kỳ đang đứng ngoài sân chùa nói chuyện với Thầy Tuệ Sỹ, năm 1973 tôi còn quá nhỏ ở sau hậu liêu của Phật Học Viện Hải Đức học nội điển thì Đại Đức Tịnh Diệu sai tôi đi tìm Thầy Tuệ Sỹ cho Ôn dạy việc. Tôi chạy loanh quanh và xuống bực cấp thì thấy hai vị đứng dưới gốc cây sứ nói chuyện khá sôi nỗi, không chờ tôi trình báo thì Thầy Tuệ Sỹ nói với Thầy Quảng Đức rằng, anh đoán đúng và không đợi tôi thưa thỉnh thì Thầy vội vào trong cho Ôn dạy việc.
<!>
Chuyện lâu tôi không nhớ nhưng duyên may gặp Thầy Quảng Đức tại San Jose đang truyền nghề lại cho ngưởi đệ tử Kim Khoa, một doanh nhân ngành địa ốc thành đạt vùng Bay Area, khi nhắc đến thời gian đó thì Thầy Quảng Đức cho biết là sự việc sắp xảy ra như thế nào thì Thầy Tuệ Sỹ đã biết, bằng chứng là lúc hai vị nói chuyện, Thầy Tuệ Sỹ bảo rằng chừng 10 phút nữa sẽ có chú nhỏ dừng câu chuyện này. Quả đúng như in, mười phút sau đó tôi là người chạy tìm Thầy và dù chưa thưa thỉnh thì Thầy đã rõ.

Thật ra Thầy Quảng Đức không phải là tu sĩ nhưng thân cận với Thầy Tuệ Sỹ những thập niên sáu mươi, thương quý và chăm lo cho Thầy Tuệ Sỹ khi những năm tù đày trong trại Phú Yên miền Trung cũng như trại Ba Sao miền Bắc. Thầy Quảng Đức cũng tinh thông kinh kệ nhưng chuyên ngành dịch số, tướng pháp tâm linh nên làm điều gì cũng đoán được phần lớn chuyện xảy ra từng khoảng thời gian. Qua lời Thầy Quảng Đức, tôi biết thêm về Thầy Tuệ Sỹ trong sự nghiệp văn chương, thi phú,âm nhạc, ngôn ngữ và dịch lý mang tầm vóc quốc tế, khó ai sánh bì. Tầm ảnh hưởng về đạo pháp, dịch thuật kinh điển, trước tác văn chương thì ba bốn trăm năm sau biết có được nhân tài nào như vậy để tái hiện đàm hoa trong cõi Diêm phù đề này hay không?

Thầy Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943 tại tỉnh Paksé, Lào;Năm chín tuổi xuất gia và làu thông kinh điển rất sớm. Thầy có một bộ óc siêu việt, các ngôn ngữ chính đều thông và trở thành Giáo sư tại Viện Đại Học Vạn Hạnh thập niên bảy mươi của thế kỷ XX khi độ tuổi còn khá trẻ. Những công trình nghiên cứu Phật học và những khảo luận Triết học có giá trị cao như Ðại Cương về Thiền Quán, Triết Học về Tánh Không rất dễ hiểu, dễ tu nhờ tinh thông chữ Hán, biết nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Lào, Thái, Nhật, Tây Tạng, thông thạo hai cổ ngữ Pali và Sanskrit; hiểu tiếng Ðức, nghiên cứu kỹ về Heidegger và Hoelderlin nên Thầy dịch cuốn Thiền Luậncủa D.T. Suzuki ra Việt ngữ được nhiều tầng lớp xã hội hoan nghênh, đón đọc rất say mê. Đặc biệt với kiến thức Phật học uyên thâm, Thầy đã viết giảng luận “Huyền thoại Duy-ma-cật”, và đi theo hình mẫu lý tưởng này nên Thầy Tuệ Sỹ đã không ngại dấn thân phụng sự, và trở thành biểu tượng của sự đấu tranh ôn hòa cho các giá trị nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Năm 1984 Thầy Tuệ Sỹ bị nhà đương quyền Cộng Sản Việt Nam bắt và gán tội “âm mưu lật đổ chính quyền”, kêu án tử hình trong phiên tòa mà chính Thầy tự biện hộ cho mình. Khi bản án đưa ra, Thầy Quảng Đức đã cười to và nói rằng, không rụng một cộng lông của Thầy Tuệ Sỹ, mà chính Thầy cũng tự biết như vậy, Quả thật, nhiều chương trình hoạt động quốc tế đồng loạt lên tiếng phản đối chế độ bất nhân đó; Tổ chức Human Rights Watch trao giải thưởng tranh đấu nhân quyền (Hellman-Hammett Awards) cho Thầy và cuối cùng, Cộng Sản buộc phải trả tự do nhân ngày quốc khánh của chúng vào năm 1998. Một tu sĩ Phật giáo ốm yếu đã lãnhán tử hình, 17 năm tù đày và ba lần bị quản thúc, trải qua các lao xá khắc nghiệt khắp nam trung bắc, tuy nhiên điều đó vẫn không thể thay đổi được một người đã quyết tâm sống trọn vẹn với những giá trị mình đã lựa chọn, vẫn giữ lòng thanh thản bao dung không chút oán hận đối với bất cứ chúng sanh nào từng đối xử tàn tệ với Thầy.

Một lòng với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tháng 4 năm 1999, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đề cử Thầy Tuệ Sỹ làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Ðạo, và sau đó cung cử lên Đệ Nhất Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo, với tư cách này Thầy Tuệ Sỹ là một trong những nhà lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đóng góp rất nhiều cùng với Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ trong công cuộc đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhất là quyền phục hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Thầy Tuệ Sỹ từng tuyên bố tại tòa án, cũng như khí phách kiên cường lúc ngồi tù, là tấm gương sáng, là niềm tự hào của Phật giáo và của dân tộc: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc.” vì Thầy cho rằng sức mạnh của Phật giáo không phải là Chính trị, mà là Văn hóa và Xã hội, trong đó Giáo dục có vai trò rất quan trọng. Nhưng công cuộc giáo dục này phải do Giáo hội độc lập đề ra, không thể chịu sự kiểm soát hay áp đặt của bất cứ thế lực nào, thì mới mong đào tạo ra những thế hệ tăng ni có tài đức để phụng sự xã hội, phục vụ chúng sanh.

Khoảng tháng Ba năm 2023 Thầy Tuệ Sỹ tháp tùng Hòa thượng Thích Huyền Quang ra Hà Nội gặp Thủ tướng Cộng Sản đương thời Phan Văn Khảiyêu cầu giải quyết việc Nhà nước đình chỉ sinh hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau năm 1975, trong dịp này, đại diện ngoại giao của sáuquốc gia thành viên Khối Liên Âu và Hoa Kỳ tại Hà Nội đã chủ động tìm gặp và mời Thẩy Tuệ Sỹ đến thăm, làm việc tại trụ sở ngoại giao của phái bộ Liên Âu ở Hà Nội. Họ đón Thầy đi một mình, không cần người phiên dịch và cuộc nói chuyện hết sức cởi mở đã giúp những nhà ngoại giao Liên Âu thấu rõ tình cảnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất quyết tâm nắm giữ giềng mối của sự tinh túy uyên nguyên Phật Giáo và văn hóa dân tộc như thế nào! Tháng Mười năm đó Thầy đã cùng nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ tổ chức Đại hội bất thường Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định. Sau Đại hội này, các vị Hòa thượng cũng như Thầy Tuệ Sỹ bị nhà cầm quyền quản chế mỗi người một nơi, do đó Giáo Hội trong nước ủy thác cho các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hải ngoại tổ chức Đại hội tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu để công bố đầy đủ nhân sự lãnh đạo Giáo hội trong nước và hải ngoại, đồng thời toàn thể Tăng ni Phật tử đã suy tôn Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang lên ngôi vị Đệ tứ Tăng thống. Năm 2008, đức Đệ tứ Tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất viên tịch và ngôi vị Đệ ngũ Tăng thốngđược truyền thừa cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Tháng Ba năm 2019 đức Đệ Ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ biết sự vô thường sắp đến nên phú chúc di ngôn và ấn tín của Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ủy nhiệm cho Thầy Tuệ Sỹ lãnh đạo, xử lý thường vụ Viện Tăng Thống sau khi Ngài viên tịch vào tháng Hai năm 2020.

Từ những năm tháng tù đày, sức khỏe của Thầy Tuệ Sỹ suy yếu trầm trọng, dù vậy Thầy vẫn kiên trì mạnh mẽ chống chọi cơn bạo bệnh để hàng ngày phiên dịch kinh, hiệu đính các tác phẩm, tổ chức sắp xếp thư mục cho công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn học thuật quốc tế. Tháng 11 năm 2021 Thầy Tuệ Sỹchủ trì Đại hội lần thứ nhất của Hội đồng Hoằng pháp, quyết định thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam tạng Lâm thời để kế thừa Hội đồng Phiên dịch Tam tạng do chư tôn Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương trực thuộc Viện Tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã thành lập hồi năm 1973 nhưng bị gián đoạn do thời cuộc chướng duyên. Đến cuối năm 2021 Hội đồng Phiên dịch Tam tạng Lâm thời chính thức được thành lập và phiên dịch, hiệu đính, chứng nghĩa chuyết văn và tổ chức in ấn quy củ, hình thành 29 tập đầu tiên được khởi in trong năm 2022, đặt nền móng cho công trình Đại Tạng Kinh Việt Nam chính thức được tiếp nối. Đến tháng Tám năm 2022 Hội đồng Giáo phẩm Trung ương suy cử Thầy Tuệ Sỹ đảm nhiệm trách vụ Chánh thư ký kiêm Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống tại chùa Phật Ân, Biên Hòa và cử hành lễ truyền trao ấn tín Viện Tăng Thống tại chùa Từ Hiếu thuộc quận Tám Sài Gòn sau đó một ngày.Từ đó, Thầy đã dành hết thời gian và sức khỏe còn lại để chuyên tâm phiên dịch kinh tạng, hiệu đính, chứng nghĩa cho các dịch phẩm hầu lưu lại cho hàng hậu bối. Tiếc thay công trình hoằng pháp lợi sanh còn cần đến khối óc uyên thâm của Thầy, nhưng rồi ai cũng phải ra đi, Thầy Tuệ Sỹ đã thuận thế vô thường thâu thần thị tịch tại chùa Phật Ân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam, vào lúc 16:00 giờ, ngày 24 tháng 11 năm 2023, trụ thế 80 năm.

Thông tin về sự thị tịch của Người, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đăng lời phân ưu bày tỏ sự tiếc thương vô cùng đến một bậc thức giả với di sản văn hóa, giáo dục đồ sộlưu lại cho thế nhân. Quả thật như vậy, Thầy Tuệ Sỹlà một anh tài tinh hoa của dân tộc, một chiến sĩ kiên cường bất khuất trước vô minh luôn đấu tranh cho cái thiện được trường cữu, cho tinh thần Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được xiển dương, cho đạo pháp trường tồn và dân tộc được thăng hoa, chúng sanh an lạc.

Chúng ta hãy lắng nghe lời thao thức của Thầy Tuệ Sỹ từ hai thập niên trước từng gửi gấm những người trẻ với lý tưởng phụng sự chúng sanh, xuất gia cầu đạo khi nhìn thấy sự biến đổi hư ngụy của trần gian quay cuồng:

“Trong những ngày gần đây, những biến động tuy làm sửng sốt thế giới nhưng hầu như chỉ làm gợn sóng một ít nơi đây để giữ yên cho giấc ngủ đông miên kéo dài qua hai thập niên của Phật giáo Việt Nam.Trong không khí được bao trùm bởi trạng thái ứ đọng của vũng nước ao tù, bị cắt đứt với mạch nguồn quá khứ, bị che chắn khuất tầm nhìn tương lai; trong không khí đó tâm tư ước nguyện của thế hệ non trẻ, của thế hệ tăng ni sinh mới lớn, như được bộc lộ trong những ngày vừa qua, từ Bình Định cho đến Thừa Thiên – Huế, là dấu hiệu của nguồn mạch ngầm vẫn luân lưu bất tuyệt trong dòng lịch sử truyền thừa của Phật giáo Việt Nam. So với khối lượng tăng ni sinh trong cả nước, các con chỉ là một nhóm nhỏ. Ít, nhưng đây là những hạt lúa chắc.Nhiều, nhưng chỉ là vỏ trấu, và là những hạt chưa được ủ mầm mà đã mục rỗng bên trong.

Các con hãy tự hào, với niềm tự hào trong trắng và vô tư của tuổi trẻ, từ thời điểm cột mốc này, đã một lần và mãi mãi đứng thẳng trên đôi chân của chính mình, bằng đôi mắt trí tuệ và hùng lực mà nhìn thẳng không khiếp sợ vào quyền lực xấu ác của thế gian, tự xác định hướng đi cho bản thân để làm những việc cần làm cho chính mình và cho mọi người.Thế hệ của thầy, những thanh niên trang lứa được nuôi dưỡng để dựa vào chiến trường của cuộc chiến tranh ý thức hệ, được giáo dục để biết hận thù giai cấp. Nhưng may thay, giòng suối Từ vẫn âm thầm tuôn chảy, để xoa dịu những đau thương mất mát; để hàn gắn những đổ vỡ điêu tàn của dân tộc.Các con lớn lên trong thời đại thanh bình, nhưng các con lại bị ném vào giữa một xã hội mất hướng. Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương nhưng đã trở thành sáo rỗng. Các bậc cao tăng thạc đức, một thời đã đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc chiến hung tàn, đã giữ vững con thuyền đạo pháp trong lòng dân tộc; nay chỉ còn lại bóng mờ, và quên lãng…..

…Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, chư Tổ đã sẵn sàng đặt đầu mình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia, bước theo dấu chân vô úy, vô cầu, của các bậc Thánh Ðệ tử, được gói gọn trong thanh quy: Sa môn bất kính vương giả.Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử.Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong dòng xoáy ô trược của thế gian. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi.Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong cùng chia sẻ với thế hệ kế thừa.Một thế hệ đang trưởng thành để khơi tỏ ngọn đèn Chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa.

Cầu mong các con có đủ dũng mãnh để đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình; tự xác định hướng đi cho chính mình. Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình.Quảng Hương Già lam – Ngày 28.10.2003 Thầy”

Như những lời tâm huyết ấy, suốt cuộc đời Thầy Tuệ Sỹ đã tập trung toàn thời gian vào sự nghiệp hoằng pháp,tận tụy hơn sáu thập niên phiên dịch,chú giải, giảng dạy và sáng tác thơ văn, tiểu luận… biểu hiện nền Văn hóa, Giáo dục nhân bản và khai phóng của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử đen tối trên quê hương. Do vậy, sự ra đi của Thầy đã chấn động đến tận trái tim của đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài viết lời phân ưu như sau: “Tôi rất đau buồn khi được biết Trưởng lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vừa viên tịch ở tuổi 81. Tôi xin dâng lời cầu nguyện lên Cố Hoà Thượng và gửi lời chia buồn đến chư Huynh Đệ Pháp Lữ của Cố Hoà Thượng cũng như đông đảo Phật Tử của Ngài.Tôi được biết rằng Cố Trưởng lão Hoà Thượng đã tận tuỵ cống hiến hết mình để phụng sự tha nhân. Mặc dù Ngài ấy không còn ở bên cạnh chúng ta nữa; nhưng chúng ta cũng cảm thấy được an ủi rằng Cố Trưởng lão Hoà Thượng đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.Cách tốt nhất mà các môn đệ của Cố Trưởng Lão Hoà Thượng có thể bày tỏ lòng kính trọng đối với Ngài là noi theo tấm gương của Ngài đã cống hiến hết mình để phụng sự tha nhân.Với những lời cầu nguyện chân thành!Đạt Lai Lạt Ma”.

Tôi liên lạc với Thầy Quảng Đức ở Washington DC để tổ chức một “Đêm Thơ Nhạc & Thắp Nến Tưởng Niệm” đến công hạnh và đạo nghiệp của Người, nhưng Thầy Quảng Đức đang ở Sàigòn tham dự tang lễ trang nghiêm và cảm động ở chốn Già Lam Phật Ân Tựcho đến tuần chung thất mới quay về, thôi thìhai thầy đãthỉ chung có nhau quý hóa vô vàng; còn riêngThung Lũng Hoa Vàng nơi đây, nhiều trái tim yêu thương Thầy Tuệ Sỹ, thân hữu, sinh viên Sàigòn, Nha Trang, Vạn Hạnh năm xưa và những người từng là độc giả, học giả tham khảo văn thơ kinh sách củaNgười có cơ hội đốt nén tâm hương bái vọng về một bậc anh tài, xuất trần thượng sĩ, nhóm anh em cư sĩ miền bắc California quyết định tổ chức buổi Lễ Tưởng niệm nêu trên tại Di Lặc Vegetarian Cuisine 2850 Quimby Road # 125 San Jose vào chiều 15 Tháng 12 năm 2023, đúng dịp tuần thất thứ ba của Người.

Đêm nay, trước khi thiền tọa, tôi đốt trầm hương viết bài vị để vọng bái khi tang lễ Thầy Tuệ Sỹ đang trà tỳ tại Hòa Lạc Viên - Sala Garden thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, bên kia bờ Thái Bình dương. Khói trầm ngào ngạt bay lên hư không, tôi linh cảm Thầy đang mỉm cười nhẹ gót độc hành nhưng chắc chắn đàm hoa tái hiện, Thầy Tuệ Sỹ sẽ tái lai nơi cõi Sa bà trong tương lai vì hạnh nguyện phục hoạt Giáo Hội Thống Nhất đúng nghĩa vẫn chưa viên thành. Tôi nắn nót từng chữ:

“Phụng vì Từ Lâm Tế Chánh tông tứ thập tứ thế, Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam Thống Nhất, Tăng Thống Viện Chánh Thư Ký Xử lý Thường Vụ, húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, hiệu TUỆ SỸ, Trưởng lão Hòa thượng Giác linh thùy từ chứng giám”

Như Ninh

Không có nhận xét nào: