Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2023

ĐIỂM TIN 30/12/2023 - Long Đô


Quốc hội Ukraine đặt ưu tiên xích lại gần EU, NATO trong năm 2024 Chủ tịch Quốc hội Ukraine, ông Ruslan Stefanchuk cho biết việc xích lại gần hơn với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ nằm trong số các ưu tiên hàng đầu của cơ quan lập pháp này trong năm 2024. Theo ông Stefanchuk, trước tháng 3/2024, Quốc hội sẽ họp bàn về khuôn khổ pháp lý để hợp nhất luật pháp của Ukraine với luật pháp của EU. Khuôn khổ này sẽ bao gồm 35 phần, sẽ trở thành bản hướng dẫn các công tác của Quốc hội trong tương lai hướng tới việc gia nhập EU. Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ tập trung thông qua luật đưa quân đội Ukraine tiến gần hơn với các tiêu chuẩn của NATO. 
<!>


Ngoài ra, một nhiệm vụ quan trọng khác cho năm 2024 là xây dựng các điều luật liên quan đến quá trình triển khai quân đội và luân chuyển quân nhân trong cuộc xung đột giữa Ukraine với Nga.

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết ngày 14/12 vừa qua, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí mở các cuộc đàm phán về việc kết nạp Ukraine. Quốc gia Đông Âu này sẽ cần thực hiện 2.739 quy định pháp lý trong quá trình hướng tới trở thành thành viên của EU.

Về phần mình, vào năm 2020, NATO đã công nhận Ukraine là Đối tác cơ hội tăng cường. Tuy nhiên, tháng 9/2023, Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này chưa sẵn sàng chấp nhận Ukraine như một thành viên khi cuộc xung đột vẫn đang ở giai đoạn căng thẳng.

Argentina từ chối gia nhập BRICS


Bức thư có chữ ký của Tổng thống Argentina Javier Milei và được một số cơ quan truyền thông công bố cho biết, tư cách thành viên của Argentina tại BRICS "không được coi là phù hợp vào thời điểm này".

Trong bức thư, ông Milei cho biết chính sách đối ngoại của ông "khác biệt về nhiều khía cạnh so với chính sách của chính phủ tiền nhiệm".

"Do vậy, một số quyết định dưới thời chính quyền tiền nhiệm sẽ được xem xét lại", nhà lãnh đạo Argentina tuyên bố.

Hồi tháng 8, BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã quyết định mời 6 nước gia nhập khối gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Tuy nhiên, ông Milei từng nhiều lần lên tiếng phản đối việc gia nhập BRICS. Ông cũng thể hiện quan điểm không mặn mà về mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc và Brazil, thay vào đó, ông ủng hộ xích lại gần Mỹ và Israel về mặt kinh tế.

Ngoại trưởng Argentina Diana Mondino cũng cho biết Argentina sẽ không tham gia BRICS. Bà Mondino nói rằng, Argentina sẽ "ngừng tương tác" với chính phủ Trung Quốc và Brazil, khi được hỏi liệu Argentina có khuyến khích xuất khẩu và nhập khẩu với các nước này hay không.

Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Argentina đang tiến triển tốt, và sẽ là một "sai lầm nghiêm trọng" nếu Argentina cắt đứt quan hệ với các nước như Trung Quốc và Brazil.

Tấn công ồ ạt, Nga bắn 122 hỏa tiễn và 36 drone vào Ukraine

Quân Nga đã bắn 122 hỏa tiễn và phóng mấy chục máy bay drone xuống các mục tiêu của Ukraine, phần lớn là nhắm vào thủ đô Kyiv, các giới chức cho hay vào hôm Thứ Sáu, 29 Tháng Mười Hai, làm thiệt mạng ít nhất 24 thường dân trong điều mà không lực Ukraine coi là cuộc tấn công trên không lớn nhất suốt cuộc chiến, thông tấn xã AP đưa tin.

Trong đêm, không lực Ukraine đã đánh chặn hầu hết các hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hành trình cùng với các máy bay drone kiểu Shahed do Iran chế tạo, theo một thông báo trên Telegram của tư lệnh quân đội Ukraine Valeril Zaluzhnyi và tư lệnh Không Quân Ukraine Mykola Oleshchuk. Bản thông báo cho biết đây là “cuộc tấn công trên không ồ ạt nhất” kể từ khi diễn ra cuộc xâm lăng toàn diện của Nga vào Ukraine hồi Tháng Hai năm 2022 đến nay.

Không lực Ukraine cho hay cuộc tấn công trên không kinh khủng nhất đã diễn ra vào hồi Tháng Mười Một năm 2022 khi quân Nga phóng lên 96 hỏa tiễn vào Ukraine. Riêng trong năm nay, con số hỏa tiễn mà Nga phóng đi trong một trận chiến là 81 chiếc vào ngày 9 Tháng Ba, các số liệu cho biết như thế.

Mới đây, các giới chức và phân tích gia Tây Phương đã cảnh cáo rằng Nga đã giới hạn các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình từ nhiều tháng qua trong một nỗ lực mà ai cũng thấy là nhằm tích lũy kho dự trữ hỏa tiễn của họ cho các cuộc tấn công đại quy mô vào mùa Đông năm nay, với hy vọng đập tan ý chí chiến đấu của phía Ukraine. Thời tiết đông giá thế nào cũng làm cho các cuộc tấn công ngoài trận tuyến bị khựng lại sau khi cuộc phản công mùa Hè của Ukraine không đem lại khai thông nào đáng kể cho cuộc giằng co dọc theo chiến tuyến kéo dài gần 1,000 kilometer, tức 620 dặm, ở miền Đông và miền Nam Ukraine.

Tại Odesa ở miền duyên hải phía Nam Ukraine, những mảnh vụn từ các chiếc drone bị phá hủy trên không đã rơi xuống và gây nên một đám cháy trên một cao ốc nhiều tầng lầu tại một khu dân cư, theo phúc trình của Oleh Kiper, chủ tịch ủy ban hành chánh địa phương. Có hai thường dân bị thiệt mạng và 15 người khác bị thương, trong đó có hai trẻ em.

Ukraine bắn rụng 27 UAV và gần 90 tên lửa trong cuộc tấn công lớn nhất của Nga

Một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Sáu 29/12 nêu chi tiết 50 cuộc tấn công "nhóm" và một cuộc tấn công "quy mô lớn" duy nhất sử dụng tên lửa chính xác và máy bay không người lái.

Nga mô tả các mục tiêu dự định là "các cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở hạ tầng sân bay quân sự và kho chứa đạn pháo, máy bay không người lái của hải quân, vũ khí và nhiên liệu cho các phương tiện quân sự", cũng như các vị trí của quân đội. Tất cả các cuộc tấn công đều thành công.

Valery Zaluzhny, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, trước đó báo cáo rằng ít nhất 158 vụ phóng riêng biệt đã được quân đội Kiev phát hiện vào tối thứ Năm và sáng thứ Sáu. Ông tuyên bố rằng tổng số 27 máy bay không người lái và 87 tên lửa hành trình đã bị đánh chặn.

Người phát ngôn Lực lượng Không quân Ukraine Yury Ignat cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình rằng "chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều mục tiêu như vậy trên màn hình của mình cùng một lúc".

Các quan chức ở nhiều nơi trên đất nước tuyên bố thiệt hại đối với một số nhà kho và ga tàu điện ngầm ở Kiev cùng các địa điểm khác.

Quân đội Ba Lan, thành viên NATO, cho biết một vật thể bay không xác định đã xâm nhập không phận nước này từ nước láng giềng Ukraine và bị lực lượng phòng không nước này theo dõi cho đến khi tín hiệu của nó biến mất.

Người phát ngôn của Lực lượng Không quân Ukraina, ông Yury Ihnat, không phủ nhận cũng không xác nhận thông tin này nhưng lưu ý những sự cố tương tự ở Ba Lan và Romania trong các cuộc không kích trước đây của Nga.

Không có bình luận ngay lập tức từ Nga, tuy nhiên trừ trước tới nay Nga luôn phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói trên Telegram Messenger: "Nga đã tấn công bằng mọi thứ họ có trong kho vũ khí của mình… Khoảng 110 tên lửa đã được bắn, hầu hết trong số đó đã bị bắn hạ".

Ukraine đã cảnh báo trong nhiều tuần rằng Nga có thể dự trữ tên lửa để tiến hành một cuộc tấn công trên không lớn vào hệ thống năng lượng. Mùa đông năm ngoái, hàng triệu người đã chìm trong bóng tối khi các cuộc tấn công của Nga làm mất điện lưới.

Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết cuộc tấn công hôm thứ Sáu là "một trong những cuộc tấn công tên lửa lớn nhất vào các thành phố và làng mạc của Ukraine" kể từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022.

Bộ năng lượng báo cáo tình trạng mất điện ở các khu vực phía nam Odesa, đông bắc Kharkov, trung tâm Dnipropetrovsk và khu vực bên ngoài Kiev.

Sinh viên tranh đấu Tony Chung trốn khỏi Hồng Kông, tị nạn ở Anh

Một nhà tranh đấu cho dân chủ nổi bật đã trốn khỏi Hồng Kông để xin tị nạn tại Anh, mặc dù vẫn chưa mãn hạn bị “quản chế” dưới tay nhà cầm quyền mới do Bắc Kinh thiết lập, Đài BBC loan tin hôm Thứ Năm, 28 Tháng Mười Hai.

Sinh viên Tony Chung, 22 tuổi, nói với Đài BBC rằng anh đang bị theo dõi thường xuyên tại Hồng Kông, nơi anh đang ở vào tình trạng bị “áp lực nặng nề” từ phía công an. Chung cũng khai rằng anh đã bị công an cưỡng ép làm nhiệm vụ của một mật báo viên được trả lương để do thám và báo cáo mọi hành vi của các nhà hoạt động từng tranh đấu cho nền dân chủ của Hồng Kông giống như anh.

Chiếu theo luật an ninh mới khắc nghiệt do nhà cầm quyền Trung Quốc áp đặt, Chung đã bị kết tội hô hào Hồng Kông ly khai khỏi Hoa Lục. Chung đã thi hành xong bản án tù vào hồi Tháng Sáu.

Nhưng ngay sau khi được phóng thích, nhà tranh đấu trẻ tuổi này cho biết anh bị đẩy vào một nhà tù không vách tường “còn lớn hơn và nguy hiểm hơn” nhà tù mà anh đã rời đi. Chung phải chịu một năm bị giám sát, theo đó anh được yêu cầu phải xin giấy phép mỗi khi đi xuất ngoại. Nhà cầm quyền cho phép anh đi nghỉ dưỡng ở Nhật vào ngày 20 Tháng Mười Hai.

Khi đã đặt chân đến Nhật rồi, anh cho biết anh đã khóc khi nghĩ rằng mình sẽ không quay lại Hồng Kông được nữa, và thế là anh quyết định xin tị nạn tại Anh. Chung trở thành một trong số những nhà tranh đấu cho dân chủ đã trốn khỏi Hồng Kông trong mấy năm trở lại đây.

Hồi cuối năm 2021, sinh viên Tony Chung bị kết án ba năm, bảy tháng tù ở về lập luận cho rằng Hồng Kông phải có quyền theo đuổi quy chế độc lập. Đồng thời, nhóm hoạt động Studentlocalism (Chủ Nghĩa Sinh Viên Tranh Đấu Cho Nền Độc Lập Địa Phương) do anh lãnh đạo đã phải giải tán trước khi luật an ninh mới do Bắc Kinh ban hành tại Hồng Kông có hiệu lực.

Không có nhận xét nào: