Nhớ Tham Dự Buổi Sinh Hoạt Đấu Tranh Hôm Nay!
<!>
Nóng: Chuyện Đang Ồn Ào, Gây Tranh Cãi Lớn Tại “Thủ Đô Người Việt Tị Nạn!”
Thông Cáo Họp Báo Khẩn Cấp
Ngày 17-12-2023 (Hôm Nay!) Họp Báo Việc ông Nam Quan Nguyễn và Thành Phố Westminster Công Nhận Cờ Cộng Sản và Không Cứu Xét Tuyên Ngôn Hoa Kỳ Công Nhận Cờ Vàng
-Họp Báo Việc ông Nam Quan Nguyễn và Thành Phố Westminster Công Nhận Cờ Cộng Sản và Không Cứu Xét Tuyên Ngôn Hoa Kỳ Công Nhận Cờ Vàng
Trước sự việc ông Phó Thị Trưởng Nam Quan tuyên bố "Lá Cờ Đỏ mới là đại diện cho Việt Nam, còn Lá Cờ Vàng chỉ là biểu tượng di sản của người Việt Hải Ngoại" trong buổi họp chính thức của Thành Phố Westminster vào tối ngày 13 tháng 12 năm 2023, do đó để kiên định và vạch rõ Lẫn Ranh Quốc/Cộng vẫn luôn vững vàng tại Thủ Đô Người Việt Tị Nạn Cộng Sản - Westminster/Little Saigon, Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai với sự yểm trợ của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, Trung Tâm Tây Nam - Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại, và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, mời quý cơ quan truyền thông báo chí, quý hội đoàn và đồng hương quan tâm tham dự buội họp báo khẩn cấp để chúng tôi lên tiếng về sự việc này:
11:00 giờ sáng Chủ Nhật ngày 17 tháng 12 năm 2023 (Hôm Nay!)
Tại: Trước Nhà Hàng Phở 2 Tô
9082 Bolsa Avenue, Westminster
Nhiều tuần trước, Nghị Viên Amy Phan West đã tiên phong việc đưa ra một Tuyên Ngôn mới của Thành Phố Westminster để xác nhận một Nghị Quyết của Chính Phủ Hoa Kỳ vào năm 1950 đã xác nhận Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là lá cờ biểu tượng cho Việt Nam. Ông Nam Quan lúc mới đầu đã đồng ý việc này và vì thế Tuyên Ngôn mới của Thành Phố được đưa vào Nghị Trình buổi họp ngày 13 tháng 12 để bàn thảo và biểu quyết. Theo Văn Bản Thành Phố, văn bản của Tuyên Ngôn đã được nhân viên và luật sư Thành Phố duyệt qua và họ đề nghị Hội Đồng Thành Phố chấp thuận để thông qua Tuyên Ngôn này. Thế nhưng bất ngờ trong buổi họp ông Phó Thị Trưởng Nam Quan Nguyễn đã bất ngờ không những rút lại việc ủng hộ cho Tuyên Ngôn mà còn lên tiếng nói Lá Cờ Đỏ mới là lá cờ đại diện cho Việt Nam, còn Lá Cờ Vàng chỉ là di sản. Sau đó Hội Đồng Thành Phố đã quyết định hủy bỏ việc cứu xét xác nhận Tuyên Ngôn của Chính Phủ Hoa Kỳ về Lá Cờ Vàng.
Thay Mặt Ban Tổ Chức,
Phan Kỳ Nhơn
Chủ Tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai
Bùi Phát
Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali
Đồng Hỗ Trợ:
1. Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California
2. Trung Tâm Tây Nam Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại.
Câu Chuyện Chống Đối Nghị Quyết Cờ Vàng Tại Westminster
(Luật Sư Nguyễn Quốc Lân)
-Khu Little Saigon và Cộng Đồng Mạng đang nở rộ chuyện các dân cử gốc Việt tại Westminster chống lại nghị quyết vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ ngay tại Hội Đồng Thành Phố. Đây chỉ là thêm một chuyện xuyên tạc của một nhóm người trong nhiều năm qua đã liên tục xuyên tạc các sinh hoạt của các vị dân cử gốc Việt tại đây nhằm gây xáo trộn trong cộng đồng, cho dù chỉ là câu chuyện xuyên tạc, bịa đặt, phóng đại, hay lại mượn gió bẻ măng, nhất là khi cộng đồng đang chuẩn bị vào mùa tranh cử như hiện nay.
Nghị Quyết Cờ Vàng hiện nay.
Vào tháng 11 và ngày 13 tháng 12 vừa qua, Nghị Viên Amy Phan West có đề nghị thông qua một tuyên cáo (proclamation) với mục đích vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Video clip về buổi họp này vẫn còn lưu lại trên web site của HDTP Westminster tại địa chỉ City Council on 2023-12-13 6:00 PM - AMENDED(Late Communication) (granicus.com) bắt đầu từ phút 3:30.
Nội dung của Tuyên cáo này dựa trên tuyên bố của chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 1950 công nhận là cờ vàng ba sọc đỏ là biểu hiện của người dân và đất nước Việt Nam để đề nghị TP Westminster công nhận ngày 8 tháng 11 năm 2023 là ngày Cờ Việt Nam (Vietnam Flag Reaffirmation Day) và là “lá cờ chính thức của Việt Nam (the official flag of Vietnam). Khi đề nghị này được đưa ra từ hồi tháng 11, thì các vị dân cử trên HDTP không đồng ý với lý do căn bản là TP Westminster đã có nghị quyết vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng tỵ nạn cộng sản Việt Nam từ hồi 2003 và hiện nay không có lý do gì để tái xác nhận hay vinh danh lại. Tuy nhiên, NV Amy Phan West vẫn tiếp tục đưa ra nghị trình này trong buổi họp mới đây.
Khi nghị trình này được đưa ra thảo luận, các nghị viên trên Hội Đồng Thành Phố (HDTP) Westminster vẫn không đồng ý với mục đích và nội dung của bản tuyên cáo đó. Nhưng vì để tỏ ra tương nhượng hay tôn trọng lá cờ vàng, NV Nguyễn Nam Quan đề nghị sửa đổi ngôn ngữ nhằm vinh danh lá cờ di sản để đại diện cho người Việt Nam tại hải ngoại thay vì đất nước Việt Nam. Tuy nhiên NV Amy West vẫn không đồng ý.
Khi NV Amy West nói rằng tuyên cáo này nhằm hỗ trợ Văn Phòng Dân Biểu Michelle Steel đang đệ trình một nghị quyết khác tại Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ, thì một NV khác là ông Carlos Manzo đề nghị là nên đợi xem nghị quyết của DB Michelle Steel nói gì thì điều chỉnh cho phù hợp thì cũng không trễ lắm. NV Amy Phan West vẫn không đồng ý.
Sau cùng, cũng trong tinh thần tương nhượng, Thị Trưởng Charlie Chí Nguyễn đề nghị không có quyết định gì hết (take no action) thì quyết định đó được 4 nghị viên khác tán thành và trở thành quyết định của HDTP. Giải pháp take no action này là để tránh hàm ý là nghị quyết cờ vàng bị từ chối và đồng thời tránh có quyết định mà HDTP cho là không đúng hay không phù hợp.
Nhận định về nội dung và mục đích
Xét về nội dung và mục đích, bản tuyên cáo này không mang lại lợi ích gì, mà còn mang lại nhiều tai hại cho mục đích vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ như ước nguyện của đại đa số cộng đồng tỵ nạn cộng sản Việt Nam vì những lý do như sau
Thứ nhất, công bố của Chính Phủ Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 2 năm 1950, cho dầu với mục đích công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ vào thời đó, thì hiện nay không có giá trị gì hết trên mọi khía cạnh chính trị hay pháp lý. Cho nên, một bản tuyên cáo chính thức không thể dựa trên một văn bản không còn giá trị như vậy.
Thứ hai, TP Westminster đã từng thông qua một nghị quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ từ năm 2003 mà không có giới hạn về thời gian và không gian. Do đó, không có lý do gì lại giới hạn việc vinh danh trong vong một ngày mà thôi, như là Vietnam Flag Reaffirmation Day.
Thứ ba, bản tuyên cáo này có ngôn ngữ chính thức là công nhận lá cờ vàng là lá cờ chính thức của Việt Nam (official flag of Vietnam). Cho dầu là chúng ta đều muốn như vậy, một nghị quyết chính thức của thành phố không thể tuyên bố một điều sai sự thật như vậy.
Thứ tư, một bản tuyên cáo hay nghị quyết, mặc dầu có thể đi ngược lại thực tế chính trị hay chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ, vẫn phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu là tôn trọng sự thật và lý lẽ chính trị. Một bản tuyên bố mà công nhận một điều sai sự thật như vậy chỉ mang lại sự xấu hổ và mất uy tín cho cả cộng đồng Việt Nam, chứ không riêng gì các vị dân cử tham gia bỏ phiếu trong vấn đề này.
Tại sao lại có sự tranh cãi trong cộng đồng hiện nay
Hành động tranh cãi này chỉ đến từ một số người chỉ chuyên môn gây xáo trộn trong cộng đồng Việt Nam, nhất là tại TP Westminster. Nhìn những người lên tiếng hay loan truyền các tin tức này, thì người ta thấy ngay đây cũng chính là những khuôn mặt, tên tuổi, tay chân với đầy đủ râu ria hay lông lá của nhóm người đã nhiều năm qua từng lên tiếng khóc than với biết bao nhiêu chuyện bịa đặt, xuyên tạc hay phóng đại hầu nhắm vào các vị dân cử gốc Việt tại Westminster, ví dụ như những chuyện bịa đặt một cách giật gân như sau
•Nghị Viên dùng súng bạo hành trong gia đình, nên từ chức;
•Thị Trưởng không có bằng kỹ sư, nên từ chức;
•Thị Trưởng bị lái xe say rượu, nên tức chức;
•Dân cử mà mạ lị người khác, nên từ chức
•Tiếp tay dựng biểu tượng 1975 có mẫu cờ Việt Nam trong khu Phước Lộc Thọ là nhắc lại ngày tủi nhục hay thua chạy từ Việt Nam, nên từ chức.
Tất cả những chuyện trên đây là bịa đặt, xuyên tạc và phóng đại. Vì bài viết đã dài nên không kể hết những chuyện bịa đặc giật gân khác của nhóm người này. Trong mùa tranh cử vào tháng 3 và tháng 11 năm 2024 sắp tới, những chuyện giật gân và xuyên tạc này sẽ tiếp tục với cường độ nhiều hơn.
Trong không khí đón chào mùa Lễ Giáng Sinh, ước mong cộng đồng Việt Nam sẽ có được một thời gian yên ổn hơn trong mùa lễ yêu thương này.
(Lan Quoc Nguyen, Esq. (714) 891-1901)
Bài Đọc Thêm: Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, Là Biểu Tượng Cao Quý Nhất của Quốc Dân VN!
Hồ Đinh (2017)
-Hơn 85 năm qua, CSVN lúc nào cũng tìm đủ mọi cách để trương ngọn cờ máu trên lãnh thổ VN và những nơi chốn có người Việt TNCS sinh sống sau ngày mất nước 30-4-1975.. Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt VN thành hai miền riêng biệt tại vỹ tuyến 17, lấy con sông Bến Hải làm ranh giới. Theo quy định, mỗi một miền được đặt hai đồn canh, dọc theo bờ sông giới tuyến : Đồn Hiền Lương và Cửa Tùng (Bắc Việt), Xuân Hòa và Cát Sơn (VNCH), cả hai phía đều có treo cờ hằng ngày. Và đó là nguyên nhân đã làm hai phía đổ máu nhiều lần vì " Lá Cờ " được treo ở hai đầu cầu Hiền Lương.
Thời gian đầu thi hành Hiệp định Geneve (1954-1956) còn có sự hiện diện của các toán kiểm soát đình chiến, nên hai phía vẫn tôn trọng cỡ lá cờ được quy định 3,2x 4,8m. Nhưng từ sau năm 1956, phía VNCH bên đồn canh Xuân Hòa luôn thay đổi khổ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ , theo lệnh của các đơn vị trưởng trấn đóng miền giới tuyến. Thế là trận giặc " Chọi Cờ " bùng nổ hai bên bờ sông Bến Hải , mà phần thắng luôn về phía VNCH vì có đủ phương tiện và được tự do quyết định hơn phía CSBV. Theo các tài liệu còn lưu trữ cho biết suốt 20 năm chia cắt, cả hai phía đã thay đổi cỡ " cờ " tới 267 lần để ăn thua, trong đó nhiều lần cột cờ phía bắc bị máy bay oanh tạc mà nặng nhất vào năm 1967, cả cột cờ, đồn canh và cầu Hiền Lương về phía CS bị bom đánh xập.
Có hiểu thấu những câu chuyện bên lề lịch sử, chúng ta mới thấy được tầm mức quan trọng và thiêng liêng của lá cờ. Cho nên không ai có quyền bắt buộc người khác phải theo ý mình , đứng chung dưới một lá cờ mà trong thâm tâm của họ, đã coi nó như là biểu tượng của một chế độ dã man, xấu xa bán nước như lá cờ máu của Cộng Đảng VN.
Ngoài lá Quốc kỳ " Màu Vàng Ba Sọc Đỏ ", quốc dân VN còn phải biết lịch sử của hai tiếng VN mà chúng ta đang trân trọng gìn giữ và bảo tồn. Theo sử liệu, thì quốc hiệu VIỆT NAM chính thức xuất hiện vào niên lịch 1802 (STL) là năm mà Đức Gia Long Hoàng Đế nhà Nguyễn, đã có công thống nhất được toàn cõi sơn hà từ Ải Nam Quan cho tới Mũi Cà Mâu, sau hơn 300 năm nội chiến triền miên, giữa các dòng họ Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn và Tây Sơn.
Thật ra từ thế kỷ thứ XIV, hai tiếng Việt Nam đã thấy xuất hiện trong nhiều tác phẩm lúc đó như Nam Thế Chí của Hồ Tông Thốc, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú, Du Địa Chí của Nguyễn Trãi, Trình Tiên Sinh Quốc Ngữ Văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.. Ngoài ra, các nhà khảo cổ sau này, còn tìm thấy nhiều bia đá có niên lịch ghi trước thế kỷ XVIII ở Bắc Việt. Trong tất cả các bia ký này, đều thấy có khắc hai chữ Việt Nam. Theo nhận xét của các học giả, sử gia hiện tại, thì hai chữ Việt-Nam lúc đó, mang chung ý nghĩa rất thiêng liêng, nhằm chỉ về một nước Việt ở Nam Phương. Để đối chọi với sự mai mỉa khinh nhờn của người Tàu phương Bắc, mà suốt dòng lịch sử, luôn coi VN như một quận huyện bản xứ, qua danh từ miệt thị " An Nam hay Giao Chỉ ".Thời Pháp thuộc, thực dân cũng sử dụng những danh từ hạ bạc của người Tàu trong quá khứ, mục đích cũng chỉ để làm nhục dân tộc VN mà thôi.
Theo Dự Am Thi Tập của Phan Huy Chú viết năm 1792, cho biết vào thời Quang Trung thứ 5 nhà Tây Sơn, đã ban chiếu đổi quốc hiệu An Nam thành Việt Nam. Tiếc thay triều đại trên quá ngắn ngủi, nên việc sử dụng quốc hiệu VN cũng theo vận nước trôi vào quên lãng.
Riêng hai tiếng VN cũng đâu có khác gì thân phận của dân tộc Hồng-Lạc nhược tiểu, luôn bấp bênh trong dòng sinh mệnh lịch sử. Năm 1802 ngay khi thống nhất được đất nước, vua Gia Long đã cử Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định đi sứ sang nhà Thanh, trả lại ấn phong của vua Quang Trung và xin nhận quốc hiệu cũ là Nam Việt.
Ta biết Nam Việt là quốc hiệu của VN thời nhà Triệu (207-111 trước tây lịch), có lãnh thổ rộng lớn, bao gồm Vân Nam, Lưỡng Quảng, Hải Nam, Bắc Việt và ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tỉnh phía bắc Trung Phần. Do đó, chừng nào vua Càn Long mới chịu chấp nhận. Bởi vậy cho tới năm Gia Long thứ 3 (1804), nhà Thanh mới sai Tế Bá Sâm, mang quốc ấn và chiếu phong vua Gia Long, đồng thời cũng chấp nhận quốc hiệu của nước ta vào thời nhà Nguyễn là Việt Nam thay vì Nam Việt. Tuy nhiên phải đợi tới cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hai tiếng VN mới được cả trong và ngoài nước, sử dụng với tất cả ý nghĩa thiêng liêng và toàn bích.
1- Cờ Đỏ Sao Vàng Của Đảng CSVN :
Hiện VC đang sử dụng lá cờ máu đỏ sao vàng, nhái theo lá cờ của đảng cộng sản Trung Hoa tỉnh Phúc Kiến. Cờ này chỉ xài tại nội địa và được treo bên trong các lãnh sự quán của VC ở hải ngoại. Ngoài ra Hà Nội còn xài thêm lá cờ nữa gọi đảng kỳ, hình thức giống lá cờ trên nhưng được vẽ thêm búa liềm. Cờ này cũng được nhái theo nguyên mẫu lá cờ của Liên Bang Xô Viết cũ.
Căn cứ vào các nguồn tài liệu hiện tại, thì lá cờ của CSVN được gọi là Hồng Kỳ (Cờ Đỏ), do Nguyễn Hữu Tiến vẽ mẫu và xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 11-1940. Tuy nhiên Lá Cờ Đảng đã xài từ sau ngày 20-7-1954 tới nay, đã khác với Kỳ Hiệu của Phong Trào Việt Minh, vì các cạnh của Ngôi Sao Vàng không còn là đường cong, mà đã trở thành đường thẳng, y chang Cờ Liên Xô và Trung Cộng
Tổng hợp các tài liệu viết về phong trào đầu tiên của Cộng Sản Tàu tại Huyện Phúc Châu (Fuzhou) tỉnh Phúc Kiến vào năm 1934, đã tìm thấy Lá Cờ Đỏ Sao Vàng, mà CSVN đang sử dụng làm quốc kỳ từ đó đến nay. Ngoài ra Đảng còn xài thêm Lá Cờ Búa Liềm, đã sao chép của Liên Xô. Đây là những lá cờ của ngoại bang đem về, nên làm sao có thể bắt buộc mọi người phải tôn trọng, trừ phi họ bị áp buộc và khủng bố .
2- Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ :
Quốc dân VN thì chính thức sử dụng lá cờ màu vàng ba sọc đỏ, xuất hiện từ ngày 2-6-1948 cho tới tháng 7-1954. Sau đó, dù đất nước bị chia đôi nhưng chính phủ VNCH ở phía nam vĩ tuyến 17, từ Đồng Hà-Quảng Trị, vào tới Mũi Cà Mau, vẫn tiếp tục sử dụng quốc kỳ của quốc dân VN. Kể từ ngày 1-5-1975, tuy VNCH không còn nhưng Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn tồn tại và theo chân người Việt TNCS, qua khắp mọi nẻo đường hải ngoại, vẫn theo truyền thống của ông cha, trân quý bảo tồn và coi đó như một biểu tượng thiêng liêng của Tổ Quốc và Dân Tộc VN.
Tại các nước Âu Châu, Canada, Úc và nhất là Hoa Kỳ, có nhiều người Việt tị nạn định cư, sau bao chục năm đấu tranh liên tục, nên đã đạt được ý nguyện, thỉnh cầu chính quyền sở tại, công nhận " Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ " của VNCH, như là một biểu tượng tinh thần cao quý nhất của Cộng Đồng VN tị nạn. Sự kiện mới đầy, chính quyền thành phố Westminster thuộc Tiểu Bang California (Hoa Kỳ), ban hành quyết định " cấm lá cờ máu đỏ sao vàng của VC xuất hiện nơi công cộng ", là một chiến thắng lớn của người Việt QG/TNCS, trên chặng đường đấu tranh quang phục đất nước, đang nằm dưới ách nô lệ của bạo quyền..
Về nguồn gốc của Lá Cờ, căn cứ theo tác phẩm " Quốc Kỳ Việt Nam " của tác giả Quốc Duy Nguyễn Văn An, thì quốc kỳ VN được khởi đầu từ sáng kiến của Phan Thanh Giản. Năm 1863 khi làm Chánh sứ hướng dẫn phái đoàn đi sứ sang Pháp, để xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Phần : Gia Định, Biên Hòa và Định Tường, đã bị thực dân Pháp cưỡng chiếm vào năm 1862. Khi tàu vào tới hải cảng, Pháp yêu cầu phái bộ VN treo quốc kỳ, để họ tổ chức bắn súng đại bác chào đón theo nghi cách ngoại giao quốc tế. Vì không chuẩn bị trước, nên Phan Thanh Giản phải lấy tạm chiếc khăn lụa màu vàng và dùng son đỏ viết trên đỏ bốn đại tự ' Đại Nam Khâm Sứ '.Cũng từ đó, lá cờ trên đã trở thành Cờ Long Tỉnh, tượng trưng cho Triều Đình Nhà Nguyễn, với lãnh thổ còn lại gồm Bắc và Trung Phần.
Ngày 16-4-1945, học giả Trần Trọng Kim được Quốc Trưởng Bảo Đại, ủy nhiệm lập Chính Phủ với nội các gồm 10 Bộ Trưởng. Ngày 2-6-1945, Thủ Tướng Trần Trọng Kim quyết định chọn quốc kỳ mới cho VN. Đó là lá cờ nền vàng, ba sọc đỏ theo hình quẻ Ly (--)trong kinh Dịch. Ngày 30-6-1945, Ông lại chọn bài Đăng Đàn Cung làm Quốc Thiều.
Tháng 2-1946, D'Argenlieu được cử làm Cao Ủy Đông Dương, mục đích tái lập lại sự đô hộ trên ba nước Việt-Miên-Lào, mà Pháp đã bị quân phiệt Nhật đánh đuổi khỏi vùng vào ngày 3-9-1945. Để tiến tới ý đồ bất lương trên, thực dân mưu toan nhiều lần tách hẳn Nam Kỳ của VN, để nhập vào lãnh thổ Pháp , đồng thời cai trị Bắc và Trung Phần như trước tháng 3-1945. Tuy nhiên âm mưu xảo trá và nguy hiểm của giặc, lần lượt bị quốc dân VN phát hiện và chống trả, khiến cho các chính phủ Nguyễn Văn Thịnh và Lê Văn Hoạch, cũng lần lượt sụp đổ theo ý đồ thâu tóm đất đai của người Việt.
Ngày 8-10-1947, Nguyễn văn Xuân làm Thủ Tướng và lập nội các mới, trong đó Trần Văn Ân được cử làm Thứ Trưởng Thông Tin. Trong giai đoạn này, hầu như tất cả các vị trí thức yêu nước cũng như những đảng phái quốc gia, đều cực lực chống lại chiêu bài chia cắt Nam Phần thành một miền tự trị thuộc Pháp.
Nương theo lòng dân lúc đó, cụ Trần Văn Ân qua tư cách của một chính khách kiêm Thứ Trưởng Chính Phủ, đã đề nghị Thủ Tướng Xuân, sử dụng danh xưng " Nam Phần VN ", để thay thế cái gọi là " Nam Kỳ Cộng Hòa Tự Trị ", mà Pháp và bọn Việt Gian lúc đó đã ngụy xưng một cách trơ trẽn. Ngoài ra ông cũng đã chọn Quốc Ca - Quốc Kỳ cho cả nước.
Vào thời điểm 1948, lúc đó trên lãnh thổ VN đang sử dụng năm lá cờ khác nhau : Ba lá của ba kỳ Bắc-Nam-Trung, một của đạo Cao Đài và lá thứ năm của Phật Giáo Hòa Hảo.
Trong thành phần Ủy Ban chọn Quốc Ca và Quốc Kỳ cho Quốc Gia VN độc lập, lúc đó có Nguyễn Hữu Thiều là chủ tịch, cùng các đại diện Đổ Quang Giai (Miền Bắc), Trần Văn Lý (Miền Trung), Nguyễn Văn Xuân (Miền Nam) cùng hai đại diện của Phật Giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài. Cuộc triển lãm năm mẫu cờ tại Phòng Khánh Tiết Sài Gòn. Cuối cùng Uỷ Ban đã quyết định chọn Lá Cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ, làm Quốc Kỳ của Quốc Dân và Quốc Gia VN.
Sự kiện lịch sử trên, về sau được Cựu Hoàng cũng là cựu Quốc Trưởng Bảo Đại, đề cập tới trong tác phẩm " Con Rồng Việt Nam (Le Dragon D'Annam) ", xuất bản năm 1990. Ngày 5-6-1949, trên chiến hạm Duguay Trovin, bỏ neo trong vịnh Hạ Long. Lúc đó trên tàu có sự hiện diện của Quốc Trưởng Bảo Đại, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân, Cao Uỷ Pháp tại Đông Dương là Emile Bollaert đại diện nước Pháp, thừa nhận nền độc lập của VN, mà quốc kỳ là lá cờ vàng ba sọc đỏ như chúng ta hiện tại đang trân quý trên khắp mọi nẻo đường lưu vong hải ngoại và cả trong hồn tim của triệu triệu người VN trong nước đang sống nơi xã nghĩa thiên đàng.
Bởi vậy Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ có một ý nghĩ khác biệt với Lá Cờ Máu của Cọng Sản VN, vì nó không phải là của riêng bất cứ ai, từ Bảo Dại tới Nguyễn Văn Xuân, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương hay Dương Văn Minh. Trong khi đó là cờ máu sao vàng, từ hình thức tới nội dung là tài sản riêng của đệ tam cộng sản quốc tế, của Liên Xô, Trung Cộng và Việt Cộng. Đó cũng là lý do thiêng liêng mà người Việt qua mọi giai đoạn lịch sử, từ trong nước cho tới cuộc sống lưu vong, vẫn quyết tâm gìn giữ và đấu tranh để quốc tế công nhân, dù hiện nay người Việt quốc gia không có lãnh thổ, từ sau ngày 30-4-1975, quốc hận, gia vong, đổi đời, súc vật lên làm chánh quyền, cai trị cả nước.
Lá quốc kỳ VN là biểu tượng cao quý nhất trong linh hồn người Việt. Tháng 7-1954 hơn hai triệu người đất Bắc và các tỉnh miền Trung bên kia vỹ tuyến 17 vì công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ của quốc dân, nên cắt ruột gạt nước mắt, bỏ xứ vào Nam tìm tự do dưới bóng lá quốc kỳ màu vàng. Ngày 30-4-1975 người Việt lại bỏ nước ra đi vì không sống nổi đưới lá cờ máu của đảng cộng sản, cho tới ngày nay, lập trường chính trị vẫn không hề thay đổi.
Lá Cờ của quốc dân VN hiện tại, nền màu vàng, hình chữ nhật bề ngang bằng 2/3 chiều dài. Trên nền vàng, ở phần giữa là ba sọc đỏ có kích thước bằng nhau. Màu vàng của lá cờ tượng trưng cho dân tộc VN, trong cộng đồng các dân tộc Châu Á da vàng. Màu đỏ tượng trưng cho sự đấu tranh gian khổ, đẫm đầy huyết hận, nước mắt đoanh tròng, trong suốt chiều dài của lịch sử chống ngăn ngoại xâm. Riêng Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba phần của đất nước VN.
Lúc đó, chính ký giả Nguyễn Kiên Giang (tên thật Lý Thanh Cần ), giữ chức Giám Đốc Phòng Báo Chí thời Thủ Tướng Xuân. Ông là người được chính phủ giao phó thực hiện lá quốc kỳ. Song song Thủ Tướng Xuân còn chấp nhận bài hát " Thanh Niên Hành khúc " của Lưu Hữu Phước sáng tác làm Quốc Ca, vì lúc đó đương sự cũng như hằng triệu triệu thanh niên nam nữ VN yêu nước, đang dấn thân đấu tranh chống thực dân Pháp, trong hàng ngũ Việt Minh.. nên tim-óc, chữ nghĩa, chỉ hướng về hồn nước, hồn người. Đó cũng là lý do mà Chính phủ VNCH khi trước và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại hiện nay, không thay đổi bài hát nào khác, dù bài ' VN-VN của Phạm Duy, rất được nhiều người ưa thích nên đề nghị dùng nó để thay thế bài hát của họ Lưu.
Cũng liên quan tới Lịch sử Lá Quốc Kỳ, trong tác phẩm " Việt Nam Nhân Chứng ", cựu tướng Trần Văn Đôn đã viết là, chính ông ta và tướng Lê Văn Kim, là tác giả đã đề nghị thực hiện quốc kỳ và quốc ca VN hiện tại. Nhưng sự xác nhận trên, chẳng những bị cụ Trần Văn Ân là nhân chứng, tác giả cờ và quốc ca, cực lực phản đối, mà còn bị nhiều người gạt bỏ không tin là sự thật. Bởi vào năm 1948, Trần văn Đôn cũng như Lê Văn Kim.. chỉ là sĩ quan cấp nhỏ trong quân đội Pháp , thì chừng nào mới tới phiên được mời vào phòng hội, để nghị sự một vấn đề trọng đại của quốc gia lúc đó, chỉ có Nguyên Thủ, các cấp Bộ Trưởng, Thủ Hiến ba kỳ và lãnh đạo cao cấp của các giáo phái .. mới được mời họp với ý kiến và quyết định.
Trong suốt cuộc chiến VN kéo dài gần 20 năm (1955-1975), những ai đã từng là người dân trong vùng chiến nạn, xôi đậu, bị giặc chiếm hay là lính trận chiến đấu nơi sa trường, đồn nghĩa quân cheo leo miền biên tái, những biệt chính, biệt kích cảm tử hoạt động riêng rẽ và các quân nhân bị thất lạc trong lúc đụng trận, mới cảm nhận được sự thiêng liêng của lá cờ và bản quốc ca hùng tráng, được thổi lên khi xung trận.
Quốc kỳ VN như một ngọn đuốc, soi đường mở lối đấu tranh cho thanh niên nam nữ miền Nam trong suốt 20 năm đoạn trường máu lệ, vì đất nước bị cộng sản đệ tam xâm lăng cướp đoạt. Cũng nhờ Lá Quốc Kỳ, mà những người Việt lưu vong tị nạn khắp bốn phương trời, sau ngày mất nước 30-4-1975, đã ngồi lại với nhau để cùng sớt chia buồn vui vận nước. Đó là cấp lãnh đạo tối cao nhất của Cộng Đồng VN Tị Nạn Hải Ngoại, hầu như từ trước tới nay chưa có ai dám phản đối hay xúc phạm.
Có còn nhớ hay không những ngày tang tóc hỗn loạn của Tết Mậu Thân (1968), mùa hè đỏ lửa 1972 tại An Lộc (Bình Long), Quảng Trị, Kon Tum, Bình Định.. Rồi những ngày thi hành cái gọi là hiệp định ngưng bắn vào tháng 1-1973 và sau rốt là 55 ngày cuối cùng của VNCH vào năm 1975, lá cờ lại đắm thêm thịt xương, máu và nước mắt Lính.
Tại chiến trường, để treo được ngọn cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của quốc gia, lên Kỳ Đài Huế trong Tết Mậu Thân, trên ngọn Đồi Đồng Long (An Lộc), Tòa Hành Chánh Kon Tum và nhất là tại Cổ thành Đinh Công Tráng-Quảng Trị.. đã có không biết bao nhiêu sinh mạng của lính, trong mọi binh chủng từ NQ+DPQ, Bộ Binh, Biệt Động Quân, Biệt kích Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù, đã gục ngã, trong quyết tâm làm thang cho đồng đội, tiếp nối hết lớp này tới đợt khác, mới đạt được thắng lợi cuối cùng.
Năm 1973, cọng sản Hà Nội qua đồng thuận của Mỹ, được công khai đóng quân trên lãnh thổ VNCH theo tinh thần hiệp ước ngưng bắn. Chúng đã cố gắng treo dán khắp nơi từ cờ lớn tới cờ nhỏ, những lá cờ máu, khiến cho người lính VNCH, lại phải chịu nhiều thương vong, dễ bảo vệ xóm làng, dân chúng, không để mất vào tay cộng sản. Điều vinh hạnh nhất hiện nay tại hải ngoại, đối với những người lính già mang mọi cấp bậc, thành phần, giai cấp xã hội.. ai mà chẳng mơ ước được Cộng Đồng người Việt Quốc Gia và đồng đội, phủ cho mình một Lá Quốc Kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trên nắp quan tài, trước khi vĩnh viễn bước vào cõi niết bàn thênh thênh không vướng bận.
Tám mươi lăm năm qua, người Việt đã trăm lần hòa hợp, hòa giải, hòa bình với cộng sản nhưng trăm lần như một, lần nào cũng bị chúng xảo quyệt, lường gạt, đâm sau lưng, mà lần cuối cùng đau đớn nhất là ngày 30-4-1975. Cho nên bốn mươi hai năm nay, kể cả trẻ con cũng không còn ai tin vào sự hứa hẹn của cộng sản, trừ bọn cò mồi không tim óc dù đã có cả núi bằng cấp và chữ nghĩa. Bởi vậy chỉ còn một cách duy nhất, là cả nước đứng dậy phá tan xiềng xích nô lệ của đảng cộng sản, để đòi lại những gì mà chúng ta đã mất, trong đó quan trọng nhất là quyền sống của kiếp người.
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di (2017)
HỒ ĐINH
Tin Thế Giới Đó Đây
Do Thái Tiếp Tục Tấn Công Tại Gaza Bất Chấp Nghị Quyết của Liên Hiệp Quốc
(Hình: Binh sĩ Do Thái tại Gaza, ngày 14/12/2023.)
-Một ngày sau Nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, yêu cầu hưu chiến nhân đạo tại Gaza, hôm 13/12/2023, quân đội Do Thái tiếp tục cuộc tấn công tiêu diệt tổ chức Hamas tại vùng đất của người Palestine.
Thông tấn xã AFP dẫn lời Bộ Y tế của chính quyền Hamas tại Gaza cho hay, ít nhất 47 người chết trong đêm 13 rạng sáng 14/12 do các oanh kích. Đụng độ dữ dội diễn xung quanh trại tị nạn Khan Younes ở miền Nam và nhiều nơi khác. Tổng cộng hơn 18.000 người chết và hơn 50.000 người bị thương tại Gaza kể từ đầu xung đột, theo giới chức địa phương. Con số được Liên Hiệp Quốc coi là đáng tin cậy.
Hôm 13/12, nhiều lãnh đạo Do Thái - trong đó có Thủ tướng Benjamin Netanyahu - nhắc lại rằng Do Thái sẽ tiếp tục "theo đuổi đến cùng" cuộc chiến nhằm tiêu diệt hoàn toàn tổ chức Hamas, bị Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu Châu, Anh Quốc xem là "tổ chức khủng bố". Về phần mình, lãnh đạo Hamas, Ismaïl Haniyeh, trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại Qatar, khẳng định là sẵn sàng mở cửa cho các thảo luận "về một giải pháp chính trị" nhằm bảo đảm quyền của người Palestine có một nhà nước độc lập, đồng thời cảnh báo kế hoạch điều hành Gaza, không có sự tham gia của Hamas và "các phong trào kháng chiến" Palestine, là một "ảo tưởng".
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan có vòng công du Cận Đông. Hôm 13/12, ông Sullivan tới Ả Rập Saudi với mục tiêu chính là để ngăn ngừa xung đột tại Gaza "lan rộng ra khu vực". Ông Sullivan có mặt tại Do Thái trong 2 hôm 14 và 15/12. Theo thông tấn xã Reuters, Cố vấn An ninh Mỹ sẽ phải nhấn mạnh với đồng minh Do Thái về việc chiến dịch quân sự tại Gaza cần giảm thiệt hại cho thường dân.
Thông tấn xã Reuters hôm 14/12 dẫn lại báo cáo mới của tình báo Hoa Kỳ, được CNN loan tải, cho biết khoảng 40% đến 45% trong số 29.000 số phương tiện tấn công được sử dụng trong các cuộc oanh kích của Do Thái tại Gaza, không có hệ thống điều hướng. Hay nói cách khác, rất nhiều thường dân thương vong do các cuộc oanh kích bừa bãi của quân đội Do Thái, chưa kể đến việc vùng đất chật hẹp của người Palestine đang lâm vào tình trạng khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, với sự sụp đổ của hệ thống y tế, năng lượng và thực phẩm cạn kiệt.
Theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 85% dân Palestine đã phải tha hương kể từ đầu chiến tranh. Giới chức Liên Hiệp Quốc cảnh báo làn sóng tị nạn của người Palestine sang Ai Cập.
Giới Chức Mỹ: Houthi Ra Đòn Tấn Công Từ Yemen, Đánh Trúng 2 Chiếc Tàu
(Hình: Trực thăng quân sự của Houthi bay bên trên một tàu vận tải ở Biển Đỏ (ảnh tư liệu, tháng 11/2023.)
-Một viên chức quốc phòng Mỹ cho biết các đòn tấn công từ Yemen bị lực lượng Houthi kiểm soát đã đánh trúng 2 tàu biển treo cờ Liberia ở eo biển Bab al-Mandab hôm thứ Sáu (15/12/2023), diễn biến này cho thấy rõ có mối đe dọa đối với các tàu thuyền trên các tuyến hàng hải đang bị nhóm có liên kết với Iran nhắm mục tiêu vào.
Một vật thể bay, được cho là máy bay không người lái, đã đâm vào một trong hai chiếc tàu, là tàu Al Jasrah thuộc sở hữu của Đức, gây hỏa hoạn nhưng không có ai bị thương, viên chức Mỹ cho hay. Vẫn theo viên chức này, hai phi đạn-đạn đạo đã bắn đi trong cuộc tấn công thứ hai, một quả đã bắn trúng một con tàu, gây cháy và thủy thủ đoàn đang nỗ lực dập tắt.
Viên chức này nói rằng một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ đang trên đường tới trợ giúp cho chiếc tàu gặp nạn nhưng không nêu tên của tàu hải quân.
Chưa có nhóm nào tuyên bố nhận trách nhiệm ngay lập tức.
Lực lượng Houthi của Yemen liên kết với Iran đã tấn công các chiếc tàu trên các tuyến hàng hải ở Biển Đỏ và phóng máy bay không người lái và tên lửa vào Do Thái kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Do Thái-Hamas ở Gaza, họ nói rằng đây là chiến dịch nhằm trợ chiến cho người Palestine.
Phát ngôn viên của Hapag-Lloyd, hãng sở hữu tàu Al Jasrah, cho hay chiếc tàu bị tấn công khi đang đi gần bờ biển Yemen. Phát ngôn viên nói thêm: "Hapag-Lloyd sẽ thực hiện các biện pháp bổ sung để đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn của chúng tôi".
Nhóm Houthi, hiện cai trị phần lớn Yemen, tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi Do Thái ngừng chiến dịch ở Dải Gaza.
Vào tối hôm 14/12, Houthi tuyên bố đã thực hiện một hoạt động quân sự đánh vào tàu chở container của hãng Maersk, cụ thể là tấn công trực tiếp vào chiếc tàu bằng máy bay không người lái. Hãng vận tải biển Đan Mạch bác bỏ tuyên bố này và cho biết con tàu không bị bắn trúng.
Đặc phái viên Hoa Kỳ tại Yemen, Tim Lenderking, nói với thông tấn xã Reuters hôm 14/12 rằng Hoa Thịnh Ðốn muốn có liên minh hàng hải "rộng lớn nhất có thể" để bảo vệ các tàu thuyền ở Biển Đỏ và gửi tín hiệu tới phía Houthi rằng sẽ không dung thứ các cuộc tấn công.
Nga: Chính Phủ Tịch Thu Sổ Thông Hành, Hàng Triệu Người Hết Hy Vọng Trốn Lính
(Ảnh: Một người biểu tình cầm sổ thông hành Nga trước Tòa Ðại sứ Ukraine ở Tbilisi, thủ đô của Gruzia, ngày 3/4/2022.)
-Một tin được hai tờ Le Monde và La Croix ngày 14/12/2023 chú ý. Tránh để các công dân Nga lại tìm đường ra ngoại quốc, nhất là thanh niên trong tuổi nghĩa vụ quân sự, Mạc Tư Khoa quyết định "giữ hộ" cho người dân sổ thông hành. Lệnh mới có hiệu lực từ ngày 11/12/2023.
Báo Công giáo La Croix chạy tựa ngắn gọn: "Nga tịch thu một số sổ thông hành". Báo Le Monde đưa ra rất nhiều chi tiết về lệnh mới: Dân Nga chỉ có 5 ngày để ủy thác sổ thông hành cho các "giới chức liên quan", nghĩa là cho bên Bộ Nội vụ, Ngoại giao, bên Mật vụ FSB và các cơ quan đại diện cho chính quyền Nga ở hải ngoại.
Chiểu theo một quy định khác đã được ban hành và có hiệu lực từ tháng 5/2023, bất kỳ một cán bộ nào cũng có thẩm quyền "tịch thu" sổ thông hành của bất kỳ một ai và vì bất kỳ một lý do gì. Ngoài những diện bị "cấm" ra ngoại quốc, như nhân viên an ninh hay một số công chức cao cấp, quy định mới liên quan đến thanh niên từ 18 đế 30 tuổi đã được lệnh động viên, đặc biệt là thành phần "lính dự bị" được lệnh nhập ngũ hồi tháng 9/2022.
Báo Le Monde nhắc lại từ khi Mạc Tư Khoa xâm chiếm bán đảo Crimea năm 2014, các công dân Nga bị "cấm hoặc hạn chế ra ngoại quốc". Các biện pháp cấm đoán ấy càng lúc càng khắt khe.
Quy định mới cho thấy điều gì? Một là nước Nga của ông Putin đang "thu mình lại ở bên trong các đường biên giới như thời Liên Xô trước kia" và hai là chính quyền chặn trước nguy cơ "chảy máu" nhân lực khi cần động viên, đưa quân sang chiến trường Ukraine.
Báo Le Monde không thể thẩm định chính xác về số người bị "chính quyền giữ giùm sổ thông hành" nhưng ước phỏng có "hàng triệu ca": Lực lượng tham gia đội ngũ an ninh của Nga khoảng 5 triệu người. Thêm vào đó là khoảng 7 triệu người bị cấm ra ngoại quốc do đang mang nợ hay bị phạt tiền.... Đó là chưa kể những công dân Nga sống ở ngoại quốc. Số này đang lo bị từ chối gia hạn sổ thông hành và có nguy cơ bắt buộc phải quay trở về Nga.
Báo La Croix đưa ra một chi tiết khác: Từ khi đưa quân lấn chiếm Ukraine "Nga sợ rằng các viên chức nhà nước, doanh nhân có thể tẩu thoát ra ngoại quốc và mang theo những bí mật quốc gia". Tháng 3/2023 báo tài chánh Financial Times và Bộ Quốc phòng Anh cùng tiết lộ là chính quyền Putin đã "bắt đầu tịch thu sổ thông hành của một số viên chức cao cấp và chủ doanh nghiệp".
Nga Tấn Công ồ ạt Kyiv Bằng Phi đạn-đạn Đạo
(Hình: Hỏa hoạn được trông thấy sau khi Nga tấn công quân Ukraine ở Kyiv, ngày 13/12/2023.)
-Thủ đô Ukraine tiếp tục hứng chịu nhiều cuộc oanh kích của Nga hôm 13/12/2023. Đây là cuộc tấn công gây thiệt hại nặng nề nhất cho Kyiv kể từ nhiều tháng nay. Tổng thống Nga hôm 14/12, tuyên bố quân đội Nga đang ở thế thượng phong trên "gần như toàn bộ các mặt trận" tại Ukraine. Lãnh đạo Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) cảnh báo, nếu chiến thắng trong cuộc chiến xâm lăng Ukraine, Mạc Tư Khoa sẽ tiếp tục lấn tới.
Theo thông tấn xã AFP, về đợt oanh kích Kyiv hôm 13/12, Bộ Y tế Ukraine cho biết, ít nhất 53 người bị thương, trong đó có 20 người bao gồm 2 trẻ em phải nhập viện, tuy nhiên, không có trường hợp tử vong nào. Hệ thống phòng không Ukraine đã bắn hạ tổng cộng 10 phi đạn liên lục địa Nga, phóng đi vào khoảng 3 giờ sáng giờ địa phương. Nhiều mảnh phi đạn rớt xuống các khu dân cư, trong đó có một bệnh viện nhi. Không quân Ukraine cũng cho biết đã bắn hạ 41 trong số 42 drone Nga.
Về phía Tổng thống Nga, trong một cuộc họp báo được truyền hình, ông Putin nhấn mạnh: Quân đội Nga đang khai triển tổng cộng 617 ngàn binh sĩ tại Ukraine. Theo thông tấn xã AFP, đây là lần đầu tiên Mạc Tư Khoa công bố số liệu binh sĩ tham chiến tại nước láng giềng. Tuyên bố của Tổng thống Nga được đưa ra vào lúc truyền thông Hoa Kỳ đưa thông tin về việc khoảng 315 ngàn binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến đấu kể từ đầu cuộc xâm lăng, chiếm gần 90% quân số Nga vào thời điểm đầu chiến tranh.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg có mặt tại Brussels hôm 14/12 vào thời điểm Liên Hiệp Âu Châu (EU) mở cuộc thượng đỉnh hệ trọng bàn việc mở đàm phán kết nạp Kyiv. Lãnh đạo NATO báo động, "nếu Putin thắng tại Ukraine, có nhiều khả năng ông ta không dừng ở đó". Theo lãnh đạo NATO, việc hỗ trợ quân sự cho Kyiv cũng chính là "đầu tư cho an ninh" của Âu Châu.
Ukraine Mong Chờ Một Quyết Định Lịch Sử Từ Thượng Đỉnh Liên Hiệp Âu Châu
(Ảnh: Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu và Tây Balkan tại hội nghị thượng đỉnh EU-Tây Balkan ở Brussels, Bỉ, ngày 13/12/2023.)
-Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu mở ra vào sáng 14/12/2023 tại Brussels (thủ đô của Bỉ) sẽ thảo luận về những quyết định mang tính lịch sử bao gồm việc thông qua gói viện trợ 50 tỉ Euro cho Ukraine và việc nước này gia nhập EU. Cả Kyiv lẫn Brussels đều đang chờ xem thái độ của Hung Gia Lợi sau khi Thủ tướng Viktor Orban tuyên bố phản đối tư cách thành viên của Ukraine.
Theo thông tín viên Stéphane Siohan của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI)tại Kyiv, giới lãnh đạo Ukraine đang cố thúc đẩy các quốc gia bạn bè trong Liên Hiệp Âu Châu gia tăng sức ép trên Hung Gia Lợi để Budapest thay đổi thái độ:
Theo kết quả một cuộc khảo sát vào tháng 11, 81% người dân Ukraine mong muốn đất nước của họ gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Bởi vậy, mọi sự chú ý của các nhà lãnh đạo cũng như người dân ở đây sẽ đổ dồn vào hai ngày họp thượng đỉnh Âu Châu, vì họ hiểu rằng đây là một thời điểm có tầm quan trọng lịch sử đối với đất nước của họ đang phải đấu tranh cho sự tồn vong của minh trên chiến trường.
Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ tới Brussels. Dù chưa có thông báo về phương thức tham dự của ông, nhưng theo truyền thông Ukraine, vào sáng nay, ông sẽ gặp Donald Tusk, tân Thủ tướng Ba Lan, một người ông rất thân và luôn có quan hệ rất tốt.
Trong chuyến ghé thăm Oslo, thủ đô Na Uy, ông Zelensky cũng đã gởi lời kêu gọi đến các đồng minh vùng Bắc Âu. Đồng thời, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cũng đã gặp người đồng cấp Hung Gia Lợi Péter Szijjártó với hy vọng thúc đẩy Budapest có lập trường hòa hoãn hơn.
Hung Gia Lợi muốn lấy lại hàng tỉ Euro bị Liên Hiệp Âu Châu phong tỏa, Ukraine thì đang rất cần viện trợ tài chánh. Thế nhưng thách thức đối với Kyiv nằm ở chỗ khác: Được trở thành thành viên của đại gia đình Liên Hiệp Âu Châu, hoặc bị bỏ lại bên ngoài, để mặc cho nước Nga của Putin muốn làm gì thì làm.
Liên Hiệp Âu Châu Họp Thượng Đỉnh Bàn Việc Kết Nạp Ukraine, Hung Gia Lợi Kiên Quyết Phản Đối
(Hình: Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen (trái) và Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, tại Kyiv, thủ đô của Ukraine, ngày 8/4/2022.)
-Hôm 14/12/2023, Liên Hiệp Âu Châu (EU) mở thượng đỉnh - kéo dài 2 ngày - với trọng tâm là mở thủ tục đàm phán kết nạp Ukraine và hỗ trợ tài chánh Kyiv. Mọi quyết định của Liên Hiệp Âu Châu về chủ đề này đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả 27 quốc gia thành viên. Cho đến nay, Hung Gia Lợi kiên quyết phản đối.
Nhiều lãnh đạo và nhà ngoại giao Âu Châu đã có mặt tại Brussels (thủ đô của Bỉ) từ tối hôm 13/12, để chuẩn bị cho các cuộc thảo luận hứa hẹn sẽ rất căng thẳng, dự kiến có thể kéo dài đến sau ngày 15/12. Tối 13/12, tại Oslo (thủ đô của Na Uy), Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensy một lần nữa cảnh báo: "Không có sự hậu thuẫn của phương Tây, Ukraine không thể thắng" trong cuộc chiến chống xâm lược Nga.
Sáng 14/12, trước cuộc họp thượng đỉnh tại Brussels, Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban khẳng định dứt khoát "bất luận thế nào cũng không thể mở đàm phán kết nạp Ukraine, vì các điều kiện không bảo đảm". Lãnh đạo Hung Gia Lợi cũng bác bỏ khoản viện trợ mới của khối 27 nước cho Kyiv, dự kiến 50 tỉ Euro.
Đặc phái viên Daniel Vallot của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Brussels cho biết Thủ tướng Hung Gia Lợi đang bị cáo buộc tiếp tay cho Tổng thống Nga khi ngăn chặn thủ tục mở đàm phán kết nạp Ukraine:
"Để biện minh cho quan điểm của mình, Thủ tướng Hung Gia Lợi khẳng định Liên Hiệp Âu Châu đi quá nhanh, Ukraine chưa sẵn sàng cho việc gia nhập, với lý do như tình trạng tham nhũng còn quá nặng nề, và đồng thời nếu kết nạp Ukraine, Liên Hiệp Âu Châu có nguy cơ rơi vào tình trạng mất cân bằng và bất ổn đặc biệt về mặt tài chánh. Kết luận mà chính quyền Budapest đưa ra là thay vì việc kết nạp Ukraine làm thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Âu Châu, Liên Hiệp Âu Châu có thể xem Kyiv là "đối tác chiến lược".
Các luận điểm nói trên của Hung Gia Lợi đã bị các đối tác của Ukraine trong Liên Hiệp Âu Châu bác bỏ, trước hết là Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu. Bà Ursula von der Leyen khẳng định Ukraine – do đã có những nỗ lực thực sự - xứng đáng được Liên Hiệp Âu Châu mở các đàm phán để kết nạp, bao gồm đàm phán về bảo vệ các cộng đồng thiểu số, từng là một trong các chủ đề mà Thủ tướng Hung Gia Lợi đưa ra để phản bác việc kết nạp Ukraine.
Các đối tác của Ukraine trong Liên Hiệp Âu Châu khẳng định cần gửi đi một thông điệp tích cực cho Ukraine, đang cần được ủng hộ chống lại cuộc xâm lăng của Nga, và nếu như việc mở đàm phán gia nhập bị từ chối, thì đây sẽ là một "món quà Noel" tặng cho Tổng thống Nga Putin. Thủ tướng Viktor Orban, lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu duy nhất có quan hệ gần gũi với Tổng thống Nga, cũng bị nhiều nhà quan sát cáo buộc muốn tiếp tay cho Ðiện Cẩm Linh trong hồ sơ này".
Vẫn về nỗ lực đạt đồng thuận trong Liên Hiệp Âu Châu về Ukraine, theo thông tấn xã AFP, Chủ tịch Hội Đồng Âu Châu Charles Michel, chủ tọa của thượng đỉnh, cho biết là ông "sẽ gặp Thủ tướng Hung Gia Lợi và sẽ toàn tâm toàn ý để đạt được các kết quả tích cực". Về phần mình, Ủy Ban Âu Châu đề xuất tiến trình đàm phán kết nạp chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là quyết định về nguyên tắc tại Brussels cuối tuần này, và giai đoạn thứ hai là vào năm tới, khi đó, khối 27 nước sẽ xác định lịch trình cụ thể.
Theo một số nhà ngoại giao, khối 27 nước đang cố tìm ra được giải pháp vừa cho phép trấn an Ukraine, vừa đáp ứng một phần đòi hỏi của Hung Gia Lợi. Một viên chức lãnh đạo Âu Châu, xin ẩn danh, nhận định: "Thủ tướng Hung Gia Lợi là lãnh đạo Âu Châu kỳ cựu nhất", và "ông ấy biết chính xác cần phải làm gì để không rơi vào tình trạng bị cô lập hoàn toàn". Ngày hôm qua, Thủ tướng Orban bác bỏ kịch bản "Hung Gia Lợi chia tay với Liên Hiệp Âu Châu" (Huxit), và báo trước là sẽ tìm cách thuyết phục thêm nhiều nước ủng hộ lập trường của Budapest.
Quyết Định của Liên Hiệp Âu Châu Giải Ngân 10 Tỉ Euro Cho Hung Gia Lợi Bị Lên Án
(Hình: Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban tại Brussels, thủ đô của Bỉ, ngày 26/10/2023.)
-Một ngày trước thềm thượng đỉnh Liên Hiệp Âu Châu (EU), hôm 13/12/2023, Ủy Ban Âu Châu thông báo chính quyền Budapest có thể tiếp cận khoản tiền hơn 10 tỉ Euro trong Quỹ Đoàn kết của khối, bị phong tỏa từ năm 2022, do việc thể chế Nhà nước pháp quyền không được tôn trọng tại Hung Gia Lợi. Quyết định của Ủy Ban Âu Châu ngay lập tức bị lãnh đạo bốn nhóm đảng phái lớn tại Nghị Viện Âu Châu phản đối, với lý do Budapest chưa đáp ứng các điều kiện.
Nghị sĩ đảng Xanh Đức Daniel Freund tố cáo Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, với những lời lẽ như sau: "bà von der Leyen đã hối lộ nhà lãnh đạo độc đoán, bạn của Putin, ông Viktor Orban, một khoản tiền lớn chưa từng có trong lịch sử Âu Châu".
Việc Ủy Ban Âu Châu đưa ra quyết định nói trên vào thời điểm trước cuộc thượng đỉnh hệ trọng bàn việc mở đàm phán kết nạp Ukraine bị nhiều chính trị gia Âu Châu xem là một "thủ đoạn" nhằm có được sự ủng hộ của Hung Gia Lợi trong việc mở đàm phán kết nạp. Thông tín viên Pierre Bénazet của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ Brussels (Bỉ):
"Theo Ủy Ban Âu Châu, Hung Gia Lợi đã tôn trọng một phần các điều kiện mà Liên Hiệp Âu Châu áp đặt để nhận được các khoản tài trợ mà Âu Châu đã có kế hoạch cấp cho Budapest. Cụ thể là, Hung Gia Lợi đã tiến hành nhiều cải cách hệ thống Tư pháp, như củng cố Tòa án Tối cao, tiếp theo đó là Hội đồng Thẩm phán Quốc gia (Országos Bírói Tanács - OBT), và cuối cùng là cải cách Tòa Bảo Hiến, với một văn bản pháp lý liên quan đến các khiếu nại lên Tòa án Công lý của Liên Hiệp Âu Châu.
Trong lĩnh vực này, Ủy Ban Âu Châu vẫn lo ngại về các chủ đề như quyền tị nạn hay bảo vệ trẻ em, nhưng các tiến bộ được ghi nhận cho phép Ủy Ban Âu Châu giải ngân 10,2 tỉ Euro trong Quỹ Đoàn kết và Trợ giúp phát triển khu vực mà Hung Gia Lợi sẽ nhận được sau gần hai năm chờ đợi.
Về mặt nguyên tắc, Ủy Ban Âu Châu đã thực thi bổn phận của mình, vì quyết định này có kế hoạch được đưa ra trước ngày 15/12, tuy nhiên lịch trình nói trên đã bị chỉ trích là không đúng thời điểm. Trước đó, lãnh đạo của bốn nhóm đảng phái chính tại Nghị Viện Âu Châu đã cảnh báo là việc giải ngân, nếu diễn ra trước cuộc thượng đỉnh này, sẽ gây ra nhiều hệ quả tai hại. Tại Brussels, nhiều người cho rằng, làm như vậy, Thủ tướng Hung Gia Lợi sẽ tin là các hành động bắt bí với Ukraine có thể mang lại các kết quả tài chánh".
Tổng cộng 21,7 tỉ Euro trong Quỹ Đoàn kết của Liên Hiệp Âu Châu dự kiến chi cho Hung Gia Lợi trong thời gian 2021-2027 bị đình chỉ từ tháng 12/2022.
Chúc Mừng Năm Mới, Nhìn Lại Năm Qua: Số Nhà Báo Bị Thiệt Mạng Trên Thế Giới Giảm Trong Năm 2023
(Ảnh AFP - Abbas Momani, minh họa: Lực lượng Vệ binh Danh dự của Palestine khiêng quan tài của nhà báo kỳ cựu của Al-Jazeera, Shireen Abu Akleh, tại Ramallah, Cisjordan, ngày 12/5/2022.)
-Dù Trung Cận Đông hiện là nơi có nhiều phóng viên thiệt mạng nhất trên thế giới kể từ khi xảy ra xung đột Do Thái-Hamas, số nhà báo thiệt mạng trong năm 2023 đã giảm so với năm trước. Theo báo cáo ngày 14/12/2023 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), năm 2022 cũng là năm có ít phóng viên bị thiệt mạng nhất kể từ năm 2002.
Tuy nhiên, vẫn có đến 45 nhà báo bị thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ trong năm 2023, so với 61 người trong năm 2022. Chỉ riêng cuộc xung đột Do Thái và Hamas đã khiến 17 nhà báo thiệt mạng (13 người trong cách trận oanh kích của Do Thái ở Gaza, 3 người ở Lebanon và một người bị Hamas sát hại ở Do Thái). Cách đây hơn 20 năm, cuộc xung đột ở Gaza cũng khiến 13 nhà báo thiệt mạng.
Trả lời thông tấn xã AFP, Tổng Thư ký của RSF, Christophe Deloire nhận định "con số trên không giảm thiểu thảm kịch ở Gaza, nhưng chúng tôi thấy số nhà báo bị thiệt mạng đã giảm thường xuyên, thấp hơn hẳn so với hơn 140 nhà báo bị sát hại năm 2012, sau đó là năm 2013", chủ yếu là do chiến tranh ở Syria và Iraq.
Chiến trường Ukraine cũng khiến hai nhà báo thiệt mạng trong năm 2023. Số nạn nhân là nhà báo ở khu vực Nam Mỹ cũng giảm đáng kể, với 6 nhà báo bị sát hại, so với 26 người trong năm 2022. Hai khu vực được tổ chức Phóng viên Không Biên giới coi là nguy hiểm nhất cho phóng viên là Gaza và Mễ Tây Cơ. Ngoài ra, còn có 54 nhà báo bị bắt làm con tin, so với 65 người trong năm 2022.
Thống kê của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới dừng ở ngày 1/12 và "không bao gồm các nhà báo bị sát hại khi không làm nhiệm vụ" hoặc trong những hoàn cảnh khác.
Nhật Bản Cải Tổ Nội Các Sau Tai Tiếng Tài Chánh Trong Đảng Cầm Quyền
(Hình: Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida họp báo tại văn phòng Thủ tướng ở Tokyo, thủ đô của Nhật Bản, ngày 13/12/2023.)
-Khi 4 Bộ trưởng Nhật Bản, cùng nhiều viên chức, phải từ chức sau vụ tai tiếng bê bối tài chánh trong đảng Tự do-Dân chủ (PLD) cầm quyền, ngày 14/12/2023, Thủ tướng Fumio Kishida thông báo cải tổ Nội các và cam kết tái lập niềm tin của người dân vào chính phủ.
Theo thông tấn xã AFP, Tổng Thư ký kiêm phát ngôn viên của chính phủ Hirokazu Matsuno, cánh tay phải của ông Kishida, cho biết "đã đệ đơn từ chức lên Thủ tướng". Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Nội vụ Junji Suzuki và Bộ trưởng Nông nghiệp Ichiro Miyashita, cùng với 5 Thứ trưởng và nhiều viên chức khác, cũng đã từ chức. Những Bộ trưởng này đều thuộc "phe Abe". Họ bị tình nghi không kê khai số tiền chênh lệch từ việc gây quỹ hoặc hối lộ.
Thông tín viên Frédéric Charles của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Tokyo cho biết thêm:
"Thủ tướng Kishida thanh lọc một số nhân vật quan trọng đầy ảnh hưởng khỏi đảng bảo thủ vẫn khống chế đời sống chính trị Nhật Bản từ cuối Ðệ nhị Thế chiến đến nay.
Vụ tai tiếng nâng khống hóa đơn vé cho các buổi dạ tiệc để gây quỹ khiến đảng cầm quyền chao đảo. Những nhân vật lớn trong đảng đã bỏ túi mà không khai báo số tiền chênh lệch giữa giá vé bán ra và chi phí thực cho các buổi dạ tiệc.
Ông Fumio Kishida cố tìm cách hạn chế vụ tai tiếng trong nội bộ "phe Abe", tên cựu Thủ tướng bị ám sát. "Phe Abe" có ảnh hưởng đến đảng và bộ máy hành chính trong suốt gần một thập niên và đã nhúng tay vào tham nhũng ở quy mô lớn.
Tuy nhiên, vụ tai tiếng tài chánh còn lan rộng sang nhiều phe khác, bắt đầu từ phe của ông Fumio Kishida. Văn phòng Công tố Tokyo đã tiến hành nhiều cuộc điều tra gay gắt vào trung tâm đảng bảo thủ.
"Phe Abe" từng bày tỏ đòi hỏi của họ với Thủ tướng. Liệu ông Fumio Kishida có thể báo thù và khẳng định là nhà cải cách lớn của đảng bảo thủ - một đảng quá tự tin về khả năng duy trì quyền lực đến mức bỏ qua những kỳ vọng của người Nhật? Vấn đề là gần một nửa trong số cử tri Nhật không đi bỏ phiếu, do đó không có phe đối lập đáng tin cậy".
Nam Hàn Phản Đối Nga và Trung Quốc Xâm Phạm Vùng Phòng Không
(Hình: Một máy bay F-15K của Nam Hàn cất cảnh - ảnh tư liệu, tháng 4/2017.)
-Hôm thứ Sáu (15/12/2023), Bộ Quốc phòng Nam Hàn cho biết rằng họ lấy làm tiếc và gửi công hàm phản đối Trung Quốc và Nga về việc máy bay quân sự của hai nước láng giềng này đã xâm phạm vùng phòng không của Nam Hàn hôm 14/12.
Bộ này nói trong một tuyên bố rằng lời phản đối đã được người đứng đầu vụ chính sách quốc tế của bộ chuyển đến các tùy viên quân sự tại hai Tòa Ðại sứ Trung Quốc và Nga ở Hán Thành.
"Bộ bày tỏ quan điểm lấy làm tiếc với cả hai nước về hoạt động bay sát với không phận của chúng tôi trên các khu vực nhạy cảm mà không thông báo trước", bộ nói.
Nam Hàn và Nhật Bản điều các máy bay chiến đấu lên khi 2 máy bay quân sự Trung Quốc và 4 máy bay quân sự Nga bay qua vùng biển giữa hai nước và tiến vào vùng phòng không của họ.
Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Vùng Nhận dạng Phòng không là khu vực mà các quốc gia có thể đơn phương yêu cầu máy bay nước ngoài thực hiện các bước đặc biệt để nêu ra danh tính của họ.
Mạc Tư Khoa không công nhận vùng phòng không của Nam Hàn. Bắc Kinh cho rằng khu vực này không phải là không phận trong lãnh thổ và tất cả các nước cần được được hưởng quyền tự do di chuyển ở đó.
Trung Quốc Làm Trung Gian Đàm Phán Giữa Chính Quyền Miến Ðiện Với Phiến Quân
(Hình: Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mao Ninh.)
-Trung Quốc làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa quân đội cầm quyền và các nhóm nổi dậy ở Miến Ðiện, và các bên đã đồng ý về một lệnh ngừng bắn tạm thời và duy trì đối thoại, Bắc Kinh cho biết hôm thứ Năm (14/12/2023).
Cuộc giao tranh, chủ yếu diễn ra ở tỉnh bang Shan phía Bắc, đã gây lo ngại cho nước láng giềng Trung Quốc. Theo Liên Hiệp Quốc, khoảng 300.000 người đã phải di dời kể từ khi cuộc tấn công của phiến quân bắt đầu vào ngày 27/10. Tổ chức này cho biết hơn 2 triệu người đã trở thành vô gia cư kể từ cuộc đảo chính quân sự ở Miến Ðiện vào tháng 2 năm 2021.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc đàm phán đã được tổ chức tại Trung Quốc trong những ngày gần đây, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Trung Quốc hy vọng các bên liên quan ở Miến Ðiện sẽ thực hiện các thỏa thuận và sự đồng thuận đã đạt được, kiềm chế tối đa và chủ động xoa dịu tình hình trên thực địa, tuyên bố của Bộ này nói thêm.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mao Ninh, nói: "Trung Quốc đã làm việc không mệt mỏi để ngăn chặn chiến tranh và thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan ở Miến Ðiện, đồng thời thúc đẩy việc giảm leo thang và hạ nhiệt tình hình".
Bà Mao nói số vụ đụng độ và đọ súng ở miền Bắc Miến Ðiện đã giảm xuống rõ rệt, "điều này không chỉ phục vụ lợi ích của các bên liên quan ở Miến Ðiện mà còn góp phần duy trì hòa bình dọc biên giới Trung Quốc-Miến Ðiện".
Quân đội Miến Ðiện hôm thứ Hai cho biết họ đã gặp phiến quân và các bên khác trong cuộc xung đột, và một vòng đàm phán khác sẽ diễn ra vào cuối tháng nhưng không nêu chi tiết.
Tuy nhiên, hôm 13/12, liên minh nổi dậy người thiểu số đã tái khẳng định cam kết đánh bại cái mà họ gọi là "chế độ độc tài" của Miến Ðiện và không đề cập đến các cuộc đàm phán hòa bình hoặc ngừng bắn.
Liên minh nổi dậy bao gồm 3 nhóm: Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Miến Ðiện (MNDAA), Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA) và Quân đội Arakan (AA).
Lần Đầu Tiên Lục Quân Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc Ðại Lợi và Phi Luật Tân Họp Bàn Hợp Tác
(Ảnh: Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản Yasunori Morishita họp báo tại Bộ Quốc phòng ở Tokyo, ngày 14/6/2023.)
-Lãnh đạo Lục quân 4 nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc Ðại Lợi và Phi Luật Tân đã tham gia cuộc họp cấp cao đầu tiên tại Tokyo hôm 13/12/2023 trong một nỗ lực gửi lời cảnh báo tới Trung Quốc.
Cuộc họp mang tên Hội nghị Lục quân 4 bên được đồng tổ chức bởi Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF) và lực lượng Lục quân Mỹ tại vùng Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp, Tham mưu trưởng Lục quân Nhật Bản, tướng Yasunori Morishita nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ giữa các nước trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, nơi chưa có hệ thống phòng thủ tập thể như Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tướng Charles Flynn, Tư lệnh Lục quân Hoa Kỳ vùng Thái Bình Dương, khẳng định rằng một cuộc họp đa phương như hiện nay là cơ hội quan trọng để thống nhất đường lối của tất cả các bên.
Bốn nước đã tăng cường hợp tác trong những năm gần đây. Năm nay cũng đánh dấu lần đầu tiên quân đội Úc Ðại Lợi tham gia cuộc tập trận chung Yama Sakura giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, với quân đội Phi Luật Tân cử quan sát viên đến dự.
Thời Tiết Lạnh Làm Hầu Hết Trung Quốc Chìm Trong Băng Tuyết, Giao Thông Gián Đoạn
(Hình: Băng tuyết ảnh hưởng đến Bắc Kinh, Trung Quốc.)
Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc kêu gọi dốc tổng lực để ứng phó với tình trạng khẩn cấp khi một đợt lạnh kéo dài bao trùm lên Trung Quốc hôm thứ Sáu (15/12/2023), với nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng trên hầu hết đất nước và tuyết rơi ảnh hưởng đến giao thông ở nhiều nơi.
-Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc, nhiệt độ có thể sẽ giảm xuống dưới âm 40 độ C ở các khu vực thuộc tỉnh Hắc Long Giang ở miền đông bắc và khu vực Tân Cương ở miền Tây-Bắc, cùng với Nội Mông và các tỉnh Cam Túc và Thanh Hải.
Ông Tập đã đến khu vực Quảng Tây ở miền Nam trong 2 ngày 14 và 15/12. Ông nói rằng mưa lớn và tuyết ở nhiều nơi trên đất nước đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp điện, giao thông và đời sống người dân, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin. Hãng này tường thuật rằng ông Tập yêu cầu chính quyền địa phương điều chỉnh các biện pháp ứng phó và cải thiện các kế hoạch dự phòng.
Trung tâm Khí tượng cho biết đợt lạnh bắt đầu từ đầu tuần này đã di chuyển từ Bắc xuống Nam Trung Quốc và dự kiến nhiệt độ sẽ hạ thấp vào cuối tuần, mặc dù mưa và tuyết sẽ giảm.
Tại tỉnh Hà Nam, tuyết rơi và đường đóng băng cùng với sương mù dày đặc đã gây ra nhiều vụ tai nạn trên một số đường cao tốc, dẫn đến việc phải có các biện pháp kiểm soát giao thông. Cơ quan Quản lý Giao thông ở khu vực Ninh Hạ cho hay một số đường cao tốc ở đây đã trở nên mất an toàn và họ thực hiện các biện pháp điều khiển giao thông tạm thời khi tuyết rơi. Theo truyền thông nhà nước, vùng lân cận Cam Túc cũng chịu cảnh một số đường cao tốc bị đóng cửa và các chuyến tàu bị tạm dừng hoạt động.
Tại tỉnh ven biển Quảng Đông ở miền Nam, cơ quan quản lý hàng hải đã đình chỉ 29 tuyến phà chở khách tính đến chiều 15/12, truyền hình nhà nước đưa tin. Phà và một số xe buýt đã tạm thời bị dừng hoạt động vào sáng sớm 15/12 tại Thượng Hải khi trung tâm tài chính này đưa ra cảnh báo về đợt lạnh đầu tiên trong năm, với nhiệt độ dự kiến thấp tới âm 6 độ C vào cuối tuần.
Ở miền Tây-Nam, nhiều đoạn đường quốc lộ và tỉnh lộ ở các thành phố thuộc Tây Tạng như Shigatse và Nyingchi bị chặn lại do tuyết, băng và tầm nhìn ngắn.
Tuần tới, không khí lạnh sẽ tiếp tục tràn khắp cả nước Trung Quốc từ bắc xuống nam, khiến nhiệt độ ở miền trung và miền đông vẫn ở mức thấp.
Hạ Viện Hoa Kỳ Cho Mở Điều Tra Luận Tội Tổng Thống Joe Biden
(Ảnh: Tổng thống Joe Biden và con trai Hunter Biden tại Fort McNair, Hoa Kỳ, ngày 25/6/2023.)
-Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát vào hôm 13/12/2023 đã bỏ phiếu chính thức cho phép mở cuộc điều tra luận tội nhắm vào đương kim Tổng thống Biden về những cáo buộc ông thu lợi bất chính từ các hoạt động kinh doanh của con trai mình.
Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên Guillaume Naudin của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
Các Dân biểu đã bỏ phiếu ủng hộ quyết định này, nhưng trong số các Nghị sĩ Cộng hòa, nhiều người cũng thừa nhận rằng hiện tại không có cơ sở pháp lý nào cho việc luận tội.
Cuộc điều tra đã được tiến hành nhằm tìm hiểu xem Tổng thống Joe Biden có đã thu được lợi ích tài chánh từ công việc kinh doanh của con trai ông hay không. Dưới áp lực từ các Dân biểu trung thành với ông Donald Trump, phiên điều trần đầu tiên đã diễn ra cách đây vài tuần. Kết quả của phiên điều trần cho thấy, dù có hàng ngàn trang tài liệu khác nhau, không có bằng chứng nào được tìm thấy.
Các Dân biểu chịu trách nhiệm điều tra vẫn tiếp tục tìm kiếm. Họ muốn nghe ý kiến của Hunter Biden, người bị họ thường xuyên tố cáo về vấn đề ma túy. Con trai của Tổng thống đã xuất hiện tại Điện Capitol vào thứ tư tuần này, nhưng không muốn ra điều trần một cách kín đáo trước ủy ban điều tra. Ông chỉ đồng ý phát biểu công khai như ông đã làm trong một tuyên bố hiếm hoi trước báo chí.
"Trong khoảng thời gian bị chìm sâu trong cảnh nghiện ngập, tôi đã rất vô trách nhiệm với các hoạt động tài chánh của mình. Nhưng cho rằng đó là lý do để mở một cuộc điều tra luận tội thì thật vô lý".
Sau khi mở cuộc điều tra chống lại ông Biden, người đã tố cáo một động thái không biết ưu tiên là gì, các Dân biểu Cộng hòa giờ đây muốn tiến hành các thủ tục truy tố con trai ông về tội xúc phạm Quốc hội. Đây là cách để duy trì sự nghi ngờ của mọi người về cái mà họ gọi là văn hóa tham nhũng trong gia đình Biden, trong chiến dịch bầu cử năm 2024 sắp tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét