Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2023

Nóng! Biến Chuyển Thời Cuộc: Về Chuyến Thăm VN Khá Bất Ngờ của Tập Cận Bình, Cảnh Báo “Đàn Em” Đang Đi Sai Dường! 2 Đảng CS “Anh Em”, Có Nhiều Vấn Đề Không Còn Như Xưa! CSVN Đứng Trước Ngã Rẽ, Chọn Bên Nào? - Lê Văn Hải


Hôm nay, CSVN đón Tập Cận Bình với 21 phát đại bác, nghi thức long trọng hơn nhiều, khi tiếp Biden! -Tập Cận Bình tiếp tục là vị thượng khách được đảng CSVN chào đón ở Hà Nội, với 21 phát đại bác trong lúc Tổng thống Mỹ Joe Biden không nhận được vinh dự này khi qua Việt Nam hồi tháng 9.
<!>


Ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, bình luận trên South China Morning Post: “Việt-Trung có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội không liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam như thông lệ ngoại giao, mà liên hệ thẳng với Ban đối ngoại Trung ương đảng.”
Zachary Abuza, chuyên gia an ninh Đông Nam Á tại National War College ở Washington, nói thêm rằng hệ thống chính trị chung giúp hai chính phủ Việt-Trung gần gũi nhau trên nhiều phương diện.
Ông nói: “Và trong khi Hoa Kỳ nói rằng họ cam kết hợp tác với Việt Nam và tôn trọng hệ thống chính trị của Việt Nam, tứ trụ Việt Nam đều tin rằng nếu có cơ hội đầu tiên ủng hộ một cuộc cách mạng màu thì Mỹ sẽ có mặt ở đó”.
Carl Thayer, giáo sư tại Đại học New South Wales và là chuyên gia về chính trị Việt Nam, cho biết tranh chấp Biển Đông là “nhân tố gây khó chịu” trong quan hệ song phương. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả vùng biển được công nhận là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các cuộc đối đầu trên biển giữa các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông đôi khi trở nên bạo lực. Việt Nam trước đây từng cáo buộc cáo buộc Trung Quốc sử dụng lực lượng dân quân biển để tấn công ngư dân Việt Nam.
Việt Nam cũng cáo buộc Trung Quốc sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển để quấy rối các hoạt động khoan dầu ngoài khơi ở vùng biển tranh chấp, gần đây nhất là vào tháng 5.
Tuy nhiên, trong khi Việt Nam coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh chiến lược chính, hai chính phủ vẫn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau, Thayer nói.

Ông nói thêm: “Hai bên giải quyết vấn đề này một cách tách biệt khỏi hàng loạt vấn đề liên quan đến quan hệ song phương”.
Mặc dù chương trình nghị sự cho cuộc thảo luận của Tập với Nguyễn Phú Trọng chưa được công bố nhưng nhiều người dự đoán hai lãnh đạo sẽ thảo luận về tuyến đường sắt mới giữa hai nước. Do năng lực hiện còn hạn chế trên các tuyến đường sắt cũ giữa Trung Quốc và Việt Nam, quan chức của cả hai nước từ lâu đã kêu gọi nâng cấp.

Ông Abuza nói: “Chúng ta không thể quên rằng miền Bắc Việt Nam là một phần của chuỗi cung ứng miền Nam Trung Quốc, vì vậy Việt Nam rất lo lắng về sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc có thể tác động dây chuyền đến Việt Nam”.
Ông Doanh cho biết tuyến đường sắt cũng sẽ giúp giải quyết những lo ngại của Trung Quốc về sự tham gia hạn chế của Việt Nam vào Sáng kiến Vành đai và Con đường, vốn đã được chứng minh là điểm gắn bó trong quan hệ giữa hai nước.
Nếu tuyến đường sắt được phê duyệt, đây là dự án Vành đai và Con đường thứ hai ở Việt Nam sau tuyến Cát Linh-Hà Đông.
Điều quan trọng là việc nâng cấp tuyến đường sắt nối Hải Phòng với Côn Minh sẽ đi qua các mỏ đất hiếm giàu có nhất của Việt Nam.

“Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới, Việt Nam có trữ lượng lớn thứ nhì, nên tôi hiểu mong muốn của Trung Quốc hợp tác khai thác đất hiếm với Việt Nam”, ông Lê Đăng Doanh nói.


(Tổng kết nhận định của nhiều hãng truyền thông ngoại quốc chung quanh chuyến đi. Xin lỗi nhiều, vì hình có tính cách thời sự, nên đã không gạch chéo hình Cờ Sao)


Bộ Ngoại giao Việt Nam Xác Nhận Chuyến Thăm Chính Thức của Chủ Tịch Tập Cận Bình
(Đài Á Châu Tự Do)

(Hình: Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 12/11/2017.)
-Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến công du mới nhất đến Việt Nam vào hai ngày 12 và 13/12/2023.
Truyền thông cả hai nước Việt Nam, Trung Quốc và quốc tế dẫn thông báo của hai Bộ Ngoại giao của Chính phủ Hà Nội và Bắc Kinh về chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình như vừa nêu. Thông cáo được đưa ra sau khi tin không chính thức về chuyến đi này được loan truyền trong thời gian gần đây.
Thông tấn xã AFP dẫn lời của phát ngôn nhân Uông Văn Bân, Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng "Chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tăng cường và củng cố sự hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai phía. Thế giới đang ở trong một giai đoạn biến động và thay đổi mới với những bất ổn và bất định ngày càng gia tăng. Công tác củng cố tình đoàn kết và hữu nghị, cũng như gia tăng hợp tác có lợi cho đôi bên là quyền lợi chung của cả hai đảng".

Phía Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo nêu rằng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình nhận lời mời của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, sẽ chính thức thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 13/12/2023.
Vào năm 2017, ông Tập Cận Bình có chuyến công du Việt Nam nhân dịp tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương (APEC) năm đó.

Chuyến thăm kỳ này của Chủ tịch Tập Cận Bình sang Việt Nam diễn ra sau chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Hà Nội vào tháng 9 vừa qua.
Việt Nam và Trung Quốc từng có đụng độ trên biên giới từ năm 1979 đến 1988. Tuy vậy, vào năm 2008, Trung Quốc là nước đầu tiên ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.


Chuyến viếng thăm nhằm cảnh báo “đàn em” đang đi sai đường! Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thấy Việt Nam xếp vào hàng trong 'bức tranh' của trật tự Trung Hoa!



*Chuyến đi của Tập Cận Bình nhắc nhở” ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ CCD là gì và vì sao TQ muốn VN đi theo?
Bên cạnh đó, người đứng đầu nước Trung Quốc cũng muốn đưa Việt Nam vào những "bức tranh" như Sáng kiến Vành đai & Con đường; Cộng đồng chung vận mệnh (Cộng Sản Trung Quốc & Cộng Sản VN, cùng chung một số phận! Tách rời là chết!)


Tập Cận Bình Thăm Việt Nam, Tìm Cách Thắt Chặt, Áp Lực Thêm Quan Hệ Với Hà Nội!
(Hình AP: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hôm 7/12/2023.)
-Hôm 7/12/2023, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam trong 2 ngày 12 và 13 tháng 12, để thảo luận về việc nâng cấp quan hệ giữa hai nước.
Phát ngôn viên Uông Văn Bân cho biết trong một cuộc họp báo rằng hai bên sẽ tập trung vào các lĩnh vực an ninh chính trị, các vấn đề đa phương và hàng hải, đồng thời thúc đẩy hợp tác chiến lược hơn nữa, theo Reuters.

Phu nhân ông Tập sẽ cùng đi với ông trong chuyến thăm này theo lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, theo thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 7/12.
Trước đó, một số nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đến thăm Việt Nam khi hai nước tìm cách củng cố mối quan hệ song phương.

Ông Uông nói: "Kể từ đầu năm nay, (Trung Quốc và Việt Nam) đã thường xuyên có những tương tác cấp cao, trao đổi chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực và tiếp tục tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau".
Ông Uông nói thêm rằng hợp tác sâu sắc hơn sẽ giúp duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.

Chuyến thăm Việt Nam của ông Tập diễn ra chưa đầy ba tháng sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ Joe Biden, và chưa đầy hai tuần sau chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Thưởng. Việt Nam nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện với Mỹ và Nhật trong hai sự kiện này.
"Chuyến thăm của ông Tập diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất, ngang tầm với Nga và Trung Quốc sẽ khiến cho Trung Quốc lo ngại là quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sẽ giảm bớt sự thân thiết", nhà quan sát Dương Quốc Chính, nêu nhận định với VOA hôm 7/12.

"Ông Tập muốn sang Việt Nam để củng cố mối quan hệ với Việt Nam và có lẽ muốn có những hứa hẹn gì đó nâng cấp hơn nữa quan hệ với Việt Nam. Lưu ý là Việt Nam cũng vừa nâng cấp quan hệ với Nhật cũng lên mức cao nhất. Điều đó càng làm Trung Quốc lo ngại bị cô lập, do Nhật và Mỹ, Nam Hàn đều đang ở vị trí có quan hệ quân sự gắn bó, sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc", ông Chính cho biết thêm.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập cảng quan trọng cho lĩnh vực sản xuất của Việt Nam.

Vào tháng 10, ông Tập nói với viên chức cấp cao thứ hai của Việt Nam rằng cả hai nước không được quên "ước nguyện ban đầu" về tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Truyền thông nhà nước nói rằng chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ hợp tác Đối tác Chiến lược Toàn diện.


Việt Nam Thận Trọng Với Lời Cảnh Báo 'Cộng Đồng Chung Vận Mệnh' của Lãnh Đạo Trung Quốc Tập Cận Bình
(VOA Tiếng Việt / An Tôn)


(Hình: Nhiều người Việt bất bình về tranh chấp lãnh thổ, biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc biểu tình ở Hà Nội hồi tháng 12/2012.)

-Có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam lần lữa, hờ hững với sáng kiến "cộng đồng chung vận mệnh" được nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc Tập Cận Bình chào mời trong nhiều năm qua, theo nhận xét của một số nhà nghiên cứu, nhà quan sát đưa ra với VOA chỉ ít ngày trước khi ông Tập đến thăm Hà Nội.
Những biểu hiện mới đây nhất là khi Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng thăm Trung Quốc hồi tháng 10 và khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Hà Nội vào ngày đầu tháng 12, hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc đều trích đăng lời các lãnh đạo nước này nói Việt Nam cần hợp tác với họ để xây dựng "cộng đồng chung vận mệnh", trong khi đó, ngược lại, báo chí nhà nước Việt Nam hoàn toàn không đề cập đến điều này.

Trước đó, vào cuối tháng 6, trong thông cáo chung sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tới Bắc Kinh, Hà Nội nói rằng họ "đánh giá cao" sáng kiến "cộng đồng chung vận mệnh" và một số sáng kiến khác của Trung Quốc, nhưng không khẳng định sẽ ủng hộ hoặc sẽ tham gia mà chỉ nói thêm rằng "hai bên sẽ đi sâu trao đổi về các biện pháp cụ thể hơn".
Xa hơn nữa, vào đầu tháng 11 năm 2022, trong toàn bộ Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc dài hơn 6.000 từ nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc, hoàn toàn không có lời nào đề cập đến sáng kiến "cộng đồng chung vận mệnh".

Mặc dù vậy, trong điểm thứ ba của bản tuyên bố chung này, có đoạn nói rằng Việt Nam và Trung Quốc vừa là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt "cùng chung chí hướng, chia sẻ vận mệnh chung".
Với việc Việt Nam vẫn tỏ ý giữ khoảng cách với "cộng đồng chung vận mệnh" dù chỉ còn ít ngày nữa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Việt Nam trong hai ngày 12 và 13/12, một số nhà nghiên cứu và nhà quan sát nhận định với VOA rằng Hà Nội có những tính toán khi thực hiện động thái như vậy.

Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên thuộc Đại học Luật Tp. HCM, suy luận về hai nguyên nhân chính:
"Vấn đề quan trọng nhất là 'cộng đồng chung vận mệnh' cụ thể nó là cái gì. Có lẽ là nó còn nhiều điều mơ hồ. Điều thứ hai, quan điểm của Việt Nam rất rõ là Việt Nam không chọn bên. 'Cộng đồng chung vận mệnh' là cái Việt Nam phải suy nghĩ vì liệu tham gia vào có thể gọi là chọn bên hay không, hoặc sẽ khiến các quốc gia khác nghĩ Việt Nam chọn bên hay không".


(Hình: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng thăm Việt Nam hồi tháng 11/2017.)

Cộng Đồng Chung Vận Mệnh Là Gì?
Ông Tập lần đầu nêu lên khái niệm "cộng đồng chung vận mệnh", hay còn gọi là "cộng đồng chung tương lai", vào cuối năm 2012, dựa trên ước mơ từ hàng ngàn năm nay của người Trung Hoa về một thế giới trong đó mọi người sống với nhau tuyệt đối hòa thuận và yêu thương nhau như người nhà, theo một bài báo của Tân Hoa Xã hồi giữa tháng 1/2017.

Bài báo nói rằng ông Tập hình dung về một thế giới với tương lai là do tất cả các nước cùng chung tay xây dựng một cách bình đẳng và mọi quốc gia đều cần phải đối thoại thay vì đối đầu với nhau, và tạo dựng các quan hệ đối tác thay vì lập các liên minh.
Một bài phân tích của tác giả Nadège Rolland nhằm giải mã khái niệm "cộng đồng chung vận mệnh" của Bắc Kinh, đăng trên trang The Asan Forum vào tháng 6/2017, chỉ ra rằng trước cả ông Tập, vị Chủ tịch và lãnh đạo đảng trước đây của Trung Quốc là ông Hồ Cẩm Đào đã sử dụng thuật ngữ "cộng đồng chung vận mệnh" trong báo cáo của ông trước đại hội toàn quốc lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi giữa tháng 10/2007.

Ông Hồ dùng khái niệm đó để mô tả mối quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc và Đài Loan, hàm ý rằng hai thực thể chính trị khác nhau có thể có quan hệ khá tốt đẹp dù có những khác biệt.
Sau khi ông Tập Cận Bình được bầu làm nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc vào tháng 3/2013, ông đã thường xuyên quảng bá, thúc đẩy sáng kiến "cộng đồng chung vận mệnh", theo bài viết của Nadège Rolland.

Ban đầu, ông Tập nhấn mạnh tại Diễn đàn Bác Ngao, tháng 4/2013, với các nước tham dự hầu hết đến từ Á Châu, rằng: "Là những thành viên trong cùng một ngôi làng toàn cầu, chúng ta cần nuôi dưỡng sự nhận thức về cộng đồng chung vận mệnh, đi theo xu hướng thời đại, giữ định hướng đúng đắn, đoàn kết cùng nhau trong những lúc khó khăn và bảo đảm rằng sự phát triển ở Á Châu và phần còn lại của thế giới sẽ đạt được những đỉnh cao mới", bài viết trên The Asan Forum cho hay.
Ở thời điểm giữa năm 2017, tác giả bài viết nhận định về ý nghĩa của khái niệm "cộng đồng chung vận mệnh", đó là thứ nhất, các nước có thể hợp tác với nhau bất chấp những sự khác biệt lớn về chính trị, xã hội hay văn hóa; thứ hai, nó áp dụng hầu hết cho Á Châu và các nước láng giềng của Trung Quốc; và thứ ba, khái niệm này có cả thành phần kinh tế lẫn an ninh.

"Nó có những mục tiêu là củng cố cả 'sự phát triển chung' lẫn 'an ninh chung', điều này phản ánh quan điểm của ông Tập rằng 'phát triển là nền tảng của an ninh, và an ninh là một điều kiện để phát triển'", tác giả Rolland viết.
Trung Quốc không lập ra bất kỳ cơ chế mang tính định chế trung tâm nào hay một ban thư ký để xác định thể thức và điều hành "cộng đồng chung vận mệnh" này, và không có Hiệp ước nào được ký kết, theo bài viết.

"Không có một khuôn khổ cứng nhắc, cộng đồng này có hình thức như một mạng lưới không chính thức" và các nguyên tắc cũng như chuẩn mực của cộng đồng được định hướng là sẽ do các thành viên chung tay tạo dựng "thông qua tham vấn để đáp ứng các lợi ích của tất cả các bên", một số đoạn trích trong bài viết chỉ ra.


(Hình: Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nâng cấp quan hệ hai nước thành Đối tác Chiến lược Toàn diện hồi tháng 9/2023.)

Việt Nam Cố ứng Xử Khéo Léo
Từ đầu tháng 10, hãng tin Reuters loan tin các viên chức Việt Nam và Trung Quốc đã chuẩn bị cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo có thẩm quyền quyết định cao nhất ở hai quốc gia – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Các viên chức đã thảo luận về việc đề cập đến "cộng đồng chung vận mệnh" trong tuyên bố chung về cuộc gặp thượng đỉnh, theo Reuters.
Bình luận về việc ông Tập sẽ thăm Việt Nam trong 2 ngày 12 và 13/12, chỉ ít lâu sau khi đất nước láng giềng nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác Chiến lược Toàn diện với Mỹ và Nhật Bản, một đồng minh thân cận của Mỹ, Giáo sư Alexander Vuving thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh K. Inouye Á Châu-Thái Bình Dương ở Honolulu, Hawaii, cho rằng ông Tập sẽ một lần nữa thúc ép Việt Nam tham gia "cộng đồng chung vận mệnh" để cố xây dựng một liên minh làm đối trọng với Hoa Thịnh Ðốn.

"Nếu Việt Nam đồng ý tham gia 'cộng đồng chung vận mệnh' của Trung Quốc, điều này sẽ được quảng bá như thể là một sự nâng cấp lên từ 'Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện' hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việc nâng cấp này sẽ được Trung Quốc diễn dịch là Bắc Kinh luôn luôn gần gũi hơn, hoặc đi trước hoặc ở cao hơn Hoa Thịnh Ðốn trong quan hệ với Việt Nam", Giáo sư Vuving đưa ra ý kiến với VOA qua email.
Giáo sư Vuving lưu ý rằng Việt Nam đã cưỡng lại sự thúc ép của Trung Quốc về việc "nâng cấp" đó trong nhiều năm, trong khi tương phản lại, cả Việt Nam lẫn Mỹ đều muốn nâng cấp quan hệ.

Từ góc nhìn của mình, ông Vuving cho rằng hết sức đáng chú ý khi Việt Nam là nước duy nhất trong số các quốc gia trên đất liền ở Đông Nam Á vẫn chưa tham gia "cộng đồng chung vận mệnh của Trung Quốc" so với Lào, Cam Bốt, Miến Ðiện và Thái Lan, những nước đã gia nhập trong mấy năm qua.
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng Việt Nam, cũng dự báo với VOA rằng ông Tập sẽ chính thức mời Việt Nam tham gia sáng kiến "cộng đồng chung vận mệnh", trong khi đáp lại, Việt Nam sẽ chỉ tập trung vào các vấn đề gồm nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác, nhất là về kinh tế, quốc phòng-an ninh; giải quyết thỏa đáng các bất đồng và khác biệt; cũng như tăng cường giao lưu nhân dân và tình hữu nghị giữa hai bên.

Đánh giá chung về chuyến thăm sắp diễn ra của ông Tập, ông Quân nói:
"Trong bối cảnh hiện nay, nước lớn nào cũng muốn gia tăng ảnh hưởng và muốn gia tăng cái phần ảnh hưởng sâu rộng của mình đối với Việt Nam hơn là các đối thủ khác. Tóm lại là cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc đối với Việt Nam cũng sẽ sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn".

Với quan sát cá nhân dựa trên kinh nghiệm sống và làm việc trong hàng chục năm qua của một nhà báo-nhà văn kỳ cựu, cựu đại tá an ninh Nguyễn Như Phong nói với VOA về "cộng đồng chung vận mệnh" của Trung Quốc:

"Tôi cho rằng đây là cái loại lời nói đãi bôi thôi, tôi chẳng tin. Bởi vì từ xưa đến nay, Trung Quốc là nước lớn nhưng họ hành xử rất tiểu nhân và cứ nói một đằng làm một nẻo, cho nên tôi không tin".


(Hình: Trung Quốc nhiều lần bị tố là có các hành vi bắt nạt, cưỡng ép ở Biển Đông - ảnh chụp các tàu của Trung Quốc và Phi Luật Tân ở gần Bãi Cỏ Mây, 22/8/2023.)

Để củng cố cho lập luận của mình, ông Phong dẫn chứng việc Trung Quốc công bố bản đồ quốc gia mới hồi tháng 8 thể hiện nhiều vùng đất của các nước láng giềng bao gồm cả Việt Nam, Ấn Độ, Nga… thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc. Báo chí quốc tế cũng đã đưa tin về vấn đề này, nói rằng nhiều nước phẫn nộ về bản đồ đó. Ông Phong nói thêm:
"Trung Quốc bất chấp luật pháp, mà một quốc gia đã bất chấp luật pháp và dùng mọi thủ đoạn này khác thì không nên tin. Bây giờ bảo 'cộng đồng chung vận mệnh' để rồi xóa nhòa tất cả các thứ đi, để rồi họ thao túng theo họ thì chết".

Tiếng nói của ông Phong có sự cộng hưởng với quan điểm của rất đông những người Việt Nam thể hiện trên mạng xã hội rằng do các vấn đề đau thương trong lịch sử và những tranh chấp lãnh thổ, biển đảo hiện nay, họ muốn đất nước không gắn bó quá thân thiết với Trung Quốc mà chỉ nên hợp tác cùng có lợi về kinh tế, thương mại.
Thạc sĩ Hoàng Việt thuộc Đại học Luật Tp.HCM, chỉ ra rằng nguyên do lớn nhất đằng sau điều mà ông gọi là "tâm lý chống Trung Quốc" trong nhiều người Việt là vấn đề Biển Đông và đây là một thực tế mà giới lãnh đạo buộc phải lưu tâm:

"Đương nhiên, chắc chắn là với tâm lý chống Trung Quốc như thế nó cũng khiến cho các lãnh đạo phải cân nhắc rất nhiều. Nói cho cùng, lãnh đạo cũng phải xem xét một mặt là có được lợi ích của chính quyền, nhưng mặt khác cũng phải đồng thuận với người dân trong nhiều vấn đề. Cho nên có lẽ đó cũng là vấn đề tác động rất lớn đến quyết định của lãnh đạo Việt Nam".
Nhận xét về các dấu hiệu cho thấy Việt Nam thận trọng trong bày tỏ quan điểm về sáng kiến "cộng đồng chung vận mệnh" của Trung Quốc, cựu đại tá an ninh Nguyễn Như Phong, một nhà báo-nhà văn kỳ cựu, cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam thật "sáng suốt":

"Tôi nghĩ rằng chính sách ngoại giao của đảng, chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc đã có những bước đi chiến lược khéo léo và dung hòa được lợi ích của tất cả các bên".
Xét việc hai đại cường quốc là đối thủ của nhau liên tiếp có những chuyến thăm cấp nguyên thủ đến Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn, ông Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhấn mạnh đến điểm mấu chốt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam:

"Việt Nam tiếp tục bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc của mình trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Lập trường của Việt Nam rất rõ ràng với chính sách quốc phòng '4 không', là không liên minh quân sự với ngoại quốc, không đi với nước này để chống nước khác, không cho ngoại quốc dùng lãnh thổ của mình để tấn công nước khác, và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trừ khi an ninh của Việt Nam gặp nguy hiểm nghiêm trọng".
Những nguyên tắc nêu trên chi phối trực tiếp đến cách Việt Nam đối xử với các nước lớn nói chung, và với Trung Quốc cũng như Mỹ nói riêng, ông Quân nói thêm.

Theo Giáo sư Vuving ở Hawaii, Mỹ, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình sẽ là một phép thử lớn đối với nền "ngoại giao cây tre" của Hà Nội và khả năng của họ ứng phó với Trung Quốc.
"Việt Nam có thể lấy mối quan hệ mới được nâng cấp với Mỹ làm đòn bẩy để đòi Trung Quốc nhượng bộ một số điều. Hoặc Việt Nam cũng có thể bám vào 'cây tre' và cong xuống dưới sức ép của Trung Quốc. Quỹ đạo tương lai của quan hệ Trung-Việt sẽ tùy thuộc vào việc Việt Nam có thể chống lại sự thúc ép của Trung Quốc hay không", ông Vuving nói với VOA qua email.

Chiến lược đối ngoại chú trọng phát triển quan hệ cân bằng với các cường quốc và đa dạng hóa các mối quan hệ với các nước nói chung được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi tên là "ngoại giao cây tre" trong một số hội nghị của Đảng Cộng sản Việt Nam vào các năm từ 2021 đến nay.
VOA cố gắng liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tòa Ðại sứ Trung Quốc ở Hà Nội để tìm hiểu quan điểm của họ, song không có hồi đáp.


Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc lại: muốn thấy Việt Nam, xếp hàng nghiên chỉnh trong 'bức tranh' của trật tự Trung Hoa!


-Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện sẽ đến thăm Việt Nam từ ngày 12-13/12, chuyến thăm được đánh giá là nhằm thúc đẩy mối quan hệ 'mật thiết' giữa hai quốc gia do đảng cộng sản lãnh đạo.
Chuyến thăm cấp nhà nước này đánh dấu lần thứ ba ông Tập đến Hà Nội trong cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Trung Quốc, sau chuyến đi năm 2017 và 2015.

Nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Tập lần này đến Việt Nam được coi là đáp lễ chuyến thăm Trung Quốc cuối tháng 10 năm 2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo đó, ông Tập mong muốn thúc đẩy quan hệ hai đảng cầm quyền.
Chủ tịch Tập sang thăm: Tiền đầu tư, tình đồng chí và các khẩu hiệu
‘Cộng đồng chung vận mệnh’ CCD là gì và vì sao TQ muốn VN đi theo?

Bên cạnh đó, người đứng đầu nước Trung Quốc cũng muốn đưa Việt Nam vào những "bức tranh" như Sáng kiến Vành đai & Con đường; Cộng đồng chung vận mệnh.
Báo Nhật Bản Nikkei Asia viết rằng hàng loạt dự án nhiều tỷ USD đã và đang được ký kết, liên quan tới nguồn đất hiếm. Các hoạt động nâng cấp cả tuyến đường sắt Hải Phòng-Côn Minh cũng được quan chức hai phía gián tiếp xác nhận.
Vậy hiện tại, mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc đang trong tình trạng thế nào?

Về chính trị, an ninh

Năm 2023 đánh dấu 15 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ký mức ngoại giao cao nhất với Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc, Việt Nam cũng đã cân bằng các chân kiềng ngoại giao của mình bằng việc nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với các nước khác như Nga (2012), Ấn Độ (2016).
Đáng chú ý, chỉ trong vòng năm 2022 và 2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Hàn Quốc (cuối năm 2022), Hoa Kỳ (tháng 9 năm 2023), và Nhật Bản (tháng 11 năm 2023).


Việc nâng cấp này, theo chuyên gia Hà Hoàng Hợp, có hàm ý thúc đẩy hợp tác an ninh sâu rộng hơn với Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... nhằm giảm rủi ro an ninh từ Trung Quốc.
Vì lẽ đó, dù cùng chung ý thức hệ nhưng Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại những bất đồng sâu sắc về chủ quyền biển đảo, tiêu biểu là việc Trung Quốc vẫn tiếp tục có những động thái gây hấn ở Biển Đông, bất chấp tuyên bố chung của hai nước sau chuyến thăm năm 2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh.

Trong Tuyên bố Chung của chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vẫn có câu “Trung Quốc cam kết sẽ xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại liên quan đến Biển Đông”.
Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, ông Tập đến Hà Nội với mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước sao cho có lợi hơn đối với Trung Quốc, nhất là về các vấn đề Biển Đông.

"Thỏa đáng có nghĩa là chủ quyền ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc, không nhân nhượng, không thỏa hiệp, không công nhận luật pháp quốc tế về biển và lãnh thổ. Trung Quốc nói rằng sẽ không để mất lãnh thổ ở Biển Đông, dù chỉ một li," TS Hà Hoàng Hợp phân tích.
VN hưởng lợi khi TQ đầu tư vào Campuchia và Lào theo trục 'đông-tây'

Trung Quốc muốn một nước Việt Nam như thế nào trong hoàn cảnh địa chính trị mới?
Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông và động thái của Thủ tướng Chính
Chuyến công du của ông Tập đến Hà Nội được đánh giá là chuẩn bị tỉ mỉ, với các đoàn cấp cao Bộ Ngoại giao Trung Quốc sang Việt Nam trong vòng hai tháng trước đó, tiêu biểu như trợ lý Ngoại trưởng Nông Dung, Thứ trưởng Tôn Vệ Đông và kế tiếp là Ngoại trưởng Vương Nghị.

Tiếp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Phủ Chủ tịch ngày 1/12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng gần gũi, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, cùng kiên trì đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Ông Thưởng nói rằng Việt Nam luôn coi quan hệ với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa.

Trong bài phân tích về Việt Nam trong quan hệ Trung-Mỹ, Tiến sĩ Bích Trần của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) viết rằng, sau sự sụp đổ của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Trung Quốc và Việt Nam nằm trong số năm quốc gia vẫn duy trì độ cộng sản còn lại trên thế giới.
Đối với Việt Nam hay Trung Quốc, sự tồn vong của chế độ đi liền với lợi ích an ninh quốc gia và thời điểm này, Hà Nội coi Bắc Kinh là đồng minh, cùng bảo vệ "chủ nghĩa xã hội".

Từ năm 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong hình hình mới", áp dụng một khái niệm mới được gọi là "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" và chiến lược này đã được quán triệt trong mười năm kế tiếp. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã phải xác định rõ "đối tượng" và "đối tác" để đưa ra hành động tối ưu hơn đối với từng quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Mỹ.
Nhìn chung, hiện quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục là mối quan hệ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, theo TS Hà Hoàng Hợp.


'Cộng đồng chung vận mệnh' được cho sẽ mối bận tâm lớn của ông Tập Cận Bình khi thăm Việt Nam
Theo TS Hà Hoàng Hợp, mười năm nay, ngôn ngữ ngoại giao của Trung Quốc đối với Việt Nam không thay đổi.

"So với thời Giang Trạch Dân, Trung Quốc không dùng “16 chữ vàng, 4 tốt” nữa, mà áp dụng lý luận “Trung Quốc trỗi dậy” và “giấc mơ Trung Quốc”, trong đó có “cộng đồng chung vận mệnh”.
"Cộng đồng chung vận mệnh” là thuật ngữ được cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sử dụng đầu tiên trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 17 của ông vào năm 2007, nhằm nói đến vấn đề Đài Loan, ý chỉ rằng hai thực thể chính trị khác nhau có thể có quan hệ tương đối tốt đẹp bất chấp những sự khác biệt.

Lần đầu tiên ông Tập Cận Bình sử dụng khái niệm này là vào cuối năm 2012, và nó đã tiếp tục định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với quản trị toàn cầu, đưa ra các đề xuất và biện pháp hỗ trợ tăng trưởng cho tất cả mọi người.
TS Hà Hoàng Hợp cho rằng, ý đồ của Trung Quốc là phác họa một bức tranh về thế giới, thách thức trật tự quốc tế đã có từ sau Thế Chiến II, kết thúc năm 1945.

Ý đồ này gồm hai phần: Trung Quốc muốn bỏ trật tự quốc tế sau 1945, thay bằng viễn tượng của Trung Quốc, và Trung Quốc muốn dẫn dắt, lãnh đạo một trật tự mới được dựng lên từ bức tranh này.
"Chữ nghĩa ở đây không rõ ràng, lãnh đạo Trung Quốc rất biết, nhưng họ coi đây là khẩu hiệu có lợi cho họ, nên đi đâu cũng tác động đối tác công nhận. Từ năm 2015 đến nay, Trung Quốc đã sáu lần đề nghị Việt Nam “tham gia” “Cộng đồng chung vận mệnh”, ba lần do Vương Nghị tác động, ba lần do ông Tập đề nghị," theo TS Hà Hoàng Hợp.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tham gia “cộng đồng chung vận mệnh của Trung Quốc” dù Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan, đã gia nhập trong vòng vài năm qua.
Tập Cận Bình nói ‘Không để bất kỳ ai can thiệp’ vào bước tiến của TQ và Việt Nam

Trung Quốc đề nghị hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam
Cuối tháng 6, trong thông cáo chung sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tới Bắc Kinh, Hà Nội nói rằng họ “đánh giá cao” sáng kiến “Cộng đồng chung vận mệnh” và một số sáng kiến khác của Trung Quốc, nhưng không khẳng định sẽ ủng hộ hoặc sẽ tham gia mà chỉ nói thêm rằng “hai bên sẽ đi sâu trao đổi về các biện pháp cụ thể hơn”.


Hồi cuối tháng 10, Chủ tịch Võ Văn Thưởng thăm Bắc Kinh hồi tháng 10 để dự Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường lần thứ 3 và khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Hà Nội vào ngày đầu tháng 12, hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc đều trích đăng lời các lãnh đạo nước này nói Việt Nam cần hợp tác với họ để xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh”.

Tuy nhiên, đối lập với sự rầm rộ của báo chí Trung Quốc thì báo chí nhà nước Việt Nam hoàn toàn không đề cập đến điều này.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp chỉ ra rằng, trong toàn bộ Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc dài hơn 6.000 từ nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc năm ngoái, hoàn toàn không có lời nào đề cập đến sáng kiến “cộng đồng chung vận mệnh”.

Sáng kiến Vành đai & Con đường
Ngày 12 tháng 11 năm 2017, nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Dù Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến Bắc Kinh tham gia Diễn đàn BRI nhưng ông Thưởng chỉ nói rằng tiếp tục thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường", như đã thể hiện trong Biên bản Ghi nhớ năm 2017.
Hai hành lang và một vành đai kinh tế là thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đáng chú ý, phía Việt Nam chỉ nói rằng sẽ kết nối dự án này với BRI, chứ chưa ký tham gia BRI.
Việt Nam nhận được 670 triệu USD vốn vay của Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị lớn ở Hà Nội. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn chưa chính thức xếp bất kỳ dự án cơ sở hạ tầng mới nào trong khuôn khổ BRI.

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông tại Việt Nam bắt đầu vào năm 2011 nhưng phải đối mặt với sự chậm trễ và chi phí đội lên nhiều lần. Cuối cùng nó đã đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 2021.
Phóng viên Sylvia Chang thuộc BBC Tiếng Trung viết rằng, thời gian xây dựng tuyến metro này là ví dụ tiêu cực cho các dự án cơ sở hạ tầng khác trong nước và làm suy giảm niềm tin của công chúng - mặc dù cần lưu ý rằng thời gian xây dựng các dự án tương tự ở các nước phương Tây có thể chậm như vậy hoặc thậm chí lâu hơn.

Vì lẽ đó, trong tương lai, Sáng kiến Vành đai và Con đường có vẻ sẽ phải đối mặt với những thách thức khó khăn tương tự.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng, sẽ là sự thất bại, nếu Trung Quốc muốn có dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam vì ít nhất, chưa ai quên dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông với chi phí đội lên hơn hai lần.


‘Cộng đồng chung vận mệnh’ CCD là gì và vì sao TQ muốn VN đi theo?


(Hình: Trẻ em TQ ca múa ở Quảng trường Thiên An Môn)

Vào hai ngày 12-13 tháng 12 này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm sang Việt Nam lần đầu từ sau sáu năm (2017) để nâng cao hơn nữa mối quan hệ Trung-Việt.
Theo các nhà quan sát, Trung Quốc muốn đẩy quan hệ với Việt Nam lên một mức cao hơn ‘đối tác chiến lược toàn diện’, hoàn tất yêu cầu đưa Hà Nội tham gia ‘Cộng đồng chung vận mệnh-Community of Common Destiny’ (CCD), điều TQ thúc giục từ 2017.

Tác giả Sebastian Strangio chú ý đến sự kiện chuyến thăm của ông Tập tuần tới đến Hà Nội diễn ra sau khi Việt Nam đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới thăm hai tháng trước, và nâng cấp quan hệ hai bên lên cấp cao nhất ‘Đối tác Chiến lược Toàn diện’, ngang với Nga và Trung Quốc.
Hà Nội cũng mới nâng cấp quan hệ với Tokyo lên cấp này vào tuần trước, và sắp làm như vậy với các nước Singapore, Úc và Indonesia, ông Strangio viết.
Như thế, Trung Quốc muốn đưa quan hệ với Việt Nam lên một cấp độ khác, cao hơn cả các nước kia.

‘Cộng đồng chung vận mệnh’ là gì?
Cho đến nay lãnh đạo Việt Nam ít nói về CCD mà dư luận chỉ thấy Bộ trưởng Ngoại giao TQ, ông Vương Nghị nói với báo Trung Quốc vào tuần trước, sau chuyến thăm “dọn đường” cho Chủ tịch Tập sang Việt Nam, rằng hai nước, hai đảng cộng sản “chia sẻ hoài bão và vận mệnh” (Vietnam and China share the same aspiration and destiny).

Có thể hiểu rằng ông Vương Nghị lấy quan hệ hai đảng cộng sản là cốt lõi cho quan hệ Trung-Việt.
Nhưng đây chỉ là phần đặc thù trong quan hệ hai quốc gia có thể chế giống nhau mà quyền lợi không giống nhau.

Theo Sebastian Strangio viết trên The Diplomat hôm 08/12 thì ngoại giao Việt Nam đã là “đa phương” (omnidirectional), và Hà Nội “đi từng bước cẩn trọng cân bằng mối quan hệ với Washington và Bắc Kinh”.

Mặt khác, Trung Quốc đã mời được các quốc gia không hề có đảng cộng sản nắm quyền gia nhập CCD.
Vì thế cần làm rõ hơn khái niệm này có từ đâu và được nêu ra để làm gì, với ai.
Theo TS Trương Đăng Hoa (Denghua Zhang), một nhà nghiên cứu ở Đại hoc Quốc gia Australia, thì trên thực tế, từ thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (2012), Trung Quốc đã nói tới “nhu cầu có một cách thức mới để nhân loại cùng phát triển, vì quyền lợi chung, cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích”.

Các câu nói trên đã được đưa vào văn kiện Đại hội 18 của ĐCS Trung Quốc và trở thành kim chỉ nam cho chính sách đa phương của Trung Quốc trên trường quốc tế, lấy quyền lợi chung là cốt yếu để tìm cách giải pháp hài hòa lợi ích.
Còn tác gia Liza Tobin cho rằng CCD được báo đài Trung Quốc ca ngợi như sáng kiến lý luận lớn của ông Tập Cận Bình cho dù khái niệm này không mới.

Chủ tịch Giang Trạch Dân từ những năm 1990 đã nêu ra Năm nguyên tắc đối ngoại quốc tế cho Trung Quốc, nói về việc chia sẻ tương toàn cầu.
Thậm chí nếu nhìn lại Năm nguyên tắc cùng chung sống do Thủ tướng Chu Ân Lai nêu ra năm 1954, nhắm tạo thế đứng riêng cho CHND Trung Hoa và mời gọi đoàn kết với những nước Á-Phi đang giành lại độc lập sau thời giải thực dân, thì những gì lãnh đạo Trung Quốc ngày nay nên ra cũng không quá khác.

Nhưng theo TS Trương Đăng Hoa, sang thời Tập Cận Bình khái niệm ‘cộng đồng chung vận mệnh’ hình thành rõ nét hơn.
Trong Trung văn, nó là 人类命运共同体-renlei mingyun gongtongti-nhân loại vận mệnh cộng đồng thể, dịch sang tiếng Anh là ‘commuity of common destiny of mankind’ (CCD), nhắm tới toàn nhân loại chứ không nói riêng về nước nào.
Từ thời Tập Cận Bình, CCD ‘có hai mặt’ (double-edged) khi áp dụng vào thời sự quốc tế, TS Trương viết trong bài 'The Concept of‘Community of Common Destiny’in China’sDiplomacy: Meaning, Motives and Implications' (2018).

Đó là ‘chống lại việc thống trị của một quyền lực trong khu vực và trên toàn cầu’ và ‘đẩy cao vai trò quốc tế của Trung Quốc’.
Về vế chống lại ‘bá quyền’, có thể hiểu đây là cách Trung Quốc ngầm chỉ trích Hoa Kỳ và đồng minh, trong bối cảnh các diễn biến trên thế giới giai đoạn 2014-15.

Tuy vậy, vẫn theo Trương Đăng Hoa, Trung Quốc có vẻ như không áp dụng CDD với các nước phát triển mà dành nó cho các nước đang phát triển.

Chủ tịch Tập nêu ra CCD như cách chống lại 'sự thống trị' trên thế giới của Hoa Kỳ và đồng minh - theo một số nhà quan sát
Với các quốc gia như EU, Trung Quốc chỉ kêu gọi họ tham gia “cộng đồng chung lợi ích” (community of common interests- liyi gongtongti), chứ không dùng từ ‘vận mệnh’.
Thậm chí với các đại cường như Anh Quốc, chính ông Tập nói với quan hệ 'cùng phụ thuộc, chung lợi ích' như thể Trung Quốc muốn ngang hàng với Anh, chứ không phải là Trung Quốc đóng vai trò dẫn dắt.

Tuy ngôn từ thay đổi nhưng điều cơ bản vẫn là lãnh đạo TQ muốn làm gì với các “thiết kế” đại ngôn trong Hán văn cho quan hệ quốc tế, và có làm được tới đâu. Theo Trương Đăng Hoa, “động cơ” của CCD là điều Trung Quốc cần làm rõ.
Về tổng thể, Trung Quốc hay nêu ra các mục tiêu khá chung chung, gắn liền với một loạt khái niệm cao đẹp như ‘Vì hòa bình’ (hòa vi quý-he wei gui), vì sự hài hòa con người với thiên nhiên (tianren heyi).


Nhưng chính các tác giả Trung Quốc đã chỉ ra đây là các khái niệm Hán văn mơ hồ, khi dịch sang ngoại ngữ sẽ có các cách hiểu khác nhau.
Ví dụ Trung Quốc nói về ‘Một thế giới’ và giới thiệu với người Âu-Mỹ là ‘One world’ thì nó không nói lên điều gì cả. Ai cũng biết các nước chỉ có một thế giới để mà sống.

Nhưng theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu thì khái niệm này trong Hán văn lại là ‘shijie datong’ – thế giới đại đồng, gợi lại cho người Việt giai đoạn Hán hóa (đại đồng trong nhãn quan Nho giáo), và chia sẻ chung các giá trị lịch sử, văn hóa, hoặc giai đoạn Đảng Cộng sản Trung Quốc gương cao ngọn cờ lãnh đạo Thế giới thứ ba chống lại Liên Xô và Phương Tây trong Chiến tranh Lạnh.
Cũng cần nói thêm rằng trong Trung văn hiện đại, khái niệm ‘mingyun’ khi được dịch ra tiếng Anh là ‘destiny’ thì người Trung Quốc chỉ hàm ý là “hướng đi chung” (tendency of change), khác với “vận mệnh” trong Hán Việt có nghĩa chủ đạo là số phận.
‘Vận mệnh chung’ vì thế có thể bị hiểu là sống chết không buông nhau, đang gây phản ứng mạnh trên một số trang mạng XH ở VN. Điều này chính thức được giải nghĩa như thế nào thì chưa thấy truyền thông VN làm rõ.

Tuy thế, theo bà Tobin, cần hiểu là để ông Tập bảo tồn sự ổn định chiến lược, giúp Trung Quốc tiếp tục khai thác cơ hội phát triển, phục hưng. Mục tiêu chính là để Trung Quốc “tích cực có vai trò dẫn dắt trong việc cải tổ lại hệ thống quản trị quốc tế ((积极参与引领全球治理体系改革).
Về cơ bản đây là chiến lược thách thức lại trật tự của Hoa Kỳ và đồng minh duy trì bấy lâu nay, theo Liza Tobin viết năm 2018.


Tập Cận Bình khẳng định: ‘Không được để bất kỳ ai can thiệp’ vào bước tiến của TQ và Việt Nam!


(Hình: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng)
-Hôm thứ Hai, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng cả hai nước và hai Đảng Cộng sản "không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp" vào tiến trình của đôi bên, đài truyền hình nhà nước CCTV đưa tin.

Thông điệp nhấn mạnh việc chống lại sự can thiệp từ bên ngoài được ông Tập Cận Bình đưa ra đưa ra trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan, xung đột Ukraine, thương mại và những vấn đề khác.
Ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên có chuyến công du đến Bắc Kinh sau khi ông Tập tiếp tục nhiệm kỳ Tổng bí thư thứ ba – vốn phá vỡ tiền lệ tại Đại hội đảng lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng này.

'Quan hệ Việt-Trung sẽ không có nhiều chuyển biến từ chuyến thăm TQ của TBT Trọng'?
TBT Nguyễn Phú Trọng ưu tiên vấn đề gì khi gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh

TBT Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh: Ngoại giao cây tre và áp lực buộc Việt Nam 'chọn phe'
Tuy nhiên, lịch trình chuyến thăm ban đầu là từ 30/10-2/11 nhưng sau đó đã được rút lại, chỉ đến ngày 1/11. Hiện chưa rõ lý do chương trình nghị sự bị rút ngắn, nhiều người lo ngại về sức khoẻ vị Tổng bí thư 78 tuổi của Đảng Cộng sản Việt Nam.

'Không để bất kỳ ai can thiệp'
Phát biểu tại lễ tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh:
"Sự phát triển của sự nghiệp tiến bộ nhân loại là một quá trình dài và quanh co, và sự phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa phải đối mặt với một môi trường quốc tế rất phức tạp cùng những rủi ro và thách thức nghiêm ", ông ập nói, theo CCTV.

"Hai đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam cần kiên định hành động vì hạnh phúc của nhân dân và sự tiến bộ của nhân loại, đẩy mạnh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa bằng tất cả nguồn lực của mình, và không bao giờ để bất kỳ ai can thiệp vào bước tiến của chúng ta hoặc để bất kỳ thế lực nào làm lung lay nền tảng thể chế trong sự phát triển của chúng ta," ông Tập nói thêm, theo CCTV.
Trước đó, bình luận với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Carl Thayer cho rằng, hai nhà lãnh đạo đảng Cộng sản sẽ chú trọng vào đường hướng tương lai của hai đảng và các cam đoan lẫn nhau rằng đôi bên đều đoàn kết xã hội chủ nghĩa.

"Tập Cận Bình sẽ nêu vấn đề lo ngại về sự nhúng tay của Mỹ vào các vấn đề đối nội của Việt Nam nhằm làm thay đổi chế độ. Ông Tập cũng sẽ đảm bảo với ông Trọng rằng Trung Quốc sẽ không tìm cách phá hoại hệ thống chính trị của Việt Nam," theo ông Carl Thayer.
Còn Tiến sĩ Alexander Vuving dự đoán rằng, Trung Quốc có thể nhấn mạnh nhu cầu "xích lại gần nhau" trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo đảng.
"Đây là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Đảng này nhằm kéo Việt Nam xích lại gần mình hơn, gây hại mối quan hệ Việt - Mỹ."

"Chính sách cây tre của Việt Nam ứng phó giữa các cường quốc là khả thi trong suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh vì hậu Chiến tranh Lạnh, các cường quốc tập trung vào việc hợp tác hơn là cạnh tranh lẫn nhau,"
"Do đó, áp lực chọn đứng về phe nào chưa bao giờ mạnh đến mức phải phá vỡ mạng lưới quan hệ đối tác của Việt Nam với các cường quốc. Nhưng thời kỳ này đã qua,"

"Sau ngày 24 tháng 2 năm nay, mạng lưới ngoại giao cây tre đó của Việt Nam đã bị xé toạc. Cả Trung Quốc và Nga đều gia tăng sức ép buộc Việt Nam phải đứng về phía họ," ông Vuving phân tích.

Sự thân tình 'bất thường'?
Chủ tịch Trung Quốc còn khẳng định Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là "người bạn tốt, chân thành" của Trung Quốc, "người định hướng và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời đại mới".
Theo đó, ông Trọng được trao Huân chương Hữu nghị, một biểu tượng cho tình cảm sâu sắc, niềm hy vọng cùng theo đuổi tương lai tốt đẹp hơn của hai bên.
"Tôi tin rằng phần thưởng cao quý này là nguồn động viên rất lớn đối với việc chúng ta tiếp tục củng cố, phát triển hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu.

Trong video chiếu về buổi gặp gỡ, cả ông Tập Cận Bình lẫn ông Nguyễn Phú Trọng đều không đeo khẩu trang. Hai nhà lãnh đạo bắt tay và ôm nhau trước khi tham gia lễ đón trên truyền hình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Trang Reuters bình luận, cho đây là một sự thể hiện bất thường về mối thân tình giữa ông Tập với một lãnh đạo khác, đặc biệt là khi Trung Quốc vẫn kiên trì với các biện pháp nghiêm ngặt phong toả Covid.

Chuyến thăm của ông Trọng - người nắm nhiều quyền lực hơn cả chủ tịch nước hay thủ tướng Việt Nam - là một màn trình diễn thể hiện của sự đoàn kết của hai đảng cộng sản.
Việt Nam: Chuyến công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mang ý nghĩa gì?


Tập Cận Bình trở nên 'không thể thách thức' như thế nào?
TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc: Thức thời hay nóng vội?

Theo cây bút bình luận chính trị David Hutt, đối với Trung Quốc, có vẻ mời ông Trọng với tư cách là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh sau Đại hội là một lựa chọn an toàn.
"Người đến thăm đầu tiên có thể là Thủ tướng Đức Olaf Scholz, nhưng tôi rõ là Đức lẫn Trung Quốc không muốn làm vậy. Hoặc cũng có thể là Vladimir Putin nhưng hãy hình dung phản ứng của quốc tế sẽ ra sao. Vì vậy, ông Trọng là nhân vật không gây tranh cãi để Tập Cận Bình mời trước tiên.

"Còn với ông Trọng, ông ta không thể thực sự từ chối lời đề nghị đến thăm Bắc Kinh này và vì ông không còn là chủ tịch nước. Ông Trọng có thể khẳng định rằng đây không phải là cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia mà chỉ là cuộc gặp giữa các tổng bí thư của hai đảng cộng sản mà thôi," nhà báo David Hutt bình luận.
Theo BBC ghi nhận, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình đã có năm lần gặp gỡ nhau trước chuyến đi Bắc Kinh này.

Thủ tướng Pakistan, Shehbaz Sharif và Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, cũng sẽ thăm Trung Quốc trong tuần này.
Bàn về vấn đề Biển Đông
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu chính cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của nước này, bao gồm cả nguyên liệu thô và máy móc cho lĩnh vực sản xuất quan trọng.

Theo số liệu chính thức của Việt Nam, thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng 10,2% trong chín tháng đầu năm nay so với năm trước đó lên 132,38 tỷ USD, gần 70% trong số đó nhập khẩu vào Việt Nam.
Reuters bình luận: "Dù hai nước có lịch sử nghi kị và tranh chấp lãnh thổ lâu đời, bao gồm cả các đảo và vùng biển trên Biển Đông, Đảng Cộng sản hai bên vẫn giữ thân tình."

Trước đó, bình luận trên Nikkei, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng vấn đề Biển Đông là rủi ro an ninh tồi tệ nhất đối với Việt Nam.
Về vấn đề trên, hai vị Tổng Bí thư cùng cho rằng đây là vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, việc duy trì hòa bình, ổn định trên biển có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cả hai Đảng, hai nước.
TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh: Báo VN nói 'TQ là ưu tiên đối ngoại hàng đầu'
Global Times: Các ông Trọng, Scholz, Sharif tới là dấu hiệu quốc tế 'tích cực’ về TQ sau Đại hội Đảng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai bên tuân thủ nhận thức chung cấp cao, tôn trọng lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau, giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
Giáo sư Carl Thayer nói thêm, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý các nguyên tắc cơ bản về giải quyết các tranh chấp trên biển. Hiện họ có ba nhóm làm việc để thảo luận các vấn đề liên quan đến hàng hải. Hai bên sẽ nhắc lại cam kết giải quyết tranh chấp một cách hoà bình này và giữ nguyên hiện trạng vốn có. Kể từ năm 2017-18, Việt Nam ngừng các hoạt động thăm dò dầu khí của các công ty nước ngoài và tình hình ở Biển Đông vẫn ổn định.
Việt Nam và Trung Quốc là một trong năm quốc gia cuối cùng trên thế giới do cộng sản điều hành, cùng với Cuba, Lào và Bắc Hàn.


Ý Ðại Lợi Chính Thức Công Bố: Rút Khỏi Toàn Diện Dự Án Những Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc!
(Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI)


(Ảnh: Thủ tướng Ý Ðại Lợi Giorgia Meloni phát biểu tại Thượng viện Ý Ðại Lợi ở thủ đô Roma, ngày 23/11/2023.)
-Chính quyền Ý Ðại Lợi vừa quyết định rút khỏi dự án Những Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc, 4 năm sau khi tham gia. Hôm 7/12/2023, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gián tiếp chỉ trích quyết định nói trên của Roma.

Một nguồn tin chính phủ Ý Ðại Lợi cho thông tấn xã AFP hay là Roma đã quyết định rút khỏi dự án, nhưng "để ngỏ các kênh đối thoại chính trị" với Trung Quốc. Theo nhật báo Ý Ðại Lợi Corriere della sera, được Radio France hôm nay dẫn lại, chính quyền Ý Ðại Lợi chọn cách thông báo một cách rất kín đáo với Trung Quốc về vấn đề này, để giữ thể diện cho hai bên. Ngoại trưởng Ý Ðại Lợi Antonio Tajani hôm 6/12, chỉ khẳng định Ý Ðại Lợi đang tìm cách "tái khởi động đối tác chiến lược" với Bắc Kinh. Trước quyết định này, Ý Ðại Lợi là quốc gia duy nhất khối G7, tức bảy nền kinh tế phát triển nhất thế giới, tham gia vào đại dự án của Trung Quốc.

Theo thông tấn xã AFP, trả lời báo giới tại Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Uông Văn Bân (Wang Wenbin) tuyên bố: "Trung Quốc cực lực phản đối sự bôi nhọ và các nỗ lực làm suy yếu các hợp tác liên quan đến Những con đường Tơ lụa mới, phản đối các hành động đối đầu và gây chia rẽ". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh là hiện tại có hơn 150 quốc gia tham gia vào đại dự án hợp tác về hạ tầng cơ sở "lớn nhất thế giới", được khởi sự từ năm 2013, năm cầm quyền đầu tiên của ông Tập Cận Bình.
Bốn năm hợp tác trong dự án Những Con đường Tơ lụa mới Ý Ðại Lợi-Trung Quốc khiến thâm hụt trong cán cân thương mại song phương thêm trầm trọng, gây bất lợi cho Ý Ðại Lợi, theo nhật báo kinh tế Nhật Bản Nikkei Asia. Xuất cảng của Ý Ðại Lợi chỉ tăng 17%, đạt mức 17 tỉ Mỹ kim, trong lúc xuất cảng Trung Quốc vào Ý Ðại Lợi tăng hơn 70%, đạt 60 tỉ Mỹ kim. Chính quyền Ý Ðại Lợi cũng bị Mỹ và phần còn lại của Liên Hiệp Âu Châu lo ngại trở thành "nội gián" của Trung Quốc, khi tham gia dự án.

Về tác động của việc nước Ý rút khỏi dự án đến Trung Quốc, theo chuyên gia Pháp François Godement – nhà tư vấn chính trị quốc tế Viện Montaigne, quyết định này "không gây ra một thiệt hại vật chất lớn cho Trung Quốc, bởi chính Bắc Kinh cũng đã không đầu tư nhiều nỗ lực để thúc đẩy thỏa thuận này".
Dự án khổng lồ trị giá khoảng 2.000 tỉ Mỹ kim của Trung Quốc có mục tiêu chính thức là cải thiện các tuyến đường thương mại nối liền Á Châu, Âu Châu và Phi Châu, thậm chí vươt xa hơn. Theo giới quan sát, dự án này thường xuyên bị tố cáo là một phương tiện để Bắc Kinh lôi kéo các nước đang phát triển vào vòng ảnh hưởng.


Ông Tập Cận Bình Giận Dữ Cảnh Báo Âu Châu 'Đừng Dại Đối Đầu' Với Trung Quốc!
(VOA Tiếng Việt)


(Hình: Các nhà lãnh đạo Âu Châu trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.)
-Hôm 7/12/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với các viên chức hàng đầu của EU rằng Trung Quốc và Âu Châu không nên coi nhau là đối thủ hoặc 'đối đầu nhau' do chế độ chính trị khác biệt, trong cuộc gặp thượng đỉnh mặt đối mặt đầu tiên giữa Trung Quốc và EU trong 4 năm.

Trong một cuộc gặp để thảo luận về các vấn đề từ mất cân bằng thương mại cho đến Ukraine, ông Tập cũng cho biết Trung Quốc sẵn sàng đưa Liên Hiệp Âu Châu trở thành đối tác kinh tế và thương mại chủ chốt của họ và hợp tác về khoa học và kỹ thuật, trong đó có trí tuệ nhân tạo.
Trong các cuộc đàm phán tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh, ông Tập đã kêu gọi EU 'loại bỏ tất cả các hình thức can thiệp' vào quan hệ song phương, đài truyền hình nhà nước CCTV cho biết.

Ông Tập nói cả hai bên cần xây dựng 'nhận thức đúng đắn' về nhau, và khuyến khích sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel và người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cũng đã hội kiến Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường trong chuyến thăm kéo dài một ngày.
Ông Lý nói với các nhà lãnh đạo EU rằng Trung Quốc phản đối 'việc chính trị hóa và an ninh hóa rộng rãi' các vấn đề kinh tế và thương mại, vi phạm các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, theo đài truyền hình nhà nước Trung Quốc.

"Chúng tôi hy vọng EU sẽ thận trọng khi đưa ra các chính sách kinh tế và thương mại mang tính giới hạn cũng như trong khi sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm giữ cho thị trường thương mại và đầu tư của EU luôn mở", ông nói.
Các cuộc họp hôm 7/12 là cơ hội cuối cùng của các viên chức EU gặp mặt các lãnh đạo Trung Quốc trước khi cuộc bầu cử Nghị viện Âu Châu bắt đầu vào năm tới để thay đổi thành phần lãnh đạo của khối gồm 27 quốc gia.

Trong một đòn giáng khác vào quan hệ EU-Trung Quốc, Ý Ðại Lợi, một nước thành viên trong khối, đã chính thức thông báo cho Trung Quốc 'trong những ngày gần đây' rằng họ sẽ rời khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường do ông Tập đề xuất, các nguồn tin chính phủ Ý Ðại Lợi nói với Reuters hôm 6/12.
EU muốn Bắc Kinh dùng ảnh hưởng đối với Nga để chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine và trọng tâm chính của chuyến đi là kêu gọi ông Tập ngăn các công ty tư Trung Quốc xuất cảng các mặt hàng lưỡng dụng do Âu Châu sản xuất sang Nga để nước này sử dụng cho chiến tranh. Brussels ban đầu đã loại các công ty Trung Quốc này ra khỏi gói trừng phạt Nga mới nhất được công bố hồi tháng trước, các viên chức Âu Châu cho biết.

Khối này cũng lo ngại về điều mà họ cho là quan hệ kinh tế 'mất cân đối' và cho biết thâm hụt thương mại gần 400 tỉ Euro với Trung Quốc cho thấy những hạn chế đối với các doanh nghiệp EU làm ăn ở Trung Quốc.
Trung Quốc trước đó đã chống lại cuộc điều tra chống trợ cấp của EU đối với xe điện của họ và chính sách 'giảm rủi ro' của EU nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập từ Trung Quốc, nhất là các nguyên liệu thô quan trọng.

"Phía Trung Quốc cho rằng cuộc điều tra này... phá vỡ và bóp méo nghiêm trọng chuỗi sản xuất của ngành xe hơi toàn cầu... và sẽ có tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc-EU", ông Hạ Á Đông, phát ngôn nhân Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo hôm 7/12.
háng trước, Ngoại trưởng Vương Nghị nói với người đồng cấp Pháp Catherine Colonna rằng rủi ro lớn nhất là 'sự bất định do chính trị hóa gây ra' và rằng 'sự phụ thuộc cần cắt giảm nhất là chủ nghĩa bảo hộ'.
Trong chuyến thăm của bà Colonna, Trung Quốc cũng đề xuất miễn thị thực nhập cảnh cho công dân của 5 nền kinh tế lớn nhất EU trong nỗ lực thúc đẩy du lịch sau đại dịch và cải thiện hình ảnh của Trung Quốc ở phương Tây, sau khi quan hệ xấu đi trong đại dịch Covid-19.


Truyền Thông Ý Đại Lợi: Dự Án "Con Đường Tơ Lụa" của Trung Quốc Đã Thất Bại!
(Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) - Anh Vũ)


(Ảnh: Một công trường hạ tầng cơ sở giao thông tại Haripur, Pakistan, trong khuôn khổ dự án "Con đường tơ lụa " của Trung Quốc.)
-Hôm 6/12/2023, dẫn các nguồn tin của chính phủ Giorgia Meloni, truyền thông Ý Ðại Lợi đồng loạt đưa tin Roma đã quyết định rút khỏi thỏa thuận với Bắc Kinh về dự án Con đường tơ lụa mới, sau bốn năm tham gia. Việc Ý Ðại Lợi rời bỏ dự án cơ sở hạ tầng trên bộ và hàng hải do Trung Quốc khởi xướng vào năm 2013 này là một đòn mạnh đánh vào tham vọng bành trướng kinh tế toàn cầu của Bắc Kinh.

Dự án đầy tham vọng trị giá 2.000 tỉ Mỹ kim này, được khởi xướng cách đây 10 năm theo sự chỉ đạo của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhằm mục đích cải thiện kết nối thương mại giữa châu Á, châu Âu, châu Phi và thậm chí xa hơn bằng việc xây dựng cảng, đường sắt, sân bay hay khu công nghiệp. Theo Bắc Kinh, chương trình này đã được hơn 150 quốc gia gia nhập cũng gây nhiều tranh cãi và thường xuyên bị quốc tế chỉ trích vì khoản nợ nguy hiểm mà nó áp đặt lên các nước nghèo.
Dự án có tên chính thức là "Sáng kiến Vành đai và Con đường", bao gồm việc xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc xuyên suốt Đông Nam Á và triển khai hệ thống giao thông, năng lượng và cơ sở hạ tầng quy mô lớn trên khắp Trung Á đồng thời phát triển một hệ thống kết nối giao thông đến khắp các vùng kinh tế trọng điểm của thế giới.

RFI tóm lược ý kiến phân tích của các chuyên gia Pháp xung quanh dự án "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc được nhật báo La Croix đăng tải.
Bà Valérie Niquet, chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp nhận định:

Việc triển khai dự án "Con đường tơ lụa" quy mô toàn cầu này của Trung Quốc mang một mục tiêu kép. Trung Quốc muốn trở thành tác nhân không thể thay thế trên trường quốc tế, đồng thời cho mình là đối tác chủ chốt của nhiều quốc gia nhằm khẳng định sức mạnh ảnh hưởng của họ. Với công trình đầu tiên khởi công tại Kazakhstan vào năm 2013, dự án đầy tham vọng này ban đầu nhắm vào Trung Á nhằm cạnh tranh với ảnh hưởng lịch sử của Nga, sau đó dần dần mở rộng ra toàn thế giới.
Mục tiêu thứ hai là xuất khẩu năng lực xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trong khi thị trường nội địa đã bão hòa. Bắc Kinh cần mở rộng thị trường và tìm đầu ra cho hàng hóa của mình ở nước ngoài. Do đó, Trung Quốc muốn thể hiện hình ảnh một cường quốc thế giới và mang đến cho các công ty của mình những cơ hội làm ăn mới.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã thành công trong việc tạo được thương hiệu cho ảnh hưởng của mình qua cái tên "Con đường tơ lụa", được thể hiện dưới nhiều hình thức: con đường Bắc Cực, con đường y tế, tuyến đường Thái Bình Dương. Trước hết đó là để gây ấn tượng hơn nữa về sức mạnh của Trung Quốc trong mắt thế giới.
Và nhiều quốc gia thuộc đang phát triển (Đông Nam Á, châu Phi, tiểu lục địa Ấn Độ hay châu Mỹ Latinh) đã hối hả nhảy vào cuộc tìm kiếm một đối tác kinh tế có thể cho họ vay tiền mà không áp đặt các điều kiện như tôn trọng nhân quyền, dân chủ hay thậm chí là khả năng tốt nền kinh tế của họ. Trên thực tế, nhiều dự án hấp dẫn và cần thiết đã được xây dựng, nhưng cũng có không ít các dự án khác lại hoàn toàn vô dụng.

Tất cả các thỏa thuận hợp tác đều được ký kết rất mù mờ. Kết quả hôm nay cho thấy mặt trái của tấm huy chương danh giá: thời điểm trả nợ đã đến, nhiều quốc gia không còn phương tiện và rơi vào bẫy nợ khổng lồ. Điều này đang bắt đầu làm tổn hại đến hình ảnh của "Con đường tơ lụa". Trung Quốc được hoàn trả vốn đầu tư bằng cách tiếp quản quyền quản lý hoặc quyền sở hữu các cơ sở hạ tầng này như đường sá, bến cảng, sân vận động, các tuyến đường sắt ...v.v.
Bối cảnh kinh tế quốc tế đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây và Trung Quốc cũng đang phải gánh chịu những vấn đề kinh tế trong nước nghiêm trọng kể từ khi kết thúc Covid. Xây dựng, bất động sản, thanh niên thất nghiệp, đầu tư nước ngoài sụt giảm ồ ạt.... Trung Quốc không còn có đủ phương tiện để tài trợ cho các dự án khổng lồ trên toàn thế giới và đang bắt đầu xem xét kỹ hơn các khoản đầu tư tốn kém và không mang lại lợi nhuận hoặc không được như dự kiến ban đầu.

Về vấn đề này, cũng phải nói thêm rằng những khó khăn tài chính của một số quốc gia đã khiến họ không còn quan thâm nhiều đến "Con đường tơ lụa" như thời ban đầu. Một số quốc gia cũng nhận ra rằng họ có nguy cơ bị phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất, quốc gia đó có thể làm cho nền kinh tế của mình trở nên mong manh. Đối với nhiều nước, những ảo tưởng với Trung Quốc đã hết".

Trung Quốc Đã Không Đạt Được Mục Tiêu Tại Châu Âu
Nhà kinh tế Christopher Dembik, cố vấn về chiến lược đầu tư tại văn phòng tư vấn Pictet AM tại Pháp phân tích:
Quyết định rút khỏi Con đường tơ lụa của Ý Ðại Lợi là một đòn mạnh đánh vào hình ảnh dự án Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này không gọi nó vào câu hỏi. Nhưng đúng là ở châu Âu, tham vọng của Trung Quốc phải đối mặt với thái độ dè dặt ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

Ban đầu, các nước châu Âu tin rằng việc tăng cường quan hệ thương mại sẽ tránh được kịch bản đối đầu với Trung Quốc. Nước này đã cắm chân thành công ở vùng Balkan, Trung và Đông Âu thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, hàng hải và công nghệ. Vì vậy, Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác thương mại chính của Serbia, cửa ngõ chiến lược vào châu Âu. Tại quốc gia này, Trung Quốc đã vượt qua Đức, quốc gia vốn có ảnh hưởng ở đó trong một thời gian dài. Trung Quốc biết cách tận dụng sự cạnh tranh giữa Serbia và Croatia để có được nhiều đầu tư.

Nhưng những quốc gia này, sau khi giang tay chào đón Trung Quốc thì từ năm 2020 cũng đã tỏ ra kém hào hứng hơn. Tại Serbia, sự bất mãn ngày càng tăng trong người dân khi họ nhận ra rằng có một khoảng cách giữa lời hứa của Bắc Kinh và thực tế. Trung Quốc đã tuyên bố rằng đầu tư sẽ tạo ra của cải và thúc đẩy nền kinh tế. Trên thực tế, Bắc Kinh chủ yếu sử dụng các nhà thầu phụ Trung Quốc. Các chính trị gia và xã hội dân sự cũng hiểu rằng sự xuất hiện của người Trung Quốc trong cơ sở hạ tầng chiến lược là một rủi ro về vấn đề chủ quyền.
Trường hợp của Ba Lan cũng đặc biệt thú vị. Trung Quốc cung cấp tài chính nhưng không đi xa đến mức có thể thay thế Đức, một đối tác lịch sử của quốc gia này. Tuy nhiên, dưới áp lực của người Mỹ, Ba Lan vốn phụ thuộc vào Hoa Kỳ để phòng thủ sau đó đã chặn các đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực mạng điện thoại 5G và hệ thống video giám sát. Một thất bại khác: Ở Cộng hòa Czech, các nỗ lực mua lại hệ thống tài chính ngân hàng nhanh chóng bị dừng lại.

Do đó, ở châu Âu, Trung Quốc đang không đi xa hơn được trong các mục tiêu của mình mà hơn thế nữa còn bị dừng lại ở Balkan và Đông Âu và không thể thâm nhập vào phần còn lại của lục địa. Vụ đầu tư vào cảng Pirée của Hy Lạp, đã từng là thắng lợi về thương mại của Trung Quốc nhưng không mang lại kết quả như mong đợi. Hiện tại, do căng thẳng với Bruxelles, sẽ rất phức tạp cho Bắc Kinh để tiến thêm. Nhưng điều này không làm suy yếu dự án trong tổng thể. Trên quy mô toàn cầu, chương trình này vẫn còn sôi động ở một số khu vực, điển hình là ở châu Phi: Trung Quốc tương đối tự do hoạt động do các cường quốc khác không muốn đầu tư vào đó.


Dư luận thế giới bất bình! đứng về phe độc tài! CSVN loan báo, Tổng thống Putin nhận lời mời sớm thăm Việt Nam!


(Hình: Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng gặp nhau bên lề Diễn đàn Vành Đai và Con Đường tại Bắc Kinh ngày 17/10/2023)
-Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận lời mời sớm tới thăm Hà Nội của chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng sau khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc tại Bắc Kinh.

Reuters dẫn nguồn Thông tấn xã Việt Nam hôm 17/10 cho biết ông Thưởng đã mời ông Putin "sớm" đến thăm đất nước và "ông Putin đã vui vẻ nhận lời".
Việt Nam vẫn là một trong những đối tác thân thiết nhất của Nga ở châu Á, mối quan hệ được phát triển từ thời Liên Xô và Hà Nội là một khách hàng lớn mua vũ khí của Nga.

Một nhà ngoại giao Nga cho biết, vì thời gian cụ thể chưa được ấn định nên chưa có sự chuẩn bị thực tế nào được tiến hành, và nói thêm rằng ông Putin cũng đã mời ông Thưởng tới Moscow.
Việt Nam vừa muốn mua vũ khí của Nga vừa muốn nâng cấp quan hệ với Mỹ?
Việt Nam cần nhiều năm nữa mới có thể giảm phụ thuộc vào vũ khí Nga?
Việt Nam - Trung Quốc chuẩn bị cho khả năng ông Tập sắp thăm Hà Nội
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau hôm 17/10, ngày đầu tiên của diễn đàn ở Bắc Kinh, nơi đại diện của hơn 130 quốc gia tập trung để nghe Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn giải tầm nhìn về giai đoạn tiếp theo trong chính sách đặc trưng của ông nhằm xây dựng mạng lưới năng lượng và cơ sở hạ tầng toàn cầu.

Chuyến thăm Bắc Kinh là chuyến đi nước ngoài thứ hai được biết đến của ông Putin kể từ khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có trụ sở tại Hague phát lệnh bắt giữ ông vào tháng 3. Đầu tháng này, ông đã đến thăm Kyrgyzstan, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Giống như Trung Quốc và Kyrgyzstan, Việt Nam không phải là thành viên của ICC.

“Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác quan trọng nhất của mình”, ông Thưởng được dẫn lời nói với ông Putin, người lần cuối đến Việt Nam vào năm 2017.
Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, hai bên đã đồng ý tăng cường hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực bao gồm thương mại, an ninh và quốc phòng.
Ước tính 80% kho vũ khí của Việt Nam được làm từ vũ khí và thiết bị do Moscow cung cấp và hai nước đang thảo luận về các hợp đồng vũ khí mới có thể diễn ra.
Hà Nội cũng đang đàm phán với các nước khác, trong đó có Mỹ, về khả năng cung cấp vũ khí.

Đại sứ quán Nga tại Hà Nội đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Việt Nam đang theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng. Tháng trước, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden. Việt Nam cũng đang chuẩn bị đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc vào cuối năm nay.

Ông Putin thăm Thái Lan vào năm tới
Cùng với Việt Nam, Tổng thống Nga cũng nhận lời mời sang Thái Lan vào năm tới trong khuôn khổ Diễn đàn Vành đai và Con đường.
Theo The Moscow Times, việc Nga xâm lược Ukraine đã đẩy Putin vào tình trạng bị quốc tế cô lập, khiến ông có rất ít đồng minh.

Thái Lan - quốc gia cũng không phải là thành viên của ICC - đã chọn duy trì hợp tác với Nga.
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết: “Tôi đã mời ông ấy đến thăm Thái Lan vào năm tới. Tổng thống Putin thích Phuket, tôi được biết ông ấy thường xuyên đi du lịch", ông nhắc đến hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thái Lan.

Theo tuyên bố của chính phủ Thái Lan, ông Putin đã chấp nhận lời mời nhưng vẫn chưa ấn định ngày.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Srettha, ông Putin than thở về sự sụt giảm thương mại song phương do "tình hình quốc tế hỗn loạn", theo hãng tin TASS của Nga.
Hơn một triệu du khách Nga đã đến Thái Lan, quốc gia phụ thuộc vào ngành du lịch trong năm nay.
Thái Lan gần đây đã thực hiện những thay đổi trong chính sách thị thực để công dân Nga có thể lưu trú tại nước này trong tối đa ba tháng – thay vì 30 ngày như trước đây.
Thái Lan, Việt Nam đã cùng với Trung Quốc và Ấn Độ bỏ phiếu trắng tại cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm ngoái để lên án việc Nga sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine.

Không có nhận xét nào: