Nói đến SÀI GÒN thì không thể nhắc đến THẢO CẦM VIÊN, đó là kỷ niệm của những ai có tuổi thơ trước 75. Vì thời đó, THẢO CẦM VIÊN là nơi giải trí lý tưởng nhất.Mỗi lần vào cổng là tôi phải đứng vài phút ngắm bức tượng ngay cổng ra vào mà thầm thán phục tác giả.Sau 75, tôi dẫn các cháu đến THẢO CẦM VIÊN nhưng không còn thấy bức tượng đó nữa vì đã bị phá bỏ và cảnh thật tiêu điều... không còn thấy nhiều thú như trước nữa. Sau khi học hết trung học phổ thông, tôi làm việc ở UBND Phường 21 quận TÂN BÌNH, TP.HCM, phụ trách tiểu thủ công nghiệp.
<!>
Nhờ đó mà tôi gặp gỡ ông Chín, nhà ông gần UBND phường. Trong nhà ông đầy tượng to nhỏ nhưng những năm ấy, mọi người chỉ lo chạy gạo cũng không xong, không ai còn tâm trí để thưởng thức nghệ thuật.
Tôi thán phục tài nghệ của ông , biết ông là người có tài nên thường ghé vào nhà để ngắm. Ngắm tượng ông đã quen mắt, vì thế mà thấy những bức tượng sau này vào những ngày tết tôi đánh giá rất thấp.
Nhờ hình ảnh kỷ niệm, mới biết chính ông là tác giả bức tượng trước THẢO CẦM VIÊN. Được biết là tác phẩm của ông đã đoạt giải nhất trong cuộc thi và hình ảnh ông nhận giải bên bức tượng, trông hình ông rất đẹp trai cao ráo, nhìn lại hình ảnh hiện tại như 2 con người khác lạ.
Chỉ còn lại một nét điểm chung là rất nghệ sĩ.
Một hôm đi chợ BÀN CỜ, buổi chợ đông, tôi nghe tiếng rao của một đàn ông, tay ông đưa cao khung kiếng vừa đi vừa rao. Bởi những năm đó hầu như gia đình nào cũng có đau thương nên rất cần khung kiếng để lộng hình.
Thấy tôi từ xa, ông lẩn vào ngõ khác.
Thời gian sau, tôi chuyển sang trường Y TẾ... lo học hành suốt nên không có thời gian ghé thăm ông cho dù chung một phường.
Một hôm ra trực, đi ngang nhà ông thấy dựng rạp, đông người... hỏi ra thì biết ông đã chết sau buổi đi bán trời mưa, bị cảm lạnh.
Tôi đứng ngẩn người, nhớ bóng dáng gầy yếu của ông trong buổi chợ, rao lanh lảnh như bao một người dân nghèo khổ khác mà không một ai biết đó là một trong những NHÂN TÀI của đất VIỆT.
Sang Pháp đã 32 năm, mỗi khi đến viện BẢO TÀNG MỸ THUẬT, khi vào SỞ THÚ là tôi nhớ đến ông Chín. Ông sanh không nhằm nơi.
Nguyen Thi Ha Lieu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét