Giới thiệu sinh hoạt văn nghệ đấu tranh, ý nghĩa nhất, cuối tuần này! “Quốc Gia thịnh hay suy, tùy theo tấm lòng của Người Dân đối với Đất Nước mình!” Đã Gần Nửa Thế Kỷ! Quê Hương Chìm Trong Địa Ngục Đỏ! “Phải Lên Tiếng, Đừng Im Tiếng!” Ngày nào còn Đảng, dân tộc Việt Nam có bị đọa đầy, còn có nguy cơ mất nước!
<!>
Vẻ vang Dân Việt: Học Sinh Việt Nam Tại San Jose, Là Một Trong 6 Học Sinh Giỏi Nhất Thế Giới!
(Lâm Ái)
-Tên em là Tommy Trần, một trong 6 học sinh giỏi nhất! trên 4 triệu 700 ngàn học sinh dự thi, trên toàn Thế Giới.
Tommy học sinh Evergreen (San Jose California) năm nay mới có 17 tuổi.
Với số điểm hoàn hảo là em Tommy Trần, đã cạnh tranh trong cuộc thi cuối cùng vào tháng 5 vừa qua, cùng với 317,663 thí sinh khắp nơi trên thế giới.
Trong cuộc thi này, có 45 câu hỏi trắc nghiệm, cùng 6 câu hỏi tự giải phương trình toán. Nếu học sinh giỏi thì có thể làm được 45 câu hỏi toàn hảo, tuy nhiên trong 6 câu tự giải phương trình, sẽ làm cho học sinh rớt dễ dàng, vì cần phải viết rõ ràng khi giải trình công thức.
Ban chấm thi với hơn 1,000 thầy cô giáo, sẽ phải trao đổi ý kiến để bầu chọn người Đầu Bảng.
1,000 thầy cô giáo quyết định số điểm - Tommy Trần trở thành một trong 6 học sinh giỏi nhất thế giới! đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi Toán Giải tích (Calculus AP) trong kỳ thi năm nay.
Mẹ Tommy đã qua đời, khi Tommy vừa mới lọt lòng. Bố cháu qua được Mỹ, là nhờ ông nội dẫn một nửa gia đình, đi theo diện HO. Hậu duệ của VNCH.
Cha của Tommy là anh Viên Trần, cho biết cháu sinh ra tại Hoa Kỳ, nhưng mẹ mất sớm, nên anh đã trải qua một thời gian gà trống nuôi con.
Trời lại bù cho em, lại có một trí thông minh tuyệt vời!
Trừ khi nào không còn Đảng, không còn hy vọng gì nữa để thoát Trung! VN vừa tuyên bố xây dựng “tương lai chung” với TQ, tiếng Hoa công nhận là “chung vận mệnh!” Sống chết có nhau!
*VN vừa tuyên bố xây dựng “tương lai chung” với TQ, tiếng Hoa vẫn là “chung vận mệnh”
-Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của chủ tịch TC Tập Cận Bình đến VN trong hai ngày 12, 13 tháng 12, 2023, với sự đón tiếp trọng thể kèm nghi thức 21 phát đại bác do Tổng Bí Thư VN Nguyễn Phú Trọng chủ trì, theo tin Reuters ngày 12-12, VN đã tuyên bố nâng cấp mối quan hệ với TQ để tham gia “xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai TQ – VN”. Sau khi phía TQ thúc ép, và các nhà ngoại giao đôi bên được cho là thảo luận trong nhiều tháng với sự miễn cưỡng ban đầu của Hà Nội để đưa ra tuyên bố chung về việc tham gia vào “cộng đồng chung vận mệnh” với TQ, rốt cuộc VN chọn thuật ngữ “tương lai chung” cho văn bản tuyên bố tiếng Việt và tiếng Anh, có thể được xem là ít ràng buộc hơn, mặc dù thuật ngữ tiếng Hoa vẫn có nghĩa là “cộng đồng chung vận mệnh”.
Việt Nam là một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc. Đúng ra là chư hầu, trên mọi mặt, từ ý thức hệ chính trị, về mô hình xây dựng và quản lý quốc gia cũng như hai bên đều có đảng cộng sản lãnh đạo… Hà Nội tự nguyện rập khuôn Bắc Kinh. Trung Quốc có sáng kiến gì VN cố gắng học sáng kiến ấy. Đảng viên CS được đào tạo tại Trung Quốc. Sĩ quan VN cũng vậy. Rõ ràng Việt Nam là một “chư hầu” thời hiện đại của Trung Quốc.
Tức là Việt Nam có gia nhập hay không gia nhập “cộng đồng chung vận mệnh” với Trung Quốc, sẽ không bao giờ VN được Trung Quốc đối xử “bình đẳng” và lợi ích của VN được Bắc Kinh tôn trọng.
Tình hình là Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc như người đã bị ngập nước tới cổ. Các tỉnh miền Bắc đã “gắn liền” với Trung Quốc qua dự án “hai hành lang một vành đai”. Hà nội, Hải Phòng và các tỉnh ven Vịnh Bắc Việt “phát triển đẹp”.
Mất nước là chắc chắn trước mắt! Việt Cộng lệ thuộc Trung Cộng như người đã ‘ngập nước tới cổ!’
(Trương Nhân Tuấn)
(Hình: Võ Văn Thưởng và Tập Cận Bình)
-Tình hình là Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc như người đã bị ngập nước tới cổ. Các tỉnh miền Bắc đã “gắn liền” với Trung Quốc qua dự án “hai hành lang, một vành đai”. Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh ven Vịnh Bắc Việt “phát triển đẹp”.
Nếu hiểu biết ít nhiều lịch sử hiện đại của Trung Quốc, ta sẽ thấy nước này không có thói quen “lập liên minh”. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Quốc không “xếp hàng sau lưng” Liên Xô mà đứng riêng rẽ trong một “khối” gọi là “khối phi liên kết”. Theo tôi trong tương lai Bắc Kinh cũng sẽ không lập “liên minh”, kiểu Tây phương như NATO. Trung Quốc sẽ có những “sáng kiến” khác hẳn, có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người.
Văn minh Trung hoa có quan niệm khác biệt với phần còn lại của thế giới về “tình bạn”. Nếu ta có coi phim chưởng hay đọc truyện kiếm hiệp, ta thấy khi hai người kết bạn “tâm giao” luôn có những câu thề thốt kiểu : “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia” hay “hai bên không sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày nhưng nguyện chết cùng ngày cùng năm cùng tháng”.
Vấn đề ở đây là quan hệ giữa “quốc gia với quốc gia”. Mà quan hệ giữa hai nước độc lập có chủ quyền luôn phải là bình đẳng và “lợi ích” của các bên phải được tôn trọng.
Nội dung của “cộng đồng chung vận mệnh” của Trung Quốc sẽ đặt nền tảng trên quan niệm tình bạn khi kết giao thì “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia”.
“Có phúc cùng hưởng” nói về kinh tế. Kinh tế phát triển thì cả cộng đồng cùng phát triển theo. “Có họa cùng chia” nói về an ninh chiến lược. Cộng đồng bị đe dọa tất cả các thành viên đều bị đe dọa. Cái “họa” các bên cũng chia sẻ.
Ta thấy quan niệm “cộng đồng chung vận mệnh” theo nghĩa này không hoàn toàn đúng với các liên minh quân sự, như phe trục (Đức-Ý-Nhật) thời Thế chiến II, hay NATO hiện thời.
Tuy nhiên Việt Nam là trường hợp đặc biệt. Từ khi Việt Nam lập quốc đến hậu bán thế kỷ 20, Trung Quốc luôn coi Việt Nam là “chư hầu”. Cái nhìn của Trung Quốc về Việt Nam không thay đổi, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, hay thời kỳ hai bên “có vận mệnh tương quan” như hiện thời.
Việt Nam là một mô hình thu nhỏ của Trung Quốc. Trên mọi mặt, từ ý thức hệ chính trị, về mô hình xây dựng và quản lý quốc gia cũng như hai bên đều có đảng cộng sản lãnh đạo… Hà Nội tự nguyện rập khuôn Bắc Kinh. Trung Quốc có sáng kiến gì VN cố gắng học sáng kiến ấy. Đảng viên CS được đào tạo tại Trung Quốc. Sĩ quan VN cũng vậy. Rõ ràng Việt Nam là một “chư hầu” thời hiện đại của Trung Quốc.
Tức là Việt Nam có gia nhập hay không gia nhập “cộng đồng chung vận mệnh” với Trung Quốc, sẽ không bao giờ VN được Trung Quốc đối xử “bình đẳng” và lợi ích của VN được Bắc Kinh tôn trọng.
Tình hình là Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc như người đã bị ngập nước tới cổ. Các tỉnh miền Bắc đã “gắn liền” với Trung Quốc qua dự án “hai hành lang một vành đai”. Hà nội, Hải Phòng và các tỉnh ven Vịnh Bắc Việt “phát triển đẹp”.
Cách đây không lâu tôi có nói rằng Việt Nam sau này ra sao, tiến về phía trước (như Nhật, Hàn, Đài Loan…) hay lùi về phía sau (như Bắc Hàn, Cuba…), qua phải, qua trái đều do người dân miền Bắc quyết định. Chỉ có Mỹ mới có khả năng giúp Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, tự chủ, có khả năng “tự lực tự cường”. Và tôi hy vọng sự thay đổi Việt Nam sẽ đến từ người “ngoài đảng”.
Hết dâng biển, giờ dâng tài nguyên cho giặc: Đường sắt Trung Cộng xuyên qua vùng mỏ đất hiếm Việt Nam! các chuyên gia cảnh báo:
(Hình: Một khu mỏ khai thác đất hiếm)
-Việt Nam và Trung Quốc đang nâng cấp đáng kể các tuyến đường sắt đi qua trung tâm đất hiếm của Việt Nam đến cảng biển hàng đầu của láng giềng phía bắc. Hoạt động này được tiến hành trong bối cảnh Hà Nội đang nỗ lực phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp đất hiếm.
Tiềm năng kinh tế ngành đất hiếm
Reuters hôm 1/12 cho biết tuyến đường sắt được nâng cấp sẽ đi qua khu vực Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Cũng theo Reuters, các chuyên gia ngành đất hiếm Trung Quốc và Việt Nam đã thảo luận về việc hợp tác mạnh mẽ hơn trong việc chế biến khoáng sản.
Chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ nhận định rằng hiện nay, dù Việt Nam đang rất cố gắng vươn lên thành một trong những nguồn cung đất hiếm lớn của thế giới; năng lực và công nghệ của quốc gia Đông Nam Á này hiện giờ vẫn còn nhiều hạn chế nên chỉ có thể bán thô nguồn nguyện liệu đó qua Trung Quốc, nơi đã có sẵn các nhà máy xử lý nguồn đất hiếm thô. Việc nâng cấp tuyến đường sắt có thể có lợi trong quá trình vận chuyển:
“Cái vấn đề hiện nay là liên quan đến vận chuyển. Nếu Việt Nam bán thô cho Trung Quốc thì vận chuyển nó sẽ gần hơn. Việt Nam hiện nay không có khả năng để tinh luyện, cho nên họ chỉ bán thô mà thôi.
Trung Quốc sẽ họ xử lý lại rồi bán lại sản phẩm đã tinh luyện thì giá thành nó sẽ rẻ hơn so với việc các nước khác mua quặng ở Việt Nam đem về nước của họ để họ xử lý, thì chi phí sẽ rất là cao.”
Ngoài ra, theo ông Vũ, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư các nhà máy xử lý để nâng giá trị của đất hiếm Việt Nam cũng phải chịu rủi ro chính trị. Cho nên, thay vì đầu tư tiền bạc khổng lồ để xử lý đất hiếm thì việc đào quặng thô lên bán thẳng qua Trung Quốc có lợi về mặt kinh tế hơn nhiều:
“Phải có sự chống lưng ở trong chính quyền để mà bảo đảm làm sao nguồn đất hiếm doanh nghiệp được khai thác…
Rồi còn rủi ro về chuyện xuất khẩu nguyên liệu thì cũng phải cần có sự chống lưng của chính quyền…
Ví dụ như các công ty về điện mặt trời đi. Họ đầu tư vào rất nhiều, bây giờ đã làm ra điện rồi nhưng mà Bộ Công thương họ không kết nối thì bao nhiêu vốn liếng bỏ vào xây dựng hệ thống điện mặt trời nhưng bây giờ bán không được thì cũng phải đành chịu chết mà thôi.”
Trong một bài viết của chuyên gia quan hệ quốc tế, tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, có tựa đề tạm dịch là “Tham vọng đất hiếm của Việt Nam: động lực kinh tế và chiến lược”, được đăng trên trang web Fulcrum vào tháng 11 vừa qua cho rằng nếu Việt Nam phát triển thành công ngành công nghiệp đất hiếm để chiếm 10% thị trường toàn cầu vào năm 2035 thì có thể tạo ra doanh thu khoảng hai tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, lợi nhuận tiềm năng có thể thấp hơn nhiều nếu tính đến tất cả chi phí sản xuất.
Tình trạng công nghệ kém hiện đại và những lo ngại về vấn đề môi trường cũng là những thách thức cản bước tiến của Việt Nam trong việc phát triển ngành đất hiếm.
Chiến lược ngoại giao của Hà Nội
(Hình: Khu đất đang được quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý đất hiếm ở Lai Châu.)
Tuy nhiên, động lực khiến Hà Nội vẫn quyết tâm theo đuổi phát triển ngành công nghiệp là do những lợi ích về chiến lược đối ngoại mà Việt Nam có thể đạt được, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng gia tăng.
Trung Quốc hiện chiếm 63% sản lượng khai thác đất hiếm của thế giới. Các hợp kim và nam châm đất hiếm mà Trung Quốc đang kiểm soát là những thành phần quan trọng trong các ngành công nghiệp như điện tử, xe điện và tua-bin gió, hay thậm chí là các ngành sản xuất vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa, radar và máy bay tàng hình.
Điều này khiến Mỹ và các đồng minh tìm cách đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm thay thế, ngoài Trung Quốc. Một trong các lựa chọn thay thế tiềm năng là Việt Nam, nơi có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, với ước tính khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết đến của thế giới.
Nếu Việt Nam có thể phát triển thành công ngành công nghiệp đất hiếm và trở thành nhà cung cấp đáng tin cậy cho Hoa Kỳ và các đồng minh, thì vị thế của Hà Nội sẽ được nâng cao đáng kể trong chiến lược của Washington và các đồng minh.
Nó giúp củng cố mối quan hệ của Hà Nội với các đối tác này, bù đắp cho sự miễn cưỡng của Hà Nội không muốn tham gia cùng với họ vào một số hoạt động hợp tác quốc phòng nhạy cảm.
Bình luận về vấn đề này, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế, thạc sỹ Hoàng Việt cho rằng ngoài lợi ích về kinh tế, tham vọng nâng cao vị thế địa chính trị mới là quan trọng hơn đối với chính quyền Hà Nội:
“Nếu Mỹ và các đồng minh phương Tây, trong cạnh tranh căng thẳng với Trung Quốc, thì họ phải tìm một nguồn nguyên liệu để có thể thay thế Trung Quốc, và đương nhiên là trong mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đang tốt đẹp gần đây và với chính sách của Mỹ thì Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi khá nhiều.”
Vậy, tuyến đường sắt kết nối Trung Quốc với các tỉnh có mỏ đất hiếm ở Việt Nam liệu có ảnh hưởng tới ý định hợp tác với Việt Nam của các cường quốc như Mỹ và phương Tây hay không? Trả lời câu hỏi này, thạc sỹ Hoàng Việt nhận định:
“Tôi cho là nó không liên quan nhiều. Bởi vì, tuyến đường sắt đi qua thì nó cũng không liên quan đến việc khai thác và xuất khẩu đất hiếm đâu.
Cá nhân tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà máy sản xuất chip của Mỹ đặt ở phía Bắc. Trong trường hợp Mỹ và Trung Quốc căng thẳng và Trung Quốc ngăn chặn xuất khẩu nguồn đất hiếm sang Mỹ, doanh nghiệp Trung Quốc bị ngăn cấm xuất khẩu sang Mỹ chứ đâu có ngăn cấm xuất khẩu sang Việt Nam.”
Nguyễn Như Phong: ‘Trung Quốc tiểu nhân, nói một đằng làm một nẻo’ chỉ tính chuyện ăn cướp!
(Hình: Nguyễn Như Phong, cựu tổng biên tập báo Petrotimes)
-“Trung Quốc bất chấp luật pháp, mà một quốc gia đã bất chấp luật pháp và dùng mọi thủ đoạn này khác thì không nên tin. Bây giờ bảo ‘cộng đồng chung vận mệnh’ để rồi xóa nhòa tất cả các thứ đi, để rồi họ thao túng theo họ thì chết”.
Cựu đại tá an ninh Nguyễn Như Phong nói về “cộng đồng chung vận mệnh” của Trung Quốc:
“Tôi cho rằng đây là cái loại lời nói đãi bôi thôi, tôi chẳng tin. Bởi vì từ xưa đến nay, Trung Quốc là nước lớn nhưng họ hành xử rất tiểu nhân và cứ nói một đằng làm một nẻo, cho nên tôi không tin”.
Để củng cố cho lập luận của mình, ông Phong dẫn chứng việc Trung Quốc công bố bản đồ quốc gia mới hồi tháng 8 thể hiện nhiều vùng đất của các nước láng giềng bao gồm cả Việt Nam, Ấn Độ, Nga… thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc. Báo chí quốc tế cũng đã đưa
Hèn với giặc, ác với dân! Vườn rau Lộc Hưng: Chính quyền đưa lực lượng đến rào đất cưỡng chế, dân cực lực phản đối!
(Khánh An)
(Hình: Người dân Vườn Rau Lộc Hưng phản đối với quyết định cưỡng chế và bồi thường của chính quyền.)
-Đại diện của hàng trăm hộ dân bị cưỡng chế lấy đất ở khu vực Vườn rau Lộc Hưng cho biết chính quyền quận Tân Bình, TPHCM, hôm 7/12 đã đưa rất đông lực lượng đến bao vây và làm hàng rào xung quanh khu vực, trong khi một văn bản của trung ương trước đây đã yêu cầu chính quyền địa phương “giữ nguyên hiện trạng khu đất, không tiến hành xây dựng, rào chắn” trong thời gian người dân khiếu kiện và chưa được giải quyết.
“5 giờ sáng họ đưa lực lượng tới trường học ngay đó rồi. Lực lượng họ đưa về rất đông, 4 xe cơ động. Họ chở từ Lý Thường Kiệt vào đường Bắc Hải và họ bố ráp. Đưa đầy đủ lực lượng đến thì họ bắt đầu rào, phong toả hết, rào từ đường Chấn Hưng vào tới trong đường Hưng Hoá, và tiếp tục trong đây một tốp nữa họ rào xung quanh đài Đức Mẹ”, ông Cao Hà Chánh, đại diện của hàng trăm hộ dân bị cưỡng chế lấy đất ở Vườn rau Lộc Hưng, kể lại với VOA.
Động thái “mạnh tay” mới nhất của chính quyền quận Tân Bình diễn ra sau gần 5 năm khu vực này bị bất ngờ cưỡng chế vào tháng 1/2019. Khoảng 500 ngôi nhà và tài sản của người dân đã bị phá huỷ, toàn bộ cư dân ở đây bị trục xuất ra khỏi khu vực. Theo thống kê của dân Vườn rau Lộc Hưng, tổng giá trị thiệt hại về nhà và tài sản của họ lên đến trên 100 tỷ đồng.
Suốt những năm qua, hàng trăm hộ dân ở đây, với sự trợ giúp pháp lý của rất nhiều luật sư, đã đi gõ cửa khiếu nại khắp nơi, lên tận trung ương, nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết
“Trong thời gian công dân đang thực hiện quyền khiếu nại và chờ các cơ quan chức năng giải quyết, đề nghị giữ nguyên hiện trạng khu đất, không tiến hành xây dựng, rào chắn khu Vườn rau Lộc Hưng”, một văn bản của Ban Tiếp dân Trung ương, thuộc Thanh tra Chính phủ, vào ngày 19/2/2019 viết.
Ban này trong văn bản cho biết thêm đã chuyển đơn đến Chủ tịch UBND TPHCM “để chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức tiếp xúc, đối thoại, giải quyết dứt điểm, trả lời công dân”.
Đài VOA đã gọi vào đường dây nóng của UBND quận Tân Bình để xác minh thông tin nhưng nhận được câu trả lời tự động “số máy quý khách vừa gọi không có thực”, yêu cầu gọi đến một số điện thoại khác. Tuy nhiên, số điện thoại được cung cấp tự động này không có ai bắt máy.
Ông Hà Cao Chánh cho biết kể từ sau khi cưỡng chế lấy đất, quận Tân Bình đã thuê người từ một công ty bảo vệ đến làm 3 chốt bảo vệ khu vực. Nhưng sau một thời gian làm việc tại đây, những người bảo vệ và bà con Vườn rau Lộc Hưng đã trở nên “rất thân thiện”, vẫn theo lời ông Chánh. Các hộ dân bị mất đất (đa phần là người Công giáo) vẫn tập trung đọc kinh mỗi tối và thỉnh thoảng vẫn ra vô khu đất để lấy lá xông hay những thứ cần thiết.
“Hỗ trợ”, không “bồi thường”
Luật sư Minh Thọ, một thành viên trong nhóm luật sư nhận hỗ trợ pháp lý cho người dân Vườn rau Lộc Hưng, cho VOA biết diễn tiến mới nhất của quá trình khiếu kiện khiếu nại kéo dài gần 5 năm của người dân.
“Gần đây nhất, tôi cùng với anh Chánh và một số bà con lên trụ sở tiếp công dân của UBND thành phố để tiếp tục gửi đơn kiến nghị về vấn đề mà UBND quận Tân Bình niêm yết giá bồi thường, mà họ nói là giá hỗ trợ chứ không phải là giá bồi thường, vì họ cho rằng đây là đất chiếm. Chưa nhận được kết quả gì thì hôm nay nghe tin anh Chánh nói là chính quyền họ đưa lực lượng xuống để rào khu đất đấy”, LS. Minh Thọ nói với VOA.
Người dân Vườn rau Lộc Hưng cho biết trước đó vào ngày 12/11/2023, một số hộ dân nhận được bản “Dự thảo phương án hỗ trợ” cho dự án xây dựng cụm trường học trên khu đất Vườn rau Lộc Hưng và phương án hỗ trợ về đất với giá hỗ trợ là 11.250.000 đồng/m2, mức giá được cho biết rất cách biệt và thấp hơn rất nhiều lần so với mức bồi thường theo giá thị trường. Do nằm gần trung tâm thành phố nên giá trị hiện nay của khu đất này rất cao, lên đến hàng trăm triệu đồng/m2.
“Cách đây hơn một tháng, họ đi đến từng hộ dân, vừa hù doạ vừa thực hiện việc quay phim để báo cáo không đúng. Những người già khi họ tới họ đưa giấy tờ để ký vô, khi ký vô thì họ quay phim chụp hình và đưa lên trên phường là những hộ này đã cam kết đồng ý”, ông Chánh cho VOA biết.
Trong một đoạn video những người dân Vườn rau Lộc Hưng phỏng vấn một cụ bà gần 80 tuổi được cho là đã ký nhận “tiền hỗ trợ”, bà cụ nói bà không biết gì cả và “họ nói gì thì biết vậy”.
Cho đến nay, mới chỉ có một số ít người, mà theo lời ông Hà Cao Chánh là đã “quá cực khổ rồi” nên nhận “tiền hỗ trợ”, còn lại 90 hộ (trong số hơn 100 hộ bị cưỡng chế đất) vẫn không đồng ý nhận số tiền trên.
“Bà con tinh thần rất cao, hướng tới đây là sẽ không kiến nghị khiếu nại nữa mà sẽ thực hiện quyền của mình là tố cáo khẩn cấp”, ông Hà Cao Chánh cho biết thêm sau khi chính quyền đưa lực lượng đến bao vây và rào khu đất.
Đủ điều kiện được cấp quyền sử dụng đất
Theo hồ sơ pháp lý, khu đất Vườn Rau Lộc Hưng với diện tích khoảng 4,8 ha, trước năm 1954 là thuộc quyền sở hữu của Hội đồng quản trị Công giáo Sài Gòn (nay là Tòa Tổng giám mục Sài Gòn). Việc sở hữu đất có tài liệu thể hiện và chính quyền thành phố thừa nhận.
Năm 1954, nhiều gia đình từ Bắc di cư vào Nam. Tòa Tổng giám mục Sài Gòn đã cho vài chục hộ dân cất nhà sinh sống tại đây dưới hình thức cho thuê đất hoặc cho ở nhờ.
Năm 1955, quân đội Pháp xây dựng trên khu đất “Đài phát tuyến Chí Hòa” và cho phép người dân sống dọc hàng rào phía Tây được “trồng trọt xung quanh nơi các trụ anten, với điều kiện thỏa thuận trước với chủ đất là Hội truyền giáo công giáo và với những người khai thác đầu tiên”.
Sau năm 1975, người dân vẫn tiếp tục trồng rau bình thường ở khu đất nay thuộc phường 7, quận Tân Bình. Năm 1976, các hộ có trồng rau tại đây đã được UBND phường 7 xác nhận việc có sử dụng đất. Nội dung xác nhận ghi rõ tên chủ hộ, diện tích đất đang sử dụng. Trong thời gian từ 1976 - 1999, các hộ dân trồng rau tại đây vẫn đóng thuế cho việc sử dụng khu đất liên tục nhiều năm.
Tuy nhiên, sau đó chính quyền không nhận tiền thuế người dân đóng nữa. Các kiến nghị xin cấp quyền sử dụng đất của người dân không được giải quyết, và việc tiến hành cưỡng chế lấy đất đã diễn ra từ ngày 4/1-8/1/2019.
Theo LS. Minh Thọ, theo luật Việt Nam, người dân ở Vườn rau Lộc Hưng có đủ điều kiện để được cấp quyền sử dụng đất.
“Quan trọng nhất là chính quyền phải làm rõ là đất bà con Vườn rau Lộc Hưng đã chiếm hữu, quản lý và sử dụng từ những năm trước 1975. Chúng tôi phân tích, lập luận là bà con đủ điều kiện để được cấp quyền sử dụng đất, nhưng chính quyền đã không thực hiện việc đó thì cái này là lỗi của chính quyền. Còn xét các điều kiện thì xem xét hồ sơ chúng tôi thấy bà con đủ điều kiện”, LS. Minh Thọ nói.
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn trong các văn bản gửi chính quyền thời gian qua đều khẳng định không có cơ sở pháp lý nào xác định khu đất Vườn rau Lộc Hưng là "đất công", luận điểm mà chính quyền đưa ra để thực hiện việc cưỡng chế.
LS. Minh Thọ cho biết nhóm luật sư đã nhiều lần nêu rõ sự cần thiết phải xác định và cấp quyền sử dụng đất cho người dân để có những bước giải quyết tiếp theo một cách thoả đáng cho những thiệt hại của người dân theo quy định luật pháp. Theo đó, thiệt hại của người dân phải bồi thường theo giá thị trường chứ không phải “hỗ trợ” theo kiểu “tuỳ lòng hảo tâm” của chính quyền.
“Theo tôi, đây là việc gây tác động không tốt, như tôi đã nói trong buổi chính quyền quận Tân Bình tiếp dân, rằng tôi nghĩ việc này tác động rất xấu đến uy tín của chính quyền bởi vì ngay từ lúc cưỡng chế đất là đã không đúng pháp luật rồi, cụ thể là không có một quyết định cưỡng chế nào, mà chính quyền thì cứ tiến hành. Theo hồ sơ chúng tôi nghiên cứu thì chúng tôi thấy nó không đúng trình tự pháp luật”, LS. Minh Thọ nói.
Ông cho biết các luật sư nhận giúp pháp lý cho bà con Vườn rau Lộc Hưng vẫn luôn phải động viên họ phải kiên trì đấu tranh pháp lý và kiềm chế, không để vì phẫn nộ mà dẫn đến hành động trái pháp luật.
“Cái khó nhất của việc đấu tranh pháp lý này là khi người dân, luật sư gửi đơn thì chính quyền thành phố chuyển xuống lại quận, tức là cứ chuyển đi chuyển lại mà không có một hành động giải quyết cụ thể nào để làm rõ vấn đề”.
“Tôi cũng có kiến nghị tổ chức cuộc đối thoại, chính quyền quận Tân Bình cũng mở một cuộc, nhưng không phải là đối thoại, mà là tiếp công dân. Trong cuộc (tiếp dân) đấy thì cũng chỉ nghe dân nói thế thôi, rồi từ đó không có một cuộc nào nữa, cứ lặng im cho đến hôm nay thì chính quyền đưa lực lượng đến rào khu đất đó”.
Nhiều luật sư nghiên cứu hồ sơ pháp lý của vụ Vườn rau Lộc Hưng nói chính quyền đã “sai ngay từ đầu” khi thực hiện cưỡng chế lấy đất vào tháng 1/2019 mà không có Quyết định thu hồi đất, Quyết định cưỡng chế và Thông báo cưỡng chế theo quy định của luật pháp Việt Nam.
“Một mùa Giáng Sinh (không) an lành!” Việt Cộng hoàn tất “quy trình cướp đất” tại Vườn Rau Lộc Hưng!
(Phạm Thanh Nghiên)
(Hình: An ninh và công an bao vây Vườn Rau Lộc Hưng vào sáng 7/12)
-Việc xây dựng trường học tại khu Vườn Rau Lộc Hưng là để hoàn tất quá trình cướp đất của người dân lương thiện mà nhà cầm quyền đã tính toán trong nhiều năm.
Sáng 7/12, lực lượng an ninh chìm nổi đã tràn tới Vườn rau Lộc Hưng tại phường 6, quận Tân Bình, Sài Gòn. Một người dân oan Vườn Rau Lộc Hưng cho biết, từ đêm ngày 6/12, các xe chở vật liệu xây dựng đã đổ gạch cát để chuẩn bị cho việc khởi công công trình vào ngày 12 tới như báo chí quốc doanh đã loan tin vào hai hôm trước. Xe cứu thương, xe chữa cháy và xe phá sóng được giấu ở hai trường học gần khu đất Vườn Rau Lộc Hưng ở quận Tân Bình, TP.HCM.
Các ngả đường vào khu Vườn Rau Lộc Hưng đều bị canh gác và công an kiểm soát mọi sự đi lại, di chuyển của người dân tại khu vực này. Nơi ở của những người dân oan bên ngoài khu đất Vườn Rau Lộc Hưng đều bị canh gác và nhiều người bị cấm ra khỏi nhà.
Khu đất Vườn Rau Lộc Hưng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bà con nơi đây từ năm 1954 đến nay. Hơn 60 năm qua, người dân vẫn sử dụng khu đất này một cách liên tục, ổn định và không tranh chấp với cá nhân, đoàn thể hay tổ chức nào.
Theo quy định của luật pháp hiện hành, họ đương nhiên được cấp quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, “chính quyền mới” đã dùng luật rừng để ban hành Quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân để rồi chính họ từ chối cấp giấy tờ hợp pháp cho bà con hầu cướp đất một cách trắng trợn.
Tháng 1/2019, đúng dịp giáp Tết, nhà cầm quyền huy động một lực lượng hùng hậu gồm an ninh, mật vụ, côn đồ, dân phòng… mang súng, dùi cui, chó nghiệp vụ và nhiều xe ủi đến phá hủy toàn bộ 503 căn nhà, đẩy hàng trăm con người vào cảnh tang thương không nhà không cửa. Vụ việc đã gây trấn động dư luận trong và ngoài nước.
Tính đến thời điểm này, gần 5 năm trôi qua, nhà cầm quyền địa phương chưa một lần tiếp xúc chính thức và thiện chí với người dân để giải quyết.
Giáo dục xuống cấp trầm trọng! Vụ học sinh bao vây cô giáo ở Tuyên Quang, lên sóng truyền hình Nam Hàn
(An Tôn)
-Kênh News7 của đài Chosun TV ở Hàn Quốc đưa tin tối hôm 9/12 về vụ các học sinh bao vây và xô xát với cô giáo ở tỉnh Tuyên Quang mới xảy ra cách đây chưa lâu và gây rúng động dư luận Việt Nam.
Tin này mở đầu với một nữ người dẫn bản tin đứng trước hình nền gồm quốc kỳ Việt Nam nổi bật bên cạnh ảnh chụp một học sinh đang đối đầu với cô giáo, và người dẫn nói rằng đã xảy ra sự việc hàng chục học sinh bắt nạt giáo viên trong một lớp học cấp 2 ở Việt Nam được ghi lại bằng video và gây sốc.
Đoạn tin dài khoảng 1 phút 30 giây mô tả rằng giáo viên đã ngất xỉu sau khi bị học sinh ném các đồ vật và giày dép vào người. Trước đó, học sinh đã dồn cô giáo vào một góc tường, và sau vụ việc xảy ra hôm 29/11, hai bên đưa ra những lời kể trái ngược nhau khi trình bày về vụ này, theo tin của kênh News7 ở Hàn Quốc.
Đài truyền hình ở Hàn Quốc nói rằng xã hội Việt Nam đã chấn động về đoạn video được tung lên mạng xã hội ghi lại sự việc ở một trường cấp hai ở miền bắc.
Trích lại đoạn video, News7 tường thuật rằng khi cô giáo giơ điện thoại lên quay video các học sinh, một trong số họ đã nằm xuống sàn và hét lên rằng bị giáo viên đánh.
Tiếp theo, kênh này nói rằng các học sinh đã đóng các cửa lớp học lại và cùng nhau lên tiếng đe dọa vì giáo viên không cho nghỉ học giữa chừng. Họ đã xỉa xói, chế nhạo giáo viên và thậm chí còn ném đồ vật và giày dép vào người cô giáo. Cuối cùng, cô giáo đã ngã xuống sàn.
Trong phần cuối của tin, đài Hàn Quốc nói rằng các phụ huynh học sinh đưa ra lập luận rằng bọn trẻ hành động như vậy cốt chỉ trả đũa cho việc giáo viên đã bạo hành chúng.
Vẫn theo News7, đã xuất hiện một video khác cho thấy giáo viên vung giày với các học sinh. Tuy nhiên, giáo viên nói rằng các học sinh có nhiều vấn đề và cho hay đã báo cáo tình hình với hiệu trưởng nhưng sự việc không được giải quyết.
Các cơ quan có thẩm quyền trong ngành giáo dục Việt Nam đã mở một cuộc điều tra, đài truyền hình Hàn Quốc cho biết và không đưa ra bình luận riêng của đài.
Đoạn tin kể trên nằm trong phần gần cuối của chương trình thời sự dài gần 45 phút trên kênh News7, phát hồi 19h ngày 9/12, thu hút gần 123.000 lượt người xem, theo quan sát của VOA.
Theo tìm hiểu của VOA, các đoạn video về vụ bạo lực học đường ở Tuyên Quang được tung lên mạng xã hội hôm 4/12, cho công chúng biết về những diễn biến gây sốc đã xảy ra hôm 29/11 tại trường Trung học Cơ sở Văn Phú ở huyện Sơn Dương.
Truyền thông Việt Nam đưa tin rằng vào ngày hôm đó, cô giáo có tên viết tắt là P.T.H., 38 tuổi, dạy môn âm nhạc tại một lớp 7 trong trường và đã nhắc nhở một số học sinh không vào lớp nhưng họ không nghe lời mà thay vào đó đã phản ứng lại.
Tiếp đến, trong giờ học, một vài học sinh xin ra ngoài nhưng cô H. không cho phép. Sau đó, giữa cô và học sinh nảy sinh mâu thuẫn.
Hết giờ dạy tại lớp 7, cô H. sang dạy trong một lớp 6. Một số học sinh lớp 7 đã sang lớp 6 và có những hành xử gây chấn động như đã thấy trong các video, truyền thông Việt Nam tường thuật.
Từ 30/11 đến 2/12, chính quyền huyện Sơn Dương và một loạt cơ quan có thẩm quyền của ngành giáo dục và công an đã yêu cầu “kiểm tra, xác minh, làm rõ trách nhiệm của giáo viên, học sinh và đề xuất biện pháp xử lý”, các bản tin trong nước cho biết.
Hôm 7/12, Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Dương ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ và công tác 15 ngày đối với ông Nguyễn Duy Sáng, Hiệu trưởng Trường THCS Văn Phú, để phục vụ công tác kiểm tra, xác minh, làm rõ công tác điều hành, quản lý giáo viên, học sinh trong nhà trường.
Theo quan sát của VOA, nhiều người bày tỏ trên mạng xã hội rằng họ “vô cùng thất vọng”, “buồn bã” và cả “phẫn nộ” về vụ việc, tiếp sau nhiều vụ khác đã xảy ra ở các trường học. Những vụ này kết hợp lại với nhau cho thấy nền giáo dục và đạo đức Việt Nam xuống cấp nghiêm trọng, họ nhận xét.
Nhiều lời bình luận trên mạng xã hội quy trách nhiệm trước hết là cho ngành giáo dục và sau đó là các bậc cha mẹ. Họ cảnh báo rằng một khi học sinh dám đánh thầy cô thì các em sẽ chẳng chừa ai ra nữa và đó là một mối nguy lớn. Họ kêu gọi phải có một cuộc kiểm điểm và cải tổ sâu sắc ngành giáo dục.
VOA cố gắng liên lạc với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam để tìm hiểu quan điểm của họ nhưng không có hồi đáp.
Đạo đức xã hội xuống cấp do học tập theo đạo đức Hồ Chí Minh!
(Dương Quốc Chính)
-Từ ngày cách mạng thành công, lật đổ hết cả các nền tảng, xã hội chỉ còn rào cản bằng điều lệ đảng (hồi đầu còn có rất ít luật, nghị quyết dùng thay luật) và rơi rớt lại chút ít nề nếp gia phong của một số dòng họ lớn.
Việc học sinh mất dạy không phải chỉ lỗi của nền giáo dục đâu, mà bọn trẻ con cấp 1-2 thì gia đình dạy là chính. Nhà trường vẫn là thứ yếu về giáo dục đạo đức. Càng lớp nhỏ thì cô giáo còn có chút vai trò dạy đạo đức chứ càng lên cao thì càng ít và ở cấp đại học và sau đại học thì hầu như vai trò giáo dục đạo đức là bằng không, thậm chí còn âm. Vì nhiều khi giáo viên dạy sinh viên đút lót, đổi tình lấy điểm…
Mấy vụ học sinh đánh nhau, bắt nạt học đường. Giờ là bắt nạt cả cô giáo, nó thuộc phạm trù đạo đức. Bây giờ vùng quê hay vùng ven, hay các khu vực dân lao động ở nhiều thì càng nát. Vì bố mẹ vất vả, ít học, chẳng có thời gian dạy con hoặc dạy con mất dạy thêm thông qua sự mất dạy của chính bố mẹ do nghề nghiệp tạo ra.
Xã hội Việt Nam và Trung Quốc dễ giống nhau ở chỗ vô đạo (không có tôn giáo) và nền tảng đạo đức xuống cấp. Chính ra thời phong kiến, người ta còn nhiều rào cản đạo đức hơn bây giờ. Bây giờ rào cản răn đe hành vi con người chủ yếu chỉ còn là pháp luật mà thôi. Nhưng lẽ ra một xã hội văn minh cần có thêm rào cản đạo đức xã hội và tôn giáo nữa thì con người mới có thể giữ được lề thói.
Thời phong kiến người ta còn sự ràng buộc bởi đạo đức Nho giáo. Lưu ý là Nho giáo không chỉ về quy tắc chính trị mà cả đạo đức. Tất nhiên đến giờ nhiều cái hủ lậu nhưng vẫn còn nhiều giá trị đạo đức. Ví dụ như răn dạy về quân tử và tiểu nhân, đạo làm vợ, làm chồng, làm con, làm thầy, trò.
Ngoài ra thì còn đạo Phật, Công giáo… cũng dạy đạo đức rất nhiều, cơ bản cũng hướng thiện. Nông thôn xưa còn có hương ước và lệ làng, cũng là thứ rào cản đạo đức theo chuẩn mực thôn quê, cũng dựa trên nền tảng Nho giáo. Dân người ta sợ lệ làng hơn cả luật vua. Sợ bị làng xóm chê cười, nên cũng không dám làm điều xấu, thất đức. Kiểu gọt đầu bôi vôi nghe nó hủ lậu thật nhưng cũng đỡ khoản chịch dạo này kia.
Nhưng từ ngày cách mạng thành công, lật đổ hết cả các nền tảng nói trên, xã hội chỉ còn rào cản bằng điều lệ đảng (hồi đầu còn có rất ít luật, nghị quyết dùng thay luật) và rơi rớt lại chút ít nề nếp gia phong của một số dòng họ lớn. Nên tạm gọi hồi đó theo cái gọi là nền đạo đức XHCN (đạo đức cách mạng), kiểu mỗi người làm việc bằng hai, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ… Giáo dân lúc nguy cấp thì lạy Chúa, Phật tử thì mô Phật, còn con người XHCN sẽ hô khẩu hiệu, gọi tên Hồ Chí Minh ba lần!
Nhưng cái làm đảo lộn giá trị xã hội lớn nhất là tư duy cào bằng, cào bằng không chỉ về kinh tế mà cào bằng cả về đạo đức và sự tôn trọng lẫn nhau. Mọi người đều bình đẳng, không có tôn ti trật tự thời phong kiến nữa. Bần nông có thể chỉ mặt chửi địa chủ. Công nhân, thợ thuyền, buôn bán nhỏ có thể chỉ mặt chửi tư sản, giáo sư, nhân danh sự bình đẳng. Dưới chế độ ta, trí thức còn không bằng cục phân (lời Lenin và Mao).
Rồi chuyện đấu tố thời cải cách ruộng đất mới thực sự “đào tận gốc, trốc tận rễ” nền tảng tôn ti cũ. Con cái đấu tố bố mẹ, người làm đấu tố chủ, ân nhân cũ. Giá trị đạo đức cũ bị triệt hạ tận gốc rễ. Bây giờ anh em che’m giê’t nhau để tranh giành đất đai không còn là hiếm. Con đô’t cả mẹ nữa.
Rồi đến khi đổi mới, xã hội trở nên xôi thịt hơn, thì đồng tiền nó bẻ lái hết cả giá trị xã hội. Mới sinh ra sự mục nát như giờ. Tiền bạc, lợi ích nó là động lực phát triển của Chủ nghĩa Tư bản. Nhưng Chủ nghĩa Tư bản nó không bị mục ruỗng nền tảng đạo đức vì nó còn duy trì tôn giáo và tôn ti trên dưới của xã hội và quan trọng nhất là pháp luật nó nghiêm minh và độc lập. Còn Việt Nam và Trung Quốc hiện nay thì đang có đủ tật xấu của Cộng sản và Tư bản. Nhưng luật lại không thể nghiêm vì có nhiều kẻ được ngồi trên luật.
Tổng quan về đạo đức xã hội nó đang là như vậy. Nên đừng vội chỉ trách thầy cô giáo. Họ cũng chỉ là những tế bào của xã hội mà thôi. Tổng thể xuống cấp thì các tế bào cũng sinh bệnh cả.
Trong một tổng thể như vậy, điểm yếu nhất về nền tảng đạo đức là giai cấp cần lao. Nên mấy trường lớp kể trên mới lắm học sinh mất dạy thế. Như bạn của con mình, có đứa hay chửi bậy, là mình hỏi con ngay, bố mẹ bạn làm nghề gì? Y như rằng, là buôn bán vặt, chắc chửi bậy hàng ngày. Nói thế không phải là phân biệt giai cấp. Cũng có người này người kia, nhưng đa số sẽ là vậy. Mình phải đe con là đề phòng bạn rủ rê chơi bời, chứ không cấm nó chơi chung.
Một Luật sư gốc Việt được cử làm chánh án Orange County
(Hình: Tân Chánh Án Huy Nguyễn)
-Luật Sư Huy Nguyễn là luật sư bào chữa công tại Orange County từ năm 2003 đến nay, chuyên đại diện cho những bị cáo hình sự không có đủ tiền mướn luật sư khi ra tòa.
Luật Sư Huy Nguyễn vừa được Thống Đốc Gavin Newsom (Dân Chủ) bổ nhiệm làm chánh án Tòa Thượng Thẩm California tại Orange County, theo thông cáo từ văn phòng thống đốc ở Sacramento hôm 7 Tháng Mười Hai.
“Tôi vừa được báo sáng nay, chưa biết phải nói gì. Chỉ biết là hơi cảm động,” Luật Sư Huy Nguyễn nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại.
Luật Sư Huy Nguyễn là luật sư bào chữa công tại Orange County từ năm 2003 đến nay, chuyên đại diện cho những bị cáo hình sự không có đủ tiền mướn luật sư khi ra tòa.
Trước đó, ông làm việc cho Văn Phòng Luật Sư Andre Lâm ở Westminster và Văn Phòng Luật Sư Peter Nguyễn ở Garden Grove.
Luật Sư Andre Lâm cho biết ông rất vui khi biết tin Luật Sư Huy Nguyễn được bổ nhiệm làm chánh án vì đây là một người rất tốt.
“Anh Huy làm việc rất tốt, tánh tình rất dễ thương. Anh làm việc tập sự ở văn phòng tôi khi còn đang học luật cho tới khi ra trường,” Luật Sư Andre Lâm nói.
Ông kể thêm: “Cách đây khoảng hai tháng, anh Huy có gọi cho tôi, xin để tên tôi vào danh sách những người đề nghị anh làm chánh án, tôi đồng ý ngay, vì tôi biết anh quá rõ. Vả lại, hiện nay, tòa West Court ở Westminster, nơi có cộng đồng Việt Nam rất lớn, không có chánh án gốc Việt nào, kể từ sau khi Chánh Án Nguyễn Trọng Nho nghỉ hưu. Tôi nghĩ, nếu anh Huy được điều về tòa này làm việc thì quá tốt cho cộng đồng chúng ta.”
Về tiến trình được bổ nhiệm làm chánh án, Luật Sư Huy Nguyễn cho biết, ban đầu ông nộp đơn lên Văn Phòng Thống Đốc. Sau đó, ông được Luật Sư Đoàn California và Luật Sư Đoàn Orange County phỏng vấn.
“Sau khi đậu phỏng vấn của hai luật sư đoàn của tiểu bang và quận hạt, họ mới gởi kết quả về Văn Phòng Thống Đốc. Sau đó, họ phỏng vấn tôi qua zoom ba lần, rồi đại diện thống đốc gặp tôi, cho đến ngày Thứ Năm, 7 Tháng Mười Hai, văn phòng cho biết tôi được thống đốc bổ nhiệm. Tổng cộng thời gian mất khoảng hơn một năm,” Luật Sư Huy Nguyễn kể.
Theo Văn Phòng Thống Đốc Gavin Newsom, Luật Sư Huy Nguyễn là người theo đảng Dân Chủ, tốt nghiệp cử nhân đại học UC Irvine, tốt nghiệp luật tại Đại Học Whittier Law School, Costa Mesa, và sẽ thế chỗ Chánh Án Gerald Johnston nghỉ hưu.
Luật Sư Huy Nguyễn cho biết ông sang Mỹ năm 1975, có vợ, và đang cư ngụ tại Costa Mesa.
Như vậy, Luật Sư Huy Nguyễn sẽ là chánh án gốc Việt thứ tư tại Orange County từ trước tới nay.
Chánh Án Nguyễn Trọng Nho là người Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ này tại quận hạt có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại, khi ông được Thống Đốc Gray Davis (Dân Chủ) bổ nhiệm năm 2000. Ông Nho nghỉ hưu năm 2013.
Người thứ nhì là Chánh Án Cheri Phạm. Sau khi thắng cử cuộc bầu cử sơ bộ vào Tháng Sáu, 2010, thay vì chờ nhậm chức vào Tháng Giêng, 2011, bà được Thống Đốc Arnold Schwarzenegger (Cộng Hòa) bổ nhiệm làm chánh án chính thức vào Tháng Bảy, 2010.
Người thứ ba là Chánh Án Vũ Nhân, được Thống Đốc Jerry Brown (Dân Chủ) bổ nhiệm làm chánh án hồi Tháng Sáu, 2018. (Đất Việt 12/08/2023)
Oan ức! Hunter Biden tố cáo: Đảng Cộng hoà muốn ‘giết tôi’ để phá hoại nhiệm kỳ tổng thống của cha tôi!
(Anh Nguyễn)
(Hình: Ông Hunter Biden và Tổng thống Joe Biden)
-Ông Hunter Biden tuyên bố Đảng Cộng hòa đang nhắm mục tiêu vào ông như một cách làm tổn thương cha ông, Tổng thống Joe Biden, và để phá hủy nhiệm kỳ tổng thống của cha ông.
Ông Hunter Biden, 53 tuổi, đưa ra nhận xét này trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi trên podcast “Moby Pod” của nhạc sĩ Moby. Phần một được phát sóng vào thứ Sáu (8/12) và phần thứ hai dự kiến phát sóng vào ngày 15/12. Hai người được cho là gặp nhau khi đang cai nghiện và Moby là một trong những khách mời tại buổi biểu diễn nghệ thuật của ông Hunter Biden vào năm 2021.
“Những gì họ đang cố gắng làm là cố ‘giết tôi’, vì biết rằng đó sẽ là một nỗi đau lớn mà cha tôi khó có thể chịu đựng được, và do đó, họ muốn phá hủy một nhiệm kỳ tổng thống theo cách đó”, ông Hunter Biden nói trong podcast.
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã đưa ông Hunter Biden và các giao dịch kinh doanh của ông vào trọng tâm của cuộc điều tra về cáo buộc tham nhũng liên quan đến cha ông và gia đình ông trước và sau nhiệm kỳ phó tổng thống của cha ông. Hạ viện dự kiến sẽ bỏ phiếu vào tuần tới về việc khởi động một cuộc điều tra luận tội và ông Hunter Biden đã được triệu tập để làm chứng kín vào ngày 13/12.
Cuộc phỏng vấn được phát sóng một ngày sau khi ông Hunter Biden bị buộc 3 trọng tội và 6 tội nhẹ về thuế trong bản cáo trạng của Bộ Tư pháp. Vào tháng Mười, Hunter Biden không nhận tội trước các cáo buộc liên bang ở bang Delaware rằng ông đã nói dối về việc sử dụng ma túy của mình khi mua một khẩu súng ngắn. Đây là vụ truy tố hình sự đầu tiên đối với con của một tổng thống đương nhiệm.
Ông Hunter bày tỏ sự ‘buồn phiền’ đối với các đối thủ trong Đảng Cộng hòa, ông đề cập đến Dân biểu Paul Gosar của Arizona và Dân biểu Marjorie Taylor Greene của Georgia, những người trong phiên điều trần quốc hội vào mùa hè này đã giơ những bức ảnh gây tổn hại tới ông với những người hộ tống.
“Tôi nhận ra rằng đó không chỉ nhắm vào tôi”, ông Hunter nói. “Và tôi nhận ra là những người này chỉ là những người buồn bã, ốm yếu và rất có thể họ vừa phải đối mặt với những tổn thương trong cuộc sống. Họ đã quyết định rằng sẽ trở thành một ác nhân và họ quyết định như vậy, họ sẽ gây tổn hại cho phần còn lại của thế giới.”
Hunter Biden khá kín tiếng kể từ khi bị các thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện giám sát chặt chẽ, nhưng điều đó dường như đang thay đổi. Ông đã phản đối trát đòi hầu tòa của Hạ viện và chỉ trả lời các câu hỏi ở nơi công cộng và đã đệ đơn kiện cựu Thị trưởng Thành phố New York Rudy Giuliani và luật sư Robert Costello vì đã phát tán thông tin từ máy tính xách tay của mình.
“Có một lời khuyên cho những người thông minh kia rằng điều này chỉ là một sự xao lãng vì liên quan đến những gì thực sự quan trọng đối với người dân Mỹ và tiếng nói của tôi thêm vào đó sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa”, ông Hunter Biden nói. “Bây giờ thì ngọn lửa đã không thể nóng hơn được nữa”.
Tin Quốc Tế Đó Đây
COP 28: Đàm Phán Căng Thẳng Về Việc Chấm Dứt Năng Lượng Hóa Thạch
(Hình: Các nhà hoạt động môi trường biểu tình phản đối nhiên liệu hóa thạch ở COP28, Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, ngày 9/12/2023.)
-Tại hội nghị khí hậu COP28 ở Dubai, Dự thảo thỏa thuận mới dự kiến sẽ được đưa ra vào sáng 11/12/2023, quyết định tương lai của nhiên liệu hóa thạch.
Theo thông tấn xã AFP, Chủ tịch COP28 của Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), ông Sultan Al Jaber, đánh giá rằng hội nghị "có thể đạt được tham vọng cao nhất" về hai chủ đề trọng tâm: Loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và viện trợ tài chánh cho các nước nghèo. Ông cũng kêu gọi các nước thành viên bỏ "chiến thuật câu giờ" trước khi hội nghị kết thúc để quyết định tương lai của nhiên liệu hóa thạch. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm nay cũng kêu gọi các nhà thương thuyết nên tỏ ra "linh động tối đa" và có "thực tâm" để bảo đảm việc chấm dứt hoàn toàn các năng năng lượng hóa thạch.
Tuy nhiên cho đến nay, các đại biểu và Bộ trưởng của các nước đạt được rất ít tiến bộ sau các cuộc đàm phán căng thẳng.
Các nước xuất cảng dầu mỏ hàng đầu như Ả Rập Saudi, Iraq và một số đồng minh vẫn giữ quan điểm đối lập với tất cả các ý kiến loại bỏ hoặc cắt giảm nhiên liệu hóa thạch. Họ lý giải bằng các luận điểm về hiệu quả của kỹ thuật thu giữ carbon và mối đe dọa biến động kinh tế toàn cầu nếu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Về phía hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, có nhiều dấu hiệu tích cực được đưa ra trong tuyên bố chung của hai nước này. Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh đề xuất "đẩy nhanh việc khai triển năng lượng tái tạo" nhằm "thay thế sản xuất điện từ than, dầu và khí đốt".
Tuy nhiên, thỏa thuận này còn phụ thuộc rất nhiều vào những cam kết dành cho các nước đang trỗi dậy, chẳng hạn như Ấn Độ, nơi mà than vẫn được sử dụng để sản xuất 3/4 lượng điện, cũng như cho các nước đang phát triển, đang yêu cầu các nước giàu giúp họ phát triển điện Mặt trời hoặc điện gió hoặc giúp họ thích ứng với những tàn phá của biến đổi khí hậu.
COP 28: Từ Bỏ Năng Lượng Hóa Thạch, Cuộc Mặc Cả Khó Khăn
(Ảnh: Sultan al-Jaber, Chủ tịch COP28, tại một diễn đàn về dầu lửa và năng lượng ở Abu Dhabi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, ngày 2/10/2023.)
-Hội nghị khí hậu COP 28 tại Dubai trước ngày kết thúc các cuộc thương lượng, với hy vọng tìm được một thỏa thuận về việc sử dụng năng lượng hóa thạch là một trong những chủ đề thời sự chính của các báo Pháp ra hôm 11/12/2023.
Ngày 12/12, Hội nghị Quốc tế về Khí hậu COP28 tại Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), sẽ khép lại sau hơn chục ngày thương lượng nhằm tìm kiếm Thỏa thuận bảo vệ khí hậu của hành tinh đang ngày càng trở nên bất ổn do chính những hoạt động của con người. "Năng lượng hóa thạch" là từ khóa của hội nghị lần này.
Qua bài: "Tại COP28, các cuộc thương lượng bước vào chặng cuối", La Croix ghi nhận trước ngày kết thúc hội nghị, các quốc gia bị thúc ép phải tìm được một thỏa thuận về năng lượng hóa thạch. Tờ báo cho hay: "Sultan Al Jaber, Chủ tịch Hội nghị Khí hậu Quốc tế lần thứ 28 tại Dubai, đang nỗ lực gây áp lực với đại diện của 196 quốc gia nhằm tìm ra thỏa thuận trước thứ Ba (12/12), ngày kết thúc COP28".
Báo La Croix cho biết, ngày càng có nhiều tiếng nói ủng hộ một văn kiện đề ra mục tiêu giảm thiểu hoặc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, nhiều nước sản xuất dầu lửa, phản đối việc từ bỏ thẳng thừng năng lượng hóa thạch, tìm cách có một thỏa thuận mềm dẻo hơn.
Liên quan đến chủ đề này, xã luận của nhật báo Công giáo lấy tiêu đề "Cuộc mặc cả". Theo tờ báo, COP28 giờ là "thời điểm của các cuộc thương lượng chính trị-ngoại giao để đi đến một văn bản cuối cùng đầy tham vọng, mọi người cho thể chấp nhận". Dầu mỏ , khí đốt và than gây ra 85% lượng khí phát thải CO2, thách thức thoát dần khỏi nhiên liệu hóa thạch chưa bao giờ rõ rệt như bây giờ. Ả Rập Saudi dẫn đầu các nước sản xuất dầu, do đó đang tổ chức phản công, trong khi các nước đang phát triển đòi được bồi thường tài chánh cho việc phải từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.... Hàng trăm quốc gia, bao gồm cả Liên Hiệp Âu Châu, đã nhận thấy cần chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nhưng đó không hẳn là những nước tiêu thụ hydrocarbon cuối cùng.
Vẫn liên quan đến COP 28, nhật báo Libération có bài "COP 28, than, chủ đề trọng tâm", đề cập đến việc loại nhiên liệu gây phát thải CO2 vào bầu khí quyển (hơn 40%) hiện vẫn chiếm đa số trong các nhiên liệu sử dụng, đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia lớn và đông dân nhất thế giới. Dù chưa có một hội nghị nào của Liên Hiệp Quốc đặt kế hoạch loại bỏ, lần này tại Dubai, than đá rơi vào tầm ngắm của các nhà đàm phán. Đã có những dấu hiệu tích cực, như hình thành liên minh các nước kêu gọi từ đây đến 2030 loại bỏ dần dần sản xuất điện than. Ngoài ra, đông đảo các nước (75 nước) cam kết không xây thêm nhà máy điện than. Trong khi đó, sản xuất điện than có xu hướng tăng ở Á Châu. Riêng Trung Quốc, theo Libération, chiếm một nửa lượng than tiêu thụ của thế giới. Tiêu thụ than của Ấn Độ và Trung Quôc gộp lại bằng gấp đôi phân còn lại của thế giới.
Jordan: Do Thái Muốn Trục Xuất Người Palestine Khỏi Gaza
(Hình: Trẻ em Palestine sau một vụ không kích của Do Thái ở Khan Younis, miền Nam Dải Gaza.)
-Hôm 10/12/2023, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi nói rằng Do Thái đang thực thi chính sách đẩy người Palestine ra khỏi Gaza thông qua một cuộc chiến mà ông cho rằng hội đủ "định nghĩa pháp lý về tội diệt chủng". Do Thái bác bỏ "các cáo buộc không thể chấp nhận được" này.
Jordan giáp vùng Tây Ngạn và tiếp nhận phần lớn người Palestine sau khi nhà nước Do Thái thành lập vào năm 1948. Ông Safadi cũng nói rằng Do Thái đã gây ra lòng hận thù sẽ ám ảnh khu vực và định hình các thế hệ mai sau.
Do Thái đã phát động cuộc tấn công nhằm đáp trả vụ giết người và bắt cóc xuyên biên giới vào ngày 7 tháng 10 bởi các tay súng Hamas, nhóm phiến quân Hồi giáo thề sẽ hủy diệt Do Thái.
Ông Safadi nói tại một hội nghị ở Doha: "Những gì chúng ta đang chứng kiến ở Gaza không chỉ đơn giản là việc giết hại những người vô tội và phá hủy sinh kế của họ (bởi Do Thái) mà còn là một nỗ lực có hệ thống nhằm loại bỏ người dân ở Gaza".
Khi được hỏi về cáo buộc này, phát ngôn viên của chính phủ Do Thái Eylon Levy nói: "Tất nhiên, đây là những cáo buộc sai và không thể chấp nhận được".
Ông nói thêm: "Do Thái đang chiến đấu để bảo vệ mình khỏi những con quái vật đã gây ra vụ thảm sát ngày 7 tháng 10 và mục đích chiến dịch của chúng tôi là đưa những con quái vật đó ra trước công lý và bảo đảm rằng chúng không bao giờ có thể làm tổn thương người dân của chúng tôi nữa".
Ông nói, Do Thái đã kêu gọi người dân Gaza di dời khỏi chiến trường vì sự an toàn của chính họ và muốn thấy những người khác lặp lại lời kêu gọi đó.
Ông Safadi lập luận rằng quyết tâm tiêu diệt Hamas của Do Thái đã bị lật tẩy bởi mức độ tấn công tàn phá dân thường Gaza, hành động ông mô tả là bừa bãi.
Ông Safadi cũng nói rằng những khác biệt lớn đã xuất hiện trong các cuộc đàm phán giữa phái đoàn Bộ trưởng Ả Rập và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Hoa Thịnh Ðốn hôm 8/12 về việc chính quyền Hoa Kỳ hỗ trợ quân sự cho Do Thái và việc nước này từ chối kêu gọi ngừng bắn.
Hamas Hăm Dọa: "Không Con Tin Nào Sẽ Sống Sót" Nếu Do Thái Không Đàm Phán!
(Hình: Khói bốc lên tại Khan Younis, nam Gaza, sau cuộc tấn công từ Do Thái, ngày 10/12/2023.)
-Trong bối cảnh các cuộc giao tranh khốc liệt ngày càng gia tăng tại dải Gaza, hôm 10/12/2023, lực lượng Hamas tuyên bố nếu Do Thái không đàm phán thì sẽ không có ai trong số 137 con tin hiện vẫn trong tay Hamas sống sót trở về. Trong khi đó, Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu kêu gọi các chiến binh Hamas đầu hàng ngay lập tức.
Thành phố Khan Younès, miền Nam Gaza, ngày càng trở thành chiến trường đẫm máu. Hãng tin AFP cho biết trong đêm qua rạng sáng 11/12, thành phố Khan Younès đã hứng chịu các vụ không kích dữ dội của quân đội Do Thái. Bộ Y tế của chính quyền Hamas ở Gaza thông báo có vài chục người chết trong các vụ không kích đêm qua.
Sáng 11/12, theo báo Le Monde, Tổ chức Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Palestine cho biết đã có những vụ tấn công cường độ mạnh xung quanh bệnh viện Al-Amal, gần thành phố Khan Younès. Hôm qua, các chiến xa của quân đội Do Thái cũng đã tiến đến tận trung tâm Khan Younès.
Cũng trong sáng 11/12, Cơ quan điều phối các hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc tổng kết là trong hai ngày 9 và 10/12, khắp dải Gaza đã hứng chịu những trận oanh kích cường độ cao từ trên không, trên đất liền và cả từ biển.
Trong khi đó, một nhóm đặc phái viên của Hội Đồng Bảo An hôm nay đến cửa khẩu Rafah giữa Gaza với Ai Cập. Theo thông tấn xã Reuters, chuyến đi do chính phủ Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tổ chức. Đại sứ của nước này bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Lana Nusseibeh, giải thích mục đích là nhằm giúp Hội Đồng Bảo An hiểu được nhu cầu gia tăng các hoạt động cứu trợ nhân đạo cho người dân, Palestine ở dải Gaza.
Chiều mai 12/12, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ có phiên họp đặc biệt, theo đề nghị của các đại diện của Tổ chức Hợp tác Hồi Giáo và nhóm các nước Ả Rập, sau khi Mỹ chặn Dự thảo Nghị quyết của Hội Đồng Bảo An kêu gọi "ngừng bắn ngay lập tức vì lý do nhân đạo" tại dải Gaza.
Zelensky Sẽ Đến Tòa Bạch Ốc Bàn Về "Các Nhu Cầu Khẩn Cấp của Ukraine"
(Ảnh: Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky tại Tòa Bạch Ốc, Hoa Thịnh Ðốn, thủ đô của Hoa Kỳ, 21/12/2022.)
-Tổng thống Ukraine, ông Volodymy Zelensky được đồng nhiệm Mỹ Joe Biden mời đến Tòa Bạch Ốc vào ngày 12/12/2023 để thảo luận về các nhu cầu khẩn cấp của Ukraine, trong bối cảnh Nghị Viện Mỹ mới đây lại chặn khoản viện trợ cho Kyiv cho dù Nga đang gia tăng tấn công Ukraine bằng phi đạn và drone.
Theo thông tấn xã AFP, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre thông báo lời mời của Tổng thống Biden được đưa ra hôm 10/12/2023. Hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về "các nhu cầu cấp bách của Ukraine", cũng như "tầm quan trọng sống còn" của viện trợ không gián đoạn của Hoa Thịnh Ðốn dành cho Kyiv, nhất là trong bối cảnh Ukraine đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, một nguồn tin từ Thượng viện cho biết ông Zelensky cũng sẽ có cuộc gặp tại điện Capitol với lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện, Mike Johnson, để bàn về viện trợ.
Về phía Ukraine, trong thông cáo, Kyiv xác nhận Tổng thống Zelensky sẽ đến Tòa Bạch Ốc vào ngày 12/12, để thảo luận với đồng nhiệm Mỹ về "hợp tác quốc phòng giữa Ukraine và Mỹ", và đặc biệt là về "sản xuất vũ khí và các hệ thống phòng không".
Về tình hình chiến sự, quân đội Ukraine khẳng định sáng sớm 11/12 đã hạ được 8 phi đạn mà Nga phóng đến Kyiv. Chiến dịch oanh kích Kyiv bằng phi đạn đã khiến 4 người bị thương, nhưng không gây thiệt hại cho các cơ sở hạ tầng quan trọng.
Trước đó, trong đêm 10 rạng sáng 11/12, từ bán đảo Crimea mà Mạc Tư Khoa đã sáp nhập của Ukraine hồi 2014, quân Nga đã phóng 18 drone Shahed, nhưng đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ, đa phần ở vùng Mykolaïv, miền Nam Ukraine. Còn về miền Đông, chỉ huy các lực lượng trên bộ của Ukraine, Oleksandr Syrsky, trên mạng Telegram thừa nhận tình hình đang rất"khó khăn" do quân Nga không ngừng phản công.
Theo thông tấn xã AFP, cơ quan tình báo Anh nhận định quân đội Nga dường như đã bắt đầu chiến dịch mùa Đông nhắm vào các cơ sở sản xuất năng lượng của Ukraine. Lần đầu tiên tính từ hôm 21/9, Nga phóng nhiều phi đạn về phía Kyiv trong đêm 7 rạng 8/12 và phi đội máy bay ném bom hạng nặng của Nga đã tiến hành các vụ oanh tạc miền Trung Ukraine.
Trong khi đó, chính phủ Anh hôm 11/12 thông báo sẽ cấp cho Kyiv 2 tàu để giúp Ukraine dò mìn ở biển Hắc Hải, nhằm tái thúc đẩy xuất cảng bằng đường biển.
Pháp: Dự Luật Nhập Cư Được Đưa Ra Thảo Luận Tại Hạ Viện
(Hình: Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin phát biểu tại Quốc hội Pháp, Paris, ngày 21/11/2023.)
-Sau khi được Thượng viện Pháp, mà đa số thuộc cánh hữu, thông qua hồi tháng 11, hôm 12/12/2023, Dự luật Nhập cư mới của Pháp bắt đầu được đưa ra thảo luận tại Hạ viện. Đợt thảo luận sẽ kéo dài 2 tuần, kể cả trong các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật và liên quan đến 2.600 điều khoản sửa đổi.
Luật nhập cư mới được xem là trọng tâm trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Dự luật do Bộ trưởng Nội vụ Gérard Darmanin trình lên Quốc hội hiện đang gây tranh cãi rất nhiều và cho thấy những khó khăn của chính quyền Macron khi đảng cầm quyền không có đa số tuyệt đối tại Hạ viện.
Trong số các nội dung gây bất đồng có thể kể đến việc thắt chặt điều kiện hợp thức hóa lao động cho người nhập cư trong một số lĩnh vực khan hiếm nhân lực, hủy và thay thế AME - trợ cấp y tế Quốc gia cho người nhập cư trái phép bằng AMU - trợ cấp y tế khẩn cấp theo hướng bất lợi hơn do di dân sống bất hợp pháp tại Pháp, rút thẻ cư trú của người ngoại quốc đe dọa an ninh công cộng - không tôn trọng các giá trị của nền Cộng hòa Pháp, hay tạo thuận lợi để trục xuất người ngoại quốc bị kết án…
Hiện giờ, đảng Xanh đang đề xuất Hạ viện phủ quyết việc thảo luận về Dự luật, buộc chính phủ trình lại Dự luật sửa đổi tại Thượng viện trước khi được đưa trở lại Hạ viện. Tuy nhiên, Bộ trưởng Darmanin hy vọng sẽ thỏa hiệp được với các đảng để Dự luật được thông qua.
Theo thông tấn xã AFP, bất chấp bất đồng giữa các đảng về Dự luật Nhập cư, Bộ trưởng Nội vụ Gérard Darmanin đồng ý với Thủ tướng Elisabeth Borne, không viện đến điều 49.3 của Hiến pháp nước Pháp, cho phép chính quyền thông qua một đạo luật mà không cần Quốc hội biểu quyết, như đối với Dự luật Cải tổ Hưu trí.
Trên đài CNEWS sáng 11/12, Bộ trưởng Nội vụ Pháp nhấn mạnh không thảo luận về nhập cư tức là phủ nhận nền Dân chủ. Còn Chủ tịch Hạ viện Braun-Pivet trên mạng X cho rằng cần tìm ra con đường để bỏ phiếu thông qua Dự luật, vì một luật nhập cư mới sẽ có ích cho nước Pháp.
Tân Tổng Thống Á Căn Ðình: Tình Hình Đất Nước Sẽ "Tồi Tệ Hơn" Trong Ngắn Hạn
(Hình: Tân Tổng thống Javier Milei phát biểu tại Quốc hội Á Căn Ðình ở thủ đô Buenos Aires, ngày 10/12/2023.)
-Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, hôm 10/12/2023, Tổng thống Á Căn Ðình Javier Milei tuyên bố trước những người ủng hộ tập trung trước Quốc hội rằng tình hình kinh tế quốc gia sẽ "trở nên tồi tệ hơn" trong ngắn hạn, trước khi có thể hồi phục.
Từ thủ đô Buenos Aires của Á Căn Ðình, thông tín viên Théo Conscience của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết thêm thông tin:
Vừa tuyên thệ nhậm chức xong, tân Tổng thống Javier Milei bước ra cửa Quốc hội, trước đám đông đang chào đón ông bằng khẩu hiệu "Libertad, Liberty!" (Tự do). Bằng giọng khàn khàn, ông phát biểu trước những người ủng hộ và đưa ra những lời báo động về tình hình kinh tế của đất nước:
"Chưa một chính phủ nào tiếp nhận một di sản tồi tệ hơn chính phủ của chúng ta hiện nay. Vì vậy, không có giải pháp thay thế nào khác cho việc điều chỉnh ngân sách".
Tân Tổng thống tuyên bố mọi người sẽ phải trải qua 18 đến 24 tháng thắt lưng buộc bụng, lạm phát, thất nghiệp và nghèo đói, nhưng giai đoạn đó sẽ kết thúc với tương lai khả quan.
"Sẽ có ánh sáng cuối đường hầm!" Một lời hứa như vậy là đủ đối với bà Liliana, 35 tuổi, ủng hộ ông Javier Milei ngay từ những ngày đầu.
Bà nói: "Tôi đã chuẩn bị để nghe tất cả những điều này. Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên vì chúng ta đã quen với những lời hứa hão huyền. Nhưng chính chúng tôi đã tự làm mất từng giọt máu. Chúng tôi sẽ phải cắt đi một phần nào đó, nhưng ít nhất chúng tôi sẽ sống sót".
Bắt đầu từ tuần này, Tổng thống Javier Milei sẽ áp dụng "liệu pháp cú sốc" nhằm ổn định nền kinh tế Á Căn Ðình. Cụ thể, ông sẽ ban hành nhiều cải cách nhằm chữa trị nền kinh tế Á Căn Ðình theo hướng tự do hóa hoàn toàn.
Dù là nền kinh tế lớn thứ ba ở Mỹ Châu Latinh, Á Căn Ðình lại đang gặp tình trạng lạm phát phi mã, nợ nần chồng chất và tỷ lệ nghèo đói ở mức cao. Tân Tổng thống Milei đã hứa sẽ "thi hành tất cả các biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề do hệ thống chính trị gây ra trong suốt 100 năm qua".
Máy Bay F-16 của Mỹ Rơi Tại Khu Vực Hoàng Hải
(Hình: Chiến đấu cơ F-16 của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc thao dượt Không quân hàng năm với quân đội Nam Hàn, tại căn cứ Không quân Kusan, Nam Hàn, ngày 20/4/2017.)
-Quân đội Hoa Kỳ cho biết hôm 11/12/2023, một chiến đấu cơ F-16 đã bị rơi trong cuộc huấn luyện định kỳ ở Nam Hàn, nhưng phi công thoát nạn. Nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được xác định.
Từ thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, thông tín viên Trần Công của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Theo lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Nam Hàn, một chiến đấu cơ F-16 của họ đã cất cánh theo chương trình huấn luyện định kỳ từ căn cứ Không quân Kunsan vào sáng 11/12/2023. Tuy nhiên, ngay sau khi cất cánh, chiến đấu cơ đã gặp trục trặc và rơi xuống khu vực Hoàng Hải. Phi công đã buộc phải bật ghế phóng thoát hiểm và nhảy ra khỏi máy bay. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nam Hàn đã cứu thoát và đưa phi công này, vẫn còn tỉnh táo, về căn cứ Không quân Kunsan.
Đại tá Matthew C.Gaeke, chỉ huy phi đội máy bay chiến đấu số 8 của Mỹ, bày tỏ lòng biết ơn đến lực lượng bảo vệ bờ biển Nam Hàn. Hiện tại các bên liên quan đều cho biết họ sẽ điều tra kỹ lưỡng vụ này, tuy nhiên tên tuổi của phi công sẽ không được tiết lộ.
Căn cứ Không quân Kunsan được Không quân Nam Hàn và Lực lượng Không quân số 7 của Hoa Kỳ tại Nam Hàn sử dụng chung.
Trước đó vào tháng 5/2023, một máy bay chiến đấu F-16 của Lực lượng Không quân số 7 của Mỹ tại Nam Hàn cũng đã bị rơi gần khu đất nông nghiệp ở Pyeongtaek, tỉnh Kyunggi, trong quá trình huấn luyện.
May mắn là cả hai sự việc đều không gây thương vong cho cả phi công lẫn dân thường".
Trung Quốc Nỗ Lực Hội Nhập Afhanistan Vào Cộng Đồng Quốc Tế
-Trên trang quốc tế của báo Le Monde có bài "Trung Quốc chấp thuận Ðại sứ Taliban, tuy không công nhận chế độ A Phú Hãn".
Về mặt chính thức, Trung Quốc không công nhận chính phủ Taliban. Tuy nhiên, hiện nay, một Ðại sứ đại diện cho chế độ này đã hiện diện ở Bắc Kinh chứ không còn là một đại diện đơn thuần như cho đến nay. Ngược lại, Bắc Kinh cũng bổ nhiệm một Ðại sứ mới tại Kabul. Do đó, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có đại diện cấp Ðại sứ ở A Phú Hãn.
Sau khi Taliban lên nắm quyền ở Kabul vào tháng 8/2021, hầu hết các quốc gia đã thay thế Ðại sứ của họ bằng một đại biện, không mang ý nghĩa công nhận chế độ. Nếu kể từ tháng 8 năm 2021, một số Ðại sứ vẫn đóng ở thủ đô A Phú Hãn, thì chưa có quốc gia nào trước Trung Quốc bổ nhiệm Ðại sứ mới ở Kabul.
Vẫn theo Le Monde, từ khi Taliban trở lại, Trung Quốc luôn cố gắng duy trì kênh liên lạc cởi mở với quốc gia có chung đường biên giới dài 76 cây số này. Vào cuối tháng 9, khoảng một trăm vận động viên A Phú Hãn đã tham gia Đại hội Thể thao Á Châu tại Hàng Châu. Ngày 5/10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp người đồng cấp A Phú Hãn Amir Khan Muttaqi bên lề Diễn đàn Xuyên Himalaya Trung Quốc - Tây Tạng lần thứ ba, được tổ chức tại Tây Tạng.
Đối với Bắc Kinh, sự ổn định của Trung Á nói chung và A Phú Hãn nói riêng là điều cần thiết tuyệt đối để tránh bất kỳ sự "lây lan" Hồi giáo cực đoan nào ở Tân Cương, nơi có 12 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi sinh sống. Một trong những mục tiêu của chương trình đầu tư "Vành đai và Con đường" (BRI) là thúc đẩy tiến trình mở cửa và phát triển kinh tế của toàn bộ khu vực Trung Á.
Theo thông tín viên của Le Monde tại Bắc Kinh, Trung Quốc đang tiếp tục các nỗ lực tạo điều kiện cho Taliban hòa nhập vào cộng đồng quốc tế.
Vụ Va Chạm Tàu Tại Biển Đông: Phi Luật Tân Có Thể Trục Xuất Đại Sứ Trung Quốc
(Hình: Tàu Tuần duyên Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công vào một tàu của Phi Luật Tân gần bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp ở Biển Đông, ngày 9/12/2023.)
-Sau những sự việc "nghiêm trọng nhất" trong những năm gần đây tại vùng biển có tranh chấp chủ quyền giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc hồi cuối tuần qua, hôm 11/12/2023, Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân thông báo triệu Ðại sứ Trung Quốc tại Manila Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) lên để trao công hàm phản đối. Rất có thể Ðại sứ Trung Quốc sẽ bị trục xuất khỏi Phi Luật Tân.
Hãng tin Pháp AFP trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân Teresita Daza cho biết đã gửi công hàm triệu Ðại sứ Trung Quốc tại Manila lên để phản đối sau khi trong hai ngày liên tiếp (9 và 10/12/2023), đã xảy ra nhiều vụ va chạm giữa tàu của hai nước.
Hình ảnh tuần duyên Phi Luật Tân thu được cho thấy tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng uy hiếp các tàu tiếp liệu của Phi Luật Tân thi hành nhiệm vụ tại bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham, theo tên gọi của Trung Quốc) và Second Thomas (Bãi Cỏ Mây). Hai tàu chở hàng tiếp liệu của Phi Luật Tân đã bị tàu Hải cảnh Trung Quốc "đâm vào" ở Bãi Cỏ Mây trong khu vực quần đảo Trường Sa. Phó Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Phi Luật Tân Jonathan Malaya trong cuộc họp báo sáng 11/12 khẳng định những sự việc vừa qua thể hiện chiến thuật "làm căng thẳng leo thang nghiêm trọng nhất" trong những năm gần đây. Trước đó, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. khẳng định "không một quốc gia nào khác ngoại trừ Phi Luật Tân đủ tư cách chính đáng để hoạt động ở bất kỳ nơi nào trong vùng biển Tây Phi Luật Tân", tên Manila gọi Biển Đông.
Trong một thông cáo hôm 11/12, Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc nói trên của Manila, nhấn mạnh đến "tính chuyên nghiệp" và phản ứng "chừng mực" của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mao Ninh khẳng định Trung Quốc đã hành xử "trong khuôn khổ luật pháp quốc tế". Sự hiện diện cũng như cách ứng xử của Hải cảnh Trung Quốc hoàn toàn "hợp pháp", bởi vì theo Bắc Kinh, tàu Phi Luật Tân đã "xâm nhập trái phép hải phận của Trung Quốc". Bắc Kinh sẽ "tiếp tục các hoạt động để bảo vệ trật tự" ở khu vực quần đảoTrường Sa.
Về phía Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao ngay hôm 10/12 đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt lối hành xử "nguy hiểm và gây bất ổn" tại Biển Đông. Việc tàu Trung Quốc dùng vòi rồng uy hiếp tàu Phi Luật Tân và ngăn cản họ thi hành nhiệm vụ là điều "bất hợp pháp". Hoa Thịnh Ðốn cam kết sẽ bảo vệ đồng minh trong trường hợp Manila "phải đối mặt với một cuộc xung đột vũ trang".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét