Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2023

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI :16/12/2023 - Mỹ Loan

Cựu đệ nhất phu nhân Melania Trump phát biểu tại lễ nhập tịch
Hôm Thứ Sáu (15/12), cựu đệ nhất phu nhân Melania Trump đã có lần xuất hiện hiếm hoi trước công chúng với bài phát biểu trong buổi lễ nhập tịch tại Cục Lưu trữ Quốc gia ở Washington.Cựu đệ nhất phu nhân hoan nghênh 25 người nhập cư ngồi trước mặt bà đã sẵn sàng tuyên thệ trở thành công dân Hoa Kỳ, và nêu ra nhiều rào cản mà người nhập cư phải vượt qua để có được quốc tịch Mỹ.
<!>
Bà Melania Trump, người gốc Slovenia, nói: “Kinh nghiệm cá nhân của tôi khi vượt qua những thách thức của quá trình nhập cư, đã giúp tôi mở rộng tầm mắt về những thực tế khắc nghiệt mà mọi người phải đối mặt, bao gồm cả các bạn, những người đang cố gắng trở thành công dân Hoa Kỳ”.

Cựu đệ nhất phu nhân, người trở thành công dân Mỹ vào năm 2006, đã mô tả những khó khăn khi cố gắng làm quen với luật nhập cư, tiến hành nghiên cứu và thu thập thông tin, giấy tờ một cách tỉ mỉ.

Bà nói: “Con đường trở thành công dân rất gian khổ và trong thời gian đó, cuộc đời tôi biến thành mê cung sắp xếp giấy tờ”.
Bà Melania Trump phần lớn tránh xa sự chú ý của công chúng kể từ khi rời Washington vào tháng 1/2021. Một nguồn tin thân cận với cựu Tổng thống Donald Trump khẳng định với CNN rằng ông ủng hộ quyết định tham gia sự kiện này của vợ mình.

Tháng trước, bà Melania đã cùng với đệ nhất phu nhân hiện tại Jill Biden và các cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Laura Bush và Hillary Clinton tưởng niệm cựu đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter quá cố ở Georgia.

Bà cũng đã tham dự buổi công bố tranh cử tổng thống của chồng mình, nhưng bà chưa tham gia cùng ông trong bất kỳ sự kiện vận động tranh cử công khai nào khác, hoặc nhiều lần xuất hiện tại tòa án của ông kể từ đó. Tuy nhiên, các nguồn tin quen thuộc với mối quan hệ của họ nói với CNN rằng bà ủng hộ quyết định tranh cử tổng thống của chồng – nhưng nhấn mạnh rằng phần lớn sự tập trung của bà vẫn dành cho con trai họ, Barron, dự kiến sẽ tốt nghiệp trung học ở Florida vào năm tới.
“Anh ấy nhận được sự ủng hộ của tôi và chúng tôi mong muốn khôi phục lại hy vọng cho tương lai cũng như dẫn dắt nước Mỹ bằng tình yêu và sức mạnh,” bà nói trong cuộc phỏng vấn vào tháng 5 với Fox News.

Vào tháng 9, ông Donald Trump gợi ý rằng vợ ông có thể tham gia cùng ông trong chiến dịch tranh cử trong tương lai gần.
“Khi nào thích hợp, nhưng sẽ sớm thôi,” ông Trump nói trên Meet the Press của NBC khi được hỏi khi nào vợ ông sẽ bắt đầu vận động tranh cử cùng ông. “Bà ấy là một người kín đáo, một người tuyệt vời, một người rất tự tin và bà ấy rất yêu đất nước chúng ta.” Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ rằng thành thật mà nói, ông muốn giữ vợ mình tránh xa điều này.

Thành viên mới của NATO cho phép Mỹ đóng quân và triển khai vũ khí ngay sát Nga


Ngày 14/12, Bộ Ngoại giao Phần Lan cho biết họ có kế hoạch ký Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng (DCA) với Mỹ, cho phép Washington đóng quân, lưu trữ vũ khí và đạn dược ở nước này. Quốc gia Bắc Âu này đã trở thành thành viên của khối quân sự NATO vào đầu năm nay.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Phần Lan, tài liệu này phải được quốc hội phê duyệt nhưng dự kiến sẽ được ký vào 18/12 tới.

Helsinki sẽ mở 15 khu vực và cơ sở mà Washington sẽ được cấp "quyền tiếp cận và sử dụng không bị cản trở", theo tuyên bố. Mỹ sẽ được phép triển khai thiết bị quân sự, tiến hành huấn luyện và di chuyển máy bay, tàu và phương tiện vào và ra khỏi các căn cứ được chỉ định.

Bộ trưởng Quốc phòng Antti Hakkanen nói rằng vũ khí hạt nhân không bị loại khỏi DCA; tuy nhiên, nó sẽ không thay thế Đạo luật Năng lượng hạt nhân của Phần Lan, vốn cấm nhập khẩu và sở hữu vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước này, theo đài truyền hình Phần Lan Yle.

Thỏa thuận nêu rõ rằng tất cả các hoạt động phải được thực hiện với sự "hoàn toàn tôn trọng" luật pháp, "bao gồm cả việc tàng trữ một số loại vũ khí trên lãnh thổ Phần Lan".

Hakkanen cho biết DCA là "sự đảm bảo từ cường quốc quân sự lớn nhất thế giới rằng họ sẽ bảo vệ chúng ta" và "tạo nên một đòn tấn công phủ đầu khá khó khăn cho nước láng giềng của chúng ta" cùng với tư cách thành viên NATO, Yle đưa tin.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Moscow lấy làm tiếc về động thái này vì Nga và Phần Lan "có quan hệ tuyệt vời, không có vấn đề gì".

Vào tháng 11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng Moscow sẽ phải thực hiện "các biện pháp trả đũa" để chống lại các "mối đe dọa an ninh quốc gia" mới nổi nếu Helsinki ký thỏa thuận với Washington.

Phần Lan công bố quyết định gia nhập NATO vài tháng sau khi xung đột giữa Ukraine và Nga leo thang vào tháng 2 năm 2022. Đến tháng 4 năm 2023, Phần Lan trở thành thành viên chính thức của khối này.

Năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết quyết định của Phần Lan là "sai lầm" vì "không có mối đe dọa nào" đối với an ninh của Helsinki.

Quốc hội Mỹ thông qua dự luật ngân sách quốc phòng gần 866 tỷ USD


Theo Reuters, trong ngày 14/12, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) trị giá 886 tỷ USD cho năm tài khóa 2024, với 310 phiếu thuận và 118 phiếu chống. Trước đó, Thượng viện Mỹ cũng thông qua dự luật này với tỷ lệ 87 phiếu thuận và 13 phiếu chống.

Dự luật NDAA hiện đã được đệ trình lên Tổng thống Joe Biden để ký ban hành, đây cũng là gói ngân sách quốc phòng có giá trị lớn nhất lịch sử Mỹ, tăng khoảng 3% so với năm ngoái. "NDAA sẽ cung cấp nguồn lực quan trọng để xây dựng quân đội, cũng như hỗ trợ các quân nhân Mỹ và người thân của họ", Nhà Trắng mô tả về dự luật.

Truyền thông Mỹ cho biết, dự luật NDAA dài gần 3.100 trang, bao gồm khoản chi để tăng 5,2% lương cho binh sĩ Mỹ, kinh phí chế tạo 9 tàu hải quân mới, các sáng kiến ứng phó củng cố năng lực tác chiến tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Dự luật cũng cấp ngân sách 300 triệu USD cho Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine trong vài năm tới, nhưng con số này kém quá xa đề xuất viện trợ 61 tỷ USD được ông Biden gửi đến Quốc hội Mỹ.

Bên cạnh đó, dự luật này còn có điều khoản cấm Tổng thống Mỹ đơn phương rút khỏi NATO mà không được Quốc hội đồng ý. Điều khoản này nhấn mạnh cam kết của Washington với NATO, trong bối cảnh tình hình an ninh ở châu Âu có nhiều biến động.

Nhật Bản siết chặt lệnh trừng phạt nhắm vào Nga


Ngày 15/12, Nhật Bản công bố các lệnh trừng phạt mới liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, theo đó bổ sung hàng chục cá nhân và tổ chức Nga vào danh sách trừng phạt, theo hãng tin AFP.

Bộ Thương mại Nhật Bản cho biết chính phủ đã bổ sung vào danh sách trừng phạt 57 tổ chức ở Nga và 6 tổ chức khác ở các quốc gia bao gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Armenia, Syria và Uzbekistan.

Theo đó, Nhật Bản cấm các doanh nghiệp nước này xuất khẩu cho 63 công ty và tổ chức trên. Như vậy, đến nay, Nhật Bản áp dụng lệnh cấm xuất khẩu cho tổng cộng 494 tổ chức của Nga, 27 tổ chức của Belarus và 6 tổ chức ở các quốc gia khác.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng thông báo chính phủ nước này sẽ đưa ra lệnh cấm sử dụng kim cương của Nga cho mục đích phi công nghiệp như một phần của các biện pháp trừng phạt mới đối với nước này.

Trong nhiều thập kỷ, Nga đã cố gắng xây dựng mối quan hệ bình thường với Ukraine “bằng mọi giá”, nhưng điều này đã không thể thực hiện được sau cuộc đảo chính năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tham gia phiên hỏi đáp marathon hàng năm hôm 14/12. Khi được hỏi liệu ông có thể thấy trước việc bình thường hóa quan hệ với phương Tây trong tương lai gần hay không. Ông Putin đáp lại bằng cách nhấn mạnh rằng Nga chưa bao giờ cố tình hủy hoại hay cắt đứt quan hệ với bất kỳ quốc gia nào. Thay vào đó, chính phương Tây đã làm hỏng mối quan hệ với Nga khi liên tục cố gắng đẩy nước này sang một bên và bỏ mặc lợi ích quốc gia của nước này.

Theo tổng thống, đỉnh điểm của điều đó là cuộc đảo chính ở Ukraine do các “đối thủ” địa chính trị của Nga dàn dựng vào năm 2014, cuối cùng đã dẫn đến tình hình hiện tại.

Ông Putin mô tả cuộc xung đột đang diễn ra là một “thảm kịch lớn” mà về cơ bản là một “cuộc nội chiến” giữa anh em với nhau. Ông nhấn mạnh rằng về cốt lõi, bất chấp tình trạng thù địch hiện nay, người Nga và người Ukraine là một dân tộc.

Tổng thống lưu ý rằng Moscow luôn có quan hệ tốt với Đông Nam Ukraine, nơi có xu hướng thân Nga vì những vùng lãnh thổ này trong lịch sử thuộc về Nga.

45 nhà báo bị sát hại trên khắp thế giới vào năm 2023


Báo cáo thường niên do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố hôm thứ Năm (14/12) cho thấy, vào năm 2023 có tổng cộng 45 nhà báo thiệt mạng khi thực hiện công việc trên toàn thế giới, con số thấp nhất kể từ năm 2002.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới công bố báo cáo thường niên vào ngày 14/12. (Ảnh: Trang web chính thức của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới)
Một báo cáo của AFP đã truy tìm tổng cộng 61 nhà báo bị sát hại trên khắp thế giới vào năm ngoái. Lần gần đây nhất có ít hơn 45 người chết trong năm nay là hơn 20 năm trước, khoảng thời gian đó có 33 nhà báo thiệt mạng trên khắp thế giới vào năm 2002, hơn 1/3 trong số đó liên quan đến xung đột ở Trung Đông.

Tổng thư ký Delois của Tổ chức Phóng viên Không biên giới cho biết: “Điều này không hề làm giảm bớt thảm kịch hiện tại ở Gaza, mà là sự tiếp nối của tình trạng suy giảm đều đặn trong những năm gần đây, so sánh với mức cao nhất vào năm 2012 và 2013, khi cuộc chiến ở Syria và Iraq diễn ra, mỗi năm có hơn 140 phóng viên tử nạn, thì con số con số này đã giảm đáng kể.” Về nguyên nhân, ông đề cập đến “hành động của các tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ và công tác bảo vệ an ninh của chính giới truyền thông”, hay “thận trọng hơn”… Ông cho rằng nhiều lý do vẫn cần phải “thảo luận”.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới báo cáo số liệu thống kê tính đến ngày 1/12, “không bao gồm các nhà báo bị giết ngoài phạm vi nhiệm vụ của họ, không có trường hợp tử vong hoặc tử vong không rõ nguyên nhân”.

Báo cáo cho biết, kể từ khi bắt đầu xung đột Israel – Hamas vào ngày 7/10, tổng cộng “63 nhà báo đã thiệt mạng” ở Trung Đông, cả liên quan và không liên quan đến nghề báo, và 13 người trong số họ “chết vì pháo binh Israel” ở Gaza. Nó dẫn đến cái chết của 3 nhà báo làm việc ở Lebanon và cái chết của 1 nhà báo ở Israel bở bị Hamas sát hại.

Cuộc chiến ở Ukraine năm 2023 dẫn đến việc 2 nhà báo thiệt mạng, trong đó có Arman Soldin, phóng viên AFP bị giết vào đầu tháng 5. Kể từ khi cuộc chiến nổ ra vào tháng 2/2022, tổng cộng có 11 nhà báo đã tử vong trong cuộc xung đột Ukraine – Nga .

Báo cáo đặc biệt lưu ý rằng, 6 nhà báo đã bị giết ở Mỹ Latinh vào năm 2023, một con số “giảm đáng kể” về số người chết so với 26 nhà báo bị giết trong khu vực vào năm trước. Tổng cộng có 4 nhà báo thiệt mạng ở Mexico vào năm 2023, tỷ lệ tử vong cao nhất sau Gaza, trong khi 11 nhà báo chết ở nước này vào năm trước. Báo cáo chỉ ra rằng sự sụt giảm này không phản ánh sự cải thiện về tình hình an toàn tin tức của nước này. Trong số 84 nhà báo mất tích trên toàn thế giới vào năm 2023, gần 1/3 là ở Mexico.

Ngoài ra, trên toàn thế giới có tổng cộng 521 nhà báo bị bỏ tù vì lý do liên quan đến nghề nghiệp, so với 569 năm ngoái. Ba quốc gia có số nhà báo bị cầm tù nhiều nhất là Trung Quốc, Myanmar và Belarus.

Theo báo cáo thống kê, có tổng cộng 54 nhà báo bị bắt làm con tin trên toàn thế giới vào năm 2023.

Không có nhận xét nào: