Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2022

TỐI THƯỢNG THỪA THIỀN (THIỀN TÔNG TRUNG HOA) VÀ NHƯ LAI THIỀN (THIỀN CỦA ĐỨC PHẬT)

 

Ngày xưa khi Đức Phật ngồi dưới cội Bồ đề thì Ngài đắc Tứ thiền , chứng tam minh rồi thành Phật và sau khi thành Phật, Ngài đã chỉ rõ con đường đó cho những ai muốn đi trên con đường giải thoát giác ngộ. Thiền mà Đức Phật khám phá là Thiền Tứ Niệm Xứ (Thiền Chánh Niệm) và Thiền Trí Tuệ hay còn gọi là Thiền Minh Sát. Khi Đức Phật đã lớn tuổi và đau yếu, một hôm người đệ tử thân cận luôn ở bên cạnh Ngài là A-nan-đà hỏi Ngài như sau: “Sau khi Như Lai tịch diệt thì Tăng Đoàn sẽ phải bước theo con đường nào? Xin Như Lai cho biết quyết định của Như Lai ra sao đối với Tăng Đoàn?" Ý của Ngài A Nan là sau khi Đức Phật nhập diệt thì ai sẽ thay thế Đức Phật lãnh đạo Tăng đoàn?
<!>
Đức Phật trả lời như sau:

"Này A-nan-đà, Như Lai không còn sống lâu nữa. Vừa lớn tuổi lại đau yếu, Như Lai đã đi đến cuối con đường của mình. Như Lai nay chỉ là một người già... Này A-nan-đà, hãy nương tựa vào chính mình, xem mình là ngọn đuốc soi đường cho mình và cũng là nơi an trú cho chính mình, không nên tìm một nơi nào khác cả [...] Đạo Pháp là ngọn đuốc soi sáng và cũng là nơi an trú cho mình [...] Này A-nan-đà, những ai ngay từ hôm nay và cả về sau này, tức là sau khi Như Lai đã hòa nhập vào niết-bàn, biết xem Đạo Pháp là ngọn đuốc soi đường cho mình và là nơi an trú cho mình, không tìm một nơi an trú nào khác cả, sẽ là những đệ tử xứng đáng của ta, là những ngườì biết giữ một cung cách hành xử đúng đắn". (Đại-bát Niết-bàn Kinh, Mahaparinibbana, DN.16, theo bản dịch của André Migot,1892-1967, trong quyển Le Bouddha, ấn bản Club français du Livre, 1957, 302 tr., đoạn trích dẫn tr.150).

Sau đó, Đức Phật trả lời cho Ngài Ananda như sau:

“Này Ānanda, có thể một số tăng chúng đang nghĩ rằng: Từ đây ta không còn được nghe lời Thầy giảng nữa. Ta không còn ai hướng dẫn dạy dỗ nữa rồi.‟ Nhưng, Ānanda, suy nghĩ như vậy là không phải. Giáo pháp và giới luật Như Lai đã giảng dạy và hướng dẫn Chư Tăng lúc Như Lai còn sống sẽ là thầy của các vị khi Như Lai nằm xuống.”

Và lời nói sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập Niết bàn:

“Này Chư Tỳ Kheo, đây là lời dạy cuối cùng của Như Lai:

Sabbe saṅkhārā aniccā,
Appamādena sampādetha.

Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường.
Hãy tinh tấn tìm cầu giải thoát!”


Nói xong lời di huấn cuối cùng này, Đức Phật nhắm mắt, nhập vào các tầng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền sắc giới và các tầng thiền vô sắc giới. Đoạn, Đức Phật lần lượt ra khỏi các tầng thiền. Kế đến Ngài lại nhập từ sơ thiền đến tứ thiền sắc giới rồi từ đó nhập diệt, không bao giờ còn trở lại sanh tử luân hồi nữa. Đức Phật đã nhập Đại Niết Bàn (Parinibbāna).

Đức Phật đã khẳng định rằng sau khi Ngài nhập diệt thì các đệ tử đời sau hãy lấy Giới làm thầy nghĩa là Giới bây giờ là thầy, là Đức Phật cho nên thấy Giới là thấy Đức Phật bởi vì Giới là nền tảng giúp hành giả sống đời đạo hạnh, ly dục ly bất thiện pháp và nhờ đó hành giả có thể tiến xa thêm một bước nữa trên con đường giải thoát. Vì tầm quan trọng trên con đường giải thoát giác ngộ, Giới là quan trọng nhất bởi vì nếu không tu Giới hay nói một cách khác nếu hành giả phá Giới thì người đó sẽ không bao giờ tìm thấy được hương vị giải thoát vì tâm bất tịnh cũng như xây nhà trên cát.

Sau cùng, Đức Phật dạy rằng hãy lấy đạo Pháp của Ngài như là ngọn đuốc tuệ giúp chúng sinh soi sáng trên con đường tìm về bến giác. Thế thì Đức Phật không hề truyền y bát cho Ngài Ca Diếp và dĩ nhiên câu chuyện truyển y bát của Tổ Bồ Đề Đạt Ma là không có thật. Dựa theo Phật giáo thiền tông Trung Hoa, Tổ Bồ Đề Đạt Ma là sơ tổ rồi truyền y bát cho Nhị tổ Huệ Khả, đến Tam tổ Tăng Xán, Tứ tổ Đạo Tín, Ngũ tổ Hoằng Nhẫn và sau cùng là Lục tổ Huệ Năng. Đến đây thì việc truyền thừa y bát chấm dứt và thay vì truyền y bát thì Lục tổ Huệ Năng chỉ truyền cho đệ tử bằng phương thức khác là Khai tâm ngộ đạo tức là “truyền Tâm Ấn”. Ngày xưa Đức Phật dạy Bát Chánh Đạo để hành giả thực hành mà trở thành thánh giả vì thế ngoài Đức Phật là vị A la hán đầu tiên còn có hàng ngàn vị A la hán khác. Đức Phật dạy phải thực hành và thực hành chớ Đức Phật không bao giờ dạy truyền tâm ấn. Ngay cả Tôn giả La Hầu La là con của Đức Phật cũng phải thực hành và thực hành Bát Chánh Đạo cho đến khi trở thành A la hán chớ không có chuyện Đức Phật truyền tâm ấn cho ai cả. Vì thế “truyền tâm ấn” là sáng chế riêng (đặc thù) (duy nhất) của Phật giáo Trung Hoa bởi vì đối với Phật giáo, ngộ đạo là vẫn còn đứng bên kia bờ cho tới khi nào tu chứng trở thành Thánh giả tức là chứng đạo thì mới có giải thoát giác ngộ. Do đó trong chiều dài của lịch sử Phật giáo Trung Hoa, có rất nhiều người ngộ đạo, nhưng trong họ tranh chấp vẫn còn, danh lợi quyền thế chưa buông, mong muốn trở thành quốc sư này quốc sư nọ giống như Đề Bà Đạt Đa ngày xưa, chia phe xẻ nhánh nghĩa là hình bóng tham sân si chưa dứt bỏ được.

Khi nói về Thiền tông Trung Hoa có câu chuyện “Niêm Hoa Vi Tiếu” như sau:

“Trong cuộc hội ở núi Linh Sơn, Đức Thế Tôn giơ cành hoa ra hiệu cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn nói:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.

Xưa nay Thiền tông đều xem câu nói này mà họ tự đề xướng đó là lời nói của Đức Thế Tôn, là quan trọng nhất bởi vì tông này lấy Tâm truyền làm chỗ dựa để khai ngộ. Thiền tông giải thích rằng khi Đức Phật đưa cành bông sen lên thì trong pháp hội ai cũng nhìn vào cành bông nghĩa là mọi người chỉ thấy cành bông tức là chỉ thấy tướng mà không thấy Tâm. Chỉ riêng Ngài Ca Diếp thì chúm chím mĩm cười vì Ngài hiểu được nổi ẩn tàng sâu kín của Phật là có tướng mà không có tướng. Cành bông là biểu hiệu của Tâm, sự im lặng là biểu hiệu của Pháp. Tâm với Pháp tuy có mà không, tuy không mà có tức là vô chấp vậy.

Câu chuyện “Niêm Hoa Vi Tiếu” chỉ có duy nhất trong Phật giáo Thiền tông Trung Hoa mà không tìm thấy trong Đại Tạng của Phật giáo Ấn Độ và dĩ nhiên không bao giờ có trong giáo lý nguyên thủy.

Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma xuất hiện ở Trung Hoa, Ngài đưa ra tuyên ngôn đanh thép rằng: “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Do đó Thiền tông ở Trung Hoa không cần kinh điển, chỉ cần Tâm ấn Tâm và sau đó chỉ thẳng Tâm người nếu thấy được Tánh thì thành Phật. Đơn giản chỉ có thế thôi mà chẳng ai làm được. Nhắc lại, Thiền tông chỉ có duy nhất ở Trung Hoa vì nó hoàn toàn khác hẳn với thiền định và thiền trí tuệ của Đức Phật lúc Ngài còn sinh tiền mà người Trung Hoa gọi là Như Lai thanh tịnh thiền.

Người Trung Hoa phát minh ra Thiền tông và gọi nó là Tối thượng thừa thiền, như thế thì Thiền tông của Trung Hoa còn cao siêu hơn cả thiền do Đức Phật khám phá ra hay sao?

1)Thiền của Đức Phật Khám phá dựa theo tiến trình giải thoát Giới-Định-Tuệ nghĩa là hành giả phải phải thực tập sống đời đạo đức xa lìa những căn bản bất thiện rồi thực tập bài kinh Quán Niệm Hơi Thở để vào định. Từ đó đắc Tứ thiền. Sau đó hành giả tu theo thiền quán (thiền trí tuệ) dựa theo 16 đề mục để loại cho hết mười kiết sử: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham đắm vào cõi dục, sân hận, tham đắm vào cõi vô sắc, mạn, trạo cử vi-tế, si vi-tế. Tiến trình giải thoát để trở thành Thánh giả đi từ Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, Thánh giả A-na-hàm và sau cùng có giải thoát hoàn toàn trở thành Thánh giả A la hán tức là thành Phật.

Vậy dựa theo Đức Phật Thích Ca thì phương pháp thiền nào để trở thành thánh giả A la hán tức là thành Phật?

Đây là điểm đặc thù mà chỉ có Phật giáo mới có và Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã khám phá ra Thiền quán để hóa giải tất cả 10 kiết sử đã cột chặt con người vào trong thế giới khổ đau. Đọc 16 Đề Mục Thiền Quán ở phần sau.

Vậy thế nào thiền quán?

Thiền quán là con đường đơn giản và trực tiếp để nhận biết “thế giới hiện thực như nó đang là” tức là “thực tánh pháp” nghĩa là cái thấy biết trung thực, không bị bóp méo bởi những tư tưởng hay định kiến của con người. Nói cách khác, Thiền trong Phật giáo không phải quán chiếu để tìm những phát minh cho thế giới vật chất mà hành giả xoay ngược vào tâm để quán chiếu về mặt tâm linh và trí tuệ để thấy biết rốt ráo con người thật của mình.

Muốn trở thành Thánh giả trong Phật giáo, hành giả có thể đi qua hai con đường:

1)Nếu hành giả đắc Tứ thiền và đọan trừ 10 kiết sử bằng cách tu theo 16 Tuệ Minh Sát của Thiền quán thì trở thành bậc A la hán và có lục đại (sáu) thần thông.

2)Nếu hành giả không qua Tứ thiền mà tu theo thiền Trí Tuệ với 16 tuệ Minh sát, đoạn trừ 10 kiết sử thì cũng trở thành bậc A la hán, nhưng vị này không có thần thông.

Nói chung trong Phật giáo, có 10 kiết sử (chướng ngại) là:

1.-Thân kiến (sakkàya-ditthi): tin rằng ngũ uẩn là Ta và tin cái ngã thật sự hiện hữu.
2.-Hoài nghi (vicikicchà): không tin vào Chánh Pháp của Đức Phật.
3.- Giới cấm thủ (silabata-paràmàsa): tin tưởng và thực hành sai lầm vào giáo điều cực đoan.
4.-Tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga): Ngũ dục là năm thứ ham muốn của thế gian:

Tài dục: tham muốn cho có nhiều tiền bạc, của cải, vàng ngọc, tài sản vật chất.

Sắc dục: đắm say, đam mê sắc đẹp mỹ miều.

Danh dục: tham muốn địa vị, quyền cao chức trọng, danh thơm tiếng tốt.

Thực dục: tham muốn ăn uống cao lương mỹ vị.

Thùy dục: tham muốn ngủ nghỉ nhiều.
5.-Sân hận (vyàpàda): tức giận, thù hằn.
6.-Tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga): đam mê vào cõi chúng sinh có thân và tâm.
7.-Tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga): đam mê vào cõi chúng sinh không có thân, họ sống bằng Thức.
8.-Mạn (màna): tự phụ cho mình là cao quý, giỏi hơn người hoặc là mình thua kém người khác ở một phương diện nào đó nhưng vẫn không chịu thua và còn cho mình là bằng người…
9.-Trạo cử vi tế (uddhacca): Thân tâm lăng xăng, xao động không yên. Đồng thời, nó là một trong năm triền cái, ngăn trở công phu thiền định. Nó cũng gọi là trạo hối. Vì hối hận nên thân tâm không yên. Hối hận vì đã làm điều gì không phải, bất thiện hoặc là hối hận vì đã không làm điều phải, điều thiện.
10.-Si vi tế (avijjà): những si mê sâu thẳm núp sâu tận trong tâm thức của con người.

Thánh giả dựa theo Phật giáo là người có thể vượt qua những kiết sử ở trên và tùy theo khả năng đoạn trừ các lậu hoặc mà có bốn tầng Thánh như sau:

1)Thánh quả Tu-đà-hoàn (Sotāpanna) hay Quả Nhập Lưu: là tầng Thánh đầu tiên vì vị này đã “Mở con mắt của Pháp” hay gọi là “Pháp nhãn” bởi vì vị ấy đã có thanh tịnh về quan kiến và trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Đức Phật sau khi vị ấy đã diệt trừ ba kiết sử đầu tiên là thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Lúc bây giờ, vị ấy sẽ không còn nghĩ mình là một bản thể riêng biệt và thường tồn về cả hai phương diện sắc thân và tâm thức. Vị ấy sẽ không còn hoài nghi về Chánh Pháp và về sự giác ngộ của Đức Phật cũng như con đường mà Đức Phật đã vạch ra để hướng về giải thoát giác ngộ. Đức Phật lúc nào cũng khuyến khích chúng sinh biết tư duy, luận giải và chứng nghiệm để thấy, biết rõ ràng sự lợi ích của Phật Pháp vì đạo Phật là đạo đến để thấy, biết chớ không phải đến để tin. Loại trừ Giới cấm thủ ở đây không có nghĩa là thái độ phóng túng, không giữ gìn giới hạnh mà chỉ xem giới luật như là một phương thức để luyện tâm, nhưng đừng quá mù quáng lệ thuộc vào các hình thức giáo điều. Vì thế người đã phá bỏ được giới cấm thủ là một người lúc nào cũng có giới đức trong sạch, luôn sống thảnh thơi trong giới đức trong sạch đó nhưng không xem giới đức là gánh nặng trên con đường hành trì của họ.

2)Thánh quả Nhất lai Tư-đà-hàm (Sakadāgāmi): Sau đó, vị ấy tiếp tục trừ khử bớt (giảm nhẹ) tham dục (tham dục trong giai đoạn này là tham đắm vào dục giới tức là thế giới ham muốn mà chúng ta đang sống) và sân hận thì vị đó đắc quả Nhất lai nghĩa là vị ấy chỉ có thể tái sinh trong đời này một lần nữa.

3)Thánh quả Bất lai A-na-hàm (Anāgami): Đến đây nếu vị Thánh giả ấy loại bỏ hoàn toàn hai kiết sử tham dục và sân hận ở trên thì vị ấy chứng quả Bất lai nghĩa là vĩnh viễn không còn tái sinh nữa. Lý do con người còn tái sinh là vì chúng ta còn tạo nghiệp cho dù là thiện hay bất thiện. Còn tạo nghiệp là còn nguyên nhân để tái sinh mà thọ lãnh hạnh phúc hay khổ đau do chính họ đã gieo trong kiếp quá khứ. Vì thế nếu hành giả thật sự loại bỏ hết tham dục và sân hận trong cõi đời này thì cái nguyên nhân để tạo nghiệp chấm dứt. Không còn nghiệp thì vị ấy đã tự mình chặt đứt dây sinh tử luân hồi.

Tóm lại, một hành giả nếu loại trừ năm kiết sử đầu là “Thân kiến, Hoài nghi, Giới cấm thủ, Tham đắm vào cõi dục và Sân hận” thì vị ấy trở thành Thánh giả A na hàm. Năm kiết sử đầu tiên này còn có tên là “hạ phần kiết sử” (orambhàgiya-samyojana) trói buộc con người trong cõi dục này (thế giới đầy hấp lực mà chúng ta đang sống).

4)Thánh giả A-la-hán (Arahant): Bây giờ nếu vị ấy tiếp tục hành trì thanh lọc tâm ý và tinh tấn loại trừ năm kiết sử còn lại là “Tham đắm vào cõi sắc, Tham đắm vào cõi vô sắc, Mạn, Trạo cử vi tế, Si vi tế” thì vị ấy trở thành Thánh giả A la hán. Năm kiết sử này gọi là “thượng phần kiết sử” (uddhambhàgiya-samyojana) cột trói con người vào cõi sắc và cõi vô sắc.

Bắt đầu từ thời điểm đó, Thái tử Tất Đạt Đa biết mình là Phật, là một đấng Giác ngộ nên Ngài thốt lên rằng: “Ta đã hoàn thành xong Bát Chánh Đạo, Các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát, đắc đạo quả Niết Bàn, Ta không còn tái sinh nữa”.

Cuối cùng, Thái tử đã đạt tới giác ngộ, trở thành Phật toàn giác, là bậc anuttara samma sambodhi nghĩa là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là Đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni) .

Thế thì trong tiến trình trở thành Thánh giả của Phật giáo, Đức Phật Thích Ca không bao giờ dạy “truyền tâm ấn” mà Ngài chỉ dạy hành giả phải thực hành và thực hành Bát Chánh Đạo để loại bỏ 10 kiết sử đã cột chặc con người vào vòng phiền não khổ đau. Các tầng Thánh của Phật giáo giúp hành giả loại dần tham sân si vì thế không có một vị Thánh nào của Phật giáo mà còn tranh chấp, chạy theo danh lợi cả. Còn ham danh lợi, còn chạy theo quyền thế là còn phàm phu đơn giản chỉ có thế thôi.

2)Thiền tông hay tối thượng thừa thiền của Trung quốc: Người Trung quốc cho rằng thiền của Đức Phật khám phá ra vẫn còn thấp kém cho nên họ đưa ra một trường phái thiền mới mà họ gọi là Thiền tông hay tối thượng thừa thiền. Thay vì đi theo con đường giải thoát của Đức Phật dựa theo tiến trình Giới-Định-Tuệ để có giải thoát thì họ dựa vào Công án, Thoại đầu mà các tông phái như Vân Môn, Quy Ngưỡng, Lâm tế, Tào động… thực tập. Các Tổ đưa ra những công án để các thiền sinh suy nghĩ mà tìm câu giải đáp để có ngộ. Nếu biết ít thì có tiểu ngộ còn hiểu nhiều thì có đại ngộ…Cái khác biệt to lớn ở đây là Đức Phật muốn chúng sinh loại dần tham-sân-si thì tâm mới có an tịnh và từ đó hành giả mới có thể vào định. Ngược lại, Thiền tông đưa ra những đề mục để họ suy nghĩ cho nát cái óc, nhưng bản chất tham-sân-si tranh chấp không giảm thì ngộ để làm gì?

Từ khi khai sáng ra đạo Phật cho đến nay, chưa có một ai trên thế gian này dám cả gan nói rằng khả năng về thiền hay về giải thoát của họ cao hơn Đức Phật. Thế mà người Trung Hoa dám mạo nhận cho rằng thiền của họ tức là Thiền tông còn cao siêu hơn cả thiền mà chính Đức Phật khám phá ra cho nên họ mới mạo xưng là Tối thượng thừa thiền. Từ ngày Tổ Bồ-đề Đạt Ma vào đất Trung Hoa cho đến ngày nay với phương pháp Tối thượng thiền thì đã có ai thành Phật chưa? Thay vì dạy học trò sống trong khuôn khổ của đạo đức nhân bản, loại trừ dần tham sân si và chấp trước của cuộc sống thì hằng ngày các thiền sinh phải suy nghĩ nát cái đầu cho những công án không đâu ra đâu. Đại ngộ thì được cái gì? Có bớt được tham sân si không? Có biết sống đời đạo hạnh không hay vẫn còn tranh chấp như các Tổ Trung Hoa? Thiền của Đức Phật là thả lỏng tâm và đưa dần tâm đến chỗ an tịch để vào định mà có an lạc. Ngược lại, Tổ Sư thiền là thiền áp chế tâm khiến cho càng ngồi thiền thì càng khó chịu, không tự tại cho nên ngày xưa Lục Tổ và các đệ tử của Ngài đâu có ngồi thiền và Ngài không cho đệ tử ngồi.

Thiền là tĩnh lự, tâm an định vì thế khắp mọi nơi trên thế giới ai cũng có thể thực tập và đưa nó vào cuộc sống ứng dụng để thư giản cuộc sống và dĩ nhiên giảm bớt căng thẳng của cuộc đời.

Sau đây là vài thí dụ những tài tử, các cầu thủ nổi tiếng…hằng ngày vẫn thực tập thiền Chánh Niệm:

Oprah Winfrey

One of the largest promoters of mindfulness in the mainstream media is Oprah Winfrey. Oprah has openly stated that she is a daily meditator, a practice that allows her to perform at a high level. Looking at just how productive this woman is, it’s not surprising she is receiving a little help from this powerful practice to help her accomplish as much as she does.

Arianna Huffington

Another high performing executive and creator, there is no mystery behind the performance of Arianna Huffington. Again, the answer is her meditative practice. Arianna Huffington totes meditation and mindfulness for her ability to stay sane, rational and productive while diving into uncharted business territory on a regular basis.

Novak Djokovic

In his own words, Novak says he meditates because the practice provides him with the optimal state of peace and calm while simultaneously contributing to happiness and joy. The emotional balance has done wonders for his game and life both on and off the court.

Madonna

Madonna reportedly subscribes to a daily dose of transcendental meditation. Between this and her distinctly ayurvedic diet, Madonna has said time and time again how she believes these two elements of health bring her the perfect balance of mind-body connectedness and balance.

Kobe Bryant


The late Kobe Bryant was one of the most dedicated and talented basketball players to ever grace the court. His work ethic made him a high performer in nearly every aspect of his life, including business post-retirement where he was also well recognized for his contributions. Kobe was first introduced to meditation from the head coach of the Los Angeles Lakers, Phil Jackson. In the words of Bryant, “I think it’s important because it sets me up for the rest of the day. It’s like having an anchor. If I don’t do it, it feels like I’m constantly chasing the day, as opposed to being controlled and dictate the day.”

Russel Simmons

Russel Simmons is the man behind Def Jam Records, the label that made larger contributions to hip-hop over time than any other. Since those days, Russel has become a huge ambassador of meditation and has published a book called Success Through Stillness.

Paul Mccartney

According to Paul, “In moments of madness, meditation has helped me find moments of serenity – and I would like to think that it would help provide young people a quiet haven in a not-so-quiet world. It was a great gift that Maharishi gave us.”

Michael Jordan

As with Kobe Bryant and Lebron James, it seems most of Basketball’s greats were daily meditators. Michael Jordan reportedly stated to have meditated every morning because it allowed him to avoid distractions and focus on the court. This focus provided him with a flow state that made him virtually unstoppable when charging his opponents with or for the ball.

Jerry Seinfeld

Jerry Seinfeld is most well known for his starring role in, as you’ve probably guessed, Seinfeld. As the star of the show and the executive producer, Jerry was handling a lot, to say the least. He reported utilizing meditation each and every morning to get through it all, keeping the practice alive long after the end of the last season.

Bill Gates

On his personal blog, Gates reported that he recently started meditating after coming across the written works and Headspace app created by Andy Puddicombe. He was reportedly drawn in by the research shared in the lessons. It was the legitimacy of the benefits that encouraged him to take up the practice.

Kendrick Lamar

Kendrick Lamar has been known to drop hints about meditation in many of his songs and interviews, leading many people to the conclusion that he must indeed be practicing it himself. Here is one of the many lyrics you can find where he makes sure to pay his respects to the ancient practice: “Meditation is a must, doesn’t hurt if you try. See you thinking too much, worried about your career, ever think of your health?”

Ellen Degeneres

In 2013 Ellen Degeneres came out on her show stating that she has been practicing transcendental meditation daily for 3 years and that it has changed her life. Since that time she has interviewed many famous meditation teachers on her show.

Joe Rogan

In the past few years, Joe Rogan has become one of the most influential people on the planet. Interviewing a wide range of guests on his podcast, he not only discusses his own practice often, but he also pulls information about the practice of many other influential creators on a very regular basis. As it turns out, many of them have a practice of their own. Joe often totes the benefits of practicing meditation in float tanks, encouraging many of his guests to give his personal tank a try right after their recording.

Will Smith

Although best and mostly known for his acting, Will Smith has recently become a very large presence in the personal development space. With regular motivational and mindset/mindfulness tips videos, he has recently been promoting meditation regularly and strongly across YouTube as well as his other channels.

Tim Ferris

It has never been a mystery that Tim Ferris is a regular meditator. In his books, podcast episodes and articles he is very regularly found discussing his own exploratory meditation practices. Fun fact, Tim Ferris was the first person I ever heard talk about meditation in the public realm. He most certainly was not first, but he made major contributions toward the modern and public awareness of the benefits this ancient practice provides.

Katy Perry

Katy Perry is a well-known advocate for transcendental meditation. In 2011 she first started openly discussing her practice and all of the personal and professional benefits that came with it.

Steve Jobs

In his biography, Jobs mentions meditation time and time again, discussing the subtle but critical contributions it provided in his thought process throughout the creation of his company. One of his most famous quotes was the following: “If you just sit and observe, you will see how restless your mind is. If you try to calm it, it only makes it worse, but over time it does calm, and when it does, there’s room to hear more subtle things – that’s when your intuition starts to blossom and you start to see things more clearly and be in the present more. Your mind just slows down, and you see a tremendous expanse in the moment. You see so much more than you could see before. It’s a discipline; you have to practice it.”

George Lukas

George Lukas has reportedly been meditating for almost 40 years. There are even rumors that ‘the force’ in his Star Wars series is a secret reference to the pure consciousness achieved when one has put in the work and time to become a master at meditating.

Thiền mà họ thực tập chính là thiền thả lỏng tâm tức là thiền Chánh niệm chớ không phải thiền công án thoại đầu nghĩa là càng ngồi thiền thì càng nhức đầu thêm.

Mới quý vị theo dõi “Mindfullness Meditation””Thiền Chánh Niệm” để ứng dụng vào trong cuộc sống của chính mình:


Lê Sỹ Minh Tùng

ĐỪNG QUÊN SỰ VĨ ĐẠI CỦA CHÍNH MÌNH: than ôi cái Ngã vĩ đại.

Đức Phật dạy phải tự mình tu thì mới thấy Vô Thường Khổ VÔ NGÃ, khi đó là giải thoát!


542- ĐỪNG QUÊN SỰ VĨ ĐẠI CỦA CHÍNH MÌNH !

Ðối với những người đã thành đạo, những vật chất, những phương tiện vật chất, chỉ là trợ duyên mà thôi, họ không lấy đó làm quan trọng. Còn những người chưa thành đạo, đối với họ, vật chất là một vấn đề vô cùng trọng đại; cho nên tối ngày lăn xả vào cuộc đời, tám tiếng, mười tiếng, mười hai tiếng, mười sáu tiếng, để đổi tinh thần của mình, lấy vật chất mà sinh nhai. Uổng lắm, nhưng mà không sao. Tất cả mọi người đều phải làm việc, bây giờ nói quý vị không làm việc thì không được. Thôi thì cứ làm việc đi, nhưng mà mỗi ngày phải dành ra một ít thời giờ để nhận biết mình là ai? Tối ngày mình cứ bận nấu cơm nấu nước, đi làm đi lụng, săn sóc con cái, chiều chuộng vợ chồng, thì mình không rảnh để suy gẫm về nguồn gốc của mình. Cho nên mình không biết mình là Phật.

Thành ra bây giờ Sư Phụ mới chỉ cho quý vị cách làm sao để nhận biết mình là Phật, Phật Tánh của mình là như thế nào? Phật Tánh của mình là sự sáng suốt vô cùng trường cửu, một trí huệ vô cùng cao cả, chứ không phải Phật Tánh của mình có hình có dáng, cũng không phải Phật Tánh của mình có màu mè như thế nào, hoặc có quyền phép gì. Nhận được Phật Tánh của mình là biết rằng mình có tất cả; những gì trong vũ trụ, càn khôn đều thuộc về mình hết. Cho nên từ trước tới nay, bao nhiêu kinh điển xưng tán Phật là như vậy.

Và ông Phật đó ở đâu? Ở trong mình đó, mới khổ như vậy chứ! Mình là một người như thế này, mình là một người phàm phu tầm thường, như vậy mà Phật ở trong tâm mình, coi có hay không? Ông Phật là một vị mà mình nói là cao thượng nhất, không có ai tưởng tượng được, vậy mà lại ở trong chúng sanh đó! Ðâu phải ổng ở đâu xa, thì quý vị có biết mình là Phật chưa? (Có người trả lời: Dạ biết!) Biết ha! Có người biết rồi! Sư Phụ hiểu. Truyền Tâm Ấn lâu lâu là biết! (Mọi người vỗ tay.)

Nhưng còn có người chưa biết. Uổng vậy đó! Người đó với mình bằng nhau không khác, tại họ không biết họ có trí huệ tột cùng giống như mình mà thôi, họ không đem ra xài. Thí dụ quý vị có tiền bạc muôn ngàn ở trong kho của mình, quý vị muốn dùng thì phải có thời giờ vô lấy ra, phải có thời giờ và kế hoạch, cơ hội để dùng, nếu không thì có tiền cũng vô ích, phải không? Cũng giống như vậy, quý vị có một Phật Tánh vô cùng vĩ đại, Phật Tánh có nghĩa là quyền năng tối thượng trong trời đất, tức là Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác hoặc là Thượng Ðế, mà quý vị không có thời giờ dòm tới nữa, hà huống thay là dùng. (Mọi người vỗ tay.)

Thành ra, thấy người nào nghe nói thành Phật, ngạc nhiên. Sao thành Phật được? Làm gì có chuyện đó? Có mình ông Phật Thích Ca thành thôi chứ? Ông Thích Ca là ai? Ông đâu có gì hơn mình đâu? Quý vị đừng có thần thánh hóa người ta rồi quên mất sự vĩ đại của mình.

KHAI THỊ 3

Lấy Tình Thương Xóa Bỏ Hận Thù

San Diego, California, Hoa Kỳ 23/3 /1991

Tiếng Âu Lạc

🌹🌹 Supreme Master Ching Hai


words of wisdom about true love |

--

Không có nhận xét nào: