Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2022

Đoạn Trường Tháng Tư Đen - Cánh Thép


Đoạn Trường Tháng Tư Đen – Cố Thiếu Tá Không Quân Trương Phùng, Người Phi Công Việt Nam Cộng Hòa Cuối Cùng Hy Sinh Hình ảnh bà Thiếu Tá khóc bên di vật còn sót lại của cố Thiếu Tá là một hình ảnh làm tê tái nhiều tấm lòng người dân nước Việt Nam Cộng Hòa còn thương Lính. Người Phi Công Việt Nam Cộng Hòa Cuối Cùng Hy Sinh Đó Là: Cố Thiếu Tá Không Quân Trương Phùng. Máy bay của Ông bị rớt ngày 29/4/1975. Ông bị cộng quân bắt, và chúng đã hạ sát ông ngay sau đó. Giữa muôn trùng biến động của thời điểm đó. Tất cả mọi người đều quên Ông. Ngoại trừ gia đình của Ông.
<!>
Cố Thiếu Tá Trương Phùng sinh năm 1943.
Ông gia nhập Không Quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1964. Lúc đầu chỉ là phi công quan sát.
Sau đó ông được gởi đi Hoa Kỳ để học lái máy bay chiến đấu.
Đơn vị cuối cùng của Ông là Phi Đoàn Phi Long 518. Không Đoàn 23 Chiến thuật. Sư Đoàn 3 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đóng tại Biên Hoà.
- Năm 1972 , Mùa Hè Đỏ Lửa, ông cùng với các chiến hữu Phi Đoàn 518 nhập trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.
Ông là một trong 3 phi công bắn hạ được nhiều chiến xa cộng quân nhất của Phi Đoàn 518.
- Phi Long Đại Úy Trần Thế Vinh 20 chiếc
- Phi Long Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Lành 17 chiếc.
- Phi Long Thiếu Tá Trương Phùng 15 chiếc.

Phi Long Trần Thế Vinh gãy cánh đại bàng tại mặt trận này.
Những ngày cuối tháng 4/1975.
Cộng quân tập trung những giàn đại pháo tấn công phi trường Tân Sơn Nhất.
Để làm cho những họng đại pháo quân thù im tiếng.
Tinh Long 007 và hai Phi Long 518 có mặt trên không phận chung quanh Sài Gòn.
Phi Hành Đoàn Tinh Long 007 trúng hỏa tiễn của cộng quân. Phi Hành Đoàn tử nạn, chỉ có một chiếc dù bung ra.
Phi Long Đại Úy Trần Văn Phúc đáp xuống an toàn.
Nhưng Phi Long Thiếu Tá Trương Phùng thì biệt âm vô tín.
Theo lời kể của Phi Long Đại Úy Trần Văn Phúc, thì Thiếu Tá Trương Phùng tự nguyện bay lên thả bom xuống đầu cộng quân, dù phi cơ của ông bị hư vô tuyến.
Đi Không Ai Tìm Xác Rơi, là sự mặc nhiên chấp nhận của những Người Phi Công Việt Nam Cộng Hòa.
Nhưng trong tập thể của Họ cũng có câu :
Không Bỏ Anh Em. Không Bỏ Bạn Bè.
Nước mất nhà tan. Ba mươi lăm năm sau, Họ vẫn còn giữ được lời kinh nhập tâm của binh chủng mình.

Mọi chuyện bắt đầu từ một bài viết trên Tập San Cánh Thép của binh chủng.
Và những người chiến hữu của cố Thiếu Tá bắt đầu liên lạc với nhau.
Hành trình tìm kiếm tông tích của cố Thiếu Tá Trương Phùng, mang rất nhiều vấn đề tâm linh không thể nào lý giải được.
Người hy sinh công sức nhiều nhất trong chuyện đi tìm xác rơi này chỉ là một người Lính Không Quân phục vụ dưới đất. Ông ấy tên là Trí (tôi chỉ nhớ tên, còn họ và cấp bậc thì tôi quên rồi).

Người ủng hộ cho ông Trí nhiệt tình nhất là Phi Long Đại Úy Trần Văn Phúc và một vị Sĩ quan cao cấp nữa kẹt lại tại Việt Nam.
Ông Trí kể lại: ông gặp một giấc mơ rất kỳ lạ.
Trong giấc mơ ông lạc vào một ngôi chùa, và gặp Thiếu Tá Trương Phùng.
Hình ảnh của vị Sư Trụ Trì in hằn trong tâm trí của ông, cũng như lời than của Thiếu Tá Trương Phùng, ông ấy không thể về nhà được.
Cho dù ông Trí có nói hết chiến tranh rồi thưa Thiếu Tá.
Tỉnh dậy thì ra chỉ là một giấc mơ.

Ông Trí và các chiến hữu Không Quân bắt đầu khoanh vùng tìm kiếm, bằng toán học. Và rồi, mọi chuyện xảy ra một cách kỳ lạ.
Họ tìm kiếm trong tất cả ngôi chùa nổi tiếng ở Phú Lâm và lân cận.
Không một ai biết được một tin tức gì về chiếc máy bay bị rớt (bắn hạ) 35 năm xưa.
Cơ duyên, cơ trời hay hồn của Cố Thiếu Tá hiển linh. Cuối cùng họ cũng biết được tin tức về cố Thiếu Tá, khi ông Trí tình cờ lạc vào một ngôi Chùa mà hình ảnh ông Thầy Trụ Trì trước đây, giống y hệt vị sư trong giấc mơ của ông.
Một người có dính dáng bà con với đội quân du kích ở đó, là người xác nhận có chiếc máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống cánh đồng này, và người phi công bị ”quân giải phóng” bắt giữ.
Hắn ta với khuôn mặt lạnh lùng, chỉ địa điểm nơi chôn xác của Phi Long Thiếu Tá Trương Phùng. Rồi bỏ đi.

Thế gian biến cải vũng nên đồi. Để ngăn nước mặn tràn bờ, người dân ở đó đã đổ thêm đất lên trên những nền đất cũ.
Việc đào xới tìm hài cốt của ông Thiếu Tá gặp rất nhiều khó khăn, vì khung cảnh đã thay đổi, nhưng một chuyện hiển linh khác lại xảy đến.
Đứa con trai của hai ông bà già đã chôn cố Thiếu Tá Trương Phùng dưới hố cá nhân của những người Lính Việt Nam Cộng Hòa năm xưa, tự nhiên trên Sài Gòn về thăm nhà, và ông ta đã chỉ đúng địa điểm cái hố ngày xưa. Dấu tích của cây soài cưa sát đất là nơi mà ba mẹ của ông ta đã lấp thân xác của cố Thiếu Tá Trương Phùng.

Cố Thiếu Tá Trương Phùng đã bị cộng quân xử bắn giờ thứ 25.
Chiến hữu của cố Thiếu Tá đã tìm được di cốt của cố Thiếu Tá và hỏa thiêu. Vợ và con trai của cố Thiếu Tá có mặt trong cuộc tìm kiếm này.
Di cốt của cố Thiếu Tá đã được gởi vô Chùa.
Cầu xin cho Linh Hồn Cố Thiếu Tá Yên Nghỉ.
Vòng Trời Đất Dọc Ngang Ngang Dọc
Nợ Tang Bồng Vay Trả Trả Vay.
Cố Thiếu Tá Đã Đền Xong Nợ Nước.

Nam Mô A Di Đà Phật
Nguồn: canhthep.com

Không có nhận xét nào: