Chiếc duyên tốc đỉnh lịch sử 816
Trịnh Thanh Thủy
14 tháng 4, 2022
Hàng năm cứ vào dịp 30 Tháng Tư, Hội Cựu Quân Nhân Hoa Kỳ “The American Legion”, trạm Quân Đoàn 291 tại Newport Harbor lại tổ chức ngày chào mừng các cựu chiến binh Hoa Kỳ sau cuộc chiến Việt Nam đã trở về an toàn trên quê hương mến yêu Hoa Kỳ. Vào ngày tưởng niệm thường niên 2022 đáng nhớ này, chiếc trực thăng và chiếc duyên tốc đỉnh (Patrol Craft Fast) 816 được dùng trong cuộc chiến Việt Nam được trưng bày tại hải cảng Newport Beach, California, để công chúng đến thưởng lãm.
Chào cờ
Chiếc duyên tốc đỉnh này đã được Hải Quân Hoa Kỳ sử dụng trong những chuyến tuần tra ven biển nhằm chặn đường tiếp tế trên đường biển của Việt Cộng và Quân đội Bắc Việt xâm nhập vào miền Nam Việt Nam. Sau đó, các thuyền di chuyển trên các sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long và Cà Mau để tiến hành các cuộc hành quân đặc biệt: Hỗ trợ súng đạn, đưa quân, di tản, và đột kích vào lãnh thổ địch. Đối với Hải quân Hoa Kỳ, đây là một vũ khí chiến tranh. Đối với các sĩ quan chỉ huy, tuần duyên đỉnh là một cơ hội cho họ thực hiện được các nhiệm vụ độc lập khi họ còn trẻ – hầu hết các sĩ quan đều dưới 25 tuổi.
Chiếc trực thăng lịch sử
Chiếc trực thăng được trưng bày này, người Việt ở Quận Cam thường được thấy ở các buổi diễn hành đầu năm ở Little Saigon. Trực thăng được dùng đa dạng trong cuộc chiến Việt Nam như đổ quân, tải thương, thả khói, giải cứu…
Với mục đích tri ân các cựu chiến binh Hoa Kỳ, trạm Quân Đoàn 291 đã tổ chức một buổi dạ tiệc hàng năm với mục đích hội họp các quân nhân và gia đình lại để cùng nhắc nhở và hàn huyên. Vị trưởng ban tổ chức Mike Schubert, phát biểu khi được tôi hỏi ý nghĩa của ngày hội ngộ này.
-“Chúng tôi tổ chức ngày này mỗi năm, đến nay đã được 11 năm rồi. Mục đích để tưởng niệm và chào mừng các cựu chiến binh đã trở về quê mẹ Hoa Kỳ. Quân đoàn trạm 291 có khoảng 3,000 cựu binh sĩ Hoa Kỳ từng chiến đấu ở Việt Nam. Chúng tôi đã triển lãm chiếc trực thăng với cả phi hành đoàn của chiếc này đã từng tham chiến. Chiếc duyên tốc đỉnh cũng có các thủy thủ đoàn từng phục vụ ở tàu này trong chiến trường Việt Nam.
Chính tôi cũng là một cựu viên chức hải quân trong cuộc chiến. Tôi thuộc thế hệ thứ tư của binh chủng Hải quân. Chúng tôi rất vui mừng khi được gặp gỡ nhau hàn huyên chuyện tốt, chuyện xấu, chuyện đã qua, kể cả chuyện tương lai. Chúng tôi là những người lính yêu quê hương và cùng một ý nguyện phục vụ cho đất nước. Chúng tôi cố gắng giúp Việt Nam với tất cả khả năng của chúng tôi để Việt Nam không trở thành một nước cộng sản. Chúng tôi đã làm xong những gì chúng tôi phải làm, và đã may mắn được trở về đến quê hương”.
Các cựu quân nhân của American Legion Post 291
Tôi ra bến tàu viếng thăm chiếc duyên tốc đỉnh trong ánh nắng chiều vừa mỏng mảnh phủ xuống. Lá cờ có hai chữ “Tự Do- Cám Ơn Cựu Chiến Binh” bên cạnh chiếc đầu đại bàng bay phất phơ trong gió như một lời tri ân nồng thắm tha thiết nhất. Tôi được dịp trò chuyện và chụp hình lưu niệm với thủy thủ đoàn. Trên tàu những cỗ súng máy, đạn dược và các chiếc áo giáp chống đạn được trưng bày gợi nhớ đến chiến tranh. Các cựu quân nhân và gia đình hiện diện hôm nay khoảng 140 người. Một số cùng ra trước chiếc trực thăng để chụp hình lưu niệm. Đây đó rải rác là những chiếc xe Jeep được dùng trong cuộc chiến được trang bị súng máy và các thiết bị truyền tin.
Các cựu quân nhân ngày còn tham chiến ở Việt Nam
Thủy thủ đoàn của duyên tốc đỉnh 816
Vị chỉ huy quân đoàn Evin D. Planto
Vị chỉ huy quân đoàn Evin D. Planto lên cám ơn sự có mặt của mọi người. Cám ơn trưởng ban tổ chức và sự góp sức của các cựu quân nhân. Buổi dạ tiệc bắt đầu với những tiết mục chào cờ và hát quốc ca và tưởng niệm. Mọi người được xem một đoạn phim nói về cuộc chiến của 47 năm qua. Nội dung tóm lược như sau:
-“Trong cuộc chiến Việt Nam đã có những người đã hy sinh tất cả những gì họ có và nằm xuống. Họ là những anh hùng, những người đã phải chịu đựng nhiều đau đớn không kể xiết khi trở thành tù nhân chiến tranh, nhưng họ vẫn ngẩng cao đầu khi được trở về nhà, về quê hương. Trên bức tường tưởng niệm được khắc bằng đá granit đen, tên của hơn 58,000 người yêu nước được tôn vinh.
Chúng tôi xin cam kết giữ vững niềm tin với những người bị thương và vẫn còn mang những vết sẹo của chiến tranh, được nhìn thấy và không nhìn thấy. Dưới ánh sáng phản chiếu của bức tường tưởng niệm, chúng ta thấy các thành viên gia đình quân nhân và các cựu chiến binh mang một nỗi đau có thể không bao giờ phai nhạt. Cầu mong họ tìm thấy sự bình yên khi biết những người thân yêu của họ phải chịu đựng, không chỉ trong ký ức, mà trong trái tim của tất cả người Mỹ, những người mãi mãi biết ơn sự phục vụ, dũng cảm và hy sinh của họ.”
Trong buổi tiệc tôi có cơ hội tiếp chuyện với những người đã từng cầm súng chiến đấu trên quê hương tôi ngày xưa. Họ cởi mở và thân thiện.
Một cựu quân nhân đang thuyết minh cách bắn súng máy
Thiếu tá phi công trực thăng Pat Carey đã chia sẻ câu chuyện rớt máy bay của ông tại Việt Nam cho tôi nghe. Qua Google, tôi biết được, ông có kinh nghiệm 32 ngàn giờ bay, từng là phi công trưởng và là giám đốc điều hành và kiểm tra viên hàng không cho các công ty có trụ sở tại Sân bay Hawthorne và Long Beach. Trong các cuộc chiến, các giải thưởng quân sự của ông bao gồm một Ngôi sao Đồng, hai giải thưởng Huân chương Công vụ, hai Huân chương Quân đội và 38 Huân chương Không quân, hai cho Dũng sĩ. Sự nghiệp của ông bao gồm các vị trí chỉ huy, nhân viên và phi công ở Hàn Quốc, Đức, và ba năm là Chỉ huy trưởng của Sân bay Lục quân Libby, Ft. Huachuca, AZ.
– Đó là tháng cuối cùng tôi ở Việt Nam, và tôi không phải bay, nhưng vị chỉ huy cho biết nếu tôi nhận lời, tôi sẽ có một nhiệm vụ rất dễ dàng là thử nghiệm một chiếc máy bay trực thăng mới. Tôi nhận lời và họ cho một phi công phụ ngồi vào ghế trước. Tôi nói, chắc chắn tôi sẽ làm được. Chỉ còn 19 ngày nữa là tôi rời Việt Nam, nhưng lần đó máy bay tôi đọ súng với đại đội bộ binh của Bắc Việt Nam và bị bắn hạ. May thay, người phi công lái máy bay trinh sát bay che chở cho chúng tôi thấy được. Anh ta quay lại để đón tôi cùng phi công phụ và đưa chúng tôi ra khỏi chỗ đó. Tôi còn sống sót nhưng chiếc phi cơ trực thăng bay thử nghiệm mới tinh biết bao nhiêu tiền tan tành!
Cô có biết hai người này không? Đối với tôi họ rất ấn tượng. Đó là Thiếu tá phi công Anh và Thiếu tá Bai (Bái hay Bài?). Thiếu tá Bai, giờ đang sống ở San Francisco, đó là lần cuối cùng tôi biết ông ấy ở đâu. Anh bị mất cả hai cánh tay trong vụ rơi trực thăng ở Việt Nam. Anh ấy là một phi công rất ấn tượng. Tất cả họ đều xứng đáng. Các phi công Việt Nam mà chúng tôi bay cùng đều được đưa vào lực lượng đặc biệt của chúng tôi ở Lào để theo dõi đường mòn Hồ Chí Minh.
Về bức tường VIETNAM WALL
Tôi lại được dịp trò chuyện với một Trung sĩ cựu thương phế binh tên Marcello. Ông say sưa kể về thời gian chín tháng rưỡi quân ngũ ở Việt Nam, cho đến ngày ông bị nổ tung trong một bãi mìn và mang thương tật. Trong cuộc chiến, ông đã được điều đi khắp nơi, Bồng Sơn, miền Trung, đường mòn Hồ Chí Minh và cả gần Cam Bốt. Khi được hỏi ông được giao trọng trách gì, ông cười và đáp một cách khôi hài:
-“Phải sống sót… Đó là một sứ mạng cảm tử. Chỉ có tám người phải chiến đấu chống lại quân đội Bắc Việt. Đúng là một sứ mạng tự sát.”
-Ông có sợ không?
“Sợ chứ sao không, sợ bị bắn, bị giết. Họ bắn vào chúng tôi mỗi ngày. Sau khi bị rơi vào bãi mìn, nhờ cầu nguyện Chúa, tôi đã sống sót trở về. Tôi mơ thấy ác mộng hàng đêm trong 25 năm và la hét, đổ mồ hôi và thấy Việt Cộng đến gần tôi với rìu và mã tấu. Vợ tôi (người đứng bên cạnh ông) cũng bị lây bệnh PTSD (post traumatic stress disorder – rối loạn, căng thẳng thần kinh sau bi kịch) của tôi.”
-Ông nghĩ sao về cuộc chiến của Nga đối với Ukraine ngày nay?
-“Tôi ghét lắm, Putin, người này phải được xử bắn, hắn là cộng sản. Tôi là người sẽ bắn hắn, nếu tôi được chọn làm xạ thủ. Hắn tàn bạo, dã man, giết người không gớm tay, cả đàn bà và trẻ nhỏ. Tôi không làm vậy, bạn không làm vậy, bất kể ở đâu. Hắn tồi tệ lắm.”
Những phút cuối là phút trao huy chương tri ân cho các cựu quân nhân và tri ân các bà mẹ hay vợ thương phế binh – người hy sinh nuôi dạy con cái chờ con hay chồng trở về từ cuộc chiến dù mang thương tật hay là một chiếc hòm kẽm!
*****
Tôi cảm thấy mình được may mắn dự buổi tưởng niệm chào mừng này hôm nay. Từ lâu tôi thấy họ, những người cựu chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam, nhưng không biết nhiều về họ. Hôm nay tôi mới thật sự được nói chuyện với họ, hiểu họ và cảm phục họ. Họ những người 47 năm trước, còn là những chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết chưa biết gì về mặt trái của chiến tranh. Họ qua đất nước tôi là một xứ xa lạ chiến đấu cho một lý tưởng tự do, hy sinh phần nào thân thể hay cả sinh mạng cho một đất nước xa lắc, xa lơ mà đôi khi chẳng có khái niệm hay biết gì về Việt Nam cả. Tôi xin được tri ân và chào mừng những người cựu chiến binh Hoa Kỳ được trở về nhà sau 47 năm còn có mặt trên khắp miền đất nước.
Bài và ảnh: Trịnh Thanh Thủy
Vị chỉ huy quân đoàn Evin D. Planto
Vị chỉ huy quân đoàn Evin D. Planto lên cám ơn sự có mặt của mọi người. Cám ơn trưởng ban tổ chức và sự góp sức của các cựu quân nhân. Buổi dạ tiệc bắt đầu với những tiết mục chào cờ và hát quốc ca và tưởng niệm. Mọi người được xem một đoạn phim nói về cuộc chiến của 47 năm qua. Nội dung tóm lược như sau:
-“Trong cuộc chiến Việt Nam đã có những người đã hy sinh tất cả những gì họ có và nằm xuống. Họ là những anh hùng, những người đã phải chịu đựng nhiều đau đớn không kể xiết khi trở thành tù nhân chiến tranh, nhưng họ vẫn ngẩng cao đầu khi được trở về nhà, về quê hương. Trên bức tường tưởng niệm được khắc bằng đá granit đen, tên của hơn 58,000 người yêu nước được tôn vinh.
Chúng tôi xin cam kết giữ vững niềm tin với những người bị thương và vẫn còn mang những vết sẹo của chiến tranh, được nhìn thấy và không nhìn thấy. Dưới ánh sáng phản chiếu của bức tường tưởng niệm, chúng ta thấy các thành viên gia đình quân nhân và các cựu chiến binh mang một nỗi đau có thể không bao giờ phai nhạt. Cầu mong họ tìm thấy sự bình yên khi biết những người thân yêu của họ phải chịu đựng, không chỉ trong ký ức, mà trong trái tim của tất cả người Mỹ, những người mãi mãi biết ơn sự phục vụ, dũng cảm và hy sinh của họ.”
Trong buổi tiệc tôi có cơ hội tiếp chuyện với những người đã từng cầm súng chiến đấu trên quê hương tôi ngày xưa. Họ cởi mở và thân thiện.
Một cựu quân nhân đang thuyết minh cách bắn súng máy
Thiếu tá phi công trực thăng Pat Carey đã chia sẻ câu chuyện rớt máy bay của ông tại Việt Nam cho tôi nghe. Qua Google, tôi biết được, ông có kinh nghiệm 32 ngàn giờ bay, từng là phi công trưởng và là giám đốc điều hành và kiểm tra viên hàng không cho các công ty có trụ sở tại Sân bay Hawthorne và Long Beach. Trong các cuộc chiến, các giải thưởng quân sự của ông bao gồm một Ngôi sao Đồng, hai giải thưởng Huân chương Công vụ, hai Huân chương Quân đội và 38 Huân chương Không quân, hai cho Dũng sĩ. Sự nghiệp của ông bao gồm các vị trí chỉ huy, nhân viên và phi công ở Hàn Quốc, Đức, và ba năm là Chỉ huy trưởng của Sân bay Lục quân Libby, Ft. Huachuca, AZ.
– Đó là tháng cuối cùng tôi ở Việt Nam, và tôi không phải bay, nhưng vị chỉ huy cho biết nếu tôi nhận lời, tôi sẽ có một nhiệm vụ rất dễ dàng là thử nghiệm một chiếc máy bay trực thăng mới. Tôi nhận lời và họ cho một phi công phụ ngồi vào ghế trước. Tôi nói, chắc chắn tôi sẽ làm được. Chỉ còn 19 ngày nữa là tôi rời Việt Nam, nhưng lần đó máy bay tôi đọ súng với đại đội bộ binh của Bắc Việt Nam và bị bắn hạ. May thay, người phi công lái máy bay trinh sát bay che chở cho chúng tôi thấy được. Anh ta quay lại để đón tôi cùng phi công phụ và đưa chúng tôi ra khỏi chỗ đó. Tôi còn sống sót nhưng chiếc phi cơ trực thăng bay thử nghiệm mới tinh biết bao nhiêu tiền tan tành!
Cô có biết hai người này không? Đối với tôi họ rất ấn tượng. Đó là Thiếu tá phi công Anh và Thiếu tá Bai (Bái hay Bài?). Thiếu tá Bai, giờ đang sống ở San Francisco, đó là lần cuối cùng tôi biết ông ấy ở đâu. Anh bị mất cả hai cánh tay trong vụ rơi trực thăng ở Việt Nam. Anh ấy là một phi công rất ấn tượng. Tất cả họ đều xứng đáng. Các phi công Việt Nam mà chúng tôi bay cùng đều được đưa vào lực lượng đặc biệt của chúng tôi ở Lào để theo dõi đường mòn Hồ Chí Minh.
Về bức tường VIETNAM WALL
Tôi lại được dịp trò chuyện với một Trung sĩ cựu thương phế binh tên Marcello. Ông say sưa kể về thời gian chín tháng rưỡi quân ngũ ở Việt Nam, cho đến ngày ông bị nổ tung trong một bãi mìn và mang thương tật. Trong cuộc chiến, ông đã được điều đi khắp nơi, Bồng Sơn, miền Trung, đường mòn Hồ Chí Minh và cả gần Cam Bốt. Khi được hỏi ông được giao trọng trách gì, ông cười và đáp một cách khôi hài:
-“Phải sống sót… Đó là một sứ mạng cảm tử. Chỉ có tám người phải chiến đấu chống lại quân đội Bắc Việt. Đúng là một sứ mạng tự sát.”
-Ông có sợ không?
“Sợ chứ sao không, sợ bị bắn, bị giết. Họ bắn vào chúng tôi mỗi ngày. Sau khi bị rơi vào bãi mìn, nhờ cầu nguyện Chúa, tôi đã sống sót trở về. Tôi mơ thấy ác mộng hàng đêm trong 25 năm và la hét, đổ mồ hôi và thấy Việt Cộng đến gần tôi với rìu và mã tấu. Vợ tôi (người đứng bên cạnh ông) cũng bị lây bệnh PTSD (post traumatic stress disorder – rối loạn, căng thẳng thần kinh sau bi kịch) của tôi.”
-Ông nghĩ sao về cuộc chiến của Nga đối với Ukraine ngày nay?
-“Tôi ghét lắm, Putin, người này phải được xử bắn, hắn là cộng sản. Tôi là người sẽ bắn hắn, nếu tôi được chọn làm xạ thủ. Hắn tàn bạo, dã man, giết người không gớm tay, cả đàn bà và trẻ nhỏ. Tôi không làm vậy, bạn không làm vậy, bất kể ở đâu. Hắn tồi tệ lắm.”
Những phút cuối là phút trao huy chương tri ân cho các cựu quân nhân và tri ân các bà mẹ hay vợ thương phế binh – người hy sinh nuôi dạy con cái chờ con hay chồng trở về từ cuộc chiến dù mang thương tật hay là một chiếc hòm kẽm!
*****
Tôi cảm thấy mình được may mắn dự buổi tưởng niệm chào mừng này hôm nay. Từ lâu tôi thấy họ, những người cựu chiến binh Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam, nhưng không biết nhiều về họ. Hôm nay tôi mới thật sự được nói chuyện với họ, hiểu họ và cảm phục họ. Họ những người 47 năm trước, còn là những chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết chưa biết gì về mặt trái của chiến tranh. Họ qua đất nước tôi là một xứ xa lạ chiến đấu cho một lý tưởng tự do, hy sinh phần nào thân thể hay cả sinh mạng cho một đất nước xa lắc, xa lơ mà đôi khi chẳng có khái niệm hay biết gì về Việt Nam cả. Tôi xin được tri ân và chào mừng những người cựu chiến binh Hoa Kỳ được trở về nhà sau 47 năm còn có mặt trên khắp miền đất nước.
Bài và ảnh: Trịnh Thanh Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét