Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

Liên Hiệp Châu Âu trước sức ép cấm vận toàn bộ dầu khí Nga

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Nghị Viện Châu Âu tại Bruxelles, Bỉ ngày 01/03/2022. REUTERS - YVES HERMAN
Anh Vũ
Những hình ảnh về vụ thảm sát tại Bucha, địa phương ở phía tây bắc thủ đô Kiev gây phẫn nộ khắp thế giới, càng làm tăng thêm sức ép đối với Liên Hiệp Châu Âu (EU) phải có biện pháp trừng phạt mạnh hơn với Matxcơva, đó là cấm vận hoàn toàn dầu khí Nga. Một bài toán nan giải có thể khiến châu Âu phải trả cái giá không hề nhỏ theo các tính toán của giới chuyên gia.
<!>
Hôm nay, 06/04/2022, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles Michel đã tuyên bố trong phiên họp toàn thể Nghị Viện Châu Âu ở Strasbourg rằng « sớm hay muộn » Liên Âu sẽ phải có các biện pháp trừng phạt dầu và khí đốt Nga sau khi ông lên án « các tội ác chống nhân loại » tại Bucha và « nhiều thành phố khác » ở Ukraina.  

Trước đó một ngày, Ủy Ban Châu Âu đã đề xuất 27 nước thắt chặt các trừng phạt Matxcơva bằng việc ngừng mua than đá của Nga, hiện chiếm 45% nhập khẩu của Liên Âu, và đóng cửa các cảng biển đối với tàu của Nga.

Tuy nhiên khả năng cấm vận dầu lửa Nga (chiếm 25% nhập khẩu của EU) và khí đốt (chiếm 45% tỷ trọng nhập khẩu của EU) vẫn là chủ đề gây tranh luận gay gắt giữa các quốc gia thành viên của Liên Âu. Đặc biệt, Berlin vẫn luôn tỏ rõ thái độ dè dặt. Nước Đức không thể bỏ nhập khí đốt của Nga « trong ngắn hạn » và các trừng phạt Matxcơva trong lĩnh vực này sẽ khiến EU thiệt hại hơn là Nga, hôm thứ thứ Hai 04/04, bộ trưởng Tài Chính Đức Christian Linder đã nhận định như trên. Trong khi đó từ đầu tháng 4 này, ba nước vùng Baltic đã tuyên bố ngừng mua hoàn toàn khí đốt của Nga và hối thúc các nước khác theo gương họ.  

Với cả Liên Hiệp Châu Âu, thì vấn đề không đơn giản. Theo ông Nicolas Mazzucchi, chuyên gia về năng lượng thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược tại Paris, Pháp, thì « vấn đề với châu Âu luôn là làm sao khiến nước Nga phải khốn đốn mà không làm bị thương chính mình …nếu anh đánh vào trung tâm chiến lược của quan hệ đối tác kinh tế giữa châu Âu với Nga, thì không thể nào tránh được hiệu ứng gậy ông đập lưng ông ».  

Việc các nước vùng Baltic thông báo chấm dứt nhập dầu khí của Nga, chuyên gia Nicolas Mazzucchi giải thích đó là những nước nhỏ, dân số ít, cơ cấu tiêu thụ năng lượng của họ rất khác biệt với phần còn lại của Liên Âu và họ đã có sự chuẩn bị thoát khỏi sự lệ thuộc vào năng lượng Nga từ nhiều năm nay.  

Hồi tháng Ba vừa qua, các lãnh đạo Liên Âu đã đề ra chiến lược để giảm 2/3 lệ thuộc vào dầu khí Nga trong vòng một năm. Mục tiêu này đã được giới phân tích đánh giá là cực kỳ khó đạt được. Nếu như các nước vùng Baltic chỉ cần mỗi năm tìm được nguồn cung từ 10 đến 12 triệu mét khối khí đốt, thì để đạt mục tiêu trên, EU phải tìm được nguồn cung 100 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm ngoài Nga, theo các tính toán của giới chuyên gia năng lượng của châu Âu.

Ngoài ra, châu Âu phải coi chừng việc thoát khỏi lệ thuộc khí đốt vào Nga nhưng sẽ lại rơi vào sự lệ thuộc với các nhà cung cấp khác, chuyên gia năng lượng Mazzucchi cảnh báo. Trong ngắn hạn các nguồn cung như vậy sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu cực lớn của Liên Âu.  

Hoa Kỳ đã chấp nhận cung cấp bổ sung cho châu Âu 15 tỷ mét khối khí hóa lỏng (GNL) từ nay đến cuối năm và hứa cung ứng 50 tỷ mét khối mỗi năm cho đến năm 2030. Con số này vẫn chỉ chiếm 1/3 lượng khí đốt châu Âu nhập từ Nga. Như vậy EU sẽ còn phải tìm nguồn cung ứng từ những nơi khác.  

Đúng là khí đốt trên thế giới hiện không hiếm, nhưng vấn đề đặt ra là vận chuyển thế nào đến châu Âu và sẽ phải thay đổi nhiều hệ thống hạ tầng cơ sở để tiếp nhận nguồn khí đốt mới.  

Về những thiệt hại kinh tế cụ thể, nhật báo La Croix số ra hôm 05/04, đưa ra con số khá chi tiết trong một nghiên cứu của Hội đồng Phân tích Kinh tế (CEA), cơ quan trực thuộc thủ tướng Pháp, theo đó trong trường hợp ngừng toàn bộ nhập khẩu dầu, khí đốt và than đá của Nga, nền kinh tế của châu Âu sẽ phải đối mặt với một cú sốc mạnh.  Các chuyên gia đã tính toán thâm hụt thu nhập quốc dân bình quân theo kịch bản trên là khoảng 100 euro một đầu người dân châu Âu.  Đó là cái giá phải trả cho tình liên đới của Liên Âu với Ukraina mà theo các tác giả của nghiên cứu trên thì EU có thể chịu được.  

Tuy nhiên còn một cú sốc khác về mặt xã hội mà các nước châu Âu phải đối mặt khi cấm vận dầu khí của Nga hoặc ngược lại Nga dừng xuất khẩu dầu khí. Khi đó giá năng lượng sẽ tăng chóng mặt, đánh trực tiếp vào đời sống người dân làm bùng lên các phong trào phản kháng chống chính phủ, gây mất ổn định xã hội không thể lường trước được.

Không có nhận xét nào: