Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng

 

Kính thưa quí bạn

Xen góp mặt cùng các bạn với vài chuyện đời thường,
Trong thời gian gần đây thấy đề tài thường là chiến tranh, hay chánh trị, xin được đổi sanh chuyện giải trí

1. Một vị hỏi software dùng viết nhạc và lời ca.

2. Một vị khác hỏi về các tạp chí ngày xưa.

3. Xem lại vài video MTC cũ

Lạ một điều là cả hai thấy tên đều là những vị nữ lưu.

HCD 07-Apr-2022

Nếu các bạn không thấy hình thì nên dọc Microsoft Word attached.

<!>  

From: Yen Ly <lyy 8@yah oo. com>

Date: 4/5/22 9:53 PM (GMT-08:00)

To: Huy017 <huy017@gmail.com>

Subject: Hỏi về Nhạc

Kính nhờ Anh hướng dẫn, Program nào có thể viết lyric cho Finale 03 và download như thế nào. Đa tạ.

HCD: Cái software mà được nhiều nhạc sĩ dùng là Encore (còn vài cái nữa). Dưới đây là video giới thiệu software viết nhạc Encore và nhạc dạng midi. Đây chỉ là phần giới thiệu thôi. Các bạn xem thử coi nó ra sao. Còn như các bạn thích và muốn dùng nó thì xin email cho tôi. Software nào cũng phải học khá lâu mới dùng được như ý muốn. Video giới thiệu software dùng viết nhạc (music sheet) và một thoáng về nhạc midi.


Giới thiệu software Encore dùng sáng tac nhạc và nhạc midi
Đây là lảnh vực mới với đa số các bạn xài computer lẫn nhiều vị nhạc sĩ tài tử.

Nhân đây xin giới thiệu các bạn thêm một lảnh vực nhạc khác đó là nhạc midi.
Thưa các bạn nhạc midi rất phổ thông thời DOS, lúc đó sức chứa của computer quá nhỏ. không đủ chứa nhạc WAV hay MP3... Nhạc midi chỉ là lịnh truyền cho computer tổng hợp nhạc, y như các cuộn giấy đục lổ ngày xưa "bấm" phím đàn piano phát nhạc thay cho nhạc công.
Nếu chúng ta save nhạc dạng âm thanh như MP3 hay Wav... thì nó là nhạc giả tạo. Còn chúng ta dùng cuộn giấy đọc lỗ load vào piano tự động thì âm thanh phát ra là thật từ dây đàn. Nhạc midi cũng y như cuộn giấy nó ra lịnh cho computer tổng hợp thành tiếng.
Nếu là dân nhà nghề thì người ta ghi âm thanh thật của các cây đàn danh tiếng làm mẫu, từ đó hát nhạc midi thì âm thanh rất là "hay" Midi không chỉ phát nhạc piano mà cỏm phát được bất cứ âm thanh của những nhạc cụ nào. Nó tương tợ như keyboard nhạc của các bạn tại nhà,  phát tiếng trống tiếng kèn tiếng guitar chi cũng được hết.
Có hai bản midi Việt Nam attached theo email, các bạn click nghe thử chơi.

Download hàng trăm bản nhạc nới đây:
Còn nhiều nơi khác nữa


Riêng software Encore thì các bạn xem chơi cho biết, các bạn sáng tác nhạc nên có, có thể ghi lời ca vào tạo thành music sheet để in ra giấy.  (nhớ dùng kiểu encoding VNI)



----------
Bác Sĩ Liêu Vĩnh Bình (úc Châu) nói về:


https://youtu.be/7UxKsJKrK08

Một quán ăn kiểu Nhật tại Mỹ


https://youtu.be/DU-mYdpobrA

--------------

From: Bui Thi Thanh Mai <mai.b anh@g ma il.com>

Date: 4/5/22 10:14 PM (GMT-08:00)

To: huy g <huy017@gmail.com>

Subject: Re: Xin ảnh để sử dụng minh họa bài viết 

Thưa chú, 

Bài cháu viết về minh họa báo chí, nên cháu cần các ảnh minh họa, ví dụ như:

- Đại Nam Đồng Văn Nhật báo (1892), trang nhất bốn góc vẽ hình “tứ linh” hướng về tên báo;

- Nông-Cổ Mín Đàm (1901) dưới tiêu đề tiếng Việt có họa tiết trang trí xung quanh tiêu đề chữ Hán;

- Nam Phong thời kỳ đầu sử dụng logo hình gà trống đứng trong vòng tròn với 3 từ Liberté, Égalité, Fraternité; sau đó được thay bằng biểu trưng hình bầu dục với đường viền xung quanh, ở giữa có chữ Nam Phong, kiểu chữ triện;

- Hữu Thanh (1921) trên trang bìa trình bày hình ba người phụ nữ Bắc Trung Nam;

- Trang bìa báo Phụ nữ Tân-văn (19295) với nhiều số báo có trang bìa in tranh màu vẽ ba phụ nữ đầu vấn khăn, trong trang phục áo dài truyền thống, đang chụm đầu đọc báo, phía dưới là dòng chữ “Phấn son tô điểm sơn-hà, Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam”;

- An Nam tạp chí (1926) với hầu hết số báo in hình bản đồ Việt Nam ngay trang nhất;

- Hay như trang bìa Hà Thành Ngọ Báo (1927) và Đông Tây (1929) hấp dẫn với những tranh và ảnh được trình bày đẹp mắt. 

Nếu chú có ảnh của báo nào như trên thì cho cháu xin ạ. Số báo năm nào cũng được ạ.

Cháu cám ơn chú nhiều.

Cháu Mai

HCD: Thưa trong Quán Ven Đường  có một số tạp chí trong danh sách cô tìm

1. Nông-Cổ Mín Đàm nơi đây, cô vào xem thử:

Nông cổ mín đàm (chữ Hán: 農賈茗談; nghĩa là "uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn") là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio - một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corse, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm, chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt. Nông cổ mín đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ.

Cô download một ít tờ sẽ thấy trang bìa cô cần.

2. Nam Phong Tạp Chí chữ Việt và chữ Hán cô tìm trong Kho Sách 1 Quán Ven Đường Tôi sẽ bỏ nó ra thành webpage riêng khi có thì giờ




3. Phụ nữ Tân-văn Phụ Nữ Tân Văn

Những số báo và tạp chí còn lại tôi sẽ tìm nếu gặp thì biếu cô.

================





Không có nhận xét nào: