Giám đốc Tình Báo Phan Quang Đông (1929 - 9/5/1964) chụp cùng phu nhân Nguyễn Thúy Loan (ảnh phải) Ông Phan Quang Đông tên thật là Phan Quang Tùng, sinh năm 1929, tại làng Lệ Định, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Trong thời niên thiếu ông được gia đình gởi vào học trường Peleren của Dòng Lasan tại Huế. Ông Phan Quang Đông cao khoảng 1.65 m, nước da ngâm ngâm, cười rất có duyên, và là con người hết sức đạo đức. Ít nói và không bao giờ to tiếng với bất cứ ai. 1951-1953 ông là giáo Sư Việt văn tại trường Trung học Thiên Khải Đường, thuộc Nghi Lộc, Đông Thái, Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An.
Vào khoảng tháng 10/1953 ông Phan Quang Đông cùng với một số bà con, bạn bè như Phan Quang Điều, Phan Văn Chính, Phan Bình Phúc, Phan Văn Luận, và Phạm Nho tức Phan Hồng Xuân tổ chức vượt biên giới qua Lào vào Nam Việt Nam. Lần đầu bị thất bại, và lần thứ hai họ may mắn gặp một đơn vị tiền phương của quân đội Pháp trong vùng rừng núi Lào phát hiện. Quân Pháp đã bắt ông Phan Quang Đông cùng 5 người bà con, bạn bè của ông ta đưa về đồn Nape, rồi đưa về Savanakhet, và sau đó đưa về Vientien thủ đô của Lào để phòng 2 quân đội Pháp điều tra. Sau mấy ngày điều tra, tất cả được trả tự do, riêng ông Phan Quang Đông lại được phòng 2 của quân đội Pháp tuyển dụng.
Khoảng tháng 4 năm 1954 tất cả được Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đón về nước.
Cuối tháng 6/1954 Ông Phan Quang Đông tức Phan Quang Tùng động viên vào Khóa 5 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Đang trong khóa học, thì người bạn học cùng trường Pelerin thuở xưa là Bác Sĩ Trần Kim Tuyến hiện là Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống đã đưa ông Phan Quang Đông từ quân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đi huấn luyện khóa tình báo ở ngoại quốc và vào năm 1956 sau khi trở về được đồng hóa cấp bậc Trung Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từ đó họ tên Phan Quang Tùng vĩnh viễn không còn nữa mà là Phan Quang Đông.
1957, Trung Úy Phan Quang Đông được Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống bổ nhiệm làm Giám Đốc một cơ quan tình báo “Tối Mật” tại Huế với tên danh xưng là: Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Địa Lý.
Vị sĩ quan trẻ Phan Quang Đông vừa trí thức vừa có tinh thần quốc gia và lòng yêu thương quê hương cao độ. Đặc biệt là ông không khoan nhượng với cộng sản Bắc Việt.
Trụ sở của cơ quan tình báo “Tối Mật” đặt tại số 9 Đường Lê Lợi thuộc Quận III Thị xã Huế, cạnh bờ sông Hương và sát cạnh Tòa Đại Biểu Chính Phủ. Trụ sở nằm đối diện với tư dinh vị Tỉnh Trưởng Tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Nhiệm vụ của cơ quan tình báo tối mật nầy là:
1)- Thiết lập một đài kiểm thính đặt tại Huế để kiểm soát mọi điện đàm và mọi công điện mật của các giới chức cao cấp dân sự cũng như quân sự của chính phủ Bắc Việt.
2)- Kiểm thính, bắt chận tất cả các điện tín mật, tối mật của các cơ quan tình báo dân sự và quân sự từ chính phủ Bắc Việt gởi vào cho Cục R Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và các điệp viên cộng sản đang hoạt động tại miền Nam Việt Nam.
3)- Phát hiện mọi điều động và di chuyển của các đơn vị quân sự địch từ bắc vào nam, gồm quân số và vũ khí từ miền Bắc vào đến miền Nam dọc dãy Trường Sơn và đường biển.
Đài kiểm thính nầy đặt tại Phú Bài. Đài có 20 chuyên viên Đài Loan và Việt Nam. Đài được điều hành bởi một Trung Tá thuộc quân đội Đài Loan, nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Trung Úy Phan Quang Đông, Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Địa Lý.
Trong việc thiết lập đài kiểm thính miền Bắc, chính phủ của Tổng Thống Diệm đã gặp trở ngại lớn với chính phủ Hoa Kỳ. Đó là khi chính phủ Việt Nam yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ viện trợ thiết lập cho Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa một đài kiểm thính tối tân để theo dõi mọi hoạt động của chính phủ cộng sản miền Bắc, chính phủ Hoa Kỳ đã từ chối lời yêu cầu nầy. Ngược lại họ yêu cầu cho họ tự thiết lập một đài kiểm thính đặt tại Huế, do họ và chuyên viên của họ tự điều hành.
Việt Nam Cộng Hòa bị Hoa Kỳ từ chối viện trợ thiết bị và chuyên viên huấn luyện, nên buộc lòng phải vận động quốc gia thân hữu Đài Loan (Republic Of China) mua dụng cụ và thuê chuyên viên Đài Loan huấn luyện cho chuyên viên Việt Nam thiết lập và điều hành đài kiểm thính miền Bắc.
4)- Gởi các điệp viên ra miền Bắc, với nhiệm vụ thu lượm tin tức tình báo chiến lược quân sự cũng như dân sự. Họ có điện đài lưu động, bí mật đặt tại các nhà an toàn tại Hà Hội và các nơi khác. Vào giờ khuya các điệp viên chuyển tin về Bộ Chỉ Huy Sở Nghiên Cứu Địa Lý tại Huế.
5)- Tổ chức các phong trào quần chúng nổi dậy tại các đô thị miền Bắc nhằm lật đổ chế độ cộng sản miền Bắc. Vụ đồng bào Quỳnh Lưu, Nghệ An, nổi dậy vào năm 1957 là một ví dụ điển hình cho công tác của đoàn Nghiên Cứu Địa Lý của ông Phan Quang Đông.
6)- Ngăn chận và vô hiệu hóa các gián điệp của Bắc Việt đưa vào hoạt động tại miền Nam qua ngã sông Bến Hải, hoặc qua ngã đường bộ rừng núi Trường Sơn, hoặc đường biển xuất phát từ bờ biển thuộc vùng biển Do Linh, hoặc từ bờ biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
7)- Trong tất cả mọi công việc, cơ quan Nghiên Cứu Địa Lý của ông Phan Quang Đông đều phúc trình về sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống để trình lên Tổng Thống Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Phúc trình bao gồm mọi tin tức mà Sở Nghiên Cứu Địa Lý tại Huế thâu nhận được về chính sách, chủ trương đường lối của chính phủ Hà Nội đối với Việt Nam Cộng Hòa.
Tóm lại sở Nghiên Cứu Địa Lý tại Huế do Ông Phan Quang Đông chỉ huy là một cơ quan Tình Báo Chiến Lược của Việt Nam Cộng Hòa đối đầu với cơ quan Tình Báo Chiến Lược của cộng sản miền Bắc. Ông Phan Quang Đông và cơ quan tình báo của ông không hề và cũng chẳng có trách nhiệm gì với phong trào tranh đấu Phật Giáo tại Huế, cũng như biến cố tai nạn tại đài phát thanh Huế vào đêm 8 tháng 5 năm 1963 (Lễ Phật Đản 1963).
Theo ông Nguyễn T. H., nguyên bí thư của ông Phan Quang Đông, thì trong ngày 2/11/1963 sau khi hay tin Tổng Thống Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị đám loạn tướng hạ sát, ông Phan Quang Đông đã chỉ thị cho ông Nguyễn T. H.:
1)- Đánh điện khẩn cấp cho số điệp viên đang hoạt động ngoài miền Bắc biết rõ tình hình hiện tại tại miền Nam, đồng thời cho lệnh khẩn cấp họ rời khỏi địa bàn hoạt động rút toàn bộ về Nam qua ngã Lào.
2)- Thủ tiêu, hoặc bí mật cất dấu các tài liệu mật, tối mật, liên quan đến các điệp viên, công tác, chiến dịch, ngoài miền Bắc để khỏi lọt vào tay địch gây nguy hại sinh mạng cho anh em.
Ngày 3/11/1963, Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I, ra lệnh bắt giữ ông Phan Quang Đông và lục soát cơ quan tình báo của ông ta tại một căn nhà nằm trên bờ sông Hương, đối diện với tư thất ông Tỉnh Trưởng. Ông Phan Quang Đông đã nói với viên sĩ quan trưởng toán đến bắt ông ta rằng: - Thiếu úy vui lòng cho tôi gặp Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí, cơ quan chúng tôi có một số công việc tối quan trọng phải bàn giao với Thiếu Tướng Trí trước khi tôi rời nhiệm sở nộp mình cho các ông.
Viên sĩ quan trưởng toán bằng lòng, và sau đó cuộc gặp gỡ được diễn ra chỉ có 3 người: Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí, Ông Phan Quang Đông, và ông Nguyễn T. H. tức bí thư của ông Phan Quang Đông. Cuộc gặp rất ngắn ngủi và nội dung như sau:
Ông Phan Quang Đông: -Tôi là Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Địa Lý kiêm Giám đốc Đài Kiểm Thính miền Bắc. Cơ quan chúng tôi trực thuộc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng Thống. Công việc của chúng tôi là những điệp vụ ngoài miền Bắc, hoàn toàn không liên hệ dính dấp gì đến nội tình chính trị tại miền Nam. Hiện tại chúng tôi có một số nhân viên đang hoạt động ngoài đó. Tôi đã đánh điện thông báo cho họ biết tình hình hiện tại tại miền Nam và đã ra lệnh cho họ rời bỏ địa bàn hoạt động rút về Miền Nam theo ngã Lào. Trước khi nộp mình cho Thiếu Tướng, tôi có những yêu cầu không cho cá nhân tôi mà cho công việc chung xin Thiếu Tướng lưu tâm và giúp cho: 1)- Đây là hồ sơ, tài liệu, mật mã, máy móc truyền tin liên lạc, xin giao lại cho Thiếu Tướng. 2)- Một số lớn anh em, những điệp viên của chúng ta. Trước đây tôi tung họ ra hoạt động ngoài Bắc, nay vì tình hình đặc biệt tôi đã báo cho họ biết và đã ra lệnh cho họ rút về theo ngã Lào, tôi xin Thiếu Tướng lo lắng giúp đỡ họ. 3)- Tại Chín Hầm, cơ quan tình báo của chúng ta hiện đang giam giữ một số cán bộ cao cấp Việt Cộng. Trong những ngày đến, cho dù tình huống chính trị có biến đổi như thế nào đi nữa, thì cũng xin Thiếu Tướng lưu ý cho, một trong những tên việt cộng cao cấp nầy không thể thả được, bằng không, an ninh của miền Nam sẽ nguy hại vì tên nầy.
Tôi nhớ không lầm, theo Nguyễn T. H., tên việt cộng cao cấp đó là Mười Hương. Đây là nhân vật mà cơ quan an ninh Việt Nam Cộng Hòa dùng làm vật trao đổi với cộng sản Bắc Việt trong trường hợp có viên chức cao cấp và quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng bắt. Đặc biệt là ông Ngô Đình Cẩn vì ông ta có thú giải trí là đi câu cá và không bao giờ nghe lời khuyên của cơ quan an ninh nơi nào đi được và nơi nào không nên đi.
Và sau cuộc bàn giao ngắn ngủi đó, ông Phan Quang Đông tự nộp mình cho Tướng Đỗ Cao Trí. Ông bị đám phản loạn tống giam và chờ ngay ra “Tòa Án Cách Mạng” của bọn chúng do Tướng Nguyễn Khánh thành lập. Viên bí thư Nguyễn T. H., cùng toàn bộ nhân viên của Sở Nghiên Cứu Địa Lý và một số hồ sơ “Mật”, “Tối Mật” cũng đã biến mất, nhưng chắc chắn một trăm phần trăm không lọt vào tay địch.
Tướng Đỗ Cao Trí, vì sợ Thích Trí Quang và đám Tăng lữ Phật Giáo Việt Cộng Ấn Quang tại Huế, đã không làm tròn bổn phận của một cấp chỉ huy có trách nhiệm đối với thuộc cấp và trọng trách đối với nền an ninh quốc gia. Ông đã không giữ đúng lời cam kết với ông Phan Quang Đông:
- Số Điệp viên hoạt động ở ngoài Bắc
Họ đã không còn nhận được một chỉ thị nào của Trung Ương ngoài chỉ thị cuối cùng của ông Phan Quang Đông. Một số đã vượt thoát qua đường Lào tìm về miền Nam, số không vượt thoát được, kẻ thì bị địch bắt, người không bị bắt thì quên dĩ vãng sống trong vùng địch chờ ngày… thật quá đau đớn!
- “Quý Thầy” bị “Mật vụ Nhu Diệm” giam tại Chín Hầm
Đầu tiên xin được nói về địa danh Chín Hầm. Chín Hầm là một địa danh nằm về phía tây nam thành phố Huế. Mặt trước của Chín Hầm tiếp giáp với mặt sau của dòng tu Thiên An. Phía bên mặt của địa danh Chín Hầm tiếp giáp với mặt sau lăng vua Khải Định và làng Châu Chữ thuộc quận lỵ Nam Hòa, nhưng địa danh Chín Hầm thuộc quận lỵ Hương Thủy. Năm 1944-1945 quân đội Nhật đã xây 9 hầm chứa đạn tại đây. Sau đó khi quân đội Nhật đầu hàng, lực lượng quân đội Pháp lại dùng 9 hầm nầy vừa làm kho chứa đạn vừa làm những hầm đóng quân bảo vệ an ninh phía tây nam thành phố Huế chống lại du kích Việt Minh. Đến thời Đệ I Việt Nam Cộng Hòa, 2 trong 9 ngôi hầm đó được sửa sang lại thành trại giam và là nơi các cơ quan an ninh tình báo, khi bắt được những tên cán bộ cao cấp cộng sản, thường giam giữ tại đây để bảo mật nhằm tránh khỏi sự dòm ngó tìm tòi của địch.
Ác tăng việt cộng Thích Trí Quang đã theo chỉ thị của cơ quan tình báo Việt cộng giải thoát đám cán bộ cộng sản cao cấp bị giam tại Chín Hầm bằng một kế hoạch hết sức ngoạn mục. Như đã biết, Huế, chỉ sau một ngày cuộc phản loạn thành công, ác tăng việt cộng Thích Trí Quang cho lệnh đám cơ sở việt cộng nằm vùng trong mọi tầng lớp dân chúng và Phật tử ở Huế, từ học sinh sinh viên, công chức, quân nhân, cảnh sát, và tiểu thương chợ Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự cùng nhau đổ xô ra đường biểu tình hoan hô “Cách Mạng” thành công, và truy lùng “Mật Vụ Nhu Diệm Ác Ôn”. Cuộc giải cứu đám việt cộng cao cấp tại Chín Hầm được chia làm hai giai đoạn: 1)- Ác tăng việt cộng Thích Trí Quang cho lệnh cơ sở việt cộng tại Huế lén đưa áo cà sa và dao cạo vào nhà giam Chín Hầm cho đám cán bộ cao cấp việt cộng hiện bị giam giữ tại đó. Đám việt cộng cao cấp nầy cạo đầu láng bóng và mặc áo cà sa vào. Trong phút chốc chúng trở thành các quý thượng tọa ngồi đợi ác tăng việt cộng Thích Trí Quang cho lực lượng đến giải thoát. 2)- Lời kêu gọi của Ác tăng Việt cộng Thích Trí Quang được tung ra tại Huế: ”Quý Thầy bị Mật Vụ Nhu Diệm giam tại Chín Hầm. Yêu cầu đồng bào, Phật tử, giải cứu quý Thầy”.
Thế là một cuộc hành quân hỗn tạp của học sinh, sinh viên Phật tử, tiểu thương chợ Đông Ba, Phật tử các khuôn hội, và đám việt cộng thầy chùa Ấn Quang ùn ùn kéo lên Chín Hầm. Bọn chúng đã phá cửa nhà giam rước “Quý Thượng Tọa” ra ngoài. “Quý Thượng Tọa Việt Cộng” thằng nào cũng đầu trọc láng cóng khoát áo cà sa mới toanh. Còn đám biểu tình, lực lượng giải cứu “quý Thượng Tọa Việt Cộng” bị “Mật Vụ Nhu Diệm” giam giữ thì nhào vào ôm quý Thầy mừng mừng tủi tủi. Trong đó có nhiều nữ Phật tử và tiểu thương chợ Đông Ba ôm chặt “Quý Thầy Việt Cộng” khóc lóc, sụt sùi, ôi! Thật thê thảm làm sao, nhưng mà mấy bà, mấy cô ôm chặt “Quý Thầy Việt Cộng” chặt quá, không hiểu “Quý Thầy” có động lòng tà dâm không hỉ?
Sau màn trình diễn đầy cảm động đó “Quý Thượng Tọa Việt Cộng” lên xe của giáo hội về chùa Từ Đàm. Rồi chỉ một vài ngày sau, tất cả đều biến mất khỏi chùa Từ Đàm, bọn chúng đi đâu?
Bọn khốn nạn việt cộng đã trở lại mật khu, theo chỉ thị của Hồ tặc, tiếp tục “sự nghiệp chống Mỹ Ngụy cứu nước”. Ác tăng việt cộng Thích Trí Quang và đám thầy tu việt cộng Ấn Quang đã lập công lớn với “bác và đảng” của chúng trong cuộc hành quân hỗn độn. Chúng đã giải cứu thành công các đồng chí việt cộng cao cấp đã bị “Mật Vụ Nhu Diệm” bắt giam vì “kỳ thị đàn áp Phật Giáo”!
Trở lại trường hợp Trung Úy Phan Quang Đông. Sau khi bàn giao cho Trung Tướng Đỗ Cao Trí cơ quan tình báo “Sở Nghiên Cứu Địa Lý”, Trung Úy Phan Quang Đông nộp mình và bị Tướng Đỗ Cao Trí tống giam chờ ngay ra tòa.
Tòa án “Cách Mạng” của đám loạn tướng đã được mở tại Huế để xử “tội nhân” Trung Úy Phan Quang Đông. Bọn chúng gạn ép vu khống nhiều tội để giết chết ông Đông và truy bắt tất cả các nhân viên và các điệp viên của cơ quan tình báo nầy theo lệnh tên ác tăng việt cộng Thích Trí Quang và đám thầy tu việt cộng nằm trong Phật giáo Ấn Quang.
Theo lời kể của bà Nguyễn Thúy Toan phu nhân của ông Phan Quang Đông, trong thời gian “tòa Cách Mạng” đang xử ông Phan Quang Đông thì bà đang mang thai bé gái Phan Diễm Ly, rằng bà đã đi gặp Tướng Nguyễn Chánh Thi và xin ông Thi giúp đỡ, Tướng Nguyễn Chánh Thi cho bà biết: ”Vụ án nầy, chuyện sống chết của chồng bà, ông Phan Quang Đông hoàn toàn nằm trong tay của Thượng Tọa Trí Quang, chứ tôi vô thẩm quyền. Bà nên xin gặp Thượng Tọa Trí Quang. Nếu Thượng Tọa Trí Quang bằng lòng tha cho chồng bà thì tôi sẽ ra lệnh thả chồng bà ngay”.
Bà Nguyễn Thúy Toan sau nhiều khó khăn mới được gặp Ác Tăng Việt Cộng Thích Trí Quang, Ác Tăng Trí Quang đã từ chối và trả lời với Phu Nhân của ông Phan Quang Đông như sau: ”A Di Đà Phật, tôi là người tu hành không biết gì về chính trị cả, việc nầy là việc của chính phủ”.
Và tại lao xá Thừa Thiên nơi bọn chúng giam Trung Úy Phan Quang Đông, vào 15 giờ 30 phút ngày 28 tháng 3 năm 1964, ngày thứ Bảy, ông Phan Quang Đông đã gởi bức thư tuyệt mạng đầu tiên cho bà Phan Quang Đông (Bức thư dài 21 trang, trích thư đính kèm) xin trích vài hàng đầu:
“Em Thúy Toan người vợ hiền yêu quý nhất đời anh. Em ơi, tòa án Cách mạng vừa xử anh tử hình. Anh cố nuốt lệ viết cho em, trăn trối cùng em vì ngày giờ của anh trên đời đã đếm trên đầu ngón tay rồi.…….. Em ơi! Anh sẽ chết… và mỗi người đều phải chết. Anh đang chờ cái chết đây. Anh không sợ cái chết khi cái chết có một ý nghĩa. Cái chết của các thánh tử đạo trước lưỡi gươm của đao phủ, cái chết của người chiến sĩ trước giặc cộng, cái chết cho lý tưởng minh theo đuổi…” Hết trích.
Và ngày 9 tháng 5 năm 1964 hồi 12 giờ 45 trưa, những lời cuối cùng mấy phút trước khi ra pháp trường của Trung Úy Phan Quang Đông đã viết cho người vợ yêu quý như sau (đính kèm bức thư):
“Thúy Toan yêu quý
Anh dâng tất cả cho em và 2 con. Ký tên: Phan Quang Đông.
Hôn em và 2 con muôn vàn lần. Ký tên: Phan Quang Đông. Tùng.
12g45 ngày 9/5/64 tức là 28/3 âm lịch năm Giáp Thìn
Anh cầu nguyện nhiều cho em và 2 con và cảm tạ mẹ Lộ Đức và La Vang đã chọn em làm vợ cho anh.
Ký tên: Phan Quang Đông.”
Năm mươi năm đã trôi qua, nỗi oan khiên ngút tận trời xanh của người chiến sĩ điệp báo, Trung Úy Phan Quang Đông, vẫn còn đó. Lịch sử đã bị bóp méo. Công lý và công bằng đã bị che lấp bởi đảng cộng sản Việt Nam và:
1)- Đám tăng lữ việt cộng thuộc nhóm Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất: Thích Trí Quang, Thích Đôn Hậu, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Thiện Siêu, Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh, Thích Thiện Minh, Thích Hộ Giác, Thích Trí Siêu tức Lê Mạnh Thát, Thích Tuệ Sĩ v.v… 2)- Đám trí thức việt gian, cộng sản trong viện Đại Học Huế: Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Cao Huy Thuần, Tôn Thất Hanh, Lê Văn Hảo, Lê Tuyên, Hoàng Văn Giàu và quá nhiều… 3)- Đám tướng tá phản loạn: Theo thứ tự hàng 1 được điểm danh như sau: Tướng Trần Văn Đôn, Tướng Trần Thiện Khiêm, Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Đỗ Mậu, Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Dương Văn Minh, Tướng Đỗ Cao Trí, và Tướng Nguyễn Chánh Thi.
Hơn ai hết đám tướng lãnh nầy biết rõ Trung Úy Phan Quang Đông, Trưởng cơ quan tình báo “Sở Nghiên Cứu Địa Lý” là một cơ quan Tình Báo Chiến Lược của Việt Nam Cộng Hòa. Trách nhiệm và bổn phận của Trung Úy Phan Quang Đông là gởi các điệp viên ra hoạt động tại miền Bắc, để thu thập các tin tức tình báo chiến lược dân sự cũng như quân sự và tổ chức các cuộc nổi dậy của quần chúng tại các đô thị lớn ở miền bắc.
Qua đài kiểm thính đặt tại Phú Bài, Huế, Trung Úy Phan Quang Đông còn có những nhiệm vụ tình báo kỹ thuật khác. Chẳng hạn như phát hiện mọi di chuyển của các đơn vị chính quy Bắc Việt xâm nhập miền Nam, các cuộc điện đàm hoặc liên lạc vô tuyến của các đơn vị quân sự địch và của các giới chức cao cấp Hà Nội với cục R Giải Phóng Miền Nam, hoặc với Bộ Chỉ Huy Miền của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Trung Úy Phan Quang Đông và cơ quan tình báo của ông ta hoàn toàn không dính dấp đến mọi hoạt động chính trị và an ninh nội chính dù nhỏ dù lớn nào tại miền Nam cả. Đám tướng lãnh phản loạn biết rõ điều đó. Vậy mà bọn họ, vì áp lực của tên ác tăng cộng sản Thích Trí Quang và vì sợ mất quyền cao chức trọng, đã tán tận lương tâm, đánh mất lòng lương thiện tối thiểu, hèn hạ, cúi đầu nghe lệnh của ác tăng cộng sản Thích Trí Quang. Ông Đại Tướng Nguyễn Khánh, Thủ Tướng chính phủ cho lệnh Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu ban hành một bộ Hình Luật mới để có thể quy tội tử hình và thành lập “Tòa Án Cách Mạng” đem Trung Úy Phan Quang Đông ra xử ”tội chết vì là Mật Vụ Nhu Diệm, Đàn Áp Phật Giáo”.
Khi rời ghế nhà trường, rời bỏ đời sống dân sự, dấn thân vào cuộc chiến bảo vệ quê hương, bảo vệ đồng bào, những người lính Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi, trong đó Trung Úy Phan Quang Đông, đã chấp nhận đem xương trắng máu đào để bảo vệ non sông Việt Nam. Chuyện sống, chết, đến với chúng tôi những người lính Việt Nam Cộng Hòa là lẽ thường tình. Thế hệ ông cha chúng tôi, thế hệ chúng tôi, và thế hệ đàn em chúng tôi đã có hằng hằng lớp lớp người lính Việt Nam Cộng Hòa ngã xuống dưới lằn đạn quân thù. Thế nhưng trường hợp của Trung Úy Phan Quang Đông lại ngã xuống vì chính những tên thầy tu Phật giáo, đồng đội, và cấp chỉ huy của mình.
Đồng ý sinh nghề tử nghiệp là chuyện đương nhiên. Nghề điệp báo của người lính Việt Nam Cộng Hòa Phan Quang Đông nếu rủi ro rơi vào tay quân thù cộng sản thì cái chết đến với ông chỉ nhẹ nhàng như trong bức thư tuyệt mệnh mà ông đã đề lại cho phu nhân của ông trước giờ ra pháp trường: ”Anh không sợ chết, khi cái chết có ý nghĩa… Cái chết của người chiến sĩ trước giặc cộng”.
Thế nhưng, còn gì đau đớn và tủi hận bằng khi mà Trung Úy Phan Quang Đông bị bịt mắt và trói hai tay vào một cây cột tại sân vận động Tự Do, thuộc quận III thị xã Huế, vào trưa ngày 9 tháng 5 năm 1964. Chiến sĩ điệp báo Phan Quang Đông đã nhận lãnh một tràng đạn 11 viên vào thi thể ông và một viên ân huệ cuối cùng vào đầu từ một tiểu đội hành quyết Việt Nam Cộng Hòa, chiến hữu của Trung Úy Phan Quang Đông. Những người lính nầy phải thi hành phán quyết và lệnh của cái gọi là “Tòa Án Cách Mạng” của đám lục súc sanh mà đứng đầu là Thủ Tướng Nguyễn Khánh, Đại Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. “Tòa Án Cách Mạng” của đám tướng phản loạn 1963 là một vết dơ tồi bại của ngành tư pháp Việt Nam, khi mà Chánh Thẩm và Dự Thẩm phía quân đội và dân sự đều đã nhận được lệnh phải xử tội chết cho “bị can”. Đặc biệt là đám Dự Thẩm dân sự, những kẻ trước ngày 1/11/1963 còn là những kẻ bị cơ quan An Ninh và Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ về tội làm gián điệp, nội tuyến, hoặc kinh tài cho cộng sản, thì nay lại ngồi vào ghế Dự Thẩm Nhân Dân như Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Phước, v.v… để xử “Mật Vụ Nhu, Diệm Đàn Áp Phật Giáo”. Trong hoàn cảnh nầy thì ngay cả thượng đế nếu bị xem là “Mật Vụ Nhu Diệm” thì cũng phải chết chứ nói gì đến ông Phan Quang Đông, ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn, ông phó Tỉnh Trưởng Nội An, và Thiếu Tá Đặng Sĩ.
Thời gian năm mươi năm đã trôi qua, lịch sử đã bị bỏ quên, nỗi oan ngút tận trời xanh của Trưởng cơ quan tình báo chiến lược Việt Nam Cộng Hòa, Trung Úy Phan Quang Đông vẫn còn đó. Khi viết những dòng chữ về ông Phan Quang Đông, tôi không đóng vai một luật sư biện hộ cho ông. Tôi không có khả năng làm chuyện đó. Tôi chỉ là một đàn em, một chiến hữu của ông trong đời lính cũng như trong nghề nghiệp tình báo. Tôi chỉ có một ước nguyện là trình bày tất cả những sự thật, về trách nhiệm và bổn phận của ông đối với đồng bào, đối với đất nước mà tổ quốc và hồn thiêng sông núi, anh linh tiền nhân đã trao phó cho ông. Ông đã chu toàn trách nhiệm đó. Đây là một trách nhiệm quá cam go của chiến sĩ điệp báo Phan Quang Đông và những thuộc cấp đồng đội của ông. Họ đối đầu với quân thù cộng sản Bắc Việt ngay trên đất địch. Họ là những anh hùng trong bóng tối và âm thầm. Họ không bao giờ hưởng được ánh vinh quang. Tôi xin đưa một ví dụ để quý vị độc giả thấy rằng có những bí mật thuộc về an ninh quốc gia thật khó mà biết được, tương tự như trường hợp của cơ quan “Sở Nghiên Cứu Địa Lý” của ông Phan Quang Đông. Mọi chuyện đều nằm trong bóng tối cho đến khi sự việc mờ dần theo thời gian:
Tôi còn nhớ vào ngày 16/6/1966 thời gian Phật Giáo đấu tranh đang ở giai đoạn khốc liệt nhất tại Huế, và tôi mới từ Chi Khu Nam Hòa về chiếm Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên chỉ mới có 10 ngày. Bàn thờ Phật xuống đường khắp mọi nơi. Vào khoảng 11 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1966, điện thoại tại phòng làm việc tôi bỗng vang lên, tôi cầm ống liên hợp và trả lời: - Thiếu Úy Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt tôi nghe. Đầu dây bên kia: -Tôi là Đại Úy Sơn, thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân xin báo tin buồn khẩn cấp cho Thiếu Úy và gia đình biết: Anh ruột của Thiếu Úy là Hải Quân Đại Úy Liên Phong vừa tử trận bên kia bờ Bắc. Chúng tôi sẽ tiếp tục liên lạc với Thiếu Úy và gia đình trong thời gian sớm nhất để gia đình vào nhận xác Cố Hải Quân Đại Úy Liên Phong. Xin giữ liên lạc với chúng tôi. -Vâng, xin cám ơn Đại Úy. Gác điện thoại xuống, tôi ngồi yên bất động rất lâu… rất lâu… và hai giòng nước mắt đã chảy ước má từ bao giờ mà tôi không hay.
Hải Quân Đại Úy Liên Phong, đền nợ nước ngày 16.6.66 tại vùng biển Thanh Hóa Bắc Việt Nam, lúc 28 tuổi
Ngày hôm sau cha tôi và các anh em tôi đi nhận xác, riêng tôi vì tình hình Huế lúc đó nên không thể rời nhiệm sở. Theo mong muốn của chị Liên Phong là chị Phạm Thị Phẳng và hai cháu gái con anh Liên Phong là Tôn Nữ Thùy Trang và Tôn Nữ Đoan Trang, cha tôi đã đồng ý để anh Liên Phong yên nghỉ tại Mỹ Tho cho gần chị Liên Phong và hai cháu mà không đưa về an táng tại Huế.
Hải Quân Đại Úy Liên Phong tốt nghiệp Khóa 8 Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang thời Đệ I Cộng Hòa. Ra trường làm Sĩ Quan Đệ III Chiến Hạm HQ-9 sau đó làm Hạm Phó, rồi Hạm Trưởng HQ-9, rồi Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn xung phong tại Vũng Tàu.
Sau đó khi cuộc chiến bắt đầu lên cao điểm, anh tôi đã tình nguyện sang phục vụ một lực lượng tối mật của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Đó là lực lượng Biệt Hải hay còn gọi Hải Tuần và còn nhiều tên nữa. Anh làm Hạm Trưởng một chiếc tàu PT, loại tàu xung kích chạy rất nhanh. Đây là loại tàu mà vào Đệ II Thế Chiến Trung Úy Kennedy đã từng làm hạm trưởng.
Lực Lượng Biệt Hải, hay Hải Tuần là một lực lượng tối mật của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và phối hợp với cơ quan Tình Báo CIA. Căn cứ được đặt bí mật tại Sơn Chà (?) Tiên Sa (?) thuộc vùng biển Đà Nẵng. Hoạt động của lực lượng nầy thường thuộc về đêm. Mỗi ngày, khi hoàng hôn bắt đầu phủ xuống, đoàn tàu PT, lực lượng bí mật của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa lướt sóng thật nhanh rời khỏi căn cứ bí mật tại Đà Nẵng. Lượt lượng bí mật vượt vĩ tuyến 17 tiến lên vùng biển Bắc trong đó có các vùng biển Nghệ An, Hà Tịnh, Thanh Hóa, hay vùng Vịnh Bắc Việt, hoặc hải cảng Hải Phòng v.v… và họ trở lại căn cứ bí mật tại Đà Nẵng vào rạng sáng hôm sau.
Những chiến sĩ can trường của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã thi hành sứ mạng gì trên vùng biển Bắc? - Đưa điệp viên của VNCH vào vùng hoạt động trên đất địch. - Đón những điệp viên của ta đã xong nhiệm vụ trở về từ đất địch. - Đột nhập, bất thần tấn công các căn cứ hải quân quan trọng của địch dọc theo bờ biển từ bắc vĩ tuyến 17 ra đến vịnh Bắc việt và ngay cả hải cảng Hải Phòng. -Bắt cóc một số ngư phủ miền Bắc hoặc cán bộ cộng sản đem về căn cứ bí mật tại miền Nam, nuôi dưỡng giáo dục sau đó tung họ ngược trở lại miền Bắc để họ hoạt động cho Việt Nam Cộng Hòa. -Và nhiều công tác bí mật khác mà không bao giờ được tiết lộ…
Điều cuối cùng mà gia đình chúng tôi biết về anh Liên Phong: Vào đêm ngày 15 tháng 6 năm 1966 trong khi đang hoạt động trên đất địch, trong vùng biển Thanh Hóa, tình trạng thời tiết xấu, biển đầy sương mù, Rada trên tàu PT lại bị hỏng, chiếc PT do anh chỉ huy đã rơi vào ổ phục kích của tàu địch. Anh và hầu như trọn vẹn các chiến hữu Hải Quân thuộc cấp của anh trên chiếc PT đã đền nợ nước.
Bao nhiêu năm trôi qua, kể từ ngày cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, đã có ai biết, có ai nhắc nhở đến những anh hùng vô danh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thuộc lực lượng Biệt Hải của Bộ Tư Lệnh Hải Quân, hoặc những chiến sĩ thuộc binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt đã nhảy Bắc, hay những điệp viên thuộc “Sở Nghiên Cứu Địa Lý” của ông Phan Quang Đông đã bỏ mình trên đất Bắc? Câu trả lời là không, vì chẳng ai biết được các hoạt động tối mật nầy. Tôi đơn cử trường hợp của anh tôi, Hải Quân Đại Úy Liên Phong với mục đích để độc giả thấy rằng khó mà biết được những cơ quan tình báo quân sự cũng như dân sự Việt Nam Cộng Hòa đã hoạt động ra sao. Những chiến sĩ đó khi họ đền nợ nước, họ chỉ là những anh hùng vô danh và họ sẽ mờ dần theo thời gian, đi vào cõi hư vô quên lãng!
Trở lại Cơ quan “Nghiên Cứu Địa Lý” của Ông Phan Quang Đông, việc làm của họ, thành hay bại chỉ có cấp chỉ huy trực tiếp của họ là Trưởng cơ quan Nghiên Cứu Chính trị tại Phủ Tổng Thống, và thượng cấp tối cao của họ là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm biết đến mà thôi.
Đây là một nhiệm vụ đối đầu với quân địch trên đất địch giống như nhiệm vụ của anh tôi, chẳng có dính dấp gì đến tình hình chính trị chính em tại miền Nam. Vậy mà tên Ác Tăng cộng sản Thích Trí Quang đã chụp mũ cho ông Phan Quang Đông là “Mật Vụ Nhu Diệm, đàn áp Phật Giáo”, đem ông ra tòa án “Nhân Dân Cách Mạng” và xử bắn ông ta.
Từ nhiều năm nay tôi đi thuyết trình về Biến Động Miền Trung, về Huế - Thảm Sát Mậu Thân tại nhiều Tiểu Bang ở Hoa Kỳ, tại Âu Châu, và ở Úc Châu. Đâu đâu tôi cũng gào hét hãy trả lại sự thật cho lịch sử, trả lại công đạo cho Trung Úy Phan Quang Đông. Xin hãy để tên người anh hùng điệp báo nầy vào danh sách những chiến sĩ đã Vị Quốc Vong Thân.
Cuộc đời của ông Phan Quang Đông và gia dình ông đã nhận lãnh bao nhiêu đắng cay, bao nhiêu là thảm họa của đất nước do cộng sản gây ra: Cha mẹ bị cộng sản đấu tố chết tại miền Bắc. Chính ông bị Ác Tăng việt cộng Thích Trí Quang và đám loạn tướng mở “Tòa Án Cách Mạng Nhân Dân” xử bắn. Sau ngày 30/4/1975, Phu nhân của ông là bà Nguyễn Thúy Toan cùng hai con dại là bé Phan Diễm Trâm và Phan Diễm Ly đã vượt biển “Đông” nhưng không bao giờ đến được bến bờ tự do, họ đã chìm sâu trong lòng biển lạnh, họ đã tìm về biển “Đông” về với về với người chồng, người cha, người Anh Hùng Phan Quang Đông.
Trung Úy Phan Quang Đông, xin ông an nghỉ: ”Tổ Quốc Ngàn Đời Ghi Ơn Ông”.
Nhân đây tôi xin được chân thành cám Ông Bà Nguyễn Quang Hào hiện đang định cư tại Âu Châu, đặc biệt là Bà Nguyễn Quang Hào (tức Nguyễn Phương Minh) là em ruột của Bà Nguyễn Thúy Toan phu nhân của ông Phan Quang Đông đã cho tôi một số tài liệu quý báu và cần thiết khi viết về ông Phan Quang Đông.
Xin đặc biệt cám ơn: - Anh Phạm Văn Thông, anh Nguyễn Văn Sâm, cựu Đại Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cả hai anh hiện đang định cư tại Đức Quốc. - Ông Phan Quang Điều, cựu Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, phục vụ trong ngành An Ninh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. - Ông Đinh Quang Hân, cựu nhân viên phục vụ tại văn phòng ông Phan Quang Đông từ 1959-1963. - Ông Nguyễn T.H., Chánh Văn Phòng của ông Phan Quang Đông, và từ 1966-1974 là Chánh Văn Phòng Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Cảnh sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế.
Xin cám ơn tất cả quý vị đã giúp tôi hoàn thành tâm nguyện là trả lại công bằng và công lý cho Chiến Sĩ Điệp Báo Trung Úy Phan Quang Đông.
Tóm lại, qua âm mưu của Đại Sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge, của Ác Tăng Cộng Sản Thích Trí Quang, và của đám loạn tướng, Loạn Tướng Nguyễn Khánh đã thành lập “Tòa Án Cách Mạng Nhân Dân” để xử tử ba người. Nhưng sau khi bọn họ thành công được với 2 người. Còn người thứ 3 là Thiếu Tá Đặng Sĩ thì bọn họ gặp phản ứng mạnh mẽ của Khối Công Giáo nên phải ngừng tay, buông đồ đao chờ thời cơ thuận tiện:
1)- Ông Phan Quang Đông - Bị xử bắn vào 1 giờ trưa ngày 9/5/1964 tức là ngày 28 tháng 3 năm Giáp Thìn, tại sân vận động Tự Do thuộc Quân III Thị xã Huế.
2)- Ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn - Bị xử bắn vào 5 giờ chiều cùng ngày 9/5/1964 tại khám Chí Hòa, Sài Gòn.
3)- Thiếu Tá Đặng Sĩ - Phó Tỉnh Trưởng Nội An Tỉnh Thừa Thiên, liên quan đến vụ nổ tại Đài Phát Thanh Huế vào tối Phật Đản ngày 8 tháng 5 năm 1963. Số phận của Thiếu Tá Đặng Sĩ cũng do Tướng Khánh quyết định, như số phận của ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn và ông Phan Quang Đông cho vừa lòng ông Đại Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge và tên đại gian ác Việt Cộng Thích Trí Quang. Quyết định đó là tử hình Thiếu Tá Đặng Sĩ.
Thế nhưng, sáng ngày 7/6/1964 Khối Công Dân Công Giáo đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn khoảng gần cả 100.000 người tại Công Trường Lam Sơn trước mặt Trụ sở Quốc Hội tại Thủ Đô Sài Gòn. Trong đoàn biểu tình đã có những biểu ngữ nội dung như:
“Lột mặt nạ bọn lợi dụng Cách Mạng để đàn áp công giáo” v.v… Trước thái độ và áp lực của đồng bào Công giáo, chiều ngày 7/6/1964, Tướng Khánh đã phái Chuẩn Tướng Albert Nguyễn Cao đến gặp Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, Linh Mục Trần Tử Nhãn của Dòng Chúa Cứu Thế, và gia đình của Thiếu Tá Đặng Sĩ cho biết rằng:
“Thiếu tá Đặng Sĩ sẽ không bị tuyên án tử hình, và đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên trong ngày mai. Tòa chỉ tuyên án để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật giáo mà thôi. Trong một thời gian ngắn, khi tình hình lắng dịu, Đặng Sĩ sẽ được trả tự do”.
Như vậy chúng ta thấy rõ rằng, chuyện sống chết của ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn, ông Phan Quang Đông, và Thiếu Tá Đặng Sĩ đã được 3 thế lực sắp đặt từ trước: Thứ nhất là Cabot Lodge, thứ hai là đám tướng lãnh phản loạn mà đại diện là Tướng Nguyễn Khánh, và thế lực thứ ba là tên vong ơn bội nghĩa Ác Tăng cộng sản Thích Trí Quang.
Để kết thúc phần trên, xin trích một đoạn trong bài viết của Thẩm Phán Nguyễn Cần về phần nhận xét của Luật Sư Võ Văn Quan, vị luật sư đã biện hộ cho ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn. Ở phần kết của bài biện hộ trong phiên tòa tại Tòa Án Cách Mạng 1/11/1963 như sau, Luật Sư Võ Văn Quan đã nói:
“Trong cuộc Cách Mạng Pháp vào năm 1789, Quốc hội gọi là Convention Nationale được bầu trong thời kỳ khủng bố (La Terreur) gồm đa số những người do tên độc tài khát máu Robespierre dùng áp lực để đưa vào. Trước khi đem Vua Louis XVI ra xét xử tại Quốc Hội, Robespierre đã tuyên bố phải cho bản án tử hình. Trong phiên tòa đặc biệt đó, nhiều người của Convention Nationale đã chất vấn hằn học, mạt sát thậm tệ Vua Louis XVI cho biết trước rằng họ sẽ bỏ phiếu tuyên án tử hình. Khi đứng lên biện hộ cho Vua Louis XVI, Luật Sư De Sèze đã can trường nói thẳng với họ:
“Je viens ici chercher des juges, mais je ne trouve que des bourreaux.” (Tôi đến đây tìm những vị thẩm phán quan, nhưng tôi chỉ gặp những tên đao thủ phủ).
Vâng, các tướng Tướng Trần Văn Đôn, Tướng Trần Thiện Khiêm, Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Đỗ Mậu, Tướng Nguyễn Khánh, Tướng Lê Văn Kim, Tướng Dương Văn Minh, Tướng Đỗ Cao Trí, Tướng Nguyễn Chánh Thi, Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Mầu đã là đao phủ thủ giết chết một anh hùng sĩ quan tình báo Việt Nam Cộng Hòa. Một anh hùng khác là ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn, bên cạnh những đao phủ thủ mặc áo cà sa là các ác tăng cộng tăng Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang, Thích Hộ Giác, Thích Chánh Lạc, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Thủ, Thích Tâm Châu, và những tên họ Thích khác đã góp máu vào cuộc đảo chánh TT Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu ngày 1/11/1963.
Liên ThànhTrích sách “Thích Trí Quang, Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc?”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét