Mỹ và Đài Loan tuần sau sẽ tổ chức phiên thứ hai của một cuộc đối thoại kinh tế được khởi động vào năm ngoái trước sức ép ngày càng tăng đối với hòn đảo này từ Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm thứ Sáu.Thông báo được đưa ra vài ngày sau hội nghị trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sau cuộc gặp, ông Tập cảnh báo rằng những người ủng hộ Đài Loan độc lập ở Mỹ đang "đùa với lửa."
<!>
Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, Jose Fernandez, sẽ dẫn đầu Đối thoại Đối tác Kinh tế Thịnh vượng Hoa Kỳ-Đài Loan lần thứ hai vào ngày thứ Hai.
Thông cáo cho biết cuộc đối thoại sẽ được tiến hành dưới sự bảo trợ của Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) và Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (TECRO) tại Mỹ. Hai cơ quan này hoạt động như là hai đại sứ quán không chính thức.
"Quan hệ đối tác của chúng tôi được xây dựng dựa trên thương mại và đầu tư hai chiều, quan hệ giữa nhân dân với nhân dân và để cùng bảo vệ tự do và các giá trị dân chủ chung," thông cáo nói.
Bộ Ngoại giao Đài Loan nói phiên họp trực tuyến sẽ do Bộ trưởng Kinh tế Vương Mỹ Hoa và Bộ trưởng Khoa học và Kĩ thuật Ngô Chính Trung dẫn đầu.
Đài Loan hi vọng cuộc đối thoại cuối cùng có thể dẫn đến một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ và ca ngợi cuộc họp khởi sự vào năm ngoái là một bước tiến.
Đây là một phần trong nỗ lực của Mỹ tăng cường giao tiếp với Đài Bắc dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump mà chính quyền Biden đã tiếp tục, trước sự tức giận của Bắc Kinh, vốn tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của họ.
Hai bên đã tổ chức các cuộc đàm phán bị trì hoãn từ lâu về Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư vào tháng 7, và Đài Loan cho biết họ hi vọng có thể kí một thỏa thuận thương mại tự do vào một ngày không xa.
Năm ngoái, chính phủ Đài Loan đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt heo có chứa chất phụ gia tăng độ nạc, ractopamine, loại bỏ một trở ngại lớn đối với thỏa thuận với Washington, nhưng sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này vào tháng 12.
Đài Loan là nước sản xuất linh kiện bán dẫn lớn. Sự thiếu hụt mặt hàng này đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng đến các nhà sản xuất xe hơi nói riêng, khiến Washington lo ngại và đã thúc giục Đài Loan tăng tốc sản xuất chip.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét