Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Mỹ-Trung chỉ ‘cạnh tranh gay gắt’ – không phải ‘Chiến tranh Lạnh’ - VOA

 Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan

‘Cạnh tranh gay gắt’ giữa Mỹ và Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không nhất thiết trở thành Chiến tranh Lạnh mới, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói hôm 11/11, cho biết Mỹ ‘tăng gấp đôi’ sự hiện diện trong khu vực.Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói khu vực châu Á Thái Bình Dương không thể quay lại căng thẳng của thời Chiến tranh Lạnh, và cảnh báo không nên hình thành các liên minh nhỏ trên cơ sở địa chính trị.

<!>

Trong một bài phát biểu gửi đến Viện Lowy của Úc, ông Sullivan nói Mỹ rút quân khỏi Afghanistan để tập trung hơn vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi Mỹ muốn giảm thiểu nguy cơ xung đột.

Trả lời các câu hỏi, ông Sullivan đã tìm cách hạ giảm nỗi sợ về nguy cơ Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc.

“Tất cả những trao đổi về Mỹ và Trung Quốc bước vào Chiến tranh lạnh mới và chúng tôi đang tiến đến xung đột... Chúng ta có quyền lựa chọn không làm điều đó,” ông Sullivan nói.

“Thay vào đó, chúng ta có lựa chọn tiến lên phía trước với điều mà Tổng thống Biden nói là cạnh tranh gay gắt, khi chúng ta cạnh tranh mạnh mẽ trên nhiều khía cạnh, bao gồm cả kinh tế và công nghệ, khi chúng ta đứng lên bảo vệ các giá trị của mình, nhưng chúng ta cũng thừa nhận rằng Trung Quốc sẽ là một nhân tố trong hệ thống quốc tế trong tương lai gần”.

Chiến lược của Mỹ xây dựng ‘mạng lưới các liên minh’ trên toàn cầu đã dẫn đến hình thành hiệp ước Aukus với Úc và Anh để chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân; làm việc với các nền dân chủ trong nhóm Bộ Tứ gồm của Úc, Ấn và Nhật để cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho khu vực; và thành lập Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ-EU để đẩy lùi Trung Quốc về công nghệ mới nổi, ông cho biết.

Mặc dù thỏa thuận Aukus cho thấy sự can dự mạnh mẽ hơn của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ quay lưng lại với các khu vực khác trên thế giới, nhất là châu Âu, ông Sullivan nói thêm.

Không có nhận xét nào: