hiếm ngang đồ cổ.Tình cờ lật dở mấy dòng ghi từ năm 2010, không biết các nhân vật trong buổi gặp tối đó, có ai biến đi đâu không?Ấy là buổi tối 6 tháng 7 tại nhà hàng 36 Lý Thường Kiệt, một restaurant của gia đình nhạc sỹ Phạm Hồng Hà. Anh chàng tiến sỹ Viện vật lý Đupna, đã giải nghệ từ lâu, mưu sinh tại Mat, trở thành một nhạc sỹ lãng tử với mái tóc Digan và ngón đàn ghi - ta tuyệt kỹ hút hồn đàn bà. Mới về Hà Nội một ngày, anh đã rủ bạn bè đến khai trương thùng rượu Putina. Khách dự Phạm Hồng Sơn, anh trai Hà, vợ chồng Thông và hai người trùng tên Long, Long Bụi và Long Y dược.
<!>
Đúng như tên gọi, Long Bụi quả là bụi, bụi từ vóc dáng, ăn mặc, tới khẩu khí. Hỏi ra, mới biết anh là con rể hoạ sỹ Lê Chính, trình bày báo Văn Nghệ nhiều năm, có thời cùng cơ quan với mình. Có lẽ vì bố vợ là hoạ sỹ, bạn thân của những Văn Cao, Hoàng Cầm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên… nên anh con rể cũng đồng thời là đệ tử của các tiên tửu ấy luôn. Lần nào Hoàng Cầm từ Hoả Lò ra, cũng có mặt Long Bụi đến thăm và hầu …rượu. Thời chiến tranh phá hoại, Long Bụi có chân trong tổ dân quân trực quanh Hồ Gươm. Thương cảm Văn Cao, Nguyễn Sáng, Hoàng Cầm…, nhiều lần Long Bụi đã tổ chức đưa thuyền chở các ông ra đảo Tháp Rùa câu cá, uống rượu, rồi hát ca trù, chầu văn cho đỡ … thèm.– Có chuyện này về cụ Văn Cao, chỉ mình hai bố con tôi chứng kiến – Long Bụi kể – Ấy là cái năm Hội Nhà văn hay Nhạc sỹ Hunggari có giấy mời đích danh Văn Cao sang chơi hay hội thảo gì đó. Tổ chức không muốn cho Văn Cao đi, vì ông thuộc diện văn nghệ sỹ bất hảo, nhưng chưa tìm ra cớ gì ngăn cản. Tối ấy, tôi lai bố Lê Chính cùng bác Văn Cao đi đâu đó. Đến ngã tư Trần Nhân Tông – Mai Hắc Đế, bỗng thấy hai thằng du côn tự nhiên xô vào xe bác Văn, rồi chửi ông và đánh ông túi bụi. Khi ấy tôi đã là một thầy dạy võ, có lò võ riêng. Điên tiết, tôi xông đến, giằng hai thằng côn đồ ra, định dạy cho chúng một bài học. Thấy tôi ra đòn, biết gặp cao thủ, chúng bí quá, liền dí tấm thẻ đỏ vào mặt tôi: “Mày không biết chúng bố là ai, hả? Xéo đi cho các bố làm việc.”Long Bụi cùng bố vợ, hoạ sỹ Lê Chính, đau đớn đưa nhạc sỹ Văn Cao về nhà phục thuốc.Thế là chuyến đi Hunggari ấy của Văn Cao không thành.Đọc lại trang ghi chép trên, buồn đến mấy ngày.Thì ra, Lưu manh đỏ – danh từ mà tiến sỹ Tô Văn Trường vừa mới nghĩ ra, đã có từ thời Văn Cao.
1 nhận xét:
Sau 1975 bọn "bắc cụ" vô Nam thi nhau nói phét, thứ gì ngoài Bắc của bọn chúng cũng có nhiểu, thậm chí "cà rem ăn không hết phơi khô để dành", có người hỏi "Vậy cà chớn thì sao?" Anh "bắc cụ" hí hưởng khoe "ngoài Bắc cà chớn đi đầy đường, chỗ nào chẳng có!". Riêng về chuyện Lưu Manh thì đã có nhận xét "Lưu Manh thì thời nào chẳng có, nhưng thời đại HCM là nhiều nhất!"....
Đăng nhận xét