Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Hiểu biết thêm với GS Huỳnh Chiếu Đẳng


Kính thưa quí bạn
Hôm nay tới với các bạn vài điều tưởng cũng nên biết qua.

1. Bác Sĩ góp ý tiếp tục về Soi ruột colonoscopy
2. Hai email nhỏ trả lời câu hỏi hôm qua
3. Nói hay nín, chọc cho chúng ghét về "Watch "Sai lầm khi vo gạo nấu cơm ai cũng nên biết sớm" on YouTube”
4. Kết luận về chuyện nhờ dịch giùm câu Anh văn

HCD 10-Nov-2021

Nếu các bạn không thấy hình thì nên dọc Microsoft Word attached.

Viết vội, sai các bạn sửa giùm
<!>

Thưa quí bạn ở vài email MTC trước email nầy chúng ta có nói về chuyện khám bịnh (đường ruột) bằng "digital scan" (x-ray, CT-scan, MRI, ultrasound, …) hay bằng colonoscopy. Hôm qua chúng ta được nhiều vị chuyên môn trả lởi minh bạch, nay Bác Sĩ Nguyễn Thượng Vũ đã góp ý như sau, rất cần cho người có tuổi như đa số bằng hữu hiện nay.

From: shaman @ comcast.net

Date: 11/9/21 7:45 PM (GMT-08:00)


Subject: email BS Nguyen Tích Lai: Bs gop y ve scan hay colonoscopy

Thưa các anh chị

Xin chuyển email của BS Nguyễn Tích Lai - kèm theo attachment - nói về vấn đề chúng ta không cần thiết phải làm colonoscopy định kỳ cho các người trên 50 tuổi.
Tôi đọc bài viết trong email - của 1 bác sĩ khác - , do BS Lai chuyển lại , với phần nào chua chát.

Trong hai tháng vừa qua, tôi mất đi 2 người bạn thân tình, qua đời vì bị Ung Thư Ruột Già mà không biết .

Cho tới khi biết thì quá chậm, ung thư đã chay ra khắp người.
Vì Ung Thư Ruột Già hết sức thầm lặng, không có triệu chứng gì, nên không ai biết minh bị Ung Thư cho tới khi quá trễ.

Một người là 1 bác sĩ, đàn anh của tôi trong Y Khoa, bạn thân tình như ruột thịt của tôi từ trên 60 năm nay.
Anh là một lực sĩ gương mẩu, đã chạy Marathon rất nhiều lần, bên Pháp, tại Boston, tại New York, tại San Francisco và nhiều nơi khác nữa.

Tôi đã từng tới Paris để coi anh chạy Marathon, rồi uống Champagne với anh tối hôm đó.

Anh được coi như 1 trong 10 người trên 80 tuổi tại Hoa Kỳ, mà chạy Marathon rất nhiều lần, không lần nào bỏ cuộc cả.
Anh tin tưởng trong người minh rất khỏe,
Anh không làm colonoscopy vì anh lúc nào cũng khỏe mạnh,
Anh không có 1 triệu chứng gỉ về ruột hay bao tử cả,
Cho tới khi quá muộn , ung thư đã lan khắp người.

Người bạn thứ 2 thì tôi quen trong vào khoảng trên 20 năm nay thôi.

Anh là Thiếu Tá Không Quân VN 78 tuổi, pilot phản lực.
Anh có bảo hiêm y tế với Kaiser từ ngót 40 năm nay.
Anh là em rể một người bác sĩ bạn tôi, mà tôi vô cùng quý mến và kính trọng trong 60 năm qua.

Lần cuối cùng anh được Kaiser cho làm Colonoscopy là ngót 10 năm về trước.
Họ cho anh biết là lần cuối colonoscopy bình thường/ normal/ không sao hết

Trong năm nay 2021, anh có nhiều triệu chứng đau bụng,
Anh đi khám bác sĩ gia đình tại Kaiser nhiều lần, muốn được làm colonoscopy.
Bác sĩ gia đình tại Kaiser cho biết là phải đợi đủ 10 năm mới được làm lại Colonoscopy.

Anh qua đời tháng vừa qua, tôi có dự tang lễ của anh.
Ung thư ruột già lan khắp cơ thể anh rồi, không còn thuốc chửa

Cái chua chát là nếu cách đây 5 năm, bác sĩ gia đình Kaiser gửi anh Thiếu Tá Không Quân này đi làm colonoscopy, thì có thể hôm nay anh vẫn còn sống, khoẻ mạnh, vui đùa hạnh phúc với vợ con, cháu nội, cháu ngoại.

Tôi vô cùng cảm thấy chua chát khi đọc những giòng chữ viết trong email, do anh BS Lai gửi lại.

Tôi không muốn ai bị chết oan uổng vì không đi khám bệnh và khám nghiệm, test đầy đủ cần thiết ,- kể cả colonoscopy - đúng định kỳ.

Rất thân mến

Nguyen Thuong Vu

HCD: Cám ơn Bác Sĩ Nguyễn Thượng Vũ, xin gởi đến các bạn cùng đọc.

(nếu các bạn muốn có đầy đủ chi tiết thì hãy đọc hai email MTC trước email nầy).

Dưới đây là phần góp ý của một bằng hữu khác (anh Long Thái).

On Nov 9, 2021, at 10:52 PM, Long Thai <longt 4@ gmail.com> wrote:

Về phần 3:

Tôi đồng ý là đa số các specialist surgeons nói chung hay recommend patients khám hay chữa theo ngành chuyên môn mình để có tiền cho mình hay vì họ thấy làm vậy là tốt cho bệnh nhân.

Nhưng riêng trong trường hợp colonoscopy thì các non-invasive procedures, test results kém chính xác hơn là colonoscopy và nếu thấy polyps thì phải làm lại(!) colonoscopy để cắt polyp đi chứ non invasive procedures không cắt được. Và nếu bệnh nhân với history đã có polyp... thì không được qualify cho các non invasive tests( không được health insurances hay chính phủ tài trợ(?). Cứ google colonoscopy alternatives để biết thêm. Và cứ discuss với specialists của mình hay lấy second opinion và quyền quyết định vần là bệnh nhân. Bệnh nhân đóng vai trò "employer", BS là employee tạm thời hay bệnh nhân là khách hàng và BS là người bán dịch vụ kể về tương quan tiền bạc. Gần như vậy....

Long

HCD: Cám ơn anh Long .

From: Dat Nguyen <nguyen at@ gmail.com>

Sent: 10 November 2021 5:44 SA

To: Long Thai <lon 4@ gmail.com>

Subject: Re: gop y ve scan hay colonoscopy

Anh Long nói rất đúng: “Bệnh nhân đóng vai trò "employer", BS là employee tạm thời hay bệnh nhân là khách hàng và BS là người bán dịch vụ kể về tương quan tiền bạc. “
Tuy nhiên trong trường hợp nầy nhiều khi “employer” (hay “khách hàng”) không biết nhiều nên chỉ nghe theo “employee” (hay “người bán”) mà thôi!

Đạt

HCD: Cám ơn Đạt.

=========

Bằng hữu trả lời câu hỏi chợ Lách của email MTC hôm qua:

From: Xuân Lộc Lê <xuan clt@gmail.com>

Sent: 09 November 2021 2:48 CH


Subject: Re: [quanvenduong] Bs gop y ve scan hay colonoscopy,, refill ink cartridges, Gs Anh van dich make out.

Kính gởi thầy, em là người dân Bến Tre , quê tại huyện Chợ Lách thuộc cù lao Minh. Em thông tin đến thầy để góp tin vào một email ở trên. Theo một số người lớn mà em quen, thì sở dĩ gọi tên "lách" vì thuở xưa chỗ ấy rậm rạp, việc đi lại phải len lỏi giữa lau sậy cây cối, hoặc vì sông nước chằng chịt đi ghe thuyền có rất nhiều hướng, nhiều ngã đi. Xin góp ý kiến với thầy, chúc thầy luôn vui khỏe !

From: Long Nguyen <long n 9@ gmail.com>

Date: 11/9/21 5:27 PM (GMT-08:00)


Subject: Re: [quanvenduong] refill ink cartridges, Gs Anh van dich make out.

Kính thưa GS Từ trước đến nay tôi rất yêu thích những bài viết của GS vì đả cho tôi nhiều hiểu biết , tuy nhiên trong bài này có câu NHIÊU KHÊ

(( trích - >) Sau đó thì có loại bình mực tự reset con chip, khỏi cần tối cái resetter.

Còn với HP cartridges thì nhiêu khê hơn. Anh coi Youtube link dưới đây và theo đó mà làm (< - hết trích) )

Từ này tôi không hiểu nghĩa đọc tới đọc lui đoán chừng là Khó Khăn có phải không GS ?

Trân quý GS

Phuoc Nguyen
(a) HCD: Thưa anh, tôi vô tình dùng tiếng hơi xưa, vùng quê tôi ở người ta hay dùng chữ nầy, lúc nhỏ. Tôi đánh máy một hơi không để ý, cho tới khi anh hỏi mới giật mình, vô ti2nhxa2i chữ hơi xưa. Quê tôi là làng Long Hựu tỉnh Gò Công. (lúc tôi nhỏ, Gò công là tỉnh, như Mỹ tho vậy).
( trích - >)
Định nghĩa nhiêu khê


Một biện pháp đi đường vòng rất nhiêu khê.
(b) Tham khảo
(< - hết trích)


-------

Nói hay nín

Tôi nhận được cái email dưới đây tò mò xem thử, than ơi bày nhau kiểu nầy e không khá nỗi.

From: 'Sen Nguyen' via xxx <huongxuan2016@googlegroups.com>

Date: 11/10/21 5:38 AM (GMT-08:00)


Subject: [huongxuan2016] Watch "Sai lầm khi vo gạo nấu cơm ai cũng nên biết sớm" on YouTubehttps://youtu.be/ScYjPGyLBu8

HCD: Các bạn đừng xem làm gì, cái Yoube nầy nhân danh:



Thế mà kiến thức lẫn khoa học và sức khỏe đều đi đứt. Không biết bao nhiêu năm nữa mới khá nỗi.

Các bạn đừn xem làm gì vì bài đó đăng trong báo:


Nguồn tin:


Tôi copy ra đây và nhận xét về “kiến thức” của tác giả để các bạn tự thẩm định, tôi viết chữ màu tím xen vào chữ nghiêng đen. Đùa cho vui, Tác giả giật thì cũng xin cười trừ, lần sau viết nên học kỷ hơn một chút.

( trích - >)

Nấu cơm là công việc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, có không ít sai lầm trong nấu cơm nhiều bà nội trợ mắc phải có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.

Không rửa tay trước khi vo gạo

Bàn tay của chúng ta thường xuyên chứa nhiều vi khuẩn, và nhất là việc nấu cơm tay của bạn sẽ tác động trực tiếp lên gạo. Nếu không làm sạch tay trước khi vo gạo thì việc truyền vi khuẩn từ bàn tay đến hạt gạo trong nồi của chúng ta là rất cao.

HCD: Mèn ơi sao kiến thức cao quá vậy: nếu nói không rửa tay kỷ vì nó dính thuốc trừ sâu thuốc chuột thì đúng, còn nếu nói dính vi trùng siêu vi thứ dữ thì sai bét.

Vì sao, thư không có con vi sinh vật nào sống nỗi ở nhiệt độ cơn sôi hết. Như vậy dù tay có cả triệu con vi trùng dính vào hạt gạo, mang nấu thành cơm thì liệu mấy con nầy còn gây bịnh được cho người ăn không.
Nếu tôi cắt cớ hỏi nhiệt độ cơm sôi là bao nhiểu thì hẳn tác giả nói là 100 độ C.
Sai tuốt.

Vi trùng siêu vi đều chết sạch trong nồi cơm chín. Rửa tay hay không vô hại. Nhưng nếu tay dính thuốc rầy thì là chuyện khác.

Vo gạo quá kỹ

Hầu hết chúng ta thường có thói quen vo gạo cho hết phần nước đục. Nhưng bạn không biết, chính phần nước đục lại là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất.

Khi vo gạo quá kỹ làm cho một lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo như: glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6… Để giữ lại dưỡng chất cho hạt gạo chỉ cần cho nước vào gạo lắc nhẹ để loại bỏ trấu và sạn nếu có.

HCD: Nếu muốn có vitamin thì ăn gạo xay trắng làm chi, cứ để cám mà ăn cho nó bổ. Một chút xíu cám còn dính lại mang theo được bao nhiêu vitamin vậy. Thôi đừng vo gạo để nguyên mang nấu cơm để giử được nhiều vitamin.

Hẳn tác giả không biết rằng con mọt con sau gạo thích ăn gạo và đẻ trứng sanh con trong bao gạo sao. Vậy thì nhà sản xuất gạo làm sao chở gạo bằng tàu đến khắp nơi trên thế giới.

Vậy thì làm sao? Các bạn trả lời đi

Tại sao trái cây của Trung Quốc chưng trên bàn bàn cả tuần không hư không thúi. Tại sao tôm kho bỏ ngỏ kiến không dám bò vô, tại sao khô mực khô cá thiều phơi ngoài bãi biển ruồi không dám đậu vào.

Muốn gạo không hư không mốc nhất là không bị sâu gạo mọt gạo sinh trong đó thì làm sao? Các bạn trả lời rồi đó.

Vậy thì vo gạo sơ sơ hay nên vo gạo kỷ kỷ một chút.

Có nhiều bà nội trợ mua gạo về ăn hai tuần thấy có bướm có sâu trong đó vội chê là gạo xấu, eo ơi ông địa.

Để cơm chín quá kỹ

Nhiều người vì bận rộn mà cắm cơm từ sáng sớm để dùng cho bữa trưa. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến chất lượng cơm của bạn giảm sút, không còn tơi xốp và ngọt như cơm mới chín. Theo một số lời khuyên thì cơm chín khoảng 10-15 phút là có thể sử dụng.

Nấu cơm bằng nước lạnh

Cũng tương tự như việc ngâm gạo, nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến cho các dưỡng chất trong gạo không được bảo tồn hoàn toàn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nên nấu cơm bằng nước nóng, vì nước nóng sẽ khiến lớp ngoài của hạt gạo bị co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt vỡ. Như vậy các dưỡng chất sẽ được bảo tồn. (< - hết trích) Còn nữa, tôi bỏ đoạn sau, không đáng mất thì giờ, ai tin ráng chịu

HCD: Thiệt là mắc cười: chắc tác giả ăn cơm lựa từ hột bỏ nước có trong cơn ra không ăn. Khi ăn là ăn hết cơm chín trong nồi chớ làm sao chỉ ăn hột gạo có chứa chất bổ nhiều…. Đã ăn hết thì chất bỏ chạy đi đâu mà lo mất phải giữ nó nằm trong hạt cơm.

Kết luận về chuyện nhờ dịch giùm câu Anh văn, hình dưới:


Các bạn lưu ý là cái subject của Flipboard gởi tôi nguyên văn “They never made it out”

Email forward và reply nhiều lần ai đó đã sữa thành “Some newer made it out”. Cái bí hiểm là “they”, nếu là câu đã bị ai đó sửa thì đâu có chuyện thắc mắc.


Tôi nhận được rất nhiều câu trả lời có cả những vị dạy Anh Văn hay rất rành Anh văn thì thấy chia làm hai gần bằng nhau về số lượng:
1. Có phân nữa quí bằng hữu góp ý nói là “Họ không bao giờ ra khỏi nhà thương sống còn”

Thí dụ một vị nói thế nầy:

( trích - >)
Phân-tích cho thấy có hơn 10,000 bệnh-nhân đã nhiễm Covid-19 trong một bệnh-viện. Một số bệnh nhân đã không vượt qua khỏi (chết).

-Idiom :"Never make it out of" = Definition : (We'll) never make it out of (here alive) : We won't survive this experience.

(< - hết trích)

2. Có phân nữa bằng hữu nói là: “Không ai hay biết về chuyện nầy” (người ta dấu nhẹm).

Thí dụ một vị nói thế nầy:
( trích - >) “Hơn 10 ngàn bệnh nhân bị lây nhiễm COVID-19 lúc nằm nhà thương theo một bản phân tích. Nhưng những trưởng hợp nầy không ai nghe thấy (được biết)

(< - hết trích)

----------



Bs gop y ve colonoscopy, ket luan ve cau dichj Anh van, choc cho chung chui.doc

image001.gif

image002.jpg

image003.jpg

image004.jpg

Không có nhận xét nào: