Thượng sĩ Hải Trần, 45 tuổi, đứng trước tàu tuần dương USS Bunker Hill cũng tới thăm Đà Nẵng vào sáng 5/3. Ảnh: Trọng Thuấn. Hải Trần, một thủy thủ gốc Việt đang phục vụ trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, nói với Zing.vn rằng tàu hoạt động suốt 24 giờ và “không có ngày nào dễ dàng”. Tôi qua Mỹ với mẹ năm 10 tuổi, năm 1985. Đến 18 tuổi, tôi đi lính, và nay đã được 27 năm, đang là thượng sĩ. Tôi làm hậu cần cho hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, và thường bay tới các nước trước để chuẩn bị cho các lần tàu vào bến.
Từng phục vụ 4 hàng không mẫu hạm
Tôi phục vụ trên Theodore Roosevelt đã hai năm rưỡi, và tôi từng phục vụ trên bốn hàng không mẫu hạm, qua bốn hạm đội.<!>
Tôi lo việc cung cấp phụ tùng để sửa tàu, thư từ, rồi đồ ăn, từ bờ đưa lên thuyền chở ra hàng không mẫu hạm. Trước khi tàu vào, cần lo nhiều loại hợp đồng, chẳng hạn đội xe buýt đưa đón các thủy thủ đi chơi. Một cái rất khó đối với tôi là khi làm việc với nhiều nước khác nhau, cách làm hai bên sẽ khác nhau, phải biết cách làm sao cho thông suốt.
Tôi rất vui khi tàu thăm Việt Nam, vì ít ai có cơ hội về lại đất nước với tư cách đang phục vụ trong Hải quân Mỹ. 27 năm tôi mới có một dịp như vậy, nên rất hãnh diện. Thường tôi về thăm gia đình ở Việt Nam, cũng không ai biết mình đi lính.
Cuộc sống trên tàu như một thành phố nhỏ. Đã là thành phố phải có các đầu bếp, một ngày nấu 4 bữa cho hơn 5.000 người ăn. Có bữa sáng, trưa, chiều, đến khuya vẫn có bữa nữa, vì tàu vận hành và có người làm suốt 24 giờ. Nước uống thì tàu có thể tự lọc nước uống được.
Có chợ để mua nước ngọt, hay đồ ăn vặt. Tới quốc gia nào cũng đều có chuyến tàu chở thêm đồ tới. Luôn luôn bận rộn, ai cũng có việc của mình. Đương nhiên ở cũng chật chội, chứ không có phòng riêng.
Sĩ quan trên tàu USS Theodore Roosevelt lên bắt tay các sĩ quan Việt Nam tại cảng Tiên Sa trưa ngày 5/3. Ảnh: Thuận Thắng.
Tàu hoạt động suốt 24 giờ, nên công việc có ca ngày, ca đêm, ca giữa. Tới giờ ai gác thì phải tới gác, luân phiên 24 tiếng. Trên tàu khi nào cũng cần sửa chữa, lính khi nào cũng có tập luyện.
Thời gian rảnh, có người thích giải trí bằng thể thao, có người đi gym, xem phim - vì trên tàu chiếu cả ngày, nghe nhạc, đọc sách - cũng như mọi nơi khác.
Hàng không mẫu hạm quan trọng nhất là hỗ trợ các đội máy bay chiến đấu - tàu USS Theodore Roosevelt có 9 phi đội như vậy. Vì nếu máy bay không cất cánh được thì đâu có ý nghĩa gì? Nên tất cả ai làm công việc người nấy cũng đều phục vụ cho điều đó.
Công việc của tất cả thủy thủ đều nhằm hỗ trợ các đội máy bay chiến đấu, theo Thượng sĩ Hải. Ảnh: Thuận Thắng.
Andy
Lúc đi con gái mới sinh, lúc về không biết mình là ai
Mỗi người có nghề riêng. Có người nấu ăn, lo hậu cần, vận hành radar, chuẩn bị phi đạo, phóng máy bay. Nhưng ai cũng được huấn luyện những thứ căn bản như chữa cháy, sửa chữa dụng cụ sơ sơ.
Không có ngày nào dễ dàng trên tàu. Ngày nào cũng lặp lại những cái trên. Không có ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.
Ngày vất vả chẳng hạn là những ngày có đợt kiểm tra.. Nghề gì cũng sẽ có kiểm tra, và người kiểm tra từ cấp cao cử xuống. Sẽ phải chuẩn bị cho đợt kiểm tra, bảo đảm mọi thứ chạy trơn tru. Nhưng làm mãi nên tôi cũng quen.
Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt nhìn từ xa. Ảnh: Thuận Thắng.
Làm việc trên tàu sân bay cứ khoảng 35-90 ngày lại vào bến, là cơ hội để lính vào bờ, tham quan. Nhưng sẽ phải xa gia đình lâu hơn thế, nhiều chuyến đi 8-9 tháng, có chiếc đi cả năm.
Có năm, lúc tôi đi, bé gái của tôi mới sinh, lúc về, nó đâu biết mình là ai. Lính của tôi nhiều người không về được lúc vợ sinh, khi về được thì con đã lớn quá rồi.
Hàng không mẫu hạm lớn thế này cũng phải có mười mấy, hai chục người gốc Việt đi lính. Riêng tôi, một điều vui nhất là khi tàu vào nước nào đó, nhóm người Việt đi chơi chung với nhau. Vì khi xuống bến, người Việt với nhau khá dễ ăn, ăn đồ ăn giống nhau. Ví dụ vào Nhật, lính gốc Việt vào tiệm phở ăn với nhau. Mình dẫn bạn lính nước khác, nếu họ không thích ăn mấy cái đó, phải dẫn họ đi ăn pizza hay bánh kẹp.
Hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt không phải chiếc đầu tiên thăm Việt Nam. Và tôi hy vọng tương lai hai nước tiếp tục tăng cường quan hệ và sẽ tốt cho cả hai bên.
Tuần dương hạm hộ tống hàng không mẫu hạm Mỹ thăm Việt Nam
USS Bunker Hill là tàu tuần dương lớp Ticonderoga, có nhiệm vụ bảo đảm phòng không cho nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt.
Đồ họa: Việt Chung
Andy
ẢNH: Cận cảnh tàu tuần dương khổng lồ của Hải quân Mỹ vừa cập cảng Đà Nẵng
Bình Nguyên - Tiến Tuấn | Mar 5,2020
Tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG-52) của Hải quân Mỹ (Ảnh: Tuấn Mark).
Một số hình ảnh cận cảnh về tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG-52) của Hải quân Mỹ do phóng viên ghi lại tại cảng Đà Nẵng.
USS Bunker Hill (CG-52) là tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ được hạ thủy vào ngày 20 tháng 9 năm 1986 (Ảnh: Bình Nguyên).
Với dịch chuyển xấp xỉ 9.800 tấn, Bunker Hill có thể mang theo 330 sĩ quan hải quân và thủy thủ (Ảnh: Tuấn Mark).
Tàu có thể di chuyển ở tốc độ 32,5 hải lý/giờ (60 km/giờ) với phạm vi hoạt động 11.000 km ở tốc độ 37 km/giờ hoặc 6.100 km ở tốc độ 56 km/giờ (Ảnh: Tuấn Mark).
Bunker Hill là tàu chiến lớp Ticonderoga đầu tiên được trang bị Ống phóng thẳng đứng (VLS) Mark 41 (VLS) giúp cải thiện tính linh hoạt và hỏa lực với việc khai hỏa tên lửa RGM-109 Tomahawk (Ảnh: Bình Nguyên).
Ngoài ống phóng VLS và hải pháo Mark 45 Mod 4 127 mm, USS Bunker Hill trang bị 6 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon (Ảnh: Bình Nguyên).
Tàu được trang bị một loạt các radar đa chức năng bao gồm tìm kiếm mục tiêu trên không, radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước, radar điều khiển hỏa lực, các thiết bị chiến tranh điện tử và hệ thống Sonar săn ngầm (Ảnh: Tuấn Mark).
Được tuyên bố là "Thanh kiếm của hạm đội", USS Bunker Hill hiện là một phần của cụm tác chiến hàng không mẫu hạm số 9 dẫn đầu bởi hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt thuộc Hạm đội 3 - chủ yếu hoạt động tại Tây Thái Bình Dương và Vịnh Ba Tư (Ảnh: Bình Nguyên).
Vào tháng 3 năm 2006, nhà sản xuất Lockheed Martin thông báo sẽ nâng cấp Hệ thống phòng không Aegis trên 22 tàu hải quân với Bunker Hill dự kiến là chiếc đầu tiên nhận được bản nâng cấp (Ảnh: Bình Nguyên).
USS Bunker Hill từng tham chiến trong Chiến tranh Vùng Vịnh (1991) và là một trong những tàu chiến đầu tiên khai hỏa tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu của quân đội Iraq. Bunker Hill cũng tham gia thiết lập vùng cấm bay ở miền nam Iraq những năm 1990 (Ảnh: Bình Nguyên).
Bunker Hill từng là một phần của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ cứu trợ thảm họa sau trận động đất ở Haiti năm 2010 (Ảnh: Bình Nguyên).
Năm 2011, trong khi tuần tra trên Vịnh Oman, USS Bunker Hill cùng với khu trục hạm Momsen đã ngăn chặn cuộc tấn công của cướp biển vào một tàu chở dầu (Ảnh: Bình Nguyên).
Dàn vũ khí với 122 tên lửa trên tuần dương hạm thăm Việt Nam
Trung Hiếu Mar 6,2020
Tuần dương hạm USS Bunker Hill được trang bị hai pháo 127 mm, 122 ống phóng tên lửa cùng 8 tên lửa chống hạm Harpoon đem lại khả năng chiến đấu vượt trội.
Tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG-52) hộ tống cho tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) sáng 5/3 đã vào Đà Nẵng trong chuyến thăm hữu nghị Việt Nam. Ảnh: Thuận Thắng.
Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng Huỳnh Quốc Trường với Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink (trái) và Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, tại lễ đón ở cảng Tiên Sa. Ảnh: Thuận Thắng.
Bunker Hill là tàu thứ 6 thuộc tuần dương hạm lớp Ticonderoga, tuần dương hạm đông đảo nhất thế giới. Tàu được đóng mới vào năm 1984, đưa vào hoạt động trong Hải quân Mỹ từ năm 1986. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Đây là tàu đầu tiên trong lớp Ticonderoga được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) Mk41, thay thế cho hệ thống phóng giá treo Mk26 của những tàu trước, giúp cải thiện tính linh hoạt trong tác chiến. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu có chiều dài 173 m, rộng 16,8 m, mớn nước 10,2 m, lượng choán nước toàn tải 10.000 tấn. Tàu được thiết kế với vai trò kỳ hạm trong nhiệm vụ bảo vệ cho nhóm tác chiến tàu sân bay. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu được trang bị 2 pháo 127 mm, một ở mũi và một ở đuôi tàu. Đây là loại pháo đa năng có thể tác chiến đối hạm, phòng không, pháo kích bờ biển hỗ trợ cho nhóm đổ bộ, tầm bắn hiệu quả khoảng 24 km. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Bunker Hill được trang bị 61 ống phóng VLS Mk41 ở phía trước và 61 ống ở phía sau. Mk41 là hệ thống phóng đa năng có thể phóng tên lửa hải đối không RIM-7, SM-2, SM-6, tên lửa đánh chặn SM-3, tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Ống phóng VLS Mk41 cũng được dùng để phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk, được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh". Bunker Hill từng phóng 31 tên lửa Tomahawk để hỗ trợ cho chiến dịch Iraq năm 2003. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Ngoài ra, Bunker Hill còn được trang bị 8 tên lửa chống hạm Harpoon bố trí ở đuôi tàu. Harpoon có tầm bắn khoảng 124-280 km tùy phiên bản. Nó là tên lửa chống hạm chủ lực của Mỹ và khối NATO. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trái tim của Bunker Hill là hệ thống chiến đấu tối tân Aegis, với nòng cốt là radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/SPY-1. Radar có thể phát hiện mục tiêu quả bóng golf ở cự ly 165 km, 300 km với mục tiêu cỡ tên lửa đạn đạo. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Ngoài ra tàu còn được trang bị 2 pháo M242 Bushmaster 25 mm điều khiển từ xa. Pháo được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không, đánh chặn xuồng đổ bộ và các mục tiêu nhỏ trên mặt biển. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu còn được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi Mark 46 cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu ngầm và tàu chiến mặt nước của đối phương. Mỗi cụm phóng Mk32 chứa 3 ngư lôi được bố trí ở 2 bên hông tàu. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn 300 người. Thủy thủ được cung cấp bữa ăn giàu dinh dưỡng nhằm bảo đảm sức khỏe trong những chuyến công tác dài ngày trên biển. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng MH-60 Seahawk. Các trực thăng làm nhiệm vụ vận tải hàng hóa tầm ngắn, tìm kiếm cứu nạn, chống ngầm và triển khai lực lượng đặc nhiệm. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét