<!>
Đồng thời, từ đầu của Đại dịch, trên thế giới này, đã có biết bao nhiêu những Y tá, Bác sĩ, các nhân viên các bệnh viện đã và đang là những chiến sĩ nơi tiền tuyến, để cứu chữa những bệnh nhân trong cơn thập tử, nhất sinh. Họ đã quên mình. Họ là những người đã hy sinh cho người khác được sống như một số bài viết:
“Chồng bác sĩ ở New York: Xin hãy bảo vệ vợ tôi!
“Nếu em phải dùng máy thở, em không muốn anh đến thăm. Anh cũng phải tìm mọi cách để ngăn bố mẹ em tới”, Bác sĩ GI Jane dặn chồng.
Đó là khoảnh khắc khiến Shahar Ziv sợ hãi. Dù là thời bình nhưng anh hiểu cảm giác của những người vợ tiễn chồng ra mặt trận.
Anh chưa bao giờ nghĩ sẽ phải nói những lời tiễn biệt như thể không còn cơ hội gặp lại vợ khi họ mới chỉ ở độ tuổi 30. Các đây vài ngày, vợ anh, một Bác sĩ nội khoa đã nhắn nhủ chồng rất kỹ trước khi tới bệnh viện New York để tham gia cuộc chiến với Covid-19.
Anh mô tả vợ anh, GI Jane, là một Bác sĩ thông minh và nhân hậu. Giống như những người khác, cô đã tuyên thệ chăm sóc bệnh nhân của mình, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng như Covid-19. Dù Jane có kỹ năng để cứu sống rất nhiều người, Ziv lo lắng cho chính sức khỏe của cô.
“Giống như có vợ đi chiến đấu, tôi ở nhà, làm phần việc của mình và lo lắng về chiến trường mà cô ấy đang bước vào. Tôi có một lời cầu xin: Giống như việc không đưa một người lính Mỹ không được trang bị áo giáp đầy đủ vào một trận chiến, xin đừng tiếp tục đưa vợ tôi vào trận chiến mà không có thiết bị bảo vệ thích hợp”, Ziv cho hay.
Khi số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ lên hơn 100.000 người, có một sự thiếu hụt đáng sợ về thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) dành cho nhân viên y tế. Cho dù đó là khẩu trang N95 hay tấm chắn mặt, nguồn cung cấp đang cạn kiệt nhanh chóng. Các Bác sĩ đang bị buộc phải dùng đến những cách không đúng tiêu chuẩn để phòng virus, bao gồm tái sử dụng khẩu trang nhiều lần.
“Khi vợ tôi làm việc vào tuần trước, bệnh viện chỉ cho cô ấy một chiếc khẩu trang y tế để sử dụng cho một ngày làm việc. Loại khẩu trang này được cho là không đủ để bảo vệ hiệu quả nCoV”, Ziv kể.
Khi nhiều bệnh nhân dương tính, khả năng phơi nhiễm tăng lên đối với tất cả nhân viên y tế và nguy cơ lây bệnh cao hơn đối với những người thường xuyên thực hiện các thao tác như đặt nội khí quản và nội soi. “Đó là những việc vợ tôi thường xuyên làm. Hoàn toàn không an toàn nếu không có sự bảo vệ, không chỉ đối với vợ tôi và các đồng nghiệp của cô ấy mà còn đối với các Y tá, Bác sĩ gây mê và nhân viên dọn dẹp giữa các ca bệnh. Ngoài ra, gia đình của họ và bất cứ ai khác mà họ gặp cũng có nguy cơ”.
(Ánh Dương (Theo Time))
**********
“Nhiều bác sĩ Mỹ viết sẵn di chúc khi chống dịch
Nước Mỹ “vỡ trận”, thiếu thốn trang thiết bị y tế, nhiều Bác sĩ tính sẵn giải pháp xấu nhất là họ có thể chết, nhưng không rút lui trong cuộc chiến chống Covid-19.
Những ngày này Michelle Au, Bệnh viện Emory St. Joseph ở Atlanta, cảm thấy như đang làm việc trong thảm hoạ hạt nhân Chernobyl năm 1986. “Bạn có cảm giác như mình đang trong làm việc trong thảm hoạ Chenobyl. Đồng hồ đếm ngược 10 giây, 20 giây, 30 giây. Bạn cảm thấy mình nhiễm xạ giống y như phim”, chị nói.
Là một bác sĩ gây mê, Michelle Au chịu trách nhiệm công đoạn nguy hiểm nhất khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm nCov - đặt nội khí quản cho bệnh nhân không thể tự thở. Công việc đòi hỏi tiếp xúc gần miệng bệnh nhân. Rủi ro tăng cao nếu chẳng may người bệnh ho khi ống được đưa vào. Gần đây Bác sĩ chị đã đặt nội khí quản cho hai bệnh nhân mắc Covid-19.
Virus còn có thể lẩn khuất dưới móng tay hoặc trên một sợi tóc khiến Au gặp ác mộng, lo cho sức khoẻ của mình, đồng nghiệp và hơn hết là chồng và ba đứa con.
Ảnh: Facebook Michelle Au.
Hàng ngày, trước khi rời bệnh viện, chị tắm, gội đầu và thay đồ mới. Chị làm lại điều tương tự như thế khi về nhà, bởi cảm thấy quần áo có thể nhiễm virus khi đi xe. Cuối cùng là lấy dung dịch khử trùng lau sạch mọi bề mặt chạm vào từ tay nắm cửa, vô lăng, điện thoại... Cách đây không lâu, Au nghĩ những biện pháp phòng ngừa này là điên rồ. “Bây giờ, những việc đó có vẻ hoàn toàn hợp lý”, chị nói.
Hai tuần qua chị ngủ dưới hầm, trong khi chồng chị, một bác sĩ phẫu thuật ngủ trong phòng ngủ của họ. “Một trong hai phải giữ sức khoẻ”, Au nói thêm.
Các nghiên cứu chỉ ra nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân mắc Covid-19 có nhiều khả năng nhiễm bệnh với triệu chứng nặng hơn người bình thường. Nếu như hôm 16/3, Mỹ đứng thứ 8 thế giới về số ca nhiễm nCoV thì đến ngày 27/3, Mỹ vượt Trung Quốc trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 101.000 ca. Trong bối cảnh “vỡ trận”, thiếu thốn trang thiết bị y tế, nhiều bác sĩ đã chia nhau đồ bảo hộ, găng tay và khẩu trang để giữ an toàn tính mạng. Họ cũng buộc phải nghĩ đến những kịch bản xấu nhất sẽ xảy ra với chính mình.
Cuối tuần trước, vợ chồng bác sĩ Au ngồi lại bàn việc ủy thác chăm sóc con cái trong trường hợp cả hai đều qua đời vì Covid-19. Lần lượt 4 lựa chọn được đưa ra. ”Hai lựa chọn hàng đầu là ông bà, những người thuộc nhóm nguy cơ cao. Thứ 3 là một bác sĩ. Vì thế chúng tôi đã thêm người thứ tư có rủi ro thấp hơn”, Au nói.
Bác sĩ John Marshall, Trưởng khoa cấp cứu tại Trung tâm Y tế Maimonides, Brooklyn, New York đã chọn cách vẫn về nhà để có cơ hội nhìn thấy 3 con trai từ xa, nhưng anh không nằm ngủ chung với vợ mình một tháng nay. Không ít đồng nghiệp của ông đã gửi vợ con đến nơi an toàn hơn hoặc thuê nhà ở một mình.
“Chúng tôi biết phải làm gì với vết thương do đạn bắn, nhưng không biết phải làm thế nào khi ai đó bị nhiễm trùng hay đau tim. Nhưng hiện tại, chúng tôi không rõ cách nào chắc chắn bảo vệ bản thân và gia đình”, Bác sĩ Marshall thừa nhận.
Bác sĩ cấp cứu John Marshall khuyên đồng nghiệp viết sẵn Di chúc.
Tiến sĩ, Bác sĩ Jane van Dis, Bác sĩ sản phụ khoa ở Los Angeles là một mẹ đơn thân. Jane đã suy nghĩ rất nhiều trong bối cảnh này. ”Tôi nhận ra nếu điều tồi tệ nhất có xảy ra thì cuộc sống của tôi vẫn phải do tôi tự quyết định”, chị nói. Vào thứ bảy tuần trước nữ Bác sĩ đã tìm hiểu tất cả các chính sách bảo hiểm nhân thọ, khuyết tật, kiểm tra lại thẻ tín dụng, thế chấp, các khoản vay... để có thể uỷ thác cho người chị tin tưởng chăm sóc con mình.
Bác sĩ Vicki Jackson làm việc tại bệnh viện Mass General tại bang Massachusetts thì nhắn nhủ tái hôn nếu mình chết vì Covid-19. “Em chỉ cần cô ấy là người can đảm, như thế sẽ tốt cho con chúng ta”, Vicki nói với chồng.
Những đoạn đối thoại bàn trước về tình huống xấu nhất có thể xảy ra là điều các Bác sĩ như Au, Marshall, Jackson đã làm nhiều lần trong sự nghiệp, khi họ cần các bệnh nhân sẵn sàng tâm lý đối mặt với thực tế hiểm nghèo nhất. Giờ đây, họ đang áp dụng điều đó với chính mình.
Tuy nhiên, khi được hỏi về ý định bỏ cuộc vì quá áp lực, Bác sĩ Bhardwaj khẳng định: “Với tư cách một người mẹ, tôi phải có trách nhiệm bảo vệ đứa trẻ của mình. Song, tôi không bao giờ quên mình là một bác sĩ. Tôi sẽ không bao giờ lùi bước”.
Bảo Nhiên (Theo Nytimes)
*********
Chỉ đọc qua hai bài viết trên, người viết đã vô cùng cảm phục tinh thần phục vụ cho nhân loại của những “Chiến Sĩ Áo Trắng”. Họ đã hy sinh, tạm quên đi chính mình, để sống cho tha nhân.
Đến đây, người viết bỗng hồi tưởng về những năm tháng cũ của một thời trước ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Trong hơn hai mươi năm của cuộc chiến chống đoàn quân xâm lăng của nước Cộng sản: “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” đã xua quân vào lãnh thổ của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, để như lời của Lê Duẫn đã nói:
“Ta đánh đây, là đánh cho Liên Sô và cho Trung quốc”
Đảng Cộng sản Việt Nam với thân phận từ chư hầu của Nga, đến chư hầu của Trung cộng, đã đặt quyên lợi của Đảng họ lên trên Tổ Quốc và Dân Tộc. Họ bất chấp tất cả, vì “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”, nên đã giáng xuống đầu của người dân Việt, không biết là bao nhiêu tang thương, máu lệ, và không biết đến bao giờ, thì mới chấm dứt!
Cùng thời điểm ấy, hơn hai mươi năm, Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa cũng đã chấp nhận những hy sinh, hầu bảo vệ nền tự do, dân chủ.
Một trong những hy sinh ấy, là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hơn hai mươi năm ấy, Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã một thời ngày đêm ghì chặt tay súng, trên những vọng gác, ở những nơi tiền đồn heo hút gió; để rồi liên tưởng đến hình ảnh của người Chiến Sĩ đã bị cộng quân bắn tỉa, trong lúc các Anh đang hướng tầm mắt, để quan sát những di chuyển của địch quân. Bởi vậy, các Anh đã trúng đạn của địch, và thân xác của người Chiến Sĩ đã nhuộm đầy máu đỏ, đã thấm đẫm chiến bào, và người Chiến Sĩ đã rơi từ trên chòi cao của vọng gác xuống nền đất lạnh, trên những bụi gai sắc nhọn giữa rừng khuya, thân xác của người Chiến Sĩ lại phải chịu thêm những vết thương khác, do những nhánh gai rừng đã đâm sâu vào châu thân, máu của người Chiến Sĩ đã chan hòa từ vết đạn thù, đã ứa ra từ những mũi gai rừng, trước khi gục chết tức tưởi giữa núi rừng hoang lạnh. Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã đem máu xương của mình, để bảo vệ Quê Hương.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với những hy sinh vô bờ bến. Đặc biệt, những đơn vị đã từng đối đầu với cộng quân, ở những nơi biên phòng, giới tuyến. Ở những nơi ấy, suốt ngày đêm người Chiến Sĩ phải đối đầu với không biết bao nhiêu những gian nan, nguy hiểm. Người Chiến Sĩ phải mắc võng ngủ trên những cành cây, để tránh thú dữ, nhưng không khỏi phải làm mồi cho muỗi, vắt. Trên những lối hành quân, mỗi khi dừng bước, người Chiến Sĩ đã phải dùng chiếc nón sắt của mình, múc nước từ những giòng suối, đổ vào bao gạo sấy, để ăn cho đỡ đói. Song cũng có những lần, khi những hạt gạo sấy chưa kịp nở thành cơm, thì đơn vị đã lọt vào ổ phục kích của cộng quân. Để rồi sau đó, có những Chiến Sĩ đã phải ôm xác đồng đội của mình, với bao gạo sấy chưa kịp mở ra, mà nhỏ lệ khóc thương đồng đội, đã chết trong khi bụng đang đói!!!
Ngày ấy, một thời chinh chiến, nếu ai đã từng đến các đơn vị biên phòng, giữa tiếng đạn pháo đì đùng, với những đêm nhìn ánh hỏa châu soi sáng các vùng rừng núi hoang vu, và treo lơ lửng trên những vọng gác quanh các tiền đồn, thì chắc chắn đã thấy được toàn cảnh, là những bức tranh, với những nét điểm xuyết thật tuyệt vời. Đồng thời, cũng thấy được những hy sinh vô bờ bến của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đang nằm sương, gối súng ngay giữa đôi bờ sống - chết, hiểm nguy. Sinh mạng của người Chiến Sĩ cũng vô cùng mong manh. Bởi bất cứ lúc nào các Anh cũng có thể bị quân địch tấn công, và có thể sẽ vĩnh viễn bị vùi thây nơi chiến địa!!!
Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, là tất cả những gì cao đẹp nhất, hào hùng nhất. Người dân của miền Nam tự do, đã từng chứng kiến những hình ảnh của người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, vai mang súng, tay bế em thơ, tay dìu dắt cụ già giữa vùng lửa đạn.
Cùng lúc ấy, nơi hậu phương, tại nhiều thành phố, đã có một số được gọi là “trí thức” đã nhẫn tâm dùng những mũi dao nhọn hoắt, để đâm phía sau lưng của người Lính Việt Nam Cộng Hòa, với những cuộc biểu tình, xuống đường, hô hào “phản chiến”, “đòi quân đội Mỹ phải rút khỏi miền Nam. Không Quân Việt Nam Cộng Hòa không được ném bom xuống” những vùng Việt cộng hòan toàn chiến đóng.” Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải thả hết tù binh” thuộc đội quân xâm lăng Bắc Việt.
Thế nhưng, “Lục lượng phản chiến” này không hề đòi Cộng sản Bắc Việt phải rút quân về bên kia Vĩ Tuyến, cũng không đòi Việt cộng không được pháo kích, đặt chất nổ TNT vào các thành phố, các nhà thương, trường học…, để giết chết đồng bào, trong đó, có nhiều trẻ em vô tội.
Tạm kết
Ngày hôm nay, trước Đại dịch Virus Wuhan. Là những người Việt Nam Tỵ nạn Cộng sản thực sự tại hải ngoại, đã được các quốc gia Âu-Mỹ cưu mang, có những tin tức thật đáng mừng, đáng quý, vì đã có một số người Việt tại Hoa Kỳ đã đóng góp những vật liệu Y tế cho các bệnh viện, để cứu người.
Trong chúng ta, nếu có điều kiện, thì nên đóng góp phần nào cho các “Chiến Sĩ Áo Trắng”, để nói lên lòng biết ơn đối với họ, chứ đừng “chỉ trích” bất cứ một vị Lãnh đạo quốc gia nào. Bởi vì, mỗi quốc gia, có các vị Nguyên thủ, và Nội các của họ, cùng các nhà Khoa học, các Bác sĩ, còn chúng ta, là những người không biết gì về con Virus Wuhan, cũng không biết gì về đường lối lãnh đạo đất nước của các vị Nguyên thủ Quốc Gia, thì không nên trở thành kẻ “phản chiến” như trước 30/04/1975, đã bất lương, đâm sau lưng người Chiến Sĩ tại đất nước Việt Nam Cộng Hòa.
Là con dân nước Việt, hãy Vinh Danh Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã từng đối diện với tử sinh, từng đem máu xương, để Bảo Quốc, An Dân.
Là người Việt Nam Tỵ nạn Cộng sản thực sự, tại các quốc gia Âu-Mỹ, hãy Vinh Danh người “Chiến Sĩ Áo Trắng”, vì họ cũng đang đối diện với tử sinh, để cứu chữa những bệnh nhân, đến nỗi họ đã nghĩ đến việc “Viết Di Chúc” và “giao con cái cho người thân nuôi dưỡng, nếu họ phải chết”. Họ đã và đang ngày đêm túc trực bên giường các bệnh nhân, và là nạn nhân của Đại dịch Virus Wuhan, vốn phát xuất từ Vũ Hán, Trung cộng, để xứng đáng là người có lương tri, biết nghĩa nhân. Vì biết đâu, rồi chính mình, thân nhân của mình sẽ phải vào nằm trong những phòng bệnh của một bệnh viện nào đó, của đất nước đã cưu mang mình và gia đình mình, và cũng chính Chính phủ của đất nước mình đang sống, với những đồng tiền thuế của người dân, họ sẽ trả những chi phí cho bệnh viện mình được chữa trị.
Vong ân, bội nghĩa, không xứng đáng được làm người đứng trong trời đất!
(Viết để Tưởng nhớ 45 năm, ngày Thành Phố Đà Nẵng (29/03/1975) bị rơi vào tay của quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt.)
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét