Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Đội hình tàu sân bay Mỹ rầm rộ vào Biển Đông - Nhuye64n Tie61n


Nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ  đã đến Biển Đông.
Thông qua Twitter, hải quân Mỹ ngày 3.3 công bố một loạt hình ảnh ấn tượng nhất trong ngày ghi lại hoạt động của các hạm đội khắp toàn cầu. Đáng chú ý là hình ảnh một tiêm kích F/A-18E Super Hornet, trực thuộc phi đoàn tấn công số 31, đang bay trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN 71). Theo trang Navy.mil của hải quân Mỹ, nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) Theodore Roosevelt đang thực hiện sứ mệnh tại khuvực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Còn trang tin của Viện Hải quân Mỹ - USNI News ngày 2.3 đề cập rõ hơn khi cho biết tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang ở Biển Đông, với sự tháp tùng của Biên đội tàu khu trục số 23.<!>
Đội hình hùng hậu Dựa trên hình ảnh từ hải quân Mỹ , USS Theodore Roosevelt đang di chuyển trong đội hình hộ tống nhiều hơn thường lệ, với ít nhất một tuần dương hạm và 5 tàu khu trục. Tất cả tàu hộ tống đều được trang bị tên lửa dẫn đường, với mỗi tàu mang theo gần 100 tên lửa. Theo phân tích của trang Popular Mechanics, một nhóm tác chiến
tàu sân bay Mỹ thường bao gồm một hàng không mẫu hạm, một tàu tuần dương và 2 - 3 tàu khu trục. Trong đó, tuần dương hạm đóng vai trò chính trong việc hình thành lá chắn bảo vệ tàu sân  bay, đặc biệt xử lý các mối đe dọa trên không. Di chuyển gần đó trong lòng biển là một tàu ngầm tấn công hạt nhân để bảo vệ CSG trước những mối đe dọa dướinước. 
- Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố hình ảnh tàu sân bay USS Ronald Reagan đang ở biển Đông để tiến hành nhiệm vụ tuần tra thường xuyên. 
Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet trên tàu USS Ronald Reagan. Ảnh: Reuters

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) thuộc lớp Nimitz có độ choán nước toàn tải hơn 117.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân.  Tàu dài khoảng 332 m, có thể mang theo tổng cộng 90 máy bay  bao gồm nhiều loại khác nhau. Tàu sân bay này sở hữu hệ thống đẩy máy bay và từng hiện diện ở nhiều điểm nóng trên thế giới  trong hàng chục năm qua. Đặc biệt, USS Theodore Roosevelt cũng được Mỹ dùng để thửnghiệm “siêu máy bay” X-47B là dòng máy bay không người lái vũ trang tối tân chuyên dụng cho tàu sân bay.

tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson tuần tra Biển Đông
Trước đội hình hoành tráng trên, trang Popular Mechanics gọi USS Theodore Roosevelt là một trong những hàng không mẫu hạm Mỹ được bảo vệ chặt chẽ nhất, nếu không muốn nói là trước nay  chưa từng có trong lịch sử hải quân Mỹ.


Chiến đấu cơ xuất kích từ tàu sân bay Mỹ
Phát biểu tại lễ ra quân của CSG Theodore Roosevelt vào ngày 17.1 tại cảng nhà San Diego (bang California, Mỹ), giới chức căn cứ không - hải North Island nhấn mạnh:  “Nhóm tác chiến tàu sân bay (Theodore Roosevelt) sẽ bảo vệ an ninh hàng hải, duy trì sự di chuyển tự do trên biển theo luật quốc tế, và  phối hợp với các đối tác đồng minh để thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng của khu vực”.Căng thẳng dâng cao
Sứ mệnh tại Biển Đông của CSG Theodore Roosevelt diễn ra trong bối cảnh căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Tình trạng này bắt đầu khi tàu sân bay Sơn Đông của Trung  Quốc đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 26.12.2019, hành động công khai phản ứng Mỹ liên tục tổ chức diễn tập hải quân tại khu vực.
Kết quả là kể từ Tết Nguyên đán , không quân và hải quân Trung Quốc đã nâng mức sẵn sàng tác chiến tại vùng biển Hoa Đông và  Biển Đông. Các phi công của chiến khu Đông và Nam của   Trung Quốc (PLA) được yêu cầu hủy bỏ kế hoạch nghỉ tết và liên tục bay tuần tra tại hai vùng biển trên, theo báo PLA Daily.

Hồi tuần trước, một nhóm tàu gồm 6 chiếc của hạm đội Nam Hải đã quay về cảng nhà Tam Sa, tỉnh Hải Nam sau khi hoàn tất hoạt động diễn tập bắn đạn thật suốt 41 ngày ở Tây Thái Bình Dương. 

Dàn chiến đấu cơ trên tàu sân bay Mỹ

Báo chí Trung Quốc cũng đề cập đến sứ mệnh hiện tại của nhóm tác chiến tàu sân bayTheodore Roosevelt tại Biển Đông, theo sachiến dịch tương tự của nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Abraham Lincoln dẫn đầu vào tháng 12.2019.Bắc Kinh cho rằng hải quân Mỹ sẽ sớm điều thêm nhóm tác chiến tàu sân bay thứ ba đến khu vực, theo nguồn thạo tin.

Tướng Trung Quốc dọa đánh chìm hai tàu sân bay Mỹ

Chuẩn đô đốc Trung Quốc cho rằng Mỹ sẽ sợ hãi khi hai tàu sân bay bị đánh chìm và hứng chịu tổn thất lớn về sinh mạng. Cựu đại tá hải quân Mỹ cho rằng Bắc Kinh cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi lên tiếng đe dọa đánh chìm hai tàu sân bay của  Washington như tuyên bố gần đây của một tướng Trung Quốc. Ông Jerry Hendrix cho rằng những nỗ lực tuyệt vọng của Trung Quốc nhằm giành lại vị thế của mình đã cho thấy sự thiếu hiểu biết của Bắc Kinh về văn hóa Mỹ Trung Quốc nghĩ rằng sự thiếu tập trung chiến lược của chính  quyềGeorge W. Bush và chính sách đối ngoại “lãnh đạo từ  phía sau” thụ động của chính quyền Barack Obama là sự sa sút và thụt lùi của Mỹ.
Nhưng trên thực tế, tinh thần chiến đấu của nước Mỹ chưa bao  giờ tàn lụi, có chăng chỉ đang trong trạng thái "ngủ" mà thôi. Theo Jerry Hendrix, với những ai tin rằng việc đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ sẽ tạo ra xung lực khiến Mỹ rút lui, tức là họ  chưa hiểu về lịch sử của nước Mỹ cũng như tác động của hàng  loạt sự kiện như vụ chìm tàu Lusitania, vụ tấn công Trân Châu  Cảng và vụ tấn công tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới, 
tới tinh thần dân tộc của nước Mỹ. Bất kỳ cuộc tấn công nào bằng máy bay tầm xa, tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo nhằm vào một tàu sân bay của Mỹ chắc  chắn sẽ vấp phải sự phản kháng nhằm vào những căn cứ nơi các vũ khí đó được phóng ra, những thiết bị cảm biến đi kèm và  cả những hệ thống kiểm soát chỉ huy dẫn đường.  Sau đó, Mỹ sẽ chuyển hướng sự tập trung sang các hạm đội của Trung Quốc. Ông Jerry Hendrix phỏng đoán trước khi Trung Quốc hiểu chuyệngì đang diễn ra, nước này sẽ bị cắt nguồn cung từ nước ngoài  các năng lượng và nguyên liệu thô, vốn được dùng để vận hành nền kinh tế xuất/nhập khẩu. Trong vài tuần, Trung Quốc sẽ sống trong cảnh không còn nhiên liệu và các nhà máy sẽ phải đóng cửa. Jerry Hendrix cho rằng đối với Trung Quốc, phương án tốt nhất  của nước này là kiểm soát giọng điệu khiêu khích và bước vào  bàn đàm phán với Mỹ với sự tin tưởng và cởi mở để giải quyếtcác vấn đề về thương mại đang gây căng thẳng trong quan hệ song phương, thay vì tìm cách phô trương sức mạnh.
Theo Jerry Hendrix, Chủ tịch Tập Cận Bình cần nỗ lực hơn nữa trong việc hiểu vị trí chiến lược thực sự của mình, đồng thời ghi nhớ rằng ông đang thực hiện một công việc khó khăn là dẫn dắt “con hổ” Trung Quốc. 
Trong khi đó, nước Mỹ cần đi theo sự lãnh đạo của Tổng thống  Trump và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký thông qua Đạo luật và sử dụng khoản ngân sách trị giá 1,5 tỷ USD để chống lại ảnh hưởng  chiến lược của Trung Quốc trên toàn thế giới, xây dựng chiến lượcthúc đẩy lợi ích an ninh và kinh tế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Đạo luật này nhấn mạnh Tổng thống Mỹ cần xây dựng chiến lược  ngoại giao nhằm phối hợp với các đồng minh tiến hành hoạt động  huấn luyện trên biển và tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Ở thời điểm hiện tại, các biện pháp áp thuế trừng phạt của chính  quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây bất ổn cho nền kinh tế Trung Quốc, dẫn tới sự thất bại trong chiến lược rộng lớn  hơn của ông Tập Cận Bình và tạo ra nguy cơ với chính đảng cầmquyền Trung Quốc

Nguyễn Tiến, Thành Đạt (theo Fox News )

Không có nhận xét nào: