Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Người Trung Quốc 'sốc và khoái trá' xem cách Mỹ ứng phó dịch COVID-19 - Tuoitre

Người Trung Quốc sốc và khoái trá xem cách Mỹ ứng phó dịch COVID-19 - Ảnh 1.

TTO - Người dùng mạng Trung Quốc thậm chí so sánh Tổng thống Mỹ Donald Trump là một trong các thành viên của nhóm "F4" - một biệt danh để nói về 4 quan chức ở tỉnh Hồ Bắc đã thất bại trong phản ứng với COVID-19.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thẳng thừng lên án các sự thật khoa học. Tiêu biểu là vụ Tổ chức Y tế thế giới đánh giá tỉ lệ tử vong của COVID-19 có thể cao hơn ước tính ban đầu và có thể lên tới 3,4%, nhưng ông Trump đã khẳng định đây là một "con số sai" vì tỉ lệ tử vong đối với dịch bệnh này là "dưới 1%".
Trong khi đó, người Mỹ đang trả những khoản tiền đắt đỏ để xét nghiệm và cách ly. Ngoài ra còn có những lo ngại về sự minh bạch trong cách truyền đạt của các quan chức Mỹ với người dân về dịch bệnh này.
Từ bên kia nửa vòng trái đất, nhiều người ở Trung Quốc đang phản ứng với những diễn biến này bằng một thái độ trộn lẫn giữa "sốc và khoái trá".
Họ cảm thấy thật khó tin khi một siêu cường của thế giới như Mỹ lại có thể vụng về trong cách phản ứng với COVID-19, thậm chí nước Mỹ đã có nhiều tuần chuẩn bị để đối đầu với dịch.
Ca bệnh COVID-19 đầu tiên của Mỹ được ghi nhận vào ngày 20-1 ở bang Washington, cách thời gian phát hiện ca đầu tiên ở Trung Quốc nhiều tuần. Nhưng giờ dịch đang lây lan nhanh ở Mỹ, với hơn 10 ca tử vong và hơn 200 ca nhiễm ở gần 20 bang.
Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, người dùng mạng đã xem các bài đăng dưới hashtag #Tình hình virus corona ở Mỹ hơn 500 triệu lượt. 
Ở các phần bình luận, nhiều người Trung Quốc tỏ ra ngạc nhiên khi một quốc gia như Mỹ lại vất vả trong việc đối phó dịch bệnh và rằng hệ thống chăm sóc y tế của Mỹ đã không được trang bị đầy đủ để chữa trị các ca bệnh COVID-19 tăng nhanh.
"Chính xác đây là lý do có ít ca nhiễm ở Mỹ. Người dân thậm chí còn không muốn đi xét nghiệm bởi vì chi phí cao" - một người dùng bình luận dưới một bài viết nói về một người Mỹ về từ Vũ Hán đã nhận một hóa đơn khổng lồ sau khi các quan chức y tế Mỹ tiến hành cách ly bệnh nhân này. Ở Trung Quốc, xét nghiệm và điều trị COVID-19 đều miễn phí.
Một số người Trung Quốc thậm chí gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là "F1" trên mạng xã hội. Thuật ngữ này đề cập tới "F4" - một nhóm nhạc nam Đài Loan gồm 4 người khá nổi tiếng vào thập niên 2000. "F4" giờ đây đang được sử dụng như một biệt danh để chỉ 4 quan chức của tỉnh Hồ Bắc được xem là đã thất bại trong việc kiềm chế COVID-19.
"F4" hay "F4 Hồ Bắc" thời gian qua đã được người dùng mạng Trung Quốc sử dụng để chế giễu 4 quan chức là bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc Tưởng Siêu Lương, tỉnh trưởng tỉnh Hồ Bắc Vương Hiểu Đông, bí thư Thành ủy Vũ Hán Mã Quốc Cường và thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng. "Hồ Bắc có F4, còn Mỹ có F1" - một người dùng mạng viết.
Người Trung Quốc sốc và khoái trá xem cách Mỹ ứng phó dịch COVID-19 - Ảnh 2.
(Từ trái qua, từ trên xuống dưới) Bốn quan chức ở tỉnh Hồ Bắc là Tưởng Siêu Lương, Vương Hiểu Đông, Chu Tiên Vượng và Mã Quốc Cường - Ảnh chụp màn hình
Phản ứng chậm của Mỹ cũng vô tình có lợi cho Trung Quốc, dễ thấy nhất là trên mặt truyền thông. Nhiều tờ báo của Trung Quốc đã đăng các bài bình luận chỉ trích Mỹ không hành động quyết liệt để kiểm soát dịch.
Trong số này có một bài viết trên trang Tân Dân Vãn Báo của Thượng Hải hôm 2-3, có đoạn: “Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới, trình độ phát triển cao hơn Trung Quốc, thì lẽ ra điều kiện chữa bệnh và phòng ngừa dịch nên cao hơn Trung Quốc".
Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc thậm chí đi xa hơn khi đăng lại một bài phân tích từ tài khoản WeChat của một blogger độc lập, trong đó tuyên bố: "Mỹ nợ Trung Quốc một lời xin lỗi. Còn thế giới nợ Trung Quốc một tiếng cảm ơn". Bài viết này cũng được đăng lại trên một số tờ báo khác của Trung Quốc.
Giờ đây, trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều thuyết âm mưu cũng xuất hiện với nội dung cho rằng thật sự Mỹ phải chịu trách nhiệm cho sự lây lan của virus corona chủng mới.
"Hãy lên WeChat, Weibo và công cụ tìm kiếm Baidu mà xem! Đầy rẫy những thứ như 'Hãy nhìn vào tất cả quốc gia khác đang ngã bệnh' hay 'con virus đến từ Mỹ' và những thuyết âm mưu thuộc các cấp độ khác nhau" - Tiêu Cường (Xiao Qiang), một giáo sư thỉnh giảng tại Trường Thông tin thuộc Đại học California ở Berkeley, cho biết.

Không có nhận xét nào: