Issac Newton, Abraham Lincoln, William Herschel (ảnh: Shutterstock).
Nghỉ học không có nghĩa là ngừng học! Tuy không đến trường có thể khiến một số học sinh buông thả bản thân, nhưng đối với ai có tinh thần tự học chân chính, đây lại là khoảng thời gian ươm mầm kỳ diệu. Cùng xem nhà bác học Issac Newton, nhạc công – nhà thiên văn học William Herschel và tổng thống Abraham Lincoln đã tự học để thành tựu chính mình.<!>
Andy
Điểm chung của những người tự học là sự nỗ lực tự thân. Họ một mình nghiên cứu, luôn luôn đọc và làm không biết mệt mỏi, không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài.
Issac Newton – tự mình trong phòng suy nghĩ, thử nghiệm
Năm 1665, dịch hạch hoành hành khắp London đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Newton khi đó 20 tuổi và đang là sinh viên tại Trinity College, Cambridge.
Do tính chất lây lan của dịch bệnh, trường học của Newton cho sinh viên nghỉ học. Các giáo sư và giảng viên đều không lên lớp, trong bối cảnh toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội tại London gần như ngưng lại. Tuy nhiên, đối với một người có khả năng tự học như Newton, nghỉ học là cơ hội vàng để ông tự chủ hoàn toàn việc nghiên cứu của mình.
Newton trở về Woolsthorpe Manor, dinh thự của gia đình ông cách Cambridge khoảng 60 dặm về phía tây bắc. Quãng thời gian hơn một năm tại nhà tự học của ông về sau được gọi là annus mirabilis, hay “năm của những điều kỳ diệu”.
Đầu tiên, ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề toán học đang trong quá trình thực hiện tại Cambridge, các bài viết của ông về những vấn đề trên sau này trở thành những công trình mở đường của môn giải tích.
Tiếp đó, ông mua một vài lăng kính và thử nghiệm với chúng ngay trong phòng ngủ của mình. Ông khoan một lỗ trên cửa chớp để chỉ một chùm tia sáng nhỏ nhất có thể xuyên qua. Nhờ vậy, Newton bắt đầu xây dựng cho bản thân các tiên đề đầu tiên về quang hình học.
Newton đang làm thí nghiệm tại phòng của mình.
Sau thời gian nghỉ vì dịch bệnh, Newton trở lại Cambridge với vốn kiến thức phong phú, sâu sắc. Chỉ trong vòng 6 tháng, ông đã vượt xa bạn bè đồng trang lứa và chỉ mất hai năm sau để trở thành giáo sư. Tất cả các thành tựu này của ông chính là nhờ vào khoảng thời gian tự học phi thường.
William Herschel – quan sát, tìm tài liệu, tự chế tạo kính viễn vọng
Nói đến tự học thành tài không thể không nhắc đến William Herschel – người nhạc công với niềm say mê thiên văn học.
William Herschel vốn là một nhạc công thực thụ trước khi là một nhà thiên văn học nổi tiếng. Trong những lần chơi nhạc và sáng tác những khúc nhạc, ông thường có thói quen nhìn lên bầu trời đêm đầy sao để tìm cảm hứng sáng tác. Lâu dần ông lại sinh ra yêu mến bầu trời đêm và các vì tinh tú lấp lánh.
Sau đó, ông tự đọc những tài liệu về thiên văn, tìm tòi học hỏi để tự làm một chiếc kính viễn vọng cho riêng mình với 16 tiếng mỗi ngày dùng để mài gương và ống kính.
Chiếc kính tự chế lại ngẫu nhiên cho ra những hình ảnh cực rõ nét của những vì sao và còn tốt hơn mọi chiếc kính đắt tiền nhất. Vì vậy, ông phát hiện ra rất nhiều tinh vân cũng như những chòm sao, vệ tinh mới cùng nhiều đóng góp khác cho ngành thiên văn.
Tình cờ trên hành trình tìm kiếm các vì sao mới, những ‘’vùng đất hứa’’ trong thiên hà bao la, ông đã vô tình phát hiện ra một vật thể lạ và báo cáo chúng cho cơ quan vũ trụ quốc tế NASA. Vật thể đó là Thiên Vương tinh, một trong số 7 hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Khám phá này thực sự đánh dấu một bước tiến lớn cho ngành thiên văn học.
Abraham Lincoln – dành nhiều thời gian đọc sách
Có lẽ chúng ta không còn xa lạ với Abraham Lincoln, là vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ, nổi bật với tinh thần tự học. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mẹ ông là những nông dân mù chữ. Vì vậy, ông không có điều kiện đi học chính thức. Thời gian theo học thực sự của ông có lẽ chỉ kéo dài 18 tháng do các giáo viên không chuyên nghiệp dạy. Kiến thức của ông chủ yếu có được từ việc tự học, tự mình đọc mọi cuốn sách có thể mượn được, từ Kinh Thánh, đến các sách tiểu sử, và sách văn chương.
Tổng thống thứ 16 của Mỹ – Abraham Lincoln.
Ông thông thạo Kinh thánh, các tác phẩm của William Shakespeare, lịch sử Anh và lịch sử Mỹ, ngoài ra ông còn học được phong cách trình bày giản dị trước thính giả. Ông dành nhiều thời gian đọc sách đến nỗi những người hàng xóm cho rằng ông cố tình làm vậy để khỏi phải làm những công việc chân tay nặng nhọc.
Vì vậy, nếu phải làm việc hoặc học tập ở nhà trong khoảng thời gian dài, ta có thể noi gương nhà bác học Issac Newton, nhạc công – nhà thiên văn học William Herschel và tổng thống Abraham Lincoln.
“Hãy luôn vươn tới bầu trời, vì nếu không chạm tới những ngôi sao thì bạn cũng sẽ ở giữa những vì tinh tú”.
Có lẽ nhờ khoảng thời gian nghỉ học mà những đứa trẻ có thể nâng cao khả năng tự học, thăng hoa hiểu biết và năng lực của bản thân, để khi quay trở lại trường học lợi hại gấp hai, gấp ba. Hãy nói với con của bạn về điều đó và tin rằng đúng là như thế.
Thực ra, có thời gian để suy nghĩ, thử nghiệm và tìm tòi một cách thoải mái không giới hạn là cơ hội đột phá bản thân. Điều quan trọng là giúp bọn trẻ hiểu rằng chúng phải quý giá thời gian, biết ơn cơ hội, trân trọng chính mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét