Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Chuyện ăn cỗ và đi xe ôm dưới mắt người nước ngoài - Đoàn Dự

image.png
Ông Tây ăn cỗ ở nhà quê ngoài Bắc
Với văn hoá người Việt, bên mâm cỗ có không ít “luật bất thành văn” và ở một góc nhìn từ người nứoc ngoài, chúng ta có câu chuyện dưới đây. Tuy nhiên, xin lưu ý là cách ăn cỗ ở thôn quê miền Nam khác hẳn với thôn quê ngoài Bắc và bài này chỉ có tính cách… coi chơi cho dzui mà thôi!Câu chuyện được cho là do một chàng Tây kể lại về bữa cỗ của người Việt, tuy không mới nhưng hiện đang rất nóng trên mạng xã hội với tốc độ lan truyền chóng mặt. Đoạn chia sẻ của anh chàng Tây như thế này:<!>
“…Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon. Một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết.
Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất, cho vào bát của những người già hơn. Một số người già sau khi nhận được miếng ngon, bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang bát của mấy đứa con nít đang ngồi chung quanh. (Nhận xét này hơi sai vì theo tôi hiểu, con nít được ngồi mâm riêng, không ngồi chung mâm với người lớn. Thậm chí các cụ lớn tuổi cũng ngồi mâm trên giường, không ngồi chung với các thanh niên ở mâm trên chiếu dưới đât. Tục lệ mỗi nơi một khác chác chăng? Ngay tại gia đình tôi ở Sài Gòn hiện nay cũng vậy, con nít được xếp ngồi bàn riêng hoặc cho ăn trước kẻo chúng đói bụng và cánh phụ nữ cũng ngồi riêng vì phụ nữ thích nói chuyện gia đình còn phe đàn ông thích nói vê chuyện thời cuộc.- ĐD).

Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đó nhưng có vẻ không quan trọng.
Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ các dĩa hay dùng đũa khoắng vào trong cái nồi to lớn, tìm kiếm một vài thứ mong muốn. Khi vớt được một chùm trứng gà còn non, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.
Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các “chiến lợi phẩm” để cung cấp cho lũ nhỏ.
Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung đùi liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về dĩa.
Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.
image.png
Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ rồi, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.
Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên, bưng đến một khay nước trà rất nóng, kính cẩn mời những ông già. (Chà chà, đoạn này hơi sai vì ăn cỗ bây giờ chấm dứt bằng món tráng miệng như trái cây hoặc rau câu – ngoài Bắc gọi là thạch, ít khi ăn xong là uống ngay nước trà.- ĐD).
Các ông mỗi người ngậm một cây tăm trong miệng, liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt và bắt đầu vừa nói chuyện vừa uống trà.
Một ngụm trà nuốt vào, sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.
Chợt, một phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con của chị, không hiểu chị nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.
Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt Nam, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít: lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn. Sau đó họ nói ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.
Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong bát của tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên: “Ngon lắm, ngon lắm”. Tôi hơi ghê sợ và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không? (Có lẽ đây là cái phao câu gà nên mọi người nhường cho khách .- ĐD).
Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ của gia đình là một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải. Không ai nghe và cũng chẳng ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng “bánh đa” vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.
Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu.
Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình cho là ngon.
Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: “Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!”… tức là ngăn cản người khác ăn một món mà chính họ bày ra dĩa vì nó… không ngon!
Khi bữa ăn kết thúc, không ai dám động vào miếng chả cuối cùng còn sót lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, tôi cũng không hiểu vì sao.
Ôi, một phong cách ăn uống độc đáo. Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy rất căng thẳng, rất mất trật tự và thật vất vả quá chừng, nhưng cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ, vừa thực tế, lại vừa nghiêm ngặt theo đúng phong tục tập quán của người Việt Nam.

Hình ảnh hai ông bố đi ăn cỗ lấy phần về nhà
image.png
Bất chấp những ánh mắt ngạc nhiên, họ vẫn cho những món ăn ngon nhất vào bao ny-lông rồi người thì đeo dưới dây nịt ở phía sau lưng, người thì nhét vào trong túi quần, để sau khi bữa cỗ chấm dứt sẽ đem về nhà. Đây là sự ích kỷ, bởi vì nếu ai cũng làm như thế thì những người khác lấy gì mà ăn? Vậy mà vẫn có những người bênh vực.
Dù là phong tục được duy trì ở một số vùng quê nhưng đi ăn cỗ lấy phần đôi khi vẫn gặp phải những cái nhìn không mấy thiện cảm của người chung quanh. Đặc biệt là nếu bữa cỗ được tổ chức tại các nhà hàng sang trọng. Như chúng ta đã biết, ở nước ngoài, khi bữa tiệc được tổ chức tại các nhà hàng, đồ ăn dư nếu được yêu cầu thì các cô chiêu đãi sẽ đựng vào hộp để khách đem về (gọi là “to go”), điều đó rất bình thường, chẳng ai chê cười. Ở Việt Nam cũng vậy và người ta thường nhường cho chủ nhà, tức người tổ chức bữa tiệc lấy đem về. Nếu chủ nhà không lấy thì thôi, bỏ. Chỉ trừ trường hợp chủ nhà bảo nhà ít người, đem về chẳng ai ăn, anh chị lấy đi và mọi người cũng giục, bấy giờ mình mới lấy và thường là chia bớt cho vài người khác nếu thức ăn dư nhiều.
image.png
Đồ ăn dư mà khi “to go” người ta còn giữ lịch sự như thế huống chi trong bữa tiệc, chưa ai ăn uống gì cả mình đã tham lam chiếm phần như thế thì hỏng, sẽ bị mọi người coi thường. Đi ăn buffet cũng vậy, chính mắt tôi đã từng trông thấy một bà ăn mặc sang trọng, dẫn hai đứa con trai đi ăn buffet tại một nhà hàng “xịn” ở Quận 1, Sài Gòn. Ăn xong, lúc về, bà ta ra sức lấy những món ngon như đùi gà chiên, tôm càng nướng muối ớt, chả giò cua biển…, bỏ vào túi xách. Người bảo vệ đến giải thích rằng khách hàng tha hồ ăn nhưng không được lấy đem về nhà như vậy và yêu cầu bà khách bỏ trở lại chỗ cũ. Bà ta không bỏ. Hai bên găng nhau. Bà khách bí quá bèn chửi um lên rồi đổ toẹt tất cả những thứ đã lấy xuống đất, dùng chân giẵm lên và gầm gừ tức giận: “Này thì không được lấy này! Này thì bỏ trở lại này! Tao không ăn thì đạp đổ, đứa nào làm gì được tao?…”. Tất nhiên nhà hàng không làm gì được bởi vì một số đùi gà, chả giò, tôm nướng…, đối với họ không phải là lớn, bắt đền sẽ mang tiếng, vì vậy nên họ bỏ qua, kêu người thu dọn. Tuy nhiên, các khách hàng đứng gần đấy ai cũng trợn tròn mắt ngạc nhiên vì không thể ngờ lại có chuyện lạ lùng như vậy. Người Việt Nam mình như thế hay sao? Tôi tin rằng cũng là người Việt Nam nhưng ở nước ngoài chắc không ai làm như thế. Chuyện này được đăng lên các báo ở Sài Gòn, độc giả rất bất mãn về hành vi thiếu hiểu biết của bà khách “sang trọng” nọ. Dẫn con đi ăn buffet tại một nhà hàng “VIP” đâu phải người nghèo, chẳng qua là bản tính tham lam của họ như thế mà thôi.

Mới đây lại có hình ảnh hai người đàn ông ăn mặc lịch sự được ai đó đưa lên Internet: Một ông đeo cái bao ny-lông đựng “chiến lợi phẩm” dưới dây nịt ở đằng sau lưng, còn một ông thì nhét trong túi quần. Hai hình ảnh này bị dân mạng rất chú ý, bình luận xôn xao, đa số là chê trách chứ không khen ngợi. Tuy nhiên, có những người lại tỏ ra xúc động trước thứ tình cảm “đáng quý” về sự “chu đáo” của hai vị đàn ông trong 2 tấm hình. Họ đâm ra… trách ngược những người đã phê bình, nhận xét. Sau đây là cách lý luận của những người đó:
Đã ở tuổi xế chiều, mái tóc hoa râm, hai người đàn ông có lẽ đã lên chức ông nội, ông ngoại khi đi ăn cỗ vẫn lấy phần về cho con cháu. Người thì bỏ vào túi ni-lông rồi đeo dưới thắt lưng, người thì nhét trong túi quần.
Hai hình ảnh đó tuy rất đời thường nhưng vẫn gây xúc động mạnh trong cộng đồng mạng. Tài khoản Facebook có tên T.L. chia sẻ: “Không hiểu tại sao những hình ảnh như thế mà các bạn có thể đăng lên với lời chế giễu, cười cợt. Riêng tôi, mỗi khi lướt qua tôi đều dừng lại, suy nghĩ và rơi nước mắt…
“Các bạn trẻ à, thay vì thời gian cào cấu bàn phím để cười cợt, chế giễu thì các bạn hãy suy nghĩ xem, đó có thể là hình ảnh của cha mình, của ông mình, họ bất chấp mọi ánh mắt dòm ngó để đem về cho con cháu mình niềm vui nho nhỏ. Dù trong mắt ai đây là hình ảnh không đẹp thì đối với tôi lại là hình ảnh đẹp vô cùng.
“Các bạn hãy suy nghĩ xem, trong lúc mình vùi đầu trong những cuộc ăn chơi xa xỉ, đồ ăn thừa mứa thì cha mẹ mình ở nhà đã được ăn ngon hay chưa? Hay cha mẹ đã dành tuổi thanh xuân nuôi con khôn lớn, giờ lại dành cả tuổi xế chiều ăn uống cơ cực, để lại của cải cho con cháu sau này. Có khi nào ăn món ngon mà các bạn nghĩ đến cha mẹ mình hay chưa? Đã bao lâu rồi bạn không mua đồ ăn về cho cha mẹ? Khi bạn làm tốt vai trò một người con thì hãy đánh giá người khác nhé”.
Chia sẻ của T.L. được rất nhiều người ủng hộ. Có người “cay mắt” nhớ lại tuổi thơ, từng bao lần vui sướng khi được cha mẹ gói ghém phần cỗ mang về.
Bạn có nick name Đinh Hương chia sẻ: “Nhìn hình ảnh mà thấy cay khóe mắt. Giống bố mình ngày xưa quá, đi ăn cỗ khi nào cũng gói miếng thịt, con tôm đem về. Thời nghèo khó, mấy chị em chỉ cần có thế là sung sướng cả một ngày.
“Thanh Tuyền kể lại kỷ niệm thuở nhỏ, mỗi lần bố mẹ đi ăn cỗ là cô trông đứng trông ngồi được ăn phần. Và bố mẹ chẳng bao giờ để cô thất vọng, dù là miếng thịt, quả trứng hay đơn giản chỉ là miếng giò nhỏ cũng gói ghém mang về cho con”.
Tôi (Đ.Dự) không hiểu “Thanh Tuyền” ở đây là ca sĩ Thanh Tuyền, chị ruột của ca sĩ Sơn Tuyền hay một người nào khác trùng tên, nhưng bố mẹ đi ăn cỗ, lúc về được gia chủ tặng mỗi người một gói nho nhỏ đem về làm quà gọi là lấy thảo cho người ở nhà thì việc đó khác với chuyện mình ngang nhiên chiếm đoạt một cách thô lỗ. Ở trong nước khi còn có những người có những hành vị không biết tự trọng như vậy mà vẫn có những người bênh vực các hành vi đó thì khó tiến bộ được. Bây giờ chúng ta nói sang một chuyện khác.

Xe ôm tại VN dưới mắt người nước ngoài
image.png
Với người nước ngoài, xe ôm không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là một sự đặc trưng trong đời sống xã hội Việt Nam. Dưới đây là bài viết của một phóng viên Tân Hoa xã, Trung Quốc mặc dầu họ chẳng ưa gì Việt Nam.
Ấn tượng đầu tiên của bạn khi đến Việt Nam theo hình thức đi du lịch tự do là xe ôm. Bạn có thể gặp loại taxi… bằng xe máy này ở bất kỳ thành phố nào, từ thủ đô Hà Nội, qua các thành phố miền Trung đến Sài Gòn… Đội ngũ lái xe ôm luôn có mặt ở mọi nơi từ những chiếc xe rẻ tiền như Minsk, Dalim, tới hạng sang như Honda, Dream, Wave alpha..vv.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ xe máy tính theo đầu người cao nhất thế giới. Trừ những vùng xa xôi, còn lại hầu như gia đình nào cũng có xe máy, thậm chí 2-3 chiếc. Hiện xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất ở Việt Nam. Tại các thành phố lớn, trong khi hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển, xe máy là phương tiện không thể thiếu được trong các gia đình.
Nếu là khách nước ngoài không đi theo tour của các công ty du lịch, xe máy là phương tiện tốt nhất để bạn khám phá đất nước này. Thông thường, việc thuê xe máy để tự mình khám phá thì không đơn giản, một phần vì bạn không thông thạo đường, phần khác vì rất ít nơi cho mướn xe nếu bạn không thế chấp giấy tờ tuỳ thân hoặc một số tiền khá lớn tương với giá trị của chiếc xe đó. Tối hơn hết là bạn nên gọi một chiếc xe ôm. Đúng ra là bạn không cần phải gọi mà chính những người chạy xe ôm luôn mời chào bạn, mọi lúc, mọi nơi trên đường phố và hầu hết họ là nam giới.
Tất nhiên xe ôm không thể chạy nhanh bằng taxi nếu bạn cần đi xa, nhưng được cái giá lại rất rẻ so với đi taxi. Đặc biệt, tại những thành phố lớn thường bị kẹt đường, xe ôm có thể luồn lách nhanh hơn taxi. Để tránh bị lừa đảo, bạn nên trả giá trước và cách rẻ nhất nếu đi xa là tính theo giờ.
Những ngươi chạy xe ôm thường không biết tiếng Anh. Nhưng bạn có thể trao đổi bằng cách ra hiệu. Điều đáng quý là những người chạy xe ôm rất nhiệt tình. Họ sẵn sàng đưa bạn đi mọi nơi, mọi lúc, không quản ngại khó khăn. Họ luôn tỏ ra thân thiện với người nước ngoài và hướng dẫn miễn phí mọi thứ nếu bạn muốn biết dù chuyện trò rất khó. Thật đáng tiếc nếu bạn đến Việt Nam mà chưa một lần đi xe ôm!

Xe ôm “truyền thống”và xe ôm “Grab”
image.png
Ông Lê Văn Nho năm nay 73 tuổi, hành nghề xe ôm ở trước cửa chợ Bến Thành hơn 30 năm nay. Nhưng hiện tại, ông không chắc chắn mình còn có thể cầm cự được bao lâu trước tình trạng ngày một ế khách của xe ôm truyền thống trước sự xâm lấn của xe ôm Grab.
“Tôi biết thành phố này như trong lòng bàn tay, tất cả đường ngang ngõ tắt để tránh kẹt đường. Nhưng công việc này hiện không còn mang lại cho tôi đủ tiền để sống. Trước đây tôi kiếm ít nhất 200 ngàn đồng mỗi ngày. Nhưng bây giờ con số đó là 80 ngàn đến 100 ngàn đồng” – ông Lê Văn Nho nói với các phóng viên Quản trị Chiến lược EFE (External Factor Evalution).
Sự xuất hiện của các công ty Uber, Grab, GoViệt – một loại ứng dụng giao thông rất phổ biến tại châu Á – đang là ngọn nguồn cho việc thu nhập của những người chạy xe ôm “truyền thống” như ông Nho kém đi rất nhiều.
Xe ôm “truyền thống” thường có thói quen nóki giá với khách rồi hai bên mặc cả trước khi lên đường. Do vậy, nhiều tài xế không thể cạnh tranh nổi với mức giá được cung cấp rất rẻ bởi các loại xe nói trên. Ngoài giá rẻ, cách gọi xe cũng thu hút nhiều khách hàng hơn nhờ việc họ được cho biết trước giá cả một cách chính xác, không phải mặc cả.
Dù các công ty Uber, Grab, GoViệt… đã tuyển dụng hàng ngàn người chạy xe về công ty của mình, nhưng nhiều lái xe truyền thống vẫn từ chối tham gia. Một phần vì họ là những người lớn tuổi, không am hiểu công nghệ và cũng ngại học hỏi cái mới. Một số khác thì không chấp nhận chia tỷ lệ phần trăm thu nhập của mình cho các công ty này.
Ông Nho nói: “Tôi đã được họ mời. Nhưng tôi quá già để học cách sử dụng điện thoại thông minh (smartphone). Cũng quá tốn kém để tôi mua một chiếc điện thoại cảm ứng mới”.
Còn ông Sáu, một tài xế xe ôm 56 tuổi, người vẫn đậu xe “truyền thống” gần chỗ với ông Nho, cho biết mình từ chối vì tỷ lệ chia phần trăm của các công ty đó: “Tôi không muốn chia sẻ với họ tới 15% trong khi giá tiền các cuốc xe đã quá rẻ rồi. Những người chạy xe của họ đều còn trẻ hoặc là sinh viên, học sinh, họ chạy xe để kiếm thêm tiền chứ không như chúng tôi, phải lo cho sự sống của gia đình”.
Chính vì số lượng khách hàng của xe ôm truyền thống đang bị xe ôm hiện đại (người VN thường gọi chung là xe “Grab” cho tiện chứ sự thực còn có các công ty Uber, GoViệt…) nên giữa xe “Grab” và xe truyền thống đã có những cuộc đối đầu đầy bạo lực tại nhiều khu vực trong thành phố. Có ít nhất 65 tài xế xe Grab từng bị tấn công bởi những người chạy xe ôm “truyền thống” và một vụ kiện đòi phải bồi thường hàng nhiều chục tỷ đồng giữa hãng xe taxi truyền thống Vinasun với hãng taxi công nghiệp hiện đại Grab. Tuy nhiên, việc kiện cáo không đi đến đâu và hãng Vinasun không được bồi thường.
Văn Thanh Sang, một lái xe 42 tuổi, người thường đậu xe truyền thống trước trạm xe bus, cho biết anh không ủng hộ bạo lực nhưng tin rằng những người chạy xe ôm truyền thống làm vậy chỉ vì họ muốn giữ lại miếng cơm manh áo cho bản thân và gia đình mình.
Còn anh Phạm Ngô An, một xe ôm truyền thống khác cho biết, việc xung đột đó một phần cũng vì những người xe ôm truyền thống tức giận khi số lượng khách hàng của xe ôm truyền thống bị mất đi quá nhiều khiến thu nhập của họ quá thấp.
Ngoài ra, những người lái xe taxi Grab cũng cố gắng tránh xung đột với các tài xế taxi truyền thống. Anh Hiếu, một tài xế taxi 24 tuổi, cho biết: “Tôi không dám đến đón khách ở sân bay hoặc các trạm xe bus khi tổng đài báo tin có khách order đến đón họ tại các nơi đó vì sợ có sự đụng chạm với các tài xế taxi truyền thống”.

Đoàn Dự

Không có nhận xét nào: