Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

Lần đầu tiên công bố hình ảnh lỗ đen - VOA

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế hôm 10/4 công bố một thành tựu mang tính bước ngoặt trong vật lý thiên văn - bức ảnh chụp lỗ đen đầu tiên - trong một kì tích mà sẽ kiểm nghiệm một trụ cột của nền khoa học: thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein.Lỗ đen là các thực thể thiên thể cực kì đặc với các trường hấp dẫn mạnh đến mức không có vật chất hay ánh sáng nào có thể thoát ra, khiến chúng cực kì khó quan sát mặc dù có khối lượng vĩ đại.
<!>
Rìa của lỗ đen là điểm “một đi không trở lại” - mọi thứ từ các ngôi sao, hành tinh, khí, bụi và tất cả các dạng bức xạ điện từ đều bị nuốt vào hư không.
Nghiên cứu sẽ kiểm tra thuyết tương đối tổng quát được đề ra vào năm 1915 bởi Einstein, nhà vật lí lí thuyết nổi tiếng, để giải thích các định luật hấp dẫn và mối quan hệ của chúng với các lực tự nhiên khác.
Thuyết của Einstein cho phép dự đoán kích thước và hình dạng của lỗ đen. Nếu dự đoán hóa ra không chính xác thì thuyết này có thể cần phải xem lại.
Điều này tách biệt với một thành phần quan trọng khác của thuyết tương đối rộng hơn của Einstein: thuyết tương đối đặc biệt năm 1905 của ông, một phần cơ sở của vật lí hiện đại. Thuyết tương đối đặc biệt giải thích mối quan hệ giữa không gian và thời gian.
Các lỗ đen, có kích thước khác nhau, hình thành khi các ngôi sao khổng lồ sụp đổ vào cuối vòng đời của chúng. Những lỗ đen siêu khối lượng là loại lớn nhất, phát triển về khối lượng khi chúng nuốt chửng vật chất và phóng xạ và có lẽ hợp nhất với các lỗ đen khác.

Không có nhận xét nào: