Đại nhạc hội Woodstock tổ chức tại New York vào năm 1969 chắc chắn là một trong những thời khắc trọng đại nhất của lịch sử âm nhạc thế giới. Ba ngày ngập tràn âm nhạc, bùn lầy, ma túy và nổi loạn, 32 nghệ sĩ, hơn 400.000 khán giả, 2 người chết và 2 đứa trẻ được ra đời, tất cả đã góp phần tạo nên một sự kiện âm nhạc kinh điển.<!>
Woodstock khởi đầu từ ý tưởng đầu tư của John Roberts và Joel Rosenman, khi cả hai đăng một mẩu quảng cáo trên hai tờ báo hàng đầu của Mỹ: “Những doanh nhân trẻ với nguồn vốn lớn cần tìm các cơ hội đầu tư hợp pháp, thú vị và những đề nghị làm ăn hấp dẫn”. Michael Lang và Artie Cornfeld đã phản hồi mẩu tin này. Ban đầu, bộ tứ quyết định xây dựng một phòng thu âm kiêm trung tâm nghỉ dưỡng nhưng khi ngồi lại bàn bạc, họ gạt bỏ kế hoạch này và nhất trí tổ chức một đại nhạc hội ngoài trời.
Sau rất nhiều hiểu lầm và trở ngại trong kế hoạch thực hiện (thậm chí có lúc John Roberts đã dọa sẽ rút lại vốn và rời nhóm), cuối cùng Woodstock cũng được công bố sẽ diễn ra trong ba ngày, 15 đến 17 tháng 8 năm 1969.
Địa điểm tổ chức là một trang trại lớn ở Bethel, New York, cách thị trấn Woodstock không xa. Ban tổ chức đã thuyết phục cảnh sát rằng sẽ có không quá 50.000 khán giả tham gia, dù về sau họ thừa nhận rằng con số ước tính ban đầu lên đến 200.000 người. Tuy không có các thống kê chính thức nhưng lượng khán giả thực sự phải lên đến 350.000 – 500.000 người.
đầu, Woodstock là một buổi hòa nhạc có bán vé với giá vé đặt trước là 18 USD, và 24 USD cho vé mua tại chỗ. Tuy nhiên vì số người tham dự vượt xa những tính toán của ban tổ chức nên cuối cùng, nó lại trở thành miễn phí khi người ta dỡ bỏ hàng rào ngăn cách khu vực biểu diễn và không giới hạn lượng khán giả vào xem.
Theo kế hoạch, Woodstock lẽ ra chỉ diễn trong ba ngày (kết thúc vào 17/8) nhưng thực chất nó kéo dài sang tận ngày 18/8. Đại nhạc hội được khởi động và lúc 5 giờ chiều 15/8 với màn trình diễn liên tục 8 ca khúc của Richie Havens, trong đó có bản Strawberry Fields Forever nổi tiếng cùng phần biến tấu ca khúc Hey Jude của The Beatles.
Ngày đầu tiên có 9 phần trình diễn, với các nghệ sĩ như Bert Sommer, Tim Hardin, Melanie và Arlo Guthrie. Cũng vào hôm đó, nghệ sĩ đàn sitar người Ấn Ravi Shankar đã trình tấu 5 bản nhạc. Lúc này, trời bắt đầu mưa, nhưng điều này không hề ảnh hưởng đến người biểu diễn cũng như khán giả bên dưới.
Ngày đầu của nhạc hội khép lại với phần biểu diễn của Joan Baez, người vào lúc đó đang mang thai sáu tháng. Cô đã hát 7 bài, trong đó có Sweet Sir Galahad cùng ca khúc nổi tiếng – cũng là bản nhạc yêu thích của chồng cô, David Harris – I Dreamed I Saw Joe Hill. Thời gian này Harris đang phải ngồi tù vì tội trốn nghĩa vụ quân sự. Baez hoàn tất phần biểu diễn của mình bằng ca khúc huyền thoại We Shall Overcome, một ca khúc thể hiện cô đọng và súc tích “tinh thần Woodstock”.
Ngày thứ hai được bắt đầu vào khoảng trưa 16/8, tập trung rất nhiều màn biểu diễn ‘psychedelic’ guitar với những tên tuổi lớn như John Sebastian hay Carlos Santana.
Cũng vào hôm đó, Janis Joplin trình diễn 10 bài, với bản Can’t Turn You Loose kinh điển. Ngày thứ hai cũng chứng kiến màn trình diễn dài nhất nhạc hội với 25 bài hát từ ban nhạc The Who với những ca khúc như Tommy và My Generation.
Ngày thứ ba và thức tư bao gồm phần biểu diễn của Joe Cocker, người kết thúc lượt diễn của mình bằng bản With A Little Help From My Friend. Bộ tứ Cosby, Stills, Nash and Young diễn hai suất, một bằng đàn điện và một acoustic.
Đại nhạc hội khép lại với lượt biểu diễn 16 ca khúc của huyền thoại guitar Jimmy Hendrix với những Voodoo Child, Star Spangled Banner và Purple Haze. Trong bản nhạc thứ tư – Red House – dây E trên đàn của Hendrix bị đứt. Tuy nhiên, điều này không ngăn được anh tiếp tục phần trình diễn của mình với cây guitar 5 dây. Trong không khí phản chiến từ cuộc chiến tranh Việt Nam đang lan rộng, anh đã sáng tạo cả âm thanh của còi báo động và bom đạn bằng cây guitar trong ca khúc Star Spangled Banner.
Dù Woodstock được nhiều người nhớ đến bởi mục đích âm nhạc và hòa bình, nó vẫn không tránh khỏi một số tiêu cực. Với một lượng khán giả khổng lồ vượt xa mọi tính toán của ban tổ chức, các tiêu chuẩn tối thiểu về không gian, vệ sinh, y tề và lương thực không thể được đáp ứng. Việc khán giả lũ lượt kéo nhau đến với số lượng lớn cũng góp phần gây ách tắc giao thông kéo dài ở thị trấn Bethel. Không chỉ có vậy, những cơn mưa dai dẳng làm điểm diễn lầy lội thêm. Rất nhiều người đến hôm này vẫn nhớ như in những bãi lầy khủng kiếp, thậm chí Woodstock còn được biết đến với tên gọi “Mudstock” (mud: bùn). Sau này, trong những buổi hòa nhạc tôn vinh Woodstock trên khắp thế giới, khán giả tắm mình trong bùn và họ xem đó nhưng một nét đặc trưng không thể thiếu khi nói về Woodstock.
Nhạc hội cũng nổi tiếng bởi việc ma túy và chất khích thích được sử dụng tràn lan. Thậm chí, một vài nghệ sĩ đã biểu diễn trong cơn say thuốc. Tình dục tự do cũng là một đặc điểm nổi bật tại Woodstock. Trong những ngày nhạc hội diễn ra, có thể thấy rất nhiều khán giả hoàn toàn khỏa thân hoặc làm tình ngoài trời ngay trong khu biểu diễn.
Dù tập hợp được một đội ngũ trình diễn hùng hậu, Woodstock cũng chịu không ít lời từ chối. Các nghệ sĩ như Bob Dylan hay Led Zepplin đã được mời nhưng đều từ chối. Trong khi đó, ban nhạc Anh huyền thoại The Beatles thậm chí còn không nhận được lời đề nghị nào từ ban tổ chức.
Ghi chú:
Jeff Beck Gruop dự định tham gia Woodstock nhưng cuối cùng lại huỷ bỏ.Iron Butterfly cũng đã không tham gia vì bị mắc kẹt tại sân bay. Neil Young cũng tham gia cùng Crosby, Stills, & Nash nhưng từ chối lên film ,bởi theo như lời Young thì ông cảm thấy việc quay phim làm giảm sự tập trung. “Sea of Madness” có trong album ,thực ra được ghi âm trước đấy một vài ngày trước khi diễn ra Festival. John Sebastian không có trong kế hoạch biểu diễn ban đầu nhưng vì mọi người yêu cầu nên cũng đã tham gia.Joni Mitchell cũng tham gia biểu diễn nhưng lại không thể đến do phải đến buổi bế mạc của New York State Thruway.Led Zeppelin từ chối vì thời gian tổ chức Woodstock trùng với thời gian LZ phải diễn ở Asbury Park Convention Hall!
Ngày nay, “Woodstock” luôn được vinh danh là một trong những bộ phim tài liệu vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh, đứng cùng với những tên tuổi huyền thoại như “Olympia”, “Triumph of The Will”. Phim được Thư Viện Quốc Hội Hoa Kì công nhận là có giá trị quan trọng về mặt văn hóa, lịch sử và thẩm mỹ" và được lưu giữ tại Cơ quan đăng ký điện ảnh quốc gia Hoa Kỳ.
Woodstock và những con số
2,6 triệu dollar : là số tiền chi phí để thực hiên Woodstock, gấp 26 lần số vốn dự định.
1,3 triệu dollar : là số tiền thu lại được từ vé bán và thức ăn tại Woodstock.
600,000 dollar: là số tiền thất thoát của công ty Woodstock Ventures do quản lý sơ xuất.
500,000 : là số cú phone đường dài gọi đến dặt vé trước cho Woodstock
500,000 : là lượng hamburger và xúc xích tiêu thụ mỗi ngày tại Woodstock trong thời gian diễn ra lễ hội.
450,000 : là số người tham gia Woodstock.
250,000 : là số người bị kẹt ở vòng ngoại không thể vào được Woodstock.
186,000: là số vé được bán ra.
100,000: là số lều được dựng lên tại khu trại.
60,000 : là số người ban đầu dự tính sẽ tham gia Woodstock.
50,000 dollar: số tiền chi ra để mướn địa điểm và đền bù thiệt hại sau khi Woodstock kết thúc.
32,000 dollar : là thù lao cao nhất của Woodstock được trả cho Jimi Hendrix.
15,000 dollar: là số tiền trung bình trả cho một nhóm nhạc tham gia Woodstock.
5000 : là số trẻ em không cha được sinh ra từ Woodstock
600: là số nhà vệ sinh được bố trí khắp khu vực.
496: là số cảnh sát được điều đến giữa trật tự tại Woodstock.
400: là số ca bị ngộ độc ma tuý (được ghi nhận) tại Woodstock
120 giờ: là số lượng thời gian để quay phim Woodstock.
100: là số người bị bắt do gây rối trật tự
90 %: là tỉ lệ người sử dụng cần sa tại Woodstock
80: là số đơn kiện của những hộ dân ở gần khu vực festival đòi chấm dứt Woodstock.
50 dặm : là khoảng cách thực tế từ Benthel nơi diễn ra lễ hội đến thị trấn Woodstock thật sự
36 : là số y tá được điều đến để chăm sóc cho hơn 6,000 người bệnh
34: là số người bị bắt do buôn bán chất gây nghiện tại Woodstock
32: là số ban nhạc tham gia biểu diễn tại Woodstock.
24: là tuổi trung bình của thành viên trong ban tổ chức.
24 dollar : là giá vé trọn gói cho ba ngày đêm của liên hoan
20 dollar : là số tiền phạt cho người bị phát hiện là tàng trữ cần sa tại Woodstock
18: là số bác sĩ có mặt tại Woodstock
17 dặm: là bán kính kẹt xe từ các nẻo đường vào đến Woodstock
15 dặm: đoạn đường trung bình một tay hippie phải cuốc bộ để vào trung tâm Woodstock do kẹt xe.
6 tháng: là thời gian để chuẩn bị cho Woodstock
4: là số ca sẩy thai tại Woodstock
3 tiếng 16 phút : là thời lượng của bộ phim tài liệu về Woodstock của Mike Wadleigh đoạt giải Oscar cho thể loại phim tài liệu hay nhất năm 79.
3: là số người chết tại Woodstock.
2 : là số buổi Woodstock tiếp theo của Woodstock năm 69 (một vào năm 94, một năm 99)
0: là số thùng rác được bố trí tại khu vực diễn ra festival
andy -st
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét