Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Cái Váy - Lạp Chúc Nguyễn Huy

Trong lịch sử, váy yếm đánh dấu nhiều biến cố lịch sử đồng thời là yếu tố chống sự đồng hóa với y phục của người Trung Hoa . Ngoài ra, cái váy còn là nguồn cảm hứng thi văn mang " tính dục " của những thi nhân có máu thích nhìn trộm người mặc váy dưới nhiều góc độ.<!>
Các loại váy
Váy (1) được phân loại váy thành váy kín (váy chui), váy mở, váy đùm (váy buộc túm sau lưng để làm việc), váy cạp điều (lưng váy may bằng vải đỏ), váy kép ( hai lớp, lớp ngoài vải mỏng, lớp trong vải thô),váy cửa võng (phía trước trùng xuống với các mép gấp cong), váy quai cồng (váy xắn lên hông lúc làm việc cúi lom khom ngang mông, khi móc cua mò ốc, khi lội qua sông cạn thì phải vén váy lên theo mực nước). Váy của phụ nữ nhà giàu hoặc ở thành thị thì dài tới gần gót chân.
Hình thù
Hình thù cái váy là " Cái quần không đáy "
 
" Cái trống mà thủng hai đầu, 
Bên ta thì có bên Tàu thì không."
Chỉ vì đã thủng hai đầu lại còn không mặc đồ lót, vì vậy mà người đàn ông nào cũng biết sự trống trải bên trong váy mà nảy sinh cái thói thích nhìn trộm. Tật nhìn trộm đó là nguồn cảm hứng thi văn theo góc độ nhìn các loại váy sau : váy ngồi xổm, váy lội trên nước, váy chổng mông, váy lao động, váy phật tử... để hở cả cơ đồ. Bắt gặp những cái váy này là thi nhân nổi hứng xuất khẩu thành thơ.
Váy ngoại giao nhìn ngang thì thấy một tấc đất
Nhìn cô gái mặc váy ngắn ngồi xổm thổi lửa nấu cơm thì đó là hình ảnh bà Đoàn Thị Điểm mặc váy trần ngồi ở cửa Đoan Môn đón sứ Tàu sang phong vương. Bà Đoàn Thị Điểm mặc váy cố tình ngồi xổm để lộ cơ đồ trêu ghẹo sứ Tầu. Để trả đũa, sứ Tàu ra câu đố ghẹo rằng:
An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Bà Điểm đối lại:
Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất.
(Nước An Nam chỉ có một tấc đất, mà không biết có bao nhiêu người cày)
(Nước phương Bắc hầu hết các quan đại phu đều do cái này mà ra cả.)
Cái váy trong câu đối
Khi bà Đoàn Thị Điểm đang giặt váy dưới sông thì thấy võng lọng quan lớn đi qua, Bà liền ra câu đối:
Võng đào quan lớn đi trên ấy, 
Váy rách bà con vỗ dưới này.
Sáng trăng trong váy
Vào đêm trăng thanh sáng tỏ, cô nàng mặc váy ngồi xổm đan sàng khiến cho đôi mắt của anh chàng nhìn thấy ánh trăng mà hỏi rằng:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng, 
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? 
Đan sàng thiếp cũng xin vâng, 
Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng.
Còn đôi mắt của anh chàng mê ăn thịt chó " cờ tây " thì nhìn thấy lá đa trong ánh trăng.
Sáng trăng em tưởng tối trời, 
Em ngồi em để cái sự đời em ra; 
Sự đời như cái lá đa, 
Đen như mõm chó chém cha sự đời.
Cái váy trong mắt " quáng gà "
Ngày ngày ê a đọc tứ thư ngũ kinh thì hay bị mắt hoa đầu váng. Đó là trường hợp anh đồ nhìn cô gái sắn váy lội nước hái hoa sen, thì mắt hoa đầu váng về nhà thì ngã bệnh ảo ảnh.
Nhân lúc đồ ngồi nhàn hạ 
Ra hồ sen xem ả hái hoa. 
Ả hớ hênh ả để đồ ra, 
Đồ trông thấy ngâm nga tức khắc. 
Đêm năm canh đồ nằm khôn nhắp, 
Những mơ màng đồ nọ tưởng đồ kia.
Cái váy lội nước với đôi mắt thần
Chúng ta thường hiểu mắt thần là mắt nhìn thấu mọi việc nhưng ít ai biết mắt thần dị ứng với cái váy. Vì vậy mà mắt thần nhìn vào váy thì thấy " con cúi " (núm rơm) rồi nhìn ngược lên trong váy thì chẳng biết là cái gì trong đó.
Mắt của ông Thần nhìn từ trên xuống:con cúi
Tại " Chỗ lội làng Ngang ", có đền thờ Ông Cuội và đến đó, các bà các cô sắn váy, vén quần (2) tới háng để lội qua sông. Thi sĩ Tam Nguyên Yên Đổ mô tả đôi mắt của Ông Thần Cuội nhìn thấy cái gì trăng trắng như con cúi.
Đầu làng Ngang có một chỗ lội, 
Có đền Ông Cuội cao vòi vọi. 
Đàn bà đến đấy vén quần lên, 
Chỗ thì đến háng, chỗ đến gối. 
Ông Cuội ngồi trên (đền) mỉm mép cười, 
Cái gì trăng trắng như con cúi (núm rơm)? 
Đàn bà khép nép đứng liền thưa, 
Con trót hớ hênh Ông xá tội
Ông Thần nhìn từ dưới lên thì không biết là cái gi ?
Còn đôi mắt của ông Thần Đá Cuội nằm dưới đáy nước ở chỗ lội nhìn lên thì không biết là cái gì nên mới hỏi các bà các cô rằng: cái gì lấp ló bên trong váy?
Làng bên phụ nữ lắm khi, 
Váy đùa tới háng lầm lì bước qua... 
Ông Cuội thấy cười xòa khoái chí, 
Váy giấu chi " lấp ló bên trong "? 
Mấy bà xanh mặt vái van, 
" Vô tình sơ sẩy, mong Thần bỏ qua. "
Váy quai cồng
Khi làm lụng ngoài đồng, lội qua sông cạn hay tắm rửa bên bờ sông thì các bà sắn váy quai cồng lên tới háng như thi hào Nguyễn Khuyến mô tả:
Con gái nhà ai tắm vệ sông, 
Vú vê để hở váy quai cồng 
Ước gì ta được mà ta để, 
Ta để mà ta lại... để chung.
Cái váy phật tử trong mắt nhà sư
Tuy nhà sư đang đọc kinh Không Không, Sắc Sắc, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc... nhưng chưa giác ngộ nên dễ phạm giới sắc dục khi nhìn thấy váy của nữ phật tử đeo giỏ, khom lưng, chổng mông mò cua thì xốn xang nỗi lòng mà bỏ cả kinh kệ như thế này:
Sư đang tụng niệm nam mô, 
Thấy cô sách giỏ mò cua bên chùa. 
Lòng sư luống những mơ hồ, 
Bỏ cả kinh kệ tìm cô hỏi chào.
Cửa từ bi mở toang trong váy
Trong thi văn cái váy thì chỉ có đại thi hào Tam Nguyên Yên Đổ lấy giáo lý từ bi, tế độ của nhà Phật để tả phong cảnh trong cái váy. Nhìn thấy cô tiểu ngủ ngày để váy hớ hênh khiến nhà thi hào nổi hứng mà xuất khẩu thành bài thơ " Cô Tiểu ngủ ngày ", lấy giáo lý đạo Phật mô tả cảnh phật như sau:
Then cửa từ bi cài lỏng chốt, (váy để hớ hênh) 
(từ: yêu thương, bi: thương sót, cửa nhà Phật) 
Nén hương tế độ đốt đầy lò. 
(tế: đưa qua sông, giúp; độ:cứu giúp, tả cảnh trí trong váy) 
Cá khe lắng kệ đầu ngơ ngác, 
(kệ: bài kinh ngắn, mô tả con cá trong khe) 
Chim núi nghe kinh cổ gật gù 
(Kinh: kinh sách, tả thân dục giống như chim núi)
Tìm đâu tiên cảnh bồng lai tại thế?
Nơi các tiên (immortel) tu Đạo Lão ở là những hòn đảo hình trái bầu gọi là Bồng đảo hay Bồng lai trên biển Bột Hà. Trên đảo có lạch nước chảy giữa những cây đào gọi là Đào nguyên. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã dùng thi văn mô tả cõi tiên có gò bồng đảo, có lạch Đào Nguyên trên người cô trinh nữ.
Lược trúc lỏng cài trên mái tóc, 
Yếm đào trễ xuống dưới lưng ong. 
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm, 
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông.

Biên niên sử cái váy
Thời nhà Minh đô hộ nước ta (1414-1427), Hoàng Phúc bắt đàn bà mặc áo ngắn, mặc quần như người Tàu. Đến thời tự chủ, năm Ất Tỵ, niên hiệu Cảnh Trị thứ ba, Vua Lê Huyền Tôn bắt đàn bà mặc váy, áo dài trở lại, ai trái lệnh sẽ bị phạt 5 quan cổ tiền.
Từ thế kỷ XVI, chúa Nguyễn mưu lập nên một vương quốc riêng biệt phương Nam nên đã thay đổi một số phong tục của Đàng Ngoài. Về y phục, chúa Nguyễn Phúc Khoát năm 1744 bắt đàn bà con gái mặc quần. Và sau khi thống nhất đất nước, mọi việc đều đã thống nhất nhưng vua Minh Mạng còn thấy từ bắc Quảng Bình trở lên đàn bà còn mặc váy. Để thống nhất y phục, năm 1828, vua Nguyễn ép phụ nữ miền Bắc phải mặc quần, bỏ váy. Đến tháng 9-1837, vua lại ra lệnh lần nữa nên mới có những câu ca dao có tính cách lịch sử, oán than cái chiếu vua cấm mặc váy như sau :
Chiếu vua mồng tám tháng ba, 
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng. 
Không đi thì chợ không đông, 
Nếu đi thì lấy quần chồng sao đang. 
Có quần ra quán bán hàng, 
Không quần ra đứng đầu làng trông quan.
Ghi chú
(1) Cái váy còn gọi là xống nên mới có chuyện cô nàng diễu chàng trai cắp ô đi ăn cắp váy :
Hôm qua em mất xống (váy) thâm, 
Hôm nay em gặp người cầm ô đen.
Ở Nghệ Tĩnh, chiếc váy gọi là " mấn " nên có bài thơ tả bà mất " mấn ".
Thằng cha con bợm thật là ghê, 
Cắp mấn (váy) nhà ai đã độc hề.
(2) chữ hán quần để chỉ cái váy

Inline image
Inline image
Inline image
Theo truyền thuyết thì thời Hùng Vương, đàn ông Việt Nam đóng khố, đàn bà mặc váy kín (váy chui) hoặc váy mở (váy quấn). (Thời đại Hùng Vương, Khoa Học Xã Hội, 1976, tr.177).
Sử nước ta lại cho biết thêm:
Năm 1414, nhà Minh cấm con trai con gái không được cắt tóc; đàn bà con gái thì mặc áo ngắn quần dài, hoá theo phong tục phương Bắc(Đại Việt sử kí toàn thư).
Nhà Minh muốn đồng hóa dân ta, cấm đàn bà con gái nước ta mặc váy, bắt phải mặc quần như người Tàu.
Năm 1428 Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước.
Sử không cho biết cách ăn mặc của dân ta dưới thời Lê Thái Tổ và mấy triều vua kế tiếp.
Thời tự chủ, với ý quyết xoá bỏ hết tàn tích nô lệ về y phục, vua Lê Thần Tông niên hiệu Thịnh Đức năm đầu (1653) định phép ăn mặc cho quan dân. Vua Lê Huyền Tông niên hiệu Cảnh Trị thứ ba (1665) cấm đàn bà con gái không được mặc áo có thắt lưng và mặc quần có ống chân (nghĩa là bắt buộc phải mặc váy).(Nhất Thanh, Đất lề quê thói, Đại Nam, tr. 206).
Vào khoảng năm 1744 chúa Võ Vương ở phương nam bắt dân gian cải cách y phục. Theo giáo sĩ Koffler thì chúa bắt bỏ lối quần áo thô bỉ của người đường ngoài, mà châm chước theo lối quần áo của người Tàu. (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Bốn Phương, 1961, tr. 173).
Chúa Võ Vương muốn "Triều đình riêng một góc trời, gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà" (Kiều), độc lập đối với vua Lê chúa Trịnh đàng ngoài nên ra lệnh bắt đàn bà đàng trong phải ăn mặc như Tàu. Vì chúa muốn "Thà làm tôi thằng hủi hơn chịu tủi anh em", mà các bà đàng trong phải mặc quần.
Vua Minh Mạng đi xa thêm một bước nữa:

    Tháng tám (có chỗ hát tháng chín) có chiếu vua ra
    Cấm quần không đáy người ta hãi hùng
    Không đi thì chợ không đông
    Đi thì bóc lột quần chồng sao đang.

Thật ra thì chưa chắc đã là tháng tám hay tháng chín vì sử nhà Nguyễn chép: tháng 10 năm 1828, truyền đổi cách ăn mặc từ sông Gianh trở ra Bắc(Quốc triều chính biên toát yếu, Thuận Hoá, 1998, tr. 188).
Quần không đáy, "vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta thì có bên Tàu thì không", tức là cái váy. Minh Mạng bắt cả đàn bà đàng ngoài mặc quần, cấm mặc váy.
Trên lí thuyết thì từ năm 1828 đàn bà cả nước ta đều phải mặc quần theo ý muốn của nhà vua.
Nhưng thực tế thì ra sao?
Thực tế thì "phép vua thua lệ làng". Đằng sau luỹ tre xanh, mọi chuyện trong nhà ngoài xóm đều được dàn xếp theo bộ luật bất thành văn "lệnh ông không bằng cồng bà". Vua nói vua nghe, váy bà bà mặc. Minh Mạng làm sao mà đụng được vào cái váy của các bà nhà quê đàng ngoài! Trong lúc tỉnh thành xôn xao kháo nhau cởi váy mặc quần thì thôn quê miền Bắc vẫn khư khư giữ cái váy.

                                                Inline image
                
Quần được Thiều Chửu dịch là cái quần, cái xiêm. Đang tìm hiểu cái quần lại bị vướng vào cái xiêm. Vậy xiêm là cái gì?
Xiêm là áo choàng che trước ngực (Thiều Chửu), áo che đàng trước (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển), cái váy (Đào Duy Anh, Từ điển truyện Kiều), đồ bận dưới, cái củn (củn là đồ bận trên), cái váy (Huỳnh Tịnh Của), jupe (váy dài), jupon (váy ngắn), vêtement inférieur (đồ mặc che phần dưới) (Génibrel), manteau (áo choàng) (Gustave Hue).
Đúc kết các định nghĩa trên, chúng ta hiểu rằng xiêm là cái áo choàng, áo mặc ngoài. Xiêm ngắn, chỉ che phần trên thân thể, thì chỉ có một tên gọi là xiêm. Xiêm dài (che cả phần dưới thân thể) thì ngoài tên xiêm, còn được gọi là quần, hay váy.
Quần là chữ dùng để chỉ đồ mặc che phần dưới thân thể. Quần được dùng cho cả đàn ông và đàn bà. Quần có thể là cái sa rông của người Miên, cái kilt của người Ecosse ... Đàn ông và đàn bà Tàu đều mặc quần hai ống, cho nên quần đàn ông hay quần đàn bà Tàu đều là ... quần (như cách hiểu ngày nay).
Chỉ có cái quần đàn bà Việt Nam mới lận đận, rắc rối.
Ngày xưa (tạm cho là trước thời thuộc Minh) đàn bà nước ta không mặc quần. Thế à? Các bà không mặc quần hai ống như ngày nay mà chỉ mặc váy thôi. Chữ quần (hán), chỉ đồ mặc để che phần dưới thân thể của đàn bà Việt Nam ngày xưa, phải được hiểu và phải được dịch nôm là cái váy để khỏi nhầm lẫn với cái quần đàn ông.

Không có nhận xét nào: