Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Vài vần thơ "áo yếm"... & Còn đâu cái yếm lụa sồi...

https://baomai.blogspot.com/
<!><!>

https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

Ta vẫn gặp lại nó thấp thoáng trong nhiều vần thơ cũ với những cung bậc cảm xúc rất tinh tế mà sâu sắc: Chiếc yếm! Mỗi khi đọc những vần thơ nói về cái trang phục cổ truyền ấy của phụ nữ Việt Nam, trong lòng ta lại dâng lên một niềm hoài cổ. Thời xưa, các cụ ta quan niệm người con gái được coi là đẹp khi mặc trang phục phải biết phô một cách kín đáo những đường nét của cơ thể:

https://baomai.blogspot.com/


                            2 - Còn đâu cái yếm lụa sồi...



image
 
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu

Ta vẫn gặp lại nó thấp thoáng trong nhiều vần thơ cũ với những cung bậc cảm xúc rất tinh tế mà sâu sắc: Chiếc yếm! Mỗi khi đọc những vần thơ nói về cái trang phục cổ truyền ấy của phụ nữ Việt Nam, trong lòng ta lại dâng lên một niềm hoài cổ.
Thời xưa, các cụ ta quan niệm người con gái được coi là đẹp khi mặc trang phục phải biết phô một cách kín đáo những đường nét của cơ thể:

image
Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc áo hở lườn mới xinh
(Ca dao)
Thật vậy, cùng với chiếc áo tứ thân, chiếc yếm theo các chị em đến với hội hè, đình đám, góp phần tạo nên nét tinh tế trong cách ăn vận của phụ nữ Việt Nam. Chiếc yếm thời xưa cũng là nguồn cảm hứng bất tận của các văn nhân thi sĩ. Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Nhược Pháp viết bài thơ “Chùa Hương” để nhấn mạnh vẻ đẹp trang phục lễ hội của thiếu nữ “hơn hớn xuân thì” khi mặc yếm lên chùa:

image
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào

image
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao.

Thời xưa, để tăng độ quyến rũ, các cô gái phải lấy xạ hương cho vào túi nhỏ rồi khâu đính vào phía trong yếm. Loại yếm có trang bị “bảo bối” này gọi là“yếm đeo bùa”. Trong mười điều thương của chàng trai đối với cô gái thì điều thứ 5 là:
                                      Năm thương yếm thắm đeo bùa
Yếm mà đeo bùa thì vô cùng “lợi hại”, đến độ các vị tu hành thiếu tâm huyết cũng....

image
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn, ốm lóc cho sư trọc đầu

image
Ai làm cho dạ sư sầu
Cho ruột sư héo cho bầu đứt dây

Chiếc yếm đeo bùa thì “lợi hại” như thế, song không phải các cô gái xưa đều mặc chiếc yếm đó, những chiếc yếm bình thường cũng làm cho bao đấng mày râu phải lòng.

image
Trời mưa lấy yếm mà che
Có anh đứng gác còn e nỗi gì.

Thú vị nhất về chiếc yếm là đề tài tình yêu – tình yêu thời yếm thắm có nhiều li kì, hấp dẫn. Miếng trầu đã được cô gái giấu mọi người, ém trong dải yếm dành cho người mình yêu mà dân gian gọi là “khẩu trầu dải yếm”. Có lẽ không có thứ trầu nào “linh thiêng” hơn loại “trầu dải yếm” này. Dải yếm trong truyền thống dân gian còn là nhịp cầu của sự giao duyên.

image
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Hoặc:

image
Gần đây mà chẳng sang chơi
Để anh ngắt ngọn mồng tơi làm cầu

image
Mồng tơi chẳng bắc được cầu
Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang.

Nếu nói con gái thời nay mạnh mẽ, táo bạo thì các cụ xưa có lẽ còn táo bạo hơn khi họ lại dùng ngay dải yếm, cái “phụ tùng” rất mỏng manh của người con gái, chỉ dùng để mặc bên trong ấy giờ trở thành “chiếc cầu” bắc cho người yêu sang chơi, hiếm có người con gái hiện đại nào dám yêu hết mình, táo bạo và lãng mạn đến thế !

Không có nhận xét nào: