Em sống ở đây 25 năm và đã trả một cái giá rất đắt về sự giáo dục Việt Nam vì không thích hợp với cuộc sống ở đây, nghĩa là ai dữ dằn thì người đó thắng, không cần có lý hay vô lý gì cả, cho nên người Việt Nam ở đây bị chà đạp và không được trọng dụng. Khi 1 tên Tây đen hoặc Ả-rập đang phá phách la lối thì họ sợ, còn khi 1 người Á đông dù có đàng hoàng, đứng đắn cũng không được yên. Bởi vậy, em đã thay đổi tính nết để thích hợp với cuộc sống ở đây<!>.
Đôi khi người Việt Nam mình nhìn vào sẽ thấy mình thô bỉ, lỗ mãng nhưng bắt buộc phải như vậy. Như trường hợp 2 người cô của em dọn nhà đến ở trong cùng résidence của em, cùng chung parking; 1 con đầm già trong tòa nhà của 2 cô em cứ kiếm chuyện, gõ cửa để hạch xách. Hai cô em lúc đầu vẫn lễ phép trả lời, nói năng đàng hoàng, nhưng nó cứ tiếp tục đến quấy rầy làm 2 cô muốn hóa điên. Một buổi tối, em dắt 2 cô em đến gõ cửa nhà con đầm này và em chửi nó một mách. Ngày hôm sau, nó gửi thư xin lỗi và trở nên lễ phép, đàng hoàng!
Thật là buồn cười. Thích ưa nặng. Tử tế không muốn, muốn nghe bị chửi. Cho nên cái nước này cũng vậy. Chính người Pháp đã làm cho đất nước họ trở nên dơ bẩn và họ không biết giữ gìn cái văn hóa tốt đẹp của họ. Còn nhiều trường hợp mà em đã thấy trước mắt, va chạm khi đi làm. Họ chỉ dùng những tụi da đen ngu xuẩn, lười biếng, và phe đảng, nịnh hót nên xã hội Pháp xuống dốc và sẽ xuống dốc đến tận cùng một cách bi thảm. Còn người đàn bà Ả-rập thì họ đàng hoàng hơn và tốt hơn nhiều đàn bà của các dân tộc khác vì em làm việc chung với họ nên em biết rõ. Họ cũng chịu đựng rất nhiều và cũng nổi dậy. Một số trẻ nổi loạn, cũng bắt chước các bà đầm để sống thoải mái hơn và tự do hơn. Tụi dân Maroc thì đỡ hung tợn, còn tụi Algérie thì kinh khủng lắm, bởi vì vậy cái hậu quả đưa đến là nước Pháp tan tành, nền văn hóa Pháp mất đi không còn giống như ngày xưa nữa.
Trong trường học, tụi Do Thái đưa cả bài chửi tụi Đức Quốc Xã thì tụi Ả-rập trong lớp đứng lên chửi tại sao Hitler không giết chết hết Do Thái, họ nói công khai và các thầy cô giáo im lặng. Khi 1 thằng Do Thái chửi người khác, thì nhà trường cũng im lặng. Nhưng khi 1 thằng Ba Lan rất kỳ thị chế nhạo 1 thằng Á Đông trong lớp, tên Á Đông phản ứng lại thì nhà trường phạt thằng Á Đông, cho rằng sỉ nhục, không được quyền chửi như vậy. Như vậy Thầy đã hiểu như thế nào rồi. Người Việt Nam chúng ta ở Pháp rất bất mãn, nhưng em thấy nếu mình phải nổi dậy, phải tỏ ra mạnh thì có lẽ sẽ đỡ hơn, cũng giống như cô giáo trong film có khẩu súng thì lúc đó mọi người lui và mới muốn nghe mình nói. Người Việt mình xem ra hiền lành hơn, vì hay bỏ qua cho yên thân, vì vậy chúng nó nghĩ rằng mình sợ nên chúng nó bắt nạt, chà đạp.
Thưa thầy, đây là tất cả ý nghĩ của em. Một sự thật mà nhiều người Việt ở đây không muốn nói ra vì họ sợ bị xấu hổ, cũng như 1 câu chuyện mà chính em phải đối đầu. Đó là hồi các cháu học ở tiểu học, mỗi ngày em đưa đón các cháu đến trường và em có gặp ông Âu Trường Thanh. Chắc thầy còn nhớ ông Âu Trường Thanh... Ông ta cũng đưa đón 2 cháu ngoại đến trường vì cùng chung lớp với 2 đứa con của em. Ngày ngày em cùng ông ta nói đủ thứ chuyện và em có than là em cứ hay bị các chuyện va chạm kỳ thị thì ông ta có nói với em một câu là (nguyên văn) "cô hay bị như vậy chứ tôi chẳng bao giờ bị như thế". Em im lặng. Rồi vài tháng sau, lúc chờ ở sân trường, hai đưa cháu của ông ta đi ra cùng với 1 thằng bé tóc vàng mắt xanh quàng tay nhau trông vui vẻ lắm. Đứng trước em và ông ta có 1 con đầm già, nó la lên với thằng bé da trắng: "Tại sao mày lại chơi với hai con mắt rách ra như vậy mà mày không thấy xấu hổ sao?"
Mặt ông Âu Trường Thanh xám ngoét lại như tờ giấy trắng và em thì nóng mặt, giận run lên và em hét lên: "Chúng mày đừng tưởng mắt rách như tụi tao là xấu. Nhưng đàn bà tụi tao không có ngủ lung tung như mấy con điếm bẩn thỉu chúng mày!" Tất cả mọi người quay lại nhìn em, em vênh mặt lên và nói lớn: "Chúng mày còn muốn nói gì nữa thì tao nói tiếp. Chúng mày thấy tao nói đúng hay sai? Vậy thì chúng mày câm cái mồm lại!" Và em chửi thề một câu. Nếu một người nào đó nhìn vào thì sẽ nghĩ là em thuộc loại cu li cu leo mới ăn nói như vậy. Em không gặp lại con đầm già nữa, và từ đó cũng không thấy ông Âu Trường Thanh đi đón cháu ở trường.
Kim Trần Nguồn: Ti-Tu-Tí, 25/04/2009 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét