Sau những hỗn-loạn do cuộc cách-mạng 'Mùa Xuân Ả Rập' gây ra ở Trung-Đông, tình-hình trong vùng giờ đây có vẻ sáng tỏ. Trong vùng Trung-Đông hiện nay, người ta thấy được có hai khối kình chống nhau. Một khối do Nga lãnh-đạo, một khối do Mỹ ; những nước đứng trong khối không phải là những đồng-minh đúng theo nghĩa mà chỉ là những nước liên-kết lại do hoàn-cảnh và lợi-ich. Khối theo Nga có Iran, Thổ-nhĩ-kỳ, khối của Mỹ có Arabie Saoudite và Do -thái. Vai trò của Thổ không mấy rõ rệt, nước này là một thành-viên của OTAN mà hiện nay OTAN đang có những nỗ-lực nhằm ngăn chặn ảnh việc mở rộng ảnh-hưởng Nga ở Âu-châu<!>
Trong khi đó Thổ-nhĩ-kỳ lại hợp-tác với Nga, ngoài ra, Thổ-nhĩ-kỳ cũng có những đụng chạm với Mỹ. Về phiá khối của Mỹ cũng thế, Arabie Saoudite và Mỹ cũng có những đụng chạm như việc Arabie Saoudite chống lại quyết-định của Mỹ về việc thừa nhận Jérusalem là thủ-đô của Do-thái. Mục tiêu theo đuổi của hai khối cũng không giống nhau, khối của Nga, Iran và Thổ-nhĩ-kỳ nhắm vào việc giải-quyết chiến-cuộc ở Syrie trong khi khối Mỹ, Do-thái và Arabie Saoudite đặt nặng vấn đề ngăn chặn sự mở rộng ảnh-hưởng của Iran trong vùng.
Chiến-cuộc ở Syrie đang đi vào chỗ kết thúc. Chánh quyền Damas, với sự giúp đỡ của Iran và Nga đã kiểm soát được hầu như toàn bộ lãnh-thổ. Nước hưởng lợi lớn nhất lại là Iran vì với việc đẩy lùi phe ISIS, Iran có được một ngõ ra biển Địa Trung Hải, điều cần thiết cho việc phát-triển kinh-tế Iran và từ nay, Iran có thể ảnh hưởng mạnh lên các nước Syrie, Irak, Liban và Yémen! Điều này giải-thích việc vì sao có những căng thẳng mới trong vùng!.
Để đối phó với Iran, nước Arabie Saoudite đã can-thiệp vào Yémen nhằm giúp nước này chống lại sự nổi dậy của người houthis. Mặt khác, Arabie Saoudite đang tiến gần lại Do-thái, điều này có thể nghĩ tới qua các chuyến đi lại như thoi đưa giữa Washington và Riyad của Jared Kuchner, con rể của ông Trump. Jared là người Mỹ gốc Do-thái Cũng có thể nghĩ là có sự đồng thuận ngầm giữa ông Trump và Arabie Saoudite về việc thừa nhận Jérusalem là đất của Do-thái. Nếu ông Trump vừa qua coi Jérusalem là thủ-đô của Do-thái, chánh-thức Arabie Saoudite lên tiếng phản đối, nhưng trong tháng qua, hoàng-tử thừa kế của Arabie Saoudite, Mohammed ben Salmane (MBS) đã đề-nghị với Mahmoud Abbas, thủ lãnh thẩm-quyền Palestine việc Palestine từ bỏ việc coi đông-Jérusalem là thủ-đô của nước Palestine và thay vào đó là Abu Dis nằm ở tây nam thành phố Jérusalem.
Arabie Saoudite cũng có những áp lực với ông Saad Hariri, ông này vừa có quốc-tịch Liban vừa có quốc-tịch Arabie Saoudite Ông này trong chuyến đi Arabie Saoudite đã lên tiếng từ chức, ông này đã được Pháp mời sang thăm Pháp với lời khuyên không nên từ chức, sau khi trở về Liban ông này đã rút lại quyết định từ chức. Điều cho thấy Pháp cũng muốn có vai trò ở Trung Đông. Biên giới của Syrie trước đây đã do Anh và Pháp qui định!
Cho đến nay, khủng-hoảng ở Trung-Đông được coi như là đối đầu giữa Mỹ, Do-thái và khối Ả-rập đứng đầu là Arabie Saoudite chống lại Nga, Thổ-nhĩ-kỳ và Iran, giờ lại có thêm Pháp nhưng chưa thấy một liên -kết rõ rệt với nước nào, phải chăng Pháp muốn giữ vai trò trung-gian xuyên qua Liban. Gần đây, tổng thống Macron đã có chuyến công du qua các nước Trung Đông như Émirats arabes Unis, Arabie Saoudite... Ông Macron muốn làm giảm căng thẳng giữa Arabie Saoudite với Iran cũng như giải-quyết hai hồ-sơ nóng bỏng Liban và Yémen!
Như vậy, vào lúc tình hình Syrie đang đi vào một ngã rẽ theo chiều hướng thuận lợi cho việc tái lập hoà-bình, một cuộc cờ mới khác đang được mở ra ở Trung và Cận Đông và có thể Do-thái sẽ trở thành một tâm điểm!
Nhữ Đình Hùng: tổng-hợp/11.12.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét