Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

Tin Vui: Chị Tuyết Nga cuối cùng đã đặt chân đến Hoa Kỳ - Mạch Sống

Inline image
Mạch Sống, ngày 01 tháng 12, 2107
Tin cập nhật: Vào lúc 3:34 chiều ngày 30 tháng 11, 2017, giờ địa phương Houston, chiếc máy bay mang số EK 211 của hãng hàng không Emirates, chở Chị Nguyễn Thị Tuyết Nga và người trông nom là chị Trần Thị Thu Hương đã đáp xuống phi trường quốc tế của Houston, chính thức khép lại những chuỗi ngày bất hạnh trong hơn 40 năm qua.
<!>
Inline image
Thông tin về chuyến bay chở hai chị Thu Hương và Tuyết Nga từ Dubai đến phi trường Houston, TX (Emirates.com)
Phái đoàn thân hữu của BPSOS, dẫn đầu bởi Cô Thảo Nguyễn và Jannette Diệp đã ra phi trường Houston thật sớm để đón tiếp. Cô Thảo Nguyễn, giám đốc văn phòng BPSOS Houston đã chia sẻ về buổi tiếp đón như sau:
"Chúng tôi rời khỏi văn phòng BPSOS lúc 2h30 và đến phi trường Houston lúc 3g40. Đến nơi, chúng tôi đã thấy một số người có lòng trong cộng đồng đã có mặt. Chúng tôi đợi khoảng hai tiếng thì mới thấy chị Thu Hương và chị Tuyết Nga ra đến nơi. Tuy tôi đã đọc câu chuyện về những bất hạnh của chị nhưng khi nhìn thấy tận nơi thì thật là quá tội nghiệp. Trong một vài giây đầu tiên tôi tự nghĩ sống mà phải đau khổ và tàn tật như vậy thì không có muốn sống. Nhưng sau đó tôi nghĩ lại rằng dù những bất hạnh đẩy đưa như vậy đến trong cuộc đời là một thử thách lớn. Tuy nhiên trong tương lai mình còn tình thương của bề trên và sự yêu thương của người xung quanh."
Inline image
Các thành viên BPSOS cùng với chị Tuyết Nga, chị Thu Hương và nghệ sĩ Nam Lộc (ảnh BPSOS)
Bà Nga Dung, một cư dân của Houston có mặt trong phái đoànthân hữu BPSOS đến tiếp đón chị Nguyễn Thị Tuyết Nga cho biết cảm tưởng như sau:
“Tôi thấy rõ ràng mọi người đều xúc động, rất là nhiều người đã khóc, bởi vì nhìn chị ấy ngồi trong xe lăn với khuôn mặt hoàn toàn biến dạng thì cũng cảm thấy con người cũng thật là tàn ác và cũng nhìn thấy sự chiến đấu của chị ấy thật kiên cường và mãnh liệt. Rất là phục. Bởi vì đến giờ phút này, khi mà nói chuyện với chị ấy mọi người đều chia sẻ chị ấy có một sức mạnh rất là mạnh. Chị ấy sẵn sàng đương đầu với cuộc đời mới… Và tôi cảm thấy rõ ràng rằng chị ấy sẽ vượt qua được.  Mong rằng những ngày sắp tới, cộng đồng của mình, nhất là cộng đồng Houston ngay tại đây chắc chắn sẽ cho chị ấy những cái ấm lòng ghê lắm.”
Nghệ sĩ Nam Lộc cho biết hai chị đã từng nói "Khi sang đến Mỹ chúng tôi muốn đi làm chứ không muốn đi ăn xin cả đời."
Inline image
Một số thân hữu trong cộng đồng đến tiếp rước chị Tuyết Nga và chị Thu Hương (ảnh BPSOS)
Dù không thông báo ra với quần chúng, nhưng một số người có lòng, theo dõi tin tức cũng đã tham dự vào phái đoàn thân hữu của BPSOS để cùng tiếp đón hai chị Tuyết Nga và thu Hương. Ngoài phái đoàn của YMCA International, cơ quan chính thức nhận định cư hai chị, phái đoàn đồng hương Việt Nam có phu quân của bác sĩ Hồ Ngọc Trâm, nghệ sĩ Nam Lộc, cô Tammy Lee Minh Tâm Đỗ , đại diện của khối địa ốc, phu nhân của Steven Ly, nghị viên thành phố thuộc quận hạt F là vùng có nhiều đồng hương Việt Nam và một sô thân hữu khác đã đến tặng hoa và hiện kim.
Nhìn chị Tuyết Nga ngồi trên xe lăn với những bó hoa thật đẹp. Người ghi lại bản tin nhanh này tự hỏi “phải chăng đây là lần đầu tiên chị nhận được những đóa hoa của tình người?”
Những bài liên quan:
- Video phỏng vấn chớp nhoáng chị Tuyết Nga và chị Thu Hương: 
          - Chị Tuyết Nga đang trên đường đến tự do, sẽ đến Houston hôm nay
          - Tị nạn ở Thái Lan: Mừng cho chị Tuyết Nga, lo cho nghìn đồng bào khác
            http://www.machsongmedia.com/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1278-2017-11-26-22-34-32.html
          - Đoạn trường Tuyết Nga
            https://vietbao.com/p112a274491/3/doan-truong-tuyet-nga-co-thua-gi-doan-truong-tan-thanh-
Tin Vui, “Đoạn Trường Tuyết Nga” đã chấm dứt tại Houston 30-11-2017. 
Chị TN cùng ân nhân Thu Hương đã được Nam Lộc từ Cali qua đón 
tại phi trường cùng 1 nhóm ACE thiện nguyện của vp BPSOS. 
Swan FB 3 ThankYou USA.JPG
Mồ côi cha từ khi hai tuổi, thân phụ Tuyết Nga là một sĩ quan  thuộc binh chủng nhẩy dù, ông đã đền nợ nước vào mùa Hè đỏ lửa 1972. Sau 30 tháng Tư, 1975, gia đình đã bị “quân giải phóng” ép đi vùng kinh tế mới, Tuyết Nga phải theo mẹ và người anh trai vào Mộc Hóa, Long An để sinh tồn. Nhưng chỉ được 1 năm thì cả mẹ lẫn anh trai đều chết đuối trong một tai nạn thảm khốc khiến cho cô bé 6 tuổi bơ vơ không còn người thân hay nơi nương tựa. Cũng may Tuyết Nga được gia đình người hàng xóm tội nghiệp đem về nuôi.
Rồi vào năm 1980, vì không chịu nổi gian truân, lao lực trong vùng kinh tế mới, gia đình nuôi cô đã quyết định vượt biên nhưng vì không sang được đất Thái, họ đành đem cô qua sống ở một ngôi làng gần cảng Bôn Son, Cam Bốt. Nhưng vào năm 1987 thì họ đã âm thầm ra đi, bỏ lại Tuyết Nga bơ vơ, lạc lõng một mình khi vừa 17 tuổi. Thế rồi những oan khiên, bất hạnh và cạm bẫy của cuộc đời bắt đầu ập xuống thân phận của “nàng Kiều thời đại” như một cơn ác mộng dài. 
Vào một buổi chiều cuối năm 1987 trong lúc lang thang, cô đơn và sợ hãi đi tìm gia đình bố mẹ nuôi, Tuyết Nga đã bị cả một đại đội lính Khờ Me Đỏ bắt giữ, chúng đưa cô thiếu nữ chưa được 18 xuân xanh về nhốt trong một hòn đảo nhỏ với một vài phụ nữ khác như những kẻ nô lệ tình dục, để mỗi ngày họ thay nhau thỏa mãn thú tính trên thân phận của người con gái tỵ nạn bất hạnh này. Chúng giữ Tuyết Nga suốt 5 năm trời trên đảo! Trong thời gian đó cô cũng đã phải mang thai và sinh ra đời một đứa con gái. Khi cháu được 2 tuổi thì Tuyết Nga quyết định bỏ trốn, cô bế con qua đất Thái, và đó là năm 1992. Đánh dấu 12 năm trôi dạt trên xứ người. 
Tưởng được yên thân để làm người tỵ nạn qua sự giúp đỡ của một nhóm “ân nhân” tốt bụng khi cô hỏi thăm đường để xin vào sống trong các trại tập trung có người Việt ở Thái Lan hầu mong được nhận đi định cư. Nhưng có ngờ đâu, mẹ con Tuyết Nga đã vừa vướng chân vào cạm bẫy của một tổ chức “hành khất”. Chúng bắt cóc đứa con gái của Tuyết Nga để có thể làm cho những đứa bé trở thành tàn tật và đêm đêm đem các trẻ em bất hạnh đó ra ngồi ở đầu đường xin ăn hầu thu lợi nhuận về cho bọn chúng! 
Lợi dụng một cơ hội bọn tổ chức ăn mày không để ý, Tuyết Nga đã lén ôm con chạy trốn, thế nhưng chỉ một ngày sau cô đã bị bọn chúng bắt lại và để trừng phạt, họ đã tưới lên khuôn mặt nõn nà của người con gái tuổi thanh xuân bằng một lon acid. Từ đó Tuyết Nga bị mù cả đôi mắt, bị điếc một bên tai và mãi mãi mất đi đứa con gái mà cô từng ấp ủ. Và để khai thác khuôn dung kinh dị của người phụ nữ bất hạnh này, họ đã bán cô cho một “tổ chức cái bang” khác. Bọn mới này là người Mã Lai gốcTầu, họ đem cô sang Mã Lai vào năm 1993 và sử dụng hình ảnh thê lương của cô để đánh động lòng thương hại của những người qua đường tốt bụng.
Tuyết Nga nói họ đã thu được cả hàng 5,7 chục dollars tính theo tiền Mỹ mỗi ngày, và dĩ nhiên là “người hành khất” Tuyết Nga cũng đã phải trả giá bằng hàng chục tiếng đồng hồ một ngày để lê la van xin khách thập phương!
 https://vietbao.com/images/file/FPb3Z7Uv1QgBAIo9/1-nguyen-thi-tuyet-nga.jpg
Khoảng 10 năm sau đó, 2002, một biến cố lớn xẩy ra, có thể vì tranh dành quyền lực, tên đảng trưởng cầm đầu “tổ chức cái bang” này đã bị bắn chết, và trong lúc nội bộ của chúng còn đang lục đục, Tuyết Nga đã giấu tiền và nhờ người giúp đỡ để trở về Thai Lan với hy vọng tìm lại được đứa con xấu số chắc cũng đang lang thang ăn mày ở đầu đường, xó chợ. Tại đây chị đã gặp hai người phụ nữ VN tốt bụng tên là Vân và Hồng, cả hai cũng đều là thuyền nhân trốn trại, quyết không chịu bị hồi hương! Nhưng hỡi ôi, sau 22 năm “đi tìm tự do”, lúc “kiếm thấy được” thì lại đúng vào lúc “cánh cửa tự do” vừa khép lại. Tình thương mà các quốc gia định cư dành cho người tỵ nạn VN đã nhạt dần đến độ họ dửng dưng nhìn người Việt bị trói như con vật và bị khiêng vác lên những chuyến bay để cưỡng bức hồi hương! Thế là Tuyết Nga đành trở lại “nghề hành khất” để vừa tìm sinh kế, vừa tìm con, chị nói trong nước mắt: lúc đó nếu còn sống chắc con gái tôi cũng được 12 tuổi!     
Nhưng dẫu sao thì quyết định trốn về lại Thái Lan của Tuyết Nga có thể được xem là một lựa chọn khôn ngoan và “may mắn” nhất trong cuộc đời luôn chìm đắm trong bể khổ của chị, và cũng từ đó những trang cuối của tập trường thiên tiểu thuyết “Đoạn Trường Tuyết Nga” đã bắt đầu được viết vào mùa Hè 2016, khi người phụ nữ bất hạnh này gặp được một quý nhân, chị Trần Thị Thu Hương, một cựu thuyền nhân “cuối mùa”, vượt biển đến Thái Lan năm 1987, hai năm sau được gọi đi phỏng vấn nhưng bị rớt thanh lọc và bị cưỡng bức về VN vào năm 1996. Nhưng 6 năm sau, 2002 chị Hương lại vượt biên và sống bất hợp pháp ở Thái Lan.
Qua sự hướng dẫn bởi các thiện nguyện viên của cả hai tổ chức BPSOS cũng như của VOICE, chị Hương nộp đơn xin tỵ nạn tại Cao Ủy LHQ. Trong lúc chờ đợi chị găp người đàn bà ăn mày VN mặt đầy vết thẹo năm xưa, Nguyễn Thị Tuyết Nga.
Vào đầu năm 2016, thương xót cho hoàn cảnh của một người phụ nữ bất hạnh hơn mình, chị Thu Hương đã hướng dẫn Tuyết Nga đến văn phòng Boat People SOS ở Thái Lan để gặp các vị luật sư phục vụ tại đây mở hồ sơ cũng như can thiệp cho một trong những hoàn cảnh bi thảm nhất của  “người tỵ nạn”!
Sau khi nộp đơn và được gọi đi phỏng vấn, thì cả hai chị cùng các nhân viên BPSOS chỉ biết khấn nguyện Thượng Đế phù hộ! Và rồi “lời cầu xin, đã có người nghe”, cả hai chị Tuyết Nga và Thu Hương đều đã được Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ chấp thuận và quan trọng hơn nữa là đã được phái đoàn Mỹ đồng ý cho cả hai được định cư tại Hoa Kỳ. Lễ Tạ Ơn năm nay sẽ là vui nhất đời tôi vì trong lúc chờ chuyến bay về lại nhà, TS Thắng của BPSOS cho biết là hai chị sẽ rời Bangkok ngày 30-11-2017 để đến Houston, Texas. 
Nam Lộc, tường trình từ chuyến công tác thiện nguyện tại Bangkok cùng BPSOS & VOICE, Nov. 22nd, 2017.
ĐỗXuânSơn

Không có nhận xét nào: