Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

GS. Trần Đình Sử: CỰU VÀ NGUYÊN Ở NƯỚC TA


Ở các nước trên thế giới mỗi khi một ông to mãn nhiệm, người ta đều gọi là "cựu", ví dụ cựu tổng thống, cựu thủ tướng, cựu bộ trưởng, và sau khi cựu rồi thì họ tìm một cuộc sống khác, nghề khác...<!>
Việt Nam thì không thế. Khi đã mãn nhiệm rồi, đã về hưu rồi, thì cứ vẫn là "nguyên". Ví dụ nguyên TW, nguyên chủ tịch, nguyên bộ trưởng... Tại sao không cựu mà lại nguyên? Tôi nghĩ mãi, không phải là do tập quán dùng từ của người Việt, mà là có lẽ nó có nghĩa riêng đó. Nguyên có nghĩa là vẫn nguyên đặc quyền đặc lợi, vẫn nguyên các tiêu chuẩn, chính sách đã quy định, nguyên các bổng lộc dành riếng cho họ. Có lẽ vì thế cho nên ông Vũ Huy Hoàng khi đã hết chức rồi, mãn nhiệm rồi, còn gì mà cách nữa? Thật là vô lí. Ấy vậy mà có lí đấy. Ấy là cách cái chưc mang cái "nguyên' rất nhiều quyền lợi bổng lộc của ông ấy, từ nay ông ấy không còn "nguyên" nữa. Cắt chữ ấy cũng đau lắm đó, bởi dù giàu nứt đố đổ vach người ta vẫn tham. Không biết nói thế có phải hay không? Còn như vẫn "nguyên" thì nhân dân còn phải è cổ ra mà cung đốn thêm nhiều cho họ cho đến khi họ hết đời.
 nhận xét :
  1. Hôm nay Giáo sư Trần Đình Sử đặt lại ý nghĩa của "nguyên" và "cựu" thật là chí lý. Vì trong thực tế rất nhiều người từ trước đến giờ cũng thắc mắc là mấy ông này không bao giờ chịu "cựu" mà chỉ đòi "nguyên", thì ra nó lại dính tới miếng ăn.
    Miếng ăn là miếng tồi tàn,
    Mất ăn một miếng, lộn gan lên đầu.
    Chỉ nghĩ được đến đấy thì hèn với giặc là phải, chẳng sai vào đâu được!
  2. Tôi xin được mạo muội múa rìu qua mắt thợ - xin lỗi TS Nguyễn Xuân Diện:
    Chữ 原 đọc theo âm hán việt là NGUYÊN. Nguyên trong trường hợp này được hiểu là một trạng thái, một tính chất hoặc một hình dạng ban sơ, ban đầu, vốn dĩ của một sự vật, sự việc, con người hiện tại mà cái sự vật, sự việc, con người đó không còn giữ được trạng thái, tính chất, hình dạng ban đầu đó nữa.
    Các ví dụ: 
    "Tay trung úy cảnh sát kia nguyên là một việt cộng nằm vùng, sau đó chiêu hồi về với quốc gia"
    "Nguyên là một khu rừng rậm rạp với nhiều loài muông thú, sau mấy năm có con đường đi qua, cánh rằng này đã bị tàn phá ghê gớm"
    "Dòng nước đen ngòm trước mặt nguyên là một con sông trong xanh, hiền hòa"
    ..........................
    Như thế theo tôi hiểu thì Nguyên (原) đã có sự biến đổi, còn Cựu (舊) chỉ là sự cũ đi mà thôi.
    Các quan chức VN dùng chữ NGUYÊN có lẽ không theo ý trên mà như GS Trần Đình Sử đã nói, chúng muốn giữ nguyên đặc quyền đặc lợi mà thôi.
"Nguyên", "cựu" không theo quy chuẩn nào

Các nhà ngôn ngữ học cũng bàn luận nhiều nhưng mỗi người giải nghĩa theo cách hiểu của riêng mình.

Có nhiều ý kiến cho rằng từ "cựu" là chỉ người nào đó sau khi rời chức vụ trước đó của mình thì về hưu luôn, không còn làm chức vụ khác nữa; còn từ "nguyên" là chỉ người nào đó sau khi rời chức vụ trước đó nhưng không về hưu mà vẫn tham gia một số chức vụ khác nữa.

Ví dụ: ông H hiện nay là bí thư thành ủy nhưng ông là nguyên bộ trưởng.

Trên các sách báo và các phương tiện thông tin của nước ta, việc dùng hai từ "nguyên" và "cựu" không tuân theo một quy chuẩn nào mà tùy thuộc vào mục đích của người dùng.

Ví dụ: đối với những cá nhân đều gọi là "nguyên", chứ không gọi là "cựu".

Không chỉ đối với các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, mà đối với cả người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng gọi là "nguyên".

Ví dụ: bị cáo Phạm Thanh B, nguyên là chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty Y...

Còn từ "cựu" chỉ được dùng đối với danh từ chung (số nhiều) như: họ đều là cựu sinh viên Trường Chu Văn An; các cựu chiến binh, cựu quân nhân, cựu thanh niên xung phong...

Xem ra việc dùng hai từ "nguyên" và cựu" cũng phức tạp và nếu dùng không đúng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Luật sư Đinh Văn Quế

Không có nhận xét nào: