Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

'Thợ làm vườn' hiến kế diệt sâu bệnh cho rau sạch bằng tỏi và vỏ trứng

diet-sau-benh-cho-rau-sach-vuon-nha-bang-toi-ot-1
Hai mẹ hai con Huỳnh Diễm Ly ở Malaysia bảo vệ vườn rau Việt đủ loại bằng dung dịch tự làm với nguyên liệu dễ kiếm.
diet-sau-benh-cho-rau-sach-vuon-nha-bang-toi-ot-2
Nàng dâu Việt, Diễm Ly, được biết đến trong hội những người yêu thích trồng trọt như một "thợ làm vườn". Khu vườn đủ loại rau trái Việt của chị quanh năm tươi tốt, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình và giúp chị vơi bớt nỗi nhớ quê nhà. Từ ngày về làm dâu gia đình người Malaysia gốc Hoa, chị luôn được bố mẹ chồng yêu quý vì khả năng nấu ăn và vun vén việc nhà. Thích trồng trọt, chị thường mang cây giống từ Đà Lạt quê chị sang trồng trong vườn. 
diet-sau-benh-cho-rau-sach-vuon-nha-bang-toi-ot
 
 
Chị Ly cho biết vườn nhà không sử dụng thuốc trừ sâu. Đối với từng loại rau, từng loại sâu khác nhau, chị đều có cách ngăn sâu bệnh. Dưới đây là chia sẻ của nàng dâu Việt về cách bảo vệ vườn rau sạch.
1. Với loại sâu xanh, sâu ăn lá:
Khi bị sâu ăn, lá rau bị thủng lỗ nhiều nhất ở phần lá non và đọt rau, nhìn xuống, bạn sẽ thấy phân sâu hạt nhỏ màu đen. Nếu chỉ bị một, hai cây trong đám rau, bạn chỉ cần vạch lá tìm và bắt là xong. Nếu sau một đêm, cả vườn bị sâu ghé thăm, các bạn chuẩn bị sẵn loại thuốc tự chế dưới đây để xịt lên rau, chỉ cần hai ngày là không còn con sâu nào.
Nhà tôi hay làm thuốc diệt sâu bằng tỏi cùng nước rửa chén. Thuốc trừ sâu từ tỏi diệt sâu rất tốt, nhất là các loại sâu ăn lá. Thuốc phù hợp cho các loại rau thơm, gia vị, rau ăn lá. Thuốc chống vi khuẩn, nấm, sâu bọ, giun tròn và xua đuổi côn trùng.
Cách làm như sau:
Dùng hai, ba củ tỏi to, bóc sạch vỏ, giã nát sau đó pha với hai cốc nước. Ngâm hỗn hợp này một ngày rồi lọc lấy nước cốt, pha cùng 4 lít nước và ba muỗng nước rửa chén. Sau đó, đổ dung dịch vào bình để phun cho các loại rau đang bị sâu phá hại.
2. Khi rau bị rầy trắng, rầy đỏ, nhện và vài loại sâu cứng đầu khác:
Các loại rầy trắng, rệp đỏ, muỗi, nhện hay các loại sâu bệnh cứng đầu đều có thể bị tiêu diệt bởi hỗn hợp nước rửa chén, tỏi, ớt, gừng. Ớt, tỏi, hành, gừng... chứa hàm lượng axít cao, khi phun lên thân hay lá cây sẽ làm cho sâu bọ bị cay mắt, bỏng da. Nếu sâu nhỏ sẽ chết từ từ, sâu lớn sẽ tự tìm cách đi nơi khá.
Cách pha chế: 
Chuẩn bị: 1kg tỏi, 1kg ớt, 1kg gừng và 3 lít rượu.
Giã tỏi, ớt, gừng rồi ngâm với ba lít rượu trong chum hoặc thùng bịt miệng kín. Trong quá trình ngâm, không nên để thùng ở nơi quá nắng nóng, hoặc để hở sẽ dễ làm bay hơi rượu. Thời gian ngâm 15 ngày, với mục đích cho các chất gây cay có trong nguyên liệu trộn đều vào rượu và để dung dịch ngâm sẽ có nồng độ đậm đặc nhất, tốt cho việc tiêu diệt sâu hại. 
Rau bị rệp đỏ trong vườn nhà chị Ly. Ảnh: NVCC.
Liều lượng pha khi phun thuốc cho rau:
Lấy 100 ml nước cốt pha cùng 6 lít nước sạch để phun cho toàn bộ vườn rau. Nếu vườn nhỏ, các bạn giảm lượng nước cốt và nước sạch. Nước cốt còn lại cho vào can nhựa để dùng dần.
Ngoài ra, nhà tôi thường tận dụng các loại vỏ trứng để vừa làm phân bón, vừa làm thuốc trừ sâu. Vỏ trứng rất hữu ích khi có tác dụng làm phân bón, thuốc trừ sâu. Chỉ cần nghiền nát vỏ trứng và chọc lỗ vào gốc cây, sau đó cho bột vỏ trứng vào. Cách này phù hợp với các loại cây như cà chua, ớt, cà tím. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghiền nát vỏ trứng thành bột mịn rắc vào gốc cây giúp đuổi sâu bệnh, kể cả ốc sên và các loại côn trùng có hại.
Người trồng cũng có thể dùng vỏ trái cây chứa tinh dầu như cam, bưởi, quýt, dứa, dưa nấu. Tất cả các loại này sau khi phân hủy để dưới mặt chậu cũng giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả. Vỏ trái cây đã phân hủy cũng là một loại phân hữu cơ rất tốt cho cây.
Hà Phương

Không có nhận xét nào: