Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Bắc Kinh đứng trước nguy cơ 'biến mất'

 Bac Kinh dung truoc nguy co 'bien mat'

 (Tin tức 24h) - Nhiều hố sụt khổng lồ xảy ra ở Bắc Kinh và các nghiên cứu khoa học cho thấy thành phố sầm uất này đang sụt vào lòng đất từ 2-11cm mỗi năm.<!>

Một nghiên cứu mới đây về những chuyển động địa chất bên dưới thành phố Bắc Kinh do các học giả Trung Quốc và một kỹ sư người Tây Ban Nha tiến hành đã hé lộ rằng đất nền bên dưới một số khu vực trong thành phố sầm uất này đang sụt vào lòng đất từ 8-11 cm mỗi năm.
Có vẻ trung tâm Bắc Kinh là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với những khối đất đang dịch chuyển bên dưới các quận có mật độ dân cư dày đặc nhất. Khi sử dụng công nghệ radar vệ tinh để thực hiện cuộc nghiên cứu này, các chuyên gia đã so sánh các hình ảnh chụp cảnh quan của vùng này vào năm 2003 với các hình ảnh chụp năm 2011.

Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, hiện tượng “hố địa ngục”, còn gọi là “hố sụt” hay “hố tử thần”, là hiện tượng bề mặt Trái Đất bị sụt lún sâu vào lòng đất và là một vấn đề đang lan rộng trên toàn cầu. Hiện tượng này càng bị làm trầm trọng hơn bởi sự can thiệp của con người, chẳng hạn như các hoạt động khai thác mỏ, rút bớt đất hay khai thác nước ngầm.
Các tác giả cuộc nghiên cứu này cho rằng việc “khai thác quá mức”, hay nói đúng hơn là việc khai thác các mạch nước ngầm quá mức chính là nguyên nhân dẫn đến việc Bắc Kinh đã và đang phải “hứng chịu sự sụt lún từ năm 1935”. Hiện nay họ đang tiếp tục đánh giá nguy cơ sụt lún đe dọa tiềm tàng đối với những tòa nhà và con đường trong thành phố này.
Các học giả Chen Mi và Li XiaoJuan nói với báo Guardian của Anh: “Chúng tôi đang tiến hành phân tích chi tiết các tác động của việc sụt lún đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng của Bắc Kinh”.
Công ty truyền thông Sina của Trung Quốc ước tính Bắc Kinh đang sử dụng 3,5 tỉ mét khối nước mỗi năm và trong tương lai sẽ còn gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện đang tiến hành một dự án 62 tỉ USD để đưa 44 tỉ mét khối nước từ sông Dương Tử đến những vùng có nguy cơ hạn hán thường xuyên ở miền Bắc nước này thông qua các kênh đào.
Chính quyền thành phố hoàn thành xây dựng công trình Vận chuyển nước Bắc - Nam trị giá 65 tỷ USD, thiết lập mạng lưới kênh đào và đường hầm dài 2.400 km nhằm dẫn 44,8 tỷ mét khối nước vào Bắc Kinh. Vào tháng 1/2015, lãnh đạo quận Triều Dương công bố kế hoạch ngưng sử dụng 367 giếng nước và giảm sử dụng 10 triệu mét khối nước ngầm.
Bac Kinh dung truoc nguy co 'bien mat'
Quận Triều Dương ở Bắc Kinh là nơi diễn ra hiện tượng sụt lún mạnh nhất. Ảnh: EPA.
Các chuyên gia nhận định còn quá sớm để kết luận dự án kênh đào có thể làm đầy tầng đất đá ngậm nước và giảm tốc độ sụt lún của Bắc Kinh. Ảnh hưởng của hiện tượng sụt lún lên các tòa nhà và hệ thống đường sắt vẫn tiếp tục gây lo ngại. Một nghiên cứu năm 2015 đề xuất chính quyền Bắc Kinh nên cấm khoan giếng nước mới ở gần đường sắt cao tốc.
Mới hồi tháng 3 vừa qua,  Trung Quốc tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã xảy ra vụ sụt lún chưa từng thấy, sâu tới 420m.
Bac Kinh dung truoc nguy co 'bien mat'
Hố sụt khổng lồ mới được phát hiện ở Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Theo International Business Times, hố sụt được phát hiện trong chuyến thám hiểm 8 ngày bắt đầu từ hôm 26/2. Hố sụt này trải dài 16,5km, bên trong có nhiều thác nước, sông hồ và cột măng đá. Thông thường, các hố sụt thường sâu khoảng 250m. Hố sụt lớn cỡ này rất hiếm thấy ở Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu phát hiện nhiều loài động vật sống bên trong hố sụt, bao gồm dơi và rắn. Họ còn tìm thấy một số động vật không xương sống chưa thể nhận dạng.
Hố sụt lớn nhất trước đó ở tỉnh Quảng Tây tên Dashiwei, rộng 420m và sâu 613m. Dưới đáy hố là khu rừng rộng hơn 10.000m2.
Năm 2003, Dashiwei trở thành bảo tàng hang động để công chúng tham quan. Xiaozhai, hố sụt lớn nhất thế giới hiện nay, được tìm thấy tại Trùng Khánh ở đầu nguồn sông Dương Tử, sâu 660 m và có sức chứa 119 triệu mét khối.
Quế Chi (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào: