Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Xe Vespa xưa sau 75 biến đi đâu hết rồi ?

Thỉnh thoảng thấy có còm hỏi "Xe xưa của miền Nam trước 75 , từ sau 75 biến đi đâu hết rồi ? " 
Đây là câu trả lời : 
Dàn Vespa  trong đám cưới đại gia Hà Nội xưa ( Hà Nội xưa ở đây là 1981 tức là là sau 75 ) 
Lời còm nhận được :
 
Duy Nguyen : Đám cưới này ở Hà Nội nhé. Chú rể người Hà Đông.

Đúng là hình chụp ngoài Hà Nội , nhưng những chiếc Vespa trong hình từ đâu mà Hà Nội có ? 
Vì là hình trắng đen với những chiếc Vespa của miền Nam VNCH hồi trước 75 ... Ròm mới đem về post lên , chứ hổng nghĩ là ngoài Bắc đã có những chiếc xe này , nhưng cũng nhờ bị hố mà tìm ra được bằng chứng  Hà Nội sau 75 cướp xe của miền Nam mình ra ngoài ngoải rồi cho là của tụi nó (?) .https://www.facebook.com/
 
Nếu ngoài Hà Nội trước 75 mà có được vài hình xưa như hình Album „Vespa ...xưa , vài hình xem chơi“ thì mới bác bỏ được bằng chứng . https://www.facebook.com/media/set/…

Mời các bạn xem, đọc thêm lời kể của các anh chị kể lại trong comment , những gì đã xảy ra hồi sau 75 ....những điều có thể các bạn (trẻ) chưa biết .

FB Phung Luc : Vét sạch đem về Hà Nội chứ đi đâu mất?
Hồi sau 75, mỗi ngày có tới mấy chuyến tàu chợ, tàu Thống nhất kìn kìn chở đồ đạc chúng cướp được ra Bắc, còn chuyến về thì những đoàn tàu này cũng chở đầy nhưng toàn là người từ Bắc vô Nam để chiếm dụng những căn nhà dân miền Nam bỏ đi vượt biên. Hết cái đợt nhà hoang đó thì chúng áp dụng kế hoạch đánh tư sản và đổi tiền để tiếp tục cướp.
Ngoài Bắc trước 75 làm gì có xe gắn máy hay vespa, chỉ toàn có xe đạp, và 1 ít xe hơi (ngoài đó gọi là xe hòm) dành riêng cho đám cán bộ cao cấp từ Bộ trưởng CS trở lên thôi, hình như là xe commanca?

Thuần Nguyễn Giải phóng miền Nam là đem của cải ra miền Bắc .Đúng là như vậy .Những đứa có mặt trong ảnh chắc chắn là con các quan công trạng với " giải phóng " nên ti tởn với những thứ mình cướp được .Xe cộ , TV, radio , casette v..v và v..v .Hôm trước chị xem triễn lãm Hà Nội thanh lịch (bộ ảnh " biết nói " về Tết xưa ở Hà Nội ) .Chỉ thấy toàn hình ảnh Hà Nội trước 1954 và nhiều nhất là trước 1945 ..không thấy 20 năm Thiên đường đâu cả .Thành ra , ảnh này - sau 1975 , mới chính là Thiên đường của chúng 
......



  Bạn đi trên các chuyến xe lửa Thống Nhất vào những năm của thập niên 80, và 5 năm của thập niên 90, sẽ thấy các chính sách của chính quyền theo cơ chế định hướng XHCN đã và sẽ phá sản.

Tôi không thể nào quên được cảnh từng đoàn xe lửa từ miền Nam ra thì tất cả các toa xe, tất cả các gầm chỗ ngồi chứa đầy hàng hóa như cửa hàng bách hóa di động mang ra Hà nội, và các tỉnh phía Bắc. Đó là các loại hàng hóa mà nguời dân miền Nam tiêu dùng hàng ngày trước 1975. Ấy thế mà các hàng hóa đó lại là điều miền Bắc thực sự thiếu thốn, một sự thiếu thốn đến đau lòng.

Hàng bách hóa tiêu dùng luôn là điều quá thiếu thốn của người dân miền Bắc mà sau bao nhiêu năm tháng, các nhà máy, xí nghiệp quốc doanh miền Bắc không sao thỏa mãn được cho nên cơn khát hàng hóa ở miền Bắc chỉ mới chấm dứt, khi các công ty xí nghiệp, cơ sở kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp phát huy tác dụng và sản xuất hướng về tiêu dùng từ thập niên 90.

Còn các đoàn tàu theo chiều ngược lại từ Hà Nội về Sài Gòn như thế nào? Tôi không thể nào quên được cảnh tượng bi tráng của cả một dân tộc đấu trí như thế nào, đối với sự hà khắc của chính quyền thể hiện qua việc quan sát tàu sắt khởi hành từ Hà Nội. Hàng hóa lại được chất đầy các toa tầu, gầm ghế hay trên đầu các chỗ ngồi trong toa không chừa một khoảng trống.

Không ai biết đó là hàng hóa gì cho đến khi đoàn tàu vào đến khu vực tỉnh Long Khánh. Đoàn tàu đến vào lúc 7 giờ tối, và nhìn ra ngoài sẽ thấy cảnh tượng là các bó đuốc chập chờn và sáng rực dọc theo các đường ray, đoàn tàu sắt chạy rất chậm, và thế là các bao tải được vất ra ngòai.

Đoàn tàu chạy chầm chậm, hay có lúc dừng lại là một điều không được phép, nhưng để phục vụ cho các con buôn, các đoàn tàu vừa đi chậm, vừa lừng lững vào các ga, để các tay buôn hàng chuyền ném, chuyển các túi hàng hóa xuống cho các tay buôn đốt đuốc đón nhận hàng là các nguyên vật liệu mua từ cảng Hải phòng, Hà nội.

Các cơ sở kinh doanh dù đã vào tay quốc doanh hay còn cá thể luôn có kế họach sản xuất B để cung cấp hàng cho người dân miền Nam, và sau đó vận chuyển ra miền Bắc phá thế ngăn sông cấm chợ của Nhà nước. Cái thế nhân dân chống lại cơ chế hà khắc đó làm được điều mà sau này các nhà lãnh đạo miền Nam tự hào nhận là "cởi trói cơ chế", và người dân các miền đất nước dù sống trong sự hà khắc đó vẫn có đầy đủ hàng hóa, dịch vụ nhưng với giá cao ngất ngưởng. 


  Bài viết của một người gốc Bắc vô Nam sau 1975.
...... một đoạn trích này từ bài viết.... 7 năm sau khi miền Nam bị cướp mà tài sản miền Nam vẩn còn bị cướp thì đủ biết tài sản của miền Nam VNCH nó nhiều cở nào . 
.......
Cũng năm 87 tôi trở ra Bắc bằng chuyến xe lửa từ nhà ga Hòa Hưng cũ kỹ và bẩn thỉu hơn rất nhiều so với trước ngày 30/4/1975, điều này là do những người ở nhà ga nói, do những nhân chứng sống nói chứ không phải là góc nhìn của tôi .
Trên chuyến tàu chợ ấy, suốt hành trình từ Hòa Hưng ra đến Đông Hà Quảng Trị, ra đến nơi gọi là ngã bã Đông Dương tôi mới ngậm ngùi một điều là đến tận lúc ấy ( năm 87 ) Miền Bắc vẫn còn đang " giải phóng " Miền Nam, bằng chứng là hàng hóa các loại, cũ có mới có ... vẫn đang hàng ngày, hàng giờ từ Miền Nam ùn ùn, thùng thùng, đống đống trên tất cả các phương tiện vận chuyển có thể để chở ra Miền Bắc xhcn, trong đó có cả trên chuyến tàu chợ mà tôi trên đó, tôi chứng kiến tất cả ... nên mới có thể nói đó là một sự thật . Biết bao con người nhờ đó mà sống, nhờ đó mà xây nhà xây cửa,, nhờ đó mà ăn chơi trụy lạc hoang đàng, chứ không phải xã hội chuyên tâm vào việc sản xuất, hay nghiên cứu để làm ra những sản phẩm mới phục vụ cuộc sống, tất cả đều nháo nhào, hỗn loạn trong cuộc vơ vét, bon chen, lừa đảo, mua tranh bán cướp, và tất nhiên tất cả các công việc đó đều phải chia lợi nhuận cho những người đại diện cho pháp luật, cho những người đang phục vụ trong chính quyền hiện tại .
Hôm nay nói ra điều này bởi tôi gặp một người đã từng khoác áo lính phía bên Miền Bắc cộng sản, anh ta tự hào về chiến tích của anh trong chiến tranh, trong quân ngũ, và anh ta tự hào rằng anh ta xứng đáng được hưởng bổng lộc từ sự cống hiến đó . ....

  Phung Luc Một chuyến tàu hỏa tới hàng mấy chục goong, chứa biết bao nhiêu đồ? Thậm chí khi đi đến đèo Hải Vân phải có thêm 1 cái đầu máy nữa, 1 cái kéo một cái đẩy mới qua nổi cái đèo.
Một chuyến tàu chở gấp hàng trăm chiếc xe đò. Đó là chưa kể đám bộ đội miền Bắc vào Nam, sau khi vơ vét 1 đống của cải thì đem ra Bắc, đưa về cho gia đình mình dùng.
   Năm 1984 tui đi ra Bắc bằng tàu hỏa, tàu chết máy ở 1 làng nhỏ khi qua khỏi ga Đồng Hới 1 chút. Trong khi chờ có đầu tàu khác vào kéo thì hành khách xuống tàu vào cái làng sát đó nghỉ chân. Mấy  bộ đội lấy cái radio ra mở thật lớn ngay giữa quán. Dân làng xúm xít bu lại trầm trồ xem có vẻ ngạc nhiên lắm, họ xầm xì trong cái máy này chắc phải có người tí hon ở trỏng? „smile“-Emoticon „smile“-Emoticon „smile“-Emoticon 
Đấy, dân trí người dân quê miền Bắc năm 1984 đó quý vị, có thể tưởng tượng được hay không?

  Lanphuong HA:   Hồi đó kế bên nhà Phương có một toà nhà 6 tầng cho Mỹ mướn , đến 75 thì giao cho bộ đội quản lý.  Bởi vậy,  Phương nhìn thấy mỗi ngày cán ngố khiêng đồ đạc chất lên xe nhà binh , cái gì tụi nó cũng VỚT không tha cái gì cả , từ cái bóng đèn đến cánh cửa gỗ , cái thau , cái rổ ..... Thật là thảm thương chó tụi nó , thế mà còn có vài người họ hàng vào thăm nhà ba má Phương còn xách theo vài ký đường thẻ đen thui , vài cái  tô bằng sành !!!! Thật tội nghiệp cho đồng bào miền Bắc !

Không có nhận xét nào: