Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Tọa đàm “Cùng nhau khám phá Trường Sa” qua 500 bức ảnh mới nhất

VOV.VN- Cuốn sách song ngữ “Đến với Trường Sa” giới thiệu đến bạn đọc hơn 500 bức ảnh mới nhất về quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tối 18/4, trong khuôn khổ hội sách diễn ra tại công viên Thống nhất, Hà Nội, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tổ chức tọa đàm “Cùng nhau khám phá Trường Sa” nhân dịp xuất bản cuốn “Đến với Trường Sa” của tác giả Đoàn Bắc và Nguyễn Hồng Kỳ.
Hai diễn giả KTS Đoàn Bắc và Nguyễn Hồng Kỳ tại buổi tọa đàm 
Cuộc tọa đàm nhằm giúp độc giả hiểu thêm về quần đảo Trường Sa qua dự án ảnh “Trường Sa-Việt Nam, có một nơi thiêng liêng và đẹp như thế” do Quân chủng Hải quân và Thông tấn xã Việt Nam chủ trì, đã triển khai từ tháng 3/2012.
Cuốn sách “Đến với Trường Sa” của tác giả- Kiến trúc sư Đoàn Bắc và nhà báo Nguyễn Hồng Kỳ (Thông tấn xã Việt Nam) là kết quả sau hàng chục chuyến công tác đến Trường Sa, cũng như được chọn lọc từ nhiều nguồn tư liệu quý. Cuốn sách song ngữ này giới thiệu đến bạn đọc hơn 500 bức ảnh mới nhất về Trường Sa.
Tại buổi tọa đàm, hai tác giả đã chia sẻ với bạn đọc những thông tin về lịch sử, địa lý cũng như những hình ảnh về cuộc sống bình dị của đồng bào và chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa. Bên cạnh đó, hai tác giả cũng kể lại quá trình chuẩn bị cho ra đời cuốn sách cùng nhiều kỉ niệm khi gắn bó với “nơi đầu sóng ngọn gió”.
Tác giả Đoàn Bắc nói: “Tôi có kỉ niệm với 4 lần ra Trường Sa đi cả quần đảo. Kỉ niệm lớn nhất là tất cả anh em chiến sĩ không gọi tôi bằng đồng chí, bằng tên nữa mà gọi tôi là “quê ơi”. Từ “Quê” ấy chỉ dành cho những người lính hải quân, những người lính đảo thân thiết với nhau. Tôi cảm tưởng như mình là một người chiến sĩ hải quân”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, với cách thể hiện mới mẻ, sinh động, mỗi bức ảnh trong cuốn sách như những thước phim quay chậm, lưu giữ khí phách và khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam và minh chứng sinh động về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
“Tôi đánh giá cao cuốn sách này bởi vì các bạn trẻ rất năng động dùng ngôn ngữ hình ảnh, dùng những phương thức thể hiện có hệ thống, với ngôn ngữ vừa chính xác, vừa dễ hiểu để mang lại cho độc giả phổ thông nói chung cũng như độc giả quan tâm nói chung, ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Ở đây có cả song ngữ để có thể chuyển tải những nội dung, cũng có nghĩa là chuyển tải quan điểm, đường lối của nhân dân ta, nhà nước ta đối với chủ quyền biển, đảo”, ông Dương Trung Quốc nói.
Sau buổi toạ đàm, số tiền bán sách sẽ được trích, đóng góp vào quỹ ủng hộ đồng bào và cán bộ chiến sĩ ở Trường Sa. /. 
Phương Thúy/VOV- Trung tâm Tin

Không có nhận xét nào: