Theo tờ Times of Israel, Nga đã cam kết cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho 3 nước trong khu vực, bao gồm Iran, Syria và Ai Cập.
Hiện không rõ phiên bản S-300 nào sẽ được Nga cung cấp, tuy nhiên, nếu được bố trí ở Syria, bên biên giới Israel, S-300 sẽ mang lại một mối đe dọa thường trực cho các máy bay ở trung tâm đất nước.
Hồi đầu tuần này, các cựu binh Israel nhận định, S-300 sẽ khiến nước này gặp nhiều khó khăn hơn nếu tiến hành không kích các cơ sở hạt nhân của Iran.
Song, họ cũng cho rằng, S-300 không thể bao quát toàn bộ không phận Iran.Theo cựu tướng Không quân Asaf Agmon, người đứng đầu Viện nghiên cứu chiến lược hàng không và vũ trụ Fischer:Lực lượng phòng không Iran đã được huấn luyện sử dụng hệ thống S-300 của Nga kể từ khi thỏa thuận đạt được vào năm 2007.Vì vậy, nếu được Moscow chuyển giao S-300, Tehran sẽ chỉ mất vài tuần để đưa hệ thống vào vận hành.
Ông Agmon cũng lo ngại rằng, sau khi S-300 được chuyển giao cho Iran, nó có thể được chuyển cho lực lượng của Tổng thống Syria Bashar Assad hoặc lực lượng của thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah ở Lebanon.
… nhưng F-35 có thể đánh bại
Đề cập tới việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm bán S-300 cho Iran, Steve Over, Giám đốc bộ phận phát triển kinh doanh quốc tế của chương trình F-35 đã có những tuyên bố trước báo giới.
Theo Over, những quốc gia như Nga và Trung Quốc “có thể kinh doanh các hệ thống phòng không hay máy bay tiên tiến và họ sẽ bán cho bất cứ quốc gia nào có tiền mua chúng”.
Tuy nhiên, cũng theo Over, tiêm kích tàng hình F-35 do Lockheed Martin sản xuất lại “có khả năng” đối phó với những mối đe dọa hiện đại, giống như mối đe dọa mà hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga mang lại.
Over nói:
“Hệ thống phòng không S-300 chính xác là mối đe dọa mà F-35 được thiết kế để đối phó”.
“Bất chấp các mối đe dọa, F-35 sẽ hoạt động mà không bị các hệ thống phòng thủ của đối phương phát hiện.
Nó sẽ mang vũ khí bên trong thân, thay vì treo ngoài cánh như các tiêm kích F-15, F-16. Điều này giúp giảm khả năng bị phát hiện”.
Over nhấn mạnh rằng: “F-35 được trang bị loại radar tiên tiến nhất và một hệ thống có thể “làm mù” khả năng phòng thủ của đối phương.
Thêm vào đó, F-35 còn tự động nhận biết các mối đe dọa cách xa hàng trăm km, giúp phi công sớm đưa ra quyết định tránh hay tấn công”.
Ngoài ra, F-35 “còn có hệ thống giám sát các lực lượng đối phương, với khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ như con người ở khoảng cách xa”.
Theo Đại sứ Mỹ tại Israel Dan Shapiro, F-35 có những khả năng tấn công mà các máy bay khác không thể vượt qua và nó sẽ giúp IAF duy trì ưu thế trên không trong nhiều thế hệ.
Phi công IAF trên hệ thống mô phỏng bay
Chuẩn tướng HaCohen cho biết, cặp tiêm kích tàng hình F-35 đầu tiên dự kiến sẽ tới Israel vào tháng 12/2016.
Trước mắt, IAF đã nhận được hệ thống mô phỏng bay đầu tiên của F-35.
Ông HaCohen nhận định: “F-35 mang lại những khả năng tiên tiến nhất trên thế giới để củng cố năng lực đáp trả của chúng tôi trước nhiều thách thức trong khu vực”.
1 nhận xét:
Các chú định dùng F35 để làm gì Anh?
Đăng nhận xét