Nụ cười của Trung sĩ Brian Meyer khi bị thương trên chiến trường trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, lạc quan ngay cả khi mạng sống bị đe dọa.
Năm 2011, Trung sĩ Brian Meyer (29 tuổi) của lực lượng Hải quân Mỹ đã bị thương rất nặng ở Afghanistan khi một quả bom do anh xử lý phát nổ. Người kỹ thuật viên xử lý bom bị mất một phần chân phải, bàn tay phải và ba ngón trên bàn tay trái.
Ngay trong lúc được cấp cứu trên chiến trường, khi mà máu dính đầy trên mặt và cánh tay, Meyer vẫn cười rất tươi. Không muốn vết thương của mình ảnh hưởng đến tinh thần của đồng đội, Meyer đã yêu cầu Eric Lunson chụp giúp anh một bức ảnh. Trông Meyer trong ảnh rất vui vẻ, dường như sự đau đớn không khiến anh sợ hãi chút nào. Trung sĩ Meyer hy vọng bức ảnh sẽ đem lại cho những người lính sự vững vàng, bình thản khi phải đối mặt với bất kỳ sự đau đớn nào.
Ngay trong lúc được cấp cứu trên chiến trường, khi mà máu dính đầy trên mặt và cánh tay, Meyer vẫn cười rất tươi. Không muốn vết thương của mình ảnh hưởng đến tinh thần của đồng đội, Meyer đã yêu cầu Eric Lunson chụp giúp anh một bức ảnh. Trông Meyer trong ảnh rất vui vẻ, dường như sự đau đớn không khiến anh sợ hãi chút nào. Trung sĩ Meyer hy vọng bức ảnh sẽ đem lại cho những người lính sự vững vàng, bình thản khi phải đối mặt với bất kỳ sự đau đớn nào.
Nụ cười xóa nhòa nỗi đau của chàng Trung sĩ trẻ tuổi khi anh bị mất đi một phần chân phải, bàn tay phải và ba ngón tay trái.
Hiện tại Meyer đang được tiếp tục điều trị phục hồi tại Trung tâm y tế Hải quân ở San Diego, California. Sau nhiều ca phẫu thuật, Meyer được lắp chân và tay giả, trên cánh tay giả có gắn đèn pin để anh có thể tìm thấy chiếc chân giả được đặt ở đâu vào ban đêm.
Sự tiến bộ của công nghệ trị liệu bằng tia laser giúp những vết sẹo trên cánh tay của Meyer mềm dần ra cho phép anh cử động thoải mái hơn. Giờ đây, Meyer có thể viết, đánh răng, sử dụng điện thoại, thậm chí bóp được cả cò súng săn.
Meyer được điều trị phục hồi tại Trung tâm y tế Hải quân ở San Diego, California.
Mặc dù mất chân tay nhưng Trung sĩ Meyer không tỏ ra tuyệt vọng, anh không chấp nhận cuộc sống trên chiếc xe lăn, anh khẳng định sẽ tập luyện để có thể đi lại, vận động được. Meyer tham gia mọi hoạt động ở Trung tâm Y tế và còn lái ô tô thể thao, đi xe máy, anh muốn truyền sức mạnh đến những cựu binh không may bị thương khác.
Chiếc chân giả của cựu binh Meyer.
"Tôi không nghĩ về những thứ đã mất đi mà tập trung phát huy khả năng, sức mạnh của những gì mình đang có. Mục tiêu của tôi là có thể hoạt động bình thường trở lại chứ không phải chỉ đi lại được" - Trung sĩ chia sẻ.
Meyer không muốn phải di chuyển bằng xe lăn, anh cho biết sẽ cố gắng tập luyện để có thể đi lại được.
Kể từ khi Mỹ tham gia vào hai cuộc chiến ở Iraq và Afaghanistan, đã có gần 2.000 binh sĩ Mỹ bị một hoặc cả hai chân. Sáu năm nay, trung tâm Nghiên cứu Y tế của Hải quân Mỹ đã bắt tay vào nghiên cứu các phương pháp trị liệu để giúp những người bị thương phục hồi dần trở lại với cuộc sống bình thường. Trung tâm đã giúp nhiều binh sĩ giành lại sự sống sau khi được điều trị, điều không thể trong những cuộc chiến trước đây của nước Mỹ.
Kể từ khi Mỹ tham gia vào hai cuộc chiến ở Iraq và Afaghanistan, đã có gần 2.000 binh sĩ Mỹ bị một hoặc cả hai chân. Sáu năm nay, trung tâm Nghiên cứu Y tế của Hải quân Mỹ đã bắt tay vào nghiên cứu các phương pháp trị liệu để giúp những người bị thương phục hồi dần trở lại với cuộc sống bình thường. Trung tâm đã giúp nhiều binh sĩ giành lại sự sống sau khi được điều trị, điều không thể trong những cuộc chiến trước đây của nước Mỹ.
Meyer là một người vô cùng lạc quan, giờ đây anh đang truyền tinh thần đó đến những cựu chiến binh bị thương sau khi trở về từ chiến trường.
Các bác sĩ cho biết sự lạc quan, thái độ sống tích cực chính là yếu tố quan trọng nhất để giúp những người lính nhanh chóng phục hồi. Sáu tháng một lần, những người tham gia điều trị sẽ được các bác sĩ kiểm tra, đánh giá kết quả về sự thay đổi trong cường độ hoạt động và tần suất tham gia các hoạt động xã hội. Bác sĩ cho biết, sự lạc quan và quá trình phục hồi của Meyer chính là tấm gương sáng và nguồn cổ vũ tinh thần cho các cựu binh khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét