Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Một Sĩ Quan Cao Cấp QLVNCH tạ thế được đa số cựu quân nhân các Quân Binh Chủng & Đồng bào tiếc thương. n- QUỐC NAM

Ông Trần Ngọc Chính, Trưởng Nam của cố Đại Tá Trần Ngọc Thông (đứng giữa) tại Peek Family Feneral Home, thành phố Westmister. Hình từ trái qua phải: Cựu Thiế Tá Hồ Đắc Huân, ông T.N. Chính & Đại võ sư Tom Võ (Cựu Sĩ Quan Không Quân VNCH & cựu SVSQ Võ Bị Dalat Khoá 24).Westminster (TMN News).- Tác Giả bộ sử liệu đồ sộ ‘‘Lược sử QLVNCH’’, Đại Tá Trần Ngọc Thống 98 tuổi đã tạ thế tại Thủ đô tị nạn Little Saigon (Westminster, Nam California) vào lúc 10:33G sáng Thứ Bảy ngày 1 tháng 2 năm 2020 (nhằm mồng 8 tháng giêng năm Canh Tý).<!>
Cụ Trần Ngọc Thống chào đời năm Quý Hợi tại tỉnh Hà Nam, Bắc Việt. Cụ là:

– Cựu SVSQ Khóa I Trừ Bị Nam Định.

– Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

– Đệ Nhất Đẳng Lục Quân Huân Chương.

– Nguyên Trưởng Phòng Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.

– Nguyên Giám Đốc Nha Trừ Bị, Tổng Nha Nhân Lực Bộ Quốc Phòng.

Cụ là 1 trong 4 Diễn Giả chính của Đại Hội vinh danh QLVNCH & Chữ Quốc Ngữ đầu tiên ở hải ngoại và thành công vượt bậc ngày 27/10/2020 tại miền Nam California, gồm: Bác sĩ/Đại Tá QĐ Hoa Kỳ Sterling Mutz (nguyên Chỉ Huy Trưởng Bệnh Viện 3 Dã Chiến của Hoa Kỳ cuối thập niên 1960), Đại Tá Trần Ngọc Thống, Giáo sư/Học giả Trần Huy Bích & Giáo sư Dương Ngọc Sum (trung học Petrus Ký).


Trong tang lễ vào sáng Thứ Sáu ngày 14/2/2020, Toán hầu kỳ của Hội Cựu SVSQ Trừ Bị Thử Đức Nam California đã làm Lễ Phủ Cờ VNCH trên quan tài Đại Tá Thống rất long trọng.


Bốn cựu Tướng Tá QLVNCH niệm hương trước quan tài Đại Tá/Tác Giả Trần Ngọc Thống. Hình 4 nhân vật từ trái qua phải: Cựu Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị & 3 Sĩ Quan Cao Cấp cùng Khoá I Trừ Bị Nam Định.

Hàng trăm nhân vật thuộc nhiều giới đã gởi lời phân ưu đến Đại tang gia cụ Thống trên báo chí, truyền thanh & truyền hình… (đặc biệt là giới cựu Quân Cán Chánh VNCH, trí thức, văn nghệ sĩ, truyền thông báo chí). Rất nhiều Hội Đoàn & Nhân Vật chia buồn, không thể kể hết, nơi đây chỉ ghi lại một số cựu quân nhân QLVNCH:

– Các cựu tướng lãnh: Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Nguyễn Bảo Trị, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình; 21 cựu Đại Tá; 5 cựu Trung Tá; 14 cựu Thiếu Tá; 3 cựu Đại Úy; và gia đình cựu Thiếu Tá Hồ Đắc Huân (Đồng Tác Giả bộ sử liệu ‘‘Lược Sử QLVNCH’’).


Cựu Thiéu Tá Hồ Đắc Huân (Đồng Tác Giả bộ sử liệu “Lược Sử QLVNCH”) phát biểu mở đầu Tang Lễ cụ Trần Ngọc Thống, tại Peek Family Funeral Home ngày 14/2/2020.

Hơn một ngàn cựu Quân Nhân các quân binh chủng QLVNCH, Cảnh Sát Quốc Gia, Xây Dựng Nông Thôn… và quý đồng hương, đã dự tang lễ cố Đại Tá/Tác Giả Trần Ngọc Thống tại Peek Family Funeral Home 9G sáng 14/2/2020, cùng lễ an táng lúc 2G chiều 15/2/2020.

Trong Lễ An Táng, khi hồi kèn truy điệu vang lên đưa linh cửu cụ Trần Ngọc Thống xuống lòng huyệt. Đại võ sư Tom Võ (Đệ cửu đẳng huyền đai Taekwondo Olympic, Cố Vấn Đại Hội vinh danh QLVNCH & Chữ Quốc Ngữ) là nhân vật cuối cùng đã nói lời vĩnh biệt Cụ Thống, nguyên văn như sau:


Người cầm micro là Đại Võ Sư Tom Võ (Đệ cửu đẳng huyền đai Taekwondo Olympic Quố Tế) là nhân vật cuối cùng gởi lời tiễn biệt Đại Tá Trần Ngọc Thống khi quan tài Cụ từ từ đưa xuóng huyệt mộ ngày 15/2/2010.

‘‘Kính thưa quý vị.

Đại Tá Trần Ngọc Thống & Bác sĩ/Đại Tá Sterling Mutz là 2 nhân chứng sống Việt-Mỹ vô cùng giá trị trong cuộc chiến Quốc-Cộng hơn 20 năm tại Nam VN. Nhị vị gần 100 tuổi này đã là diễn giả chính của Đại Hội tôn vinh Chữ Quốc Ngữ & vinh danh QLVNCH ngày 27 tháng 10 năm 2019 tại Nam California, do Thi văn sĩ Quốc Nam (Chủ Tịch Cơ Sở Văn Hoá Đông-Phương kiêm Chủ Tịch An-Lộc Foundation) là Trưởng Ban Tổ Chức. Đây là Đại Hội mang tính cách văn hóa & lịch sử được dư luận ghi nhận là thành công vượt bậc. Hôm nay thi văn sĩ Quốc Nam & chúng tôi xin gởi lời phân ưu đến Đại tang gia họ Trần, và nguyện cầu Trời Phật sớm đưa Hương Linh Đại Tá Thống về nơi vĩnh phúc’’.


Đai Tá/Tác Giả Trần Ngọc Thống phát biểu trước cử toạ đông đảo, giữa Đại Hội vinh danh QLVNCH & Chữ Quốc Ngữ ngày 27/10/2020. Sau đó 2 tháng thì Cụ vĩnh viễn ra đi. Photo by Thanh Phong/Viễn Đông Daily Newspaper.

Trong Đại Hội nêu trên năm 2019, Đại Tá Trần Ngọc Thống đã 97 tuổi, mà trí óc vẫn minh mẫn. Giọng cụ sang sảng phát biểu trước cử tọa đông đảo như sau:

‘‘Quân lực VNCH là một quân đội: Chiến đấu giỏi . Có tri thức. Có kỷ luật. Được tổ chức khoa học. Được huấn luyện kỹ lưỡng. Được quản lý đúng đắn. Một quân đội tinh nhuệ, hiện đại.

Trong hơn 20 năm, QLVNCH đã đổ bao nhiêu xương máu để kháng cự lại quân xâm lăng C.S. Miền Bắc, bảo vệ dân chúng Miền Nam được Tự Do, Dân Chủ, An bình và Thịnh vượng, thoát khỏi Chủ nghĩa Mác-Xít.

Chính quyền Miền Nam từ năm 1960 đã được 83 nước thuộc Liên Hiệp Quốc bang giao và công nhận. Được gia nhập một số các Tổ Chức của LHQ. Đại diện thường trực của VNCH tại LHQ là Luật Sư Trần Văn Chương. Miền Nam được gia nhập khối Liên Phòng Đông Nam Á. Trong khi C.S. Bắc Việt chỉ có 15 nước C.S. công nhận và không đươc gia nhập vào các tổ chức nói trên.

Liên Xô chủ trương bành trướng xuống Miền Nam, nên đã phủ quyết không cho Miền Nam được vào LHQ.

Nếu không có chủ nghĩa C.S. thì Việt Nam đã độc lâp, thống nhất hoàn toàn từ lâu. Người lính cuối cùng của chế độ Thực Dân Pháp đã rút khỏi Việt Nam vào ngày 26/4/1956. Việt Nam đã được hoàn toàn Độc Lập.

Liên Xô và Trung Quốc đã xúi dục Việt Cộng đánh chiếm Miền Nam, thống nhất theo chế độ Mác Xít.

Từ năm 1963 đến 1965, Miền Nam gặp khó khăn vì những cuộc đảo chính liên tiếp.Thấy vậy khối C.S. quyết tâm chiếm Miền Nam ngay năm 1965 (lúc đó chưa có Quân Đội Mỹ và Đồng Minh). Cả khối C.S. viện trợ vũ khí tối tân cho Việt Cộng. Ông HCM lại xin với Mao Trạch Đông cho 32 vạn quân Tầu Cộng sang trấn giữ, bảo vệ Miền Bắc ( như tường thuật trong quyển ‘‘Đêm Giữa Ban Ngày’’ của nhà văn Miền Bắc Vũ Thư Hiên), để Việt Cộng có thể đưa hết các Sư Đoàn quân đội, và thanh niên nam nữ vào chiếm Miền Nam.

Tình thế Miền Nam lúc đó rất nguy cấp , không lẽ Mỹ và các nước Đồng Minh ngồi nhìn Miền Nam bị cướp đoạt một các phi lý. Mỹ phải quyết định ném bom Miền Bắc để ngăn chặn việc chuyển quân và tiếp tế vũ khí quân dụng vào Miền Nam, dồng thời đổ bộ Thủy Quân Lục Chiến vào Đà Nẵng để bảo vệ Phi Trường Đà Nẵng đang bị hăm dọa nặng nề.

Nhờ sự kháng cự anh dũng của QLVNCH và sự giúp đỡ của Mỹ và Đồng Minh. Miền Nam đã dẹp tan âm mưu xâm lăng của Khối C.S., gây cho chúng những tổn thất rất lớn.

Nếu C.S. không xâm lăng Miền Nam trắng trợn như thế, thì Mỹ và Đồng Minh đâu cần phải vào cứu Miền Nam.

Nhưng rồi vài năm sau, Liên Xô, Trung quốc và khối C.S. cầm đầu lại viện trợ đủ các loại vũ khí tối tân. Việt Cộng lại mở cuộc xâm lăng Tết Mậu Thân.

Chúng định chiếm trọn Miền Nam trong trận này. Nhưng chúng đã lầm. Nhờ sự kháng cự anh dũng của QLVNCH và sự giúp dỡ của Mỹ và các nước Đồng Minh, nên Miền Nam dã đập tan cuộc xâm lăng Mậu Thân của khối C.S.

Trong trận Mậu Thân, Việt Cộng thiệt hại rất nặng , các Đơn Vị Địa Phương gần như xóa sổ. Cả đơn vị phải đầu hàng với đầy đủ vũ khí.

Trong chiến tranh xâm lăng Miền Nam, số thương vong của Việt Cộng trong các trận chiến, theo thống kê, rất lớn. Miền Nam mất 1 thì Miền Bắc mất 6.

C.S. đã đưa cả trẻ con 15 hay 16 tuổi ra trận. Chúng không được huấn luyện kỹ càng, khi xung phong hay dùng biển người, không có cứu thương đầy đủ, thương binh, tử sĩ thường phải bỏ lại tại trận, khi rút lui.

Sau Mậu Thân tưởng chúng đã học thêm được bài học thất bại cay đắng. Nhưng vài năm sau, khối C.S. lại viện trợ đầy dủ vũ khí tối tân, và thúc giục Việt Công bằng mọi giá phải chiếm được Miền Nam, để làm cho Mỹ bẽ mặt.

Vì phải đưa hết trai tráng vào Miền Nam chiến đấu ‘‘sinh Bắc tử Nam’’, nhiều làng mạc ở ngoài Bắc chỉ còn lại ông già, bà già và trẻ con. Vắng hẳn bóng thanh niên nam nữ. Nhiều ruộng vườn bi bỏ hoang.

Mấy năm sau, chúng lại được khối C.S. tiếp viện đầy đủ vũ khí tối tân và ủng hộ việc đánh chiếm Miền Nam một lần nữa. Chúng mở mặt trận Mùa Hè năm 1972. Việt Cộng mở 3 mặt trận một lúc: Bình Long An Lộc, Pleiku Kontum và Cổ Thành Quảng Trị.

Lần này xẩy ra những trận đánh ác liệt hơn, tập trung quân nhiều hơn, vũ khí nhiều hơn, nhất là rất nhiều thiết giáp và pháo binh tối tân hơn.Chúng cố chiếm bằng được Miền Nam trong trận chiến này.

Nhưng rồi chúng lại nhận đượcc bài học đau đớn, thất bai nặng nề. phải chạy trốn sang Cam bốt, Lào và rút chạy về Bắc.

Nhưng thật chẳng may cho Miền Nam là ở trong nước Mỹ lại nổi lên phong trào Phản Chiến, chống chiến tranh Việt Nam, rất dữ dội. Biểu tỉnh khắp nơi, có những cuộc biểu tình cà triệu người tham dự.

Vì vậy, Chính Quyền Mỹ phải tìm mọi cách ký Hiệp Định Paris để rút hết quân đội về nước. và trao trả tù binh. Miền Nam đã trả cho Miền Bắc 43 ngàn tù binh bị bắt, tương đương với quân số hơn 4 Sư Đoàn. Miền Nam nhận lại chỉ 4 ngàn tù binh.

Tháng 3 năm 1973, tất cả quân Mỹ và quân Đồng Minh đều rút hết về nước. Bỏ rơi Miền Nam. QLVNCH đơn thương dộc mã, phải chiến đấu một mình.Trong khi đó Liên Xô, Trung quốc và các nước C.S. lợi dụng cơ hội hiếm có, viện trợ tối đa cho Việt Cộng.

Dù phải chiến đấu cô đơn, xẩy ra nhiều trận ác liệt. Nhưng QLVNCH vẫn anh dũng chiến đấu kéo dài được hơn 2 năm, từ tháng 3 năm 1973 dến 30/4/1975. Kết thúc bằng cuộc giao tranh quyết liệt cuối cùng: Trận Xuân Lộc. QLVNCH phải chiến đấu đến khi thế cùng lực tận, mới chịu buông súng một các oan nghiệt.

Sau này, trong một cuộc thảo luận ở Bộ Ngoại Giao Mỹ ngày 29/10/2010 về tình hình Mỹ tại Đông Nam Á, cựu Bộ trương Ngoại Giao Mỹ Henry Kissinger đã phải nói lên rằng: Thảm bại ở Việt Nam năm 1975 là tại Mỹ, chứ không phải tại Việt Nam Cộng Hòa.

Điều đó chứng tỏ Việt Nam Cộng Hòa không có lỗi, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng không có lỗi’’.

Sau ngày VNCH sụp đổ, nhiều Tướng Tá QLVNCH và giới chức Chánh Quyền VNCH được định cư ở các quốc gia Tự Do. Đa số họ đã ít nghĩ tới sự hỗ trợ cuộc tranh đấu Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam. Họ chỉ biết than vãn cho sự bức tử của chế độ VNCH bằng cách nói với giới truyền thông quốc tế mà thôi.

Dư luận chung ghi nhận: Riêng cựu Đại Tá/Tác Giả Trần Ngọc Thống đã thường xuyên sinh hoạt với nhiều Hội Đoàn cựu quân nhân các Quân Binh Chủng QLVNCH trong gần 2 thập niên qua. Cụ đã soạn bộ sử liệu giá trị ‘‘Lược Sử QLVNCH’ cùng với 2 Đồng tác giả là cựu Thiếu Tá Hồ Đắc Huân và cố Trung Úy Lê Đình Thụy. Đây thực sự là tài liệu lịch sử quý giá để lại cho các thế hệ tương lai về một trong những Quân Đội anh dũng hàng đầu thế giới: QLVNCH. Quân Lực này đã trưởng thành chỉ trong 20 năm ngắn ngủi, từng chiến thắng các binh đoàn CSVN xâm lược trong suốt cuộc chiến Quốc-Cộng trước tháng tư đen năm 1975. Điển hình là chiến trận An-Lộc 93 ngày đêm tử chiến. Nhiều sư đoàn bộ đội VC mặc dù được cả Khối Cộng Sản Quốc Tế hậu thuẫn, vẫn thảm bại trước sự phản công dũng mãnh của QLVNCH trong mùa hè 1972. Trận An-Lộc đã được công luận thế giới so sánh với trận Verdun ở Pháp trong Đệ nhất Thế Chiến & trận Stalingrad ở Nga trong Đệ nhị Thế Chiến (theo Tạp chí Paris Match), trong khi ‘‘History News Network’’ của nhóm sử gia Hoa Kỳ đầu năm 2012 liên tưởng trận An Lộc như chiến thắng của 2 trận Saratoga & Gettysburg tại Hoa Kỳ.

Từ đó, thi văn sĩ Quốc Nam (cựu Sĩ Quan Võ Bị Dalat Khóa 22, nguyên Chủ Tịch Khu Hội Phế Binh Quân Khu III VNCH, đương kim Chủ Tịch An-Lộc Foundation – trận chiến vĩ đại nhất trong cuộc đấu tranh Quốc-Cộng suốt 90 năm), đã cố gắng mời cho được 2 nhân chứng sống giá trị nhất của cuộc chiến 20 năm trên đất nước Nam VN (Đại Tá Thống & Bác sĩ/Đại Tá Sterling Mutz) phát biểu về sự dũng mãnh của QLVNCH trong Đại Hội phối hợp lịch sử & văn hóa ngày 27/10/2019.

Qua những dữ kiện nêu trên, Đại Tá/Tác Giả Trần Ngọc Thống là một trong rất ít cựu Sĩ Quan Cao Cấp QLVNCH đã thực sự được cựu quân nhân các cấp thuộc những Quân Binh Chủng Hải Lục Không Quân VNCH yêu quý nhất.

Quang cảnh Hội Trường GYMNASIUM (Westminster chiều 27/10/2020, Nam CA), cử toạ đang lắng nghe lời phát biểu hùng hồn về QLVNCH & đất nước VN của Đại Tá/Tác Giả Trần Ngọc Thống. Nhân vật ngồi hàng đầu bên phải là Giáo sư Đại Học UCLA Jeffrey Miller (Viện Sĩ của Hàn Lâm Viện Khoa Học & Nghệ Thuật Quốc Gia Hoa Kỳ). Photo by Lâm Hoài Thạch/Người Việt Daily Newpaper).

Được biết Ban Cố Vấn & Ban Tổ Chức Đại Hội vinh danh QLVNCH & Chữ Quốc Ngữ thực hiện bởi 10 Thành Viên uy tín tại Nam California. Trưởng Ban Tổ Chức là thi văn sĩ Quốc Nam. Ông từng được hơn 10 Tổ Chức Văn Hóa, Tôn Giáo, Quân Đội & Truyền Thông Báo Chí vinh danh trước cộng đồng là ‘‘Chiến Sĩ Văn Hóa VN’’. Ông là nhân vật đầu tiên trong tập thể Người Việt Hải Ngoại đã phục vụ cộng đồng & nền Văn Hóa Dân Tộc Việt bất vụ lợi liên tục hơn 44 năm qua. Hiện thi văn sĩ Quốc Nam kiêm nhiệm một số vai trò sau đây:

– Chủ Tịch HĐQT Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương (est. 1976).

– Trưởng Ủy Ban Sáng Lập Giải Quốc Tế Tượng Vàng VN (est. 1987).

– Tổng Giám Đốc www. SaigonHDRadio.com (est. 1993)

– Trưởng Ban Sáng Lập Tổ Chức Văn Chương Phụ Nữ VN Toàn Cầu (est. 2005).

– Chủ Tịch Ban Điều Hành An-Lộc Foundation (est. 2012)


Không có nhận xét nào: