Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

ĐIỂM TIN THẾ GIỚI SÁNG 29/2 Ông trùm truyền thông Hồng Kông bị bắt

Ông trùm truyền thông Hồng Kông, Jimmy Lai (ở giữa), bị bắt vì tội tụ tập bất hợp pháp và đe dọa nhà báo vào ngày 28/2 (ảnh chụp màn hình từ https://www.youtube.com/watch?v=FG0sjTRLCJE).Ông trùm truyền thông Hồng Kông bị bắt  Theo tờ Taiwan News, vào sáng thứ Sáu (28/2), chủ sở hữu của tờ Apple Daily, ông Jimmy Lai, đã bị bắt với tội danh tham gia cuộc tuần hành chống dự luật dẫn độ vào ngày 31/8/2019 cũng như lên tiếng đe dọa một nhà báo vào năm 2018. Ông Lai, 71 tuổi, là người sáng lập Next Digital, công ty truyền thông niêm yết lớn nhất ở Hồng Kông và tờ báo Apple Daily. Là một trong những doanh nhân cao cấp nhất của Hồng Kông, ông Lai thường xuyên chỉ trích công khai nhà cầm quyền Trung Quốc. Trong một bài đăng trên Facebook, Figo Chan, phó triệu tập của Mặt trận Nhân quyền Hồng Kông, cho biết vụ bắt giữ biểu thị rằng chính quyền Hồng Kông quyết tâm trả thù các nhà lãnh đạo của các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ.<!>
Vào chiều thứ Sáu, ông Lai đã được tại ngoại. Ông sẽ được xét xử vào ngày 5/5, theo CNA.
Giá lương thực ở Bắc Kinh tăng 40% 
Giá lương thực ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã tăng 40%, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành ở nước này, tờ The Epoch Times đưa tin hôm thứ Sáu (28/2).
Thịt và rau đã bị ảnh hưởng đặc biệt, với giá thịt bò tăng gần gấp đôi, một người dân Bắc Kinh cho biết.
Không chỉ thực phẩm trở nên đắt đỏ, mà một số sản phẩm, chẳng hạn như mì ăn liền, còn không có sẵn.

Pháp kêu gọi người dân không nên bắt tay để ngừa nhiễm COVID-19

Reuters cho biết, chính quyền Pháp hôm thứ Sáu (28/2) khuyến cáo người dân không nên bắt tay để ngăn ngừa nhiễm COVID-19.
“Virus hiện đang lưu hành trên lãnh thổ của chúng ta … Tôi khuyên rằng, hiện tại, mọi người không nên bắt tay”, Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cho biết.
Bộ trưởng Veran kêu gọi công dân giúp ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách tôn trọng các hướng dẫn của chính quyền.
“Hãy bảo vệ bản thân và những người thân yêu của các vị”, ông nói.

Anh tập trung ngăn chặn COVID-19 sau khi nước này có ca tử vong đầu tiên

Thủ tướng Boris Johnson cho biết việc làm chậm sự lây lan của virus hiện là ưu tiên hàng đầu của chính phủ, ngay sau tin tức hôm thứ Sáu rằng một người đàn ông Anh đã chết tại Nhật, sau khi bị nhiễm bệnh trên du thuyền Diamond Princess, theo Reuters.
“Vấn đề về virus corona hiện đang là ưu tiên hàng đầu của chính phủ”, thủ tướng cho biết.
Giám đốc Y tế Anh, GS Chris Whitty, hôm 27/2 nói rằng chuyện lây nhiễm giữa những người sống ở Anh “chỉ là vấn đề thời gian”.
Vào thứ Sáu (28/2), đồng bảng Anh suy yếu mạnh và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2019, giảm hơn 1% trong ngày khi các nhà đầu tư chuyển tiền của họ sang tài sản trú ẩn an toàn, đồng thời cổ phiếu của Anh đã ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cảnh báo về sự lan rộng của dịch COVID-19

Một quan chức y tế hàng đầu của Hoa Kỳ đã nói với các nhà lập pháp hôm thứ Sáu (28/2) nên có những biện pháp trước khả năng nhiều người ở Mỹ sẽ nhiễm COVID-19, theo Reuters.
Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ cho biết trong một cuộc họp ngắn tại Hạ viện Mỹ rằng, sự lây lan của virus ở nhiều quốc gia có nghĩa là sẽ có nhiều ca nhiễm bệnh ở Hoa Kỳ.
“Nó sẽ lan rộng….Và chúng ta có đủ chỗ cho người dân trong bệnh viện, cách ly họ nếu cần thiết. Nhiều người sẽ bị cách ly trong chính ngôi nhà của họ”, Donna Shalala, thành viên đảng Dân chủ, cựu thư ký Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho biết.
Chứng khoán Mỹ và toàn cầu giảm mạnh khi các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho viễn cảnh một đại dịch sẽ làm xáo trộn nền kinh tế thế giới vốn đang chậm lại, gây áp lực lên các chính phủ trong việc nhanh chóng dập tắt cuộc khủng hoảng.

Bác sĩ ở Vũ Hán đau khổ khi phải chứng kiến ‘bệnh nhân chết từng người một’

Nhiều nhân viên y tế ở Vũ Hán bị lây nhiễm COVID-19 khi chữa trị cho bệnh nhân (ảnh chụp màn hình video https://youtu.be/T8eLpIUtMeY).
Bác sĩ Trần, một trong những bác sĩ điều trị cho các trường hợp nhiễm COVID-19 nặng nhất ở Vũ Hán, nhận thức rõ ràng những rủi ro khi đến tuyến đầu chống lại sự bùng phát của dịch bệnh.
“Tôi sợ bị lây bệnh và thậm chí là chết. Sau khi tôi nhận được yêu cầu, điều đầu tiên tôi làm là chụp ảnh với các thành viên trong gia đình. Tôi lo rằng tôi sẽ không thể về nhà được nữa”, bác sĩ Trần nói. “Có rất nhiều người chết. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch là khoảng 80% và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng là 20%”.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với The Epoch Times vào ngày 27/2, bác sĩ Trần đã chia sẻ những gì anh chứng kiến và trải nghiệm ở thành phố Ngạc Châu, cách Vũ Hán khoảng 50 dặm về phía Đông.
Là một bác sĩ trẻ có nhiều kinh nghiệm điều trị các bệnh về đường hô hấp, anh đã được phái từ tỉnh khác đến Bệnh viện Trung ương Ngạc Châu ở Hồ Bắc vào tháng 2 để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Chính quyền Trung Quốc đã cấm các nhân viên y tế trả lời phỏng vấn truyền thông. Để đảm bảo an toàn cho bác sĩ Trần, tờ báo đã không tiết lộ tên thật và quê của anh.

Tình hình ở Ngạc Châu

Bác sĩ Trần đã nhận được một thông báo bất ngờ từ nơi làm việc của mình vào đầu tháng 2, đó là đến Hồ Bắc.
Ngạc Châu là một thành phố có hơn 1 triệu người. Vào ngày 23/1, chính quyền Ngạc Châu và Vũ Hán đã ra lệnh phong tỏa, cấm tất cả các phương tiện giao thông để hạn chế người dân đi lại.
Anh Trần nói khoảng 700 đến 800 nhân viên y tế từ các tỉnh khác đã đến Ngạc Châu để giúp điều trị bệnh nhân, nâng tổng số y bác sĩ trong thành phố lên khoảng 3.500. Nhưng số lượng đó vẫn chưa đủ. “Chúng tôi cần thêm người. Có rất nhiều bệnh nhân,” anh nói.
Bệnh viện nơi anh Trần đang làm việc chỉ điều trị cho bệnh nhân trong tình trạng nghiêm trọng và nguy kịch. Anh nói rằng hiện có hơn 300 bệnh nhân nằm viện, trong đó có hơn 40 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Các quan chức bệnh viện và các bác sĩ địa phương nói với anh rằng 700 đến 800 bệnh nhân khác trong tình trạng nhẹ và trung bình đang được điều trị tại các bệnh viện khác ở Ngạc Châu. Chính quyền thành phố đã phê duyệt và bắt đầu xây dựng một bệnh viện mới có tên là Bệnh viện Ngạc Châu Lạc Sơn để đối phó với dịch bệnh hiện nay. Cơ sở y tế này sẽ có 772 giường bệnh, một phần của bệnh viện với hơn 200 giường bệnh đã hoàn thành.
Anh Trần bày tỏ chính quyền cần cung cấp cho bệnh viện Ngạc Châu nhiều vật dụng y tế hơn, bao gồm cả quần áo bảo hộ, mặt nạ, kính bảo hộ và chất khử trùng. “Ngạc Châu phụ thuộc vào Vũ Hán về vật tư y tế. Sau khi Vũ Hán bị phong tỏa từ ngày 23/1, Ngạc Châu phải tự xoay sở. Vì vậy, chúng tôi cần tất cả các loại đồ đó”, anh nói.

Làm việc trong điều kiện khắc nghiệt

Tại bệnh viện của anh Trần, khoảng 70 nhân viên y tế đã nhiễm virus khi chữa trị cho bệnh nhân. “Vào lúc dịch bệnh bắt đầu bùng phát, một số lượng lớn bệnh nhân đã chen chúc tại bệnh viện. Các nhân viên y tế địa phương không có đủ bộ đồ bảo hộ, vì vậy dường như mọi người đều tiếp xúc với vô vàn virus,” anh Trần nói.
Anh nghe nói hàng ngàn nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán. Nhiều người khác bị nghi nhiễm, hoặc có kết quả chụp CT cho thấy xuất hiện chất lỏng trong phổi – một triệu chứng của COVID-19, dù kết quả xét nghiệm là âm tính. Cũng có những người đã chết.
Bác sĩ Trần cho biết khối lượng công việc rất lớn tạo ra nhiều thách thức cho các nhân viên y tế. “Những bộ quần áo bảo hộ rất kín và chúng tôi đổ mồ hôi bên trong khi mặc chúng. Ngoài ra, chúng tôi không thể ăn, uống hoặc đi vệ sinh trong ca làm việc”, anh Trần cho biết.
Anh nói thêm nhân viên không thể cởi quần áo bảo hộ trước khi hết ca, vì chúng chỉ có thể được sử dụng một lần. Do thiếu nguồn cung cấp, mỗi người chỉ có một bộ quần áo mỗi ngày. Để tránh phải đi vệ sinh, họ ăn và uống rất ít trước khi làm việc. “Về cơ bản, ngay cả một người khỏe mạnh cũng sẽ kiệt sức sau ca làm việc kéo dài 6 tiếng” anh Trần nói.
Anh nói rằng tình hình bây giờ còn tồi tệ hơn trước khi anh và các đồng nghiệp được cử đến Ngạc Châu, “Nhân viên y tế địa phương phải làm việc 12 giờ mỗi ngày khi dịch bắt đầu bùng phát”.
Nhưng với bác sĩ Trần, điều anh cảm thấy khó chịu đựng nhất, là hàng ngày nhìn thấy những gì bệnh nhân phải trải qua.
“Chứng kiến các bệnh nhân chết từng người, từng người một, mà chúng tôi lại không có biện pháp điều trị hiệu quả… Sau mỗi ngày làm việc, chúng tôi lại cảm thấy rất buồn”.

Không có nhận xét nào: