Tìm bài viết
Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị
Nhìn Ra Bốn Phương
Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019
MỘT VÀI HÌNH ẢNH TÀI-LIỆU CỦA THẾ-CHIẾN THỨ 2 - Postedby Andy
Có tiềm lực sản xuất lớn nhất thế giới trong CTTG 2, có thể nói, Quân đội Mỹ đã "GÁNH" cả phe Đồng Minh về mặt hậu cần.
Là quốc gia chịu ít ảnh hưởng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai khi mà các cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn gần như còn nguyên vẹn mà không phải di tán đi bất cứ đâu, Quân đội Mỹ thừa sức sản xuất đủ hàng hóa tiếp tế cho toàn bộ quân đội các nước Đồng Minh trên mọi mặt trận. Nguồn ảnh: National.<!>
Với quy mô sản xuất khủng khiếp của mình, nước Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai đã tiếp tế cho mọi nước Đồng Minh trong đó bao gồm cả Liên Xô. Nguồn ảnh: National.
Hàng hóa được đưa đến mặt trận bằng mọi phương tiện, tuy nhiên phần khó khăn nhất chính là khi những tàu hàng tiếp tế này di chuyển qua Đại Tây Dương để đến nước Anh. Nguồn ảnh: Ibiblo.
Để bù lại lượng hàng hóa bị hao hụt trong quá trình vận chuyển qua Đại Tây Dương với những lý do như thời tiết xấu gây đắm tàu hoặc bị lực lượng tàu ngầm của Đức tấn công, phía Mỹ đã tăng cường số lượng tàu vận tải lên thật nhiều, chạy liên tục để "dù phe Phát xít có đánh chìm được 50% hàng hóa đi qua Đại Tây Dương, nước Mỹ và Đồng Minh vẫn có thể chiến thắng thế chiến hai với 50% lượng hàng quá còn lại". Nguồn ảnh: Medical.
Quy mô của lực lượng hậu cần của Quân đội Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai là "vô tiền khoáng hậu". Đỉnh điểm nhất là vào năm 1943 và năm 1944 nước Mỹ có trong tay khoảng gần 2 vạn tàu vận tải ngày đêm di chuyển khắp Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để mang hàng tiếp tế đến mọi mặt trận. Nguồn ảnh: Britani.
Sơ đồ các tàu vận tải của Mỹ chở hàng tiếp tế đi khắp thế giới trong chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1943 cũng là thời kỳ phát triển đỉnh cao của ngành đóng tàu Mỹ với hơn 2000 tàu vận tải được đóng mới chỉ tính riêng trong năm này. Nguồn ảnh: Imaginations.
Tổng cộng trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, phía Mỹ đã sản xuất 102.000 xe tăng, 2,3 triệu xe quân sự và các loại phương tiện đường bộ nói chung, chiếm một nửa số lượng các loại phương tiện đường bộ do phe Đồng Minh sản xuất trong suốt thời kỳ này. Nguồn ảnh: Orien.
Phía Liên Xô cũng sản xuất được khoảng 100.000 xe tăng trong chiến tranh thế giới thứ hai nhưng nước này chỉ sản xuất được khoảng 100.000 xe tải bao gồm cả xe quân sự nhỏ, phần lớn các đơn vị vận tải của Liên Xô trong cuộc chiến này đều sử dụng xe quân sự do Mỹ viện trợ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài việc sản xuất phương tiện, Mỹ cũng đứng đầu trong việc sản xuất nguyên-nhiên liệu phục vụ cho cuộc chiến này với sản lượng than đá đạt 2100 triệu tấn, dầu thô đạt 833 triệu tấn và quặng sắt đạt 396 triệu tấn. Có thể nói, quy mô sản xuất và tiềm lực phục vụ cho chiến tranh của Mỹ khó có quôc gia nào có thể sánh bằng. Nguồn ảnh: Shmoop.
Dàn xe tăng "cực dị" được chế tạo cho ngày đổ bộ D-Day
Hàng trăm kế hoạch chi tiết và hàng nghìn trở ngại đã được quân Đồng minh tính toán trước khi ngày D-Day diễn ra, kéo theo đó là hàng chục loại phương tiện kỳ dị được ra đời để đảm bảo cho một mục tiêu duy nhất là chiến thắng.
Đầu tiên là việc trang bị khả năng lội nước cho xe tăng, cần phải nhớ rằng khi cuộc đổ bộ D-Day diễn ra các loại xe tăng trên thế giới hầu hết đều không biết bơi, vậy nên người ta sẽ phải chế ra bộ "đồ bơi" cho xe tăng, có tác dụng biến nó thành một cái xuồng. Nguồn ảnh: IWM.
Khi tiến vào bờ, quân Đồng minh sẽ phải đối mặt với những bãi mìn dày đặc được Đức bố trí sẵn từ trước. Để khắc chế được những bãi mìn này, các xe tăng Đồng minh đã được thiết kế với hệ thống xích xoay tốc độ cao, đủ khả năng kích nổ mìn ở khoảng cách an toàn. Nguồn ảnh: IWM.
Đối mặt với dàn lô cốt ngầm dày đặc và kiên cố của Đức, người Anh đã chế ra các loại xe tăng với nòng pháo cực lớn. Loại xe tăng này được sử dụng chỉ để bắn đạn nổ mạnh ở cự ly gần, tiêu diệt mọi boong-ke của đối phương trong tầm ngắn. Nguồn ảnh: IWM.
Loại pháo được sử dụng có cỡ nòng lên tới... 290mm. Với cỡ nòng này, mọi loại lô cốt dù kiên cố tới đâu của phát xít Đức cũng hoàn toàn có thể bị thổi bay chỉ trong nháy mắt. Nguồn ảnh: IWM.
Để dọn được đường qua những hố cát, rãnh cắt địa hình chằng chịt ở miền Bắc Normandie, Pháp, quân Đồng minh có giải pháp rất thông minh đó là sử dụng các bó gỗ cỡ nhỏ. Các loại bó gỗ này khi được nèn chặt vào rãnh nứt, có thể chịu được trọng lượng của cả xe tăng hạng nặng. Nguồn ảnh: IWM.
Với những rãnh lớn hơn hoặc các khu vực bờ biển đầy cát lún, một loại phương tiện công binh mang tên SBG được thiết kế để đặt cầu - tạo đường di chuyển cho phương tiện thiết giáp trong khu vực này. Nguồn ảnh: IWM.
Ngoài các phương tiện cơ động cao như SBG, quân Đồng minh còn sử dụng cả giải pháp thay thế đắt tiền khác đó là sử dụng luôn thân xe tăng Churchill tháo bỏ tháp pháo, xếp chồng lên nhau thành cầu cực kỳ chắc chắn và bảo đảm khó bị đánh sập hơn nhiều các loại cầu thông thường. Nguồn ảnh: IWM.
Dù cuộc đổ bộ ngoài bãi biển sử dụng tàu há mồm, các loại xe bánh xích lưỡng cư vẫn xuất hiện ở Normandie với số lượng khá nhiều. Tuy nhiên các loại phương tiện này về sau chỉ được sử dụng làm nhiệm vụ hậu cần, tải thương với khả năng di chuyển thẳng từ trên đất liền, mang thương binh ra tàu bệnh viện trên biển. Nguồn ảnh: IWM.
Một loại phương tiện thiết giáp cực dị khác được sử dụng bởi lính Canada và Australia đó là xe thiết giáp chở quân Kangaroo. Thực tế, đây chỉ đơn giản là xe tăng Sherman tháo tháp pháo và được biến thành xe chở quân. Nguồn ảnh: IWM.
Canal Defence Light hay CDL cũng là một loại phương tiện cực dị khác xuất hiện ở Normandie. Đây là loại phương tiện chuyên phục vụ cho đánh đêm với một... đèn pha công suất lớn trên nóc. Khi chiến thẳng vào chiến hào của đối phương, đèn pha của CDL có thể khiến đối phương bị chói mắt và giảm tầm nhìn. Nếu chiếu thẳng chưa đủ, CDL còn có chức năng... nháy liên tục, bảo đảm đối phương "nổ đom đóm" mắt và mất khả năng chiến đấu. Nguồn ảnh: IWM.
Normandie hoàn toàn không có hệ thống giao thông ở bãi biển, và thực tế là trên thế giới này ít nơi có đường giao thông chạy ra tận mép nước cả. Tuy nhiên quân Đồng minh lại cần các tuyến giao thông này để tải hàng tiếp tế, kết quả là các loại phương tiện thiết giáp làm đường đã được ra đời để sử dụng tại đây. Nguồn ảnh: IWM.
Nếu muốn nhanh gọn và đơn giản hơn, người ta sẽ sử dụng tới kiểu "trải chiếu" như thế này. Các tuyến đường được trải chiếu đủ sức đưa phương tiện thiết giáp hạng nặng vượt bãi biển mà không sợ bị cát lún. Nguồn ảnh: IWM.
Ngạc nhiên cách biệt kích Mỹ tái hiện lại cuộc đổ bộ Normandie
Đúng vào ngày này 75 năm trước, chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới diễn ra trên bờ biển Normandie, khi quân Đồng Minh tung vào châu Âu hơn 150.000 quân quyết tái chiếm lại nước Pháp.
Theo đó địa điểm được Quân đội Mỹ lựa chọn để tái hiện lại một phần của cuộc đổ bộ lịch sử của quân Đồng Minh lên bờ biển Normandie chính là bãi Pointe du Hoc. Điều đáng nói là ở bãi Pointe du Hoc, nó không hề có bãi biển mà là một núi đá dựng đứng nằm sát bờ biển. Và cách duy nhất để có thể chiếm được vị trí là trèo lên trên. Nguồn ảnh: BI.
Như một phần trong các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày đổ bộ lên Normandie, hôm 5/6 vừa qua một đơn vị Thủy quân Lục chiến Mỹ đã tái hiện lại cảnh "cha ông" của họ vượt qua bãi Pointe du Hoc trước làn đạn của quân Đức. Nguồn ảnh: BI.
Với địa thế đặc biệt của Pointe du Hoc, quân Đức đã đặt rất nhiều loại hoả lực mạnh ngay sát vách núi nhằm yểm trợ cho các bãi biển khác dọc Normandie. Nguồn ảnh: BI.
Để triệt hạ được những hoả lực mạnh này, một trung đoàn đặc nhiệm Lục quân Mỹ đã được huy động. Nhiệm vụ của họ là trèo bằng dây thừng lên đỉnh bãi Pointe du Hoc, tấn công và làm "câm họng" những khẩu pháo cỡ lớn của Đức ở đây. Nguồn ảnh: BI.
Đây là một cuộc tấn công mang ít nhiều tính cảm tử vì ai cũng hiểu, đánh "công thành" theo kiểu này trong thời buổi vũ khí hiện đại, thời Chiến tranh Thế giới thứ hai là quá khó khăn. Nguồn ảnh: BI.
Bia tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong buổi sáng đẫm máu ngày 6/6/1944. Nguồn ảnh: BI.
Tổng cộng có 225 lính đặc nhiệm Mỹ cùng hai thiết giáp hạm yểm trợ. Tới khi quân đội Mỹ chiếm được trận địa, họ chỉ còn đúng 90 người đủ khả năng chiến đấu tiếp. Số còn lại đều đã hy sinh hoặc bị thương. Nguồn ảnh: BI.
Vực đá cao khoảng 30 mét và gần như dựng đứng khiến nhiều đặc nhiệm lục quân Mỹ trong tình trạng say sóng khủng khiếp đã rơi xuống đất khi mới leo được nửa chừng. Nguồn ảnh: BI.
Ở bên trên, súng máy của Đức đã sẵn sàng với súng máy các loại để đón bất cứ người lính Mỹ nào vượt qua được vực đá 30 mét. Nguồn ảnh: BI.
Thực tế lính Mỹ ở phía dưới vực đá cũng phải đối mặt với lựu đạn được lính Đức ném từ trên xuống và nước biển dâng cao do sáng hôm đó thời tiết xấu, biển khá động. Trong tình trạng "cá nằm trong rọ" đó 225 lính biệt kích buộc phải tìm đường trèo lên trên để có được một cơ hội sống - dù cũng rất ít ỏi. Nguồn ảnh: BI.
Tổng cộng có khoảng 200 lính Đức phòng thủ tại điểm cao này. Trong số đó chỉ có 60 lính bị tiêu diệt, 40 lính Đức khác đầu hàng. Lính Mỹ bị thương chủ yếu lại do rơi từ vách núi xuống chứ không phải do giao tranh. Nguồn ảnh: BI.
Andy
Cuộc chiến kéo dài từ 6:39 sáng cho tới 9:00. Mặc dù chịu thương vong khổng lồ nhưng quân Mỹ vẫn phá được 5 khẩu pháo 155mm của Đức trong khu vực này,giúp giảm thương vong cho lực lượng đổ bộ ở bãi biển Omaha! (Nguồn ảnh: BI)
Andy TH
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét