Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Tôi là con bìm bịp - Coucal ...

Xin chào! Tôi là con bìm bịp, và là loài chim có thể trông nhà thay chó - Ảnh 1.
Các ông có nhớ bản dân ca Nam Bộ "Bắc Kim Thang" không? Trong bài hát có câu: "con bìm bịp thổi tò tí te tò te" ấy? Và xin trân trọng giới thiệu, tôi chính là con bìm bịp đây. Nghe tên thì chắc các ông cũng nghe rồi, nhưng tôi nghĩ không nhiều người biết tôi là loài chim như thế nào. Mà có khi, đến cái mặt tôi còn chưa bao giờ nhìn thấy. Thế nên hôm nay tôi quyết định "lên sóng", để cho các ông hiểu mình đã bỏ qua điều gì.<!>
1. Nguồn gốc cái tên bìm bịp
Họ nhà tôi có một cái tên khoa học rất kêu - Centropus sinensis, nhưng khổ nỗi chẳng ai quan tâm, mà chỉ chết với cái tên bìm bịp.
Nguồn gốc của cái tên này là vì tiếng kêu. Thực chất, họ nhà bìm bịp chúng tôi có đến 30 loài khác nhau, nhưng có một đặc điểm chung là đều phát ra tiếng kêu tương tự như âm "bìm bịp". Thế là cái tên ấy ra đời, và giờ thì chẳng ai buồn thay đổi nữa.
Tiếng kêu của chim bìm bịp lý giải nguồn gốc của chúng
2. Một gia đình khác thường
Các loài chim khác xây dựng gia đình và tổ ấm với một mẫu số chung: Chim trống đi tìm mồi, chim cái đẻ trứng và chăm con.
Ở nhà bìm bịp tôi thì mọi chuyện bị đảo lộn. Do chim trống (là tôi) nhỏ bé hơn, nên phải đảm nhận việc chăm sóc mớm ăn, trong khi cô vợ tôi thì tung tăng bên ngoài, muốn về lúc nào thì về.
Xin chào! Tôi là con bìm bịp, và là loài chim có thể trông nhà thay chó - Ảnh 3.
Như nhà anh bìm bịp đen còn khổ hơn. Vợ anh còn lấy về thêm mấy ông chồng khác, đầu mọc cả chục cái sừng mà không dám hé răng đến một lời.
3. Cơn ác mộng của rắn
Đúng rồi đấy, bìm bịp chúng tôi là chim ăn thịt, với món khoái khẩu là rắn và chuột. Nhưng riêng với rắn thì tôi buộc phải công nhận rằng bìm bịp chính là hung thần của chúng.
Chuyện là lũ nhóc mới nở của nhà bìm bịp rất phàm ăn, lại nhanh đói, vợ chồng tôi bắt rắn săn chuột không xuể. Để giải quyết câu chuyện này, chúng tôi bắt vài con rắn về làm tù binh trong tổ, chỉ cần đói là có cái ăn luôn.
Xin chào! Tôi là con bìm bịp, và là loài chim có thể trông nhà thay chó - Ảnh 4.
Lũ rắn này thật đúng là khổ vô cùng. Chim non nhởn nhơ bên cạnh mà chẳng dám tấn công, vì hình như chúng sợ mùi lông của nhà bìm bịp. Ở các vùng nông thôn, loài người các ông toàn nuôi bìm bịp để đuổi rắn là vì thế.
4. Giữ nhà thay chó
Thời đại nuôi chó để trông nhà đã qua rồi. Giờ muốn "chất" là phải nuôi bìm bịp cơ.
Dù không biết nói như khướu hay vẹt, nhưng nhà bìm bịp chúng tôi có tiếng kêu rất to. Ngoài ra tôi cũng phải tự nhận là tính tình nhà bìm bịp có phần hung hãn, đi kèm ý thức bảo vệ lãnh thổ cực tốt nên hoàn toàn có thể giữ nhà cho con người.
Xin chào! Tôi là con bìm bịp, và là loài chim có thể trông nhà thay chó - Ảnh 5.
Các ông sẽ phải dạy tôi làm điều đó. Khá là tốn công đấy, thường phải mất khoảng 2 - 3 năm. Đổi lại, các ông sẽ có một con chim với khả năng kêu báo động còn to hơn tiếng chó sủa, biết bay đến tấn công kẻ trộm vào nhà, lại đuổi được rắn. Hấp dẫn quá còn gì?
Tham khảo: Coucal Facts...

Không có nhận xét nào: