Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2018

VỤ KIỆN HARVARD Kỳ thị tuần thứ hai - CN/TLNews, Boston

Những sự kiện nổi bật: Vụ kiện kỳ thị Á Châu của Harvard có thể biến thành vụ kiện chống Affirmative Action (*) và phân biệt giàu nghèo khi tuyển sinh. Khả năng trường hợp sinh viên Á Châu bị kỳ thị chỉ là bề ngoài của một hiện tượng lớn hơn.  Khi trưng bày và tranh luận các hồ sơ sinh viên Harvard tại toà, nổi lên các vấn đề khác. Một số nhà quan sát cho rằng mục đích chính của vụ kiện này là chống Affirmative Action. Sinh viên Á Châu được dùng như một bình phong để xoá luật Affirmative Action.<!>
Tuần này, hai kinh tế gia, kiêm giáo sư của hai trường đại học, một bên ủng hộ Harvard và bên kia chống Harvard tranh luận nhau tại toà. Ông David Card, đại học Berkely, California đại diện Harvard và ông Peter Arcidiacono, đại học Duke University - phe nguyên đơn tranh luận nhau về cách tuyển sinh
    Ông Peter khăng khăng sinh Viên Á Châu bị "trừng phạt"vì cho điểm cá nhân thấp là mất lợi thế học vấn có điểm học đường cao. Mỗi lần một sinh viên Á Châu bị chấm điểm thấp là một lợi thế cho sinh viên da đen và Spanish. 
   Các điểm tư chất cá nhân được Harvard chấm như sau: Sinh viên Á Châu trung bình thấp nhất 17 điểm, Spanish 18 điểm, Mỹ da đen 19, Mỹ da trắng 21 điểm. Sinh viên Á Châu có điểm học vấn cao trên tất cả.
   Phe bên kia, ông Card biện hộ cho Harvard nói rằng trường này không bao giờ kỳ thị ai.
    Tại toà, phe nguyên đơn có hồ sơ 6 năm tuyển sinh của Harvard. Cả hai phe dùng tập hồ sơ này để bênh hoặc chống.
    Phe nguyên đơn, tuy đại diện cho sinh viên Á Châu nhưng lại không có sinh viên Á Châu nào ra làm chứng, không rõ lý do như thế nào. Ngay cả những sinh viên bị Harvard tẩy chay khi làm đơn vào học ở đây cũng không ra làm chứng chống Harvard.

   NỔI BẬT TRONG TUẦN là hồ sơ tuyển sinh của một sinh viên người Việt được Harvard chọn ra làm chứng chống lại vụ kiện kỳ thị chủng tộc. Hồ sơ sinh viên Diệp Quốc Thắng, 19 tuổi (năm 2015)  sinh tại Việt Nam, qua Mỹ học trung học ở Mỹ xin vào Harvard được các giáo sư và các nhà tuyển sinh phỏng vấn. Thắng đã vượt qua được tất cả các "cửa ải" và được phê trong hồ sơ là tốt. Thắng mới qua Mỹ, nhà nghèo, lương gia đình dưới 65 ngàn/năm. Thắng được phê là "warm energy" và "truly unusual" "perfect grade" "incredibly hard working" và "diamond in the rough." Hồ sơ của Diệp Quốc Thắng được chọn như một trong 37,305 học sinh trung học làm đơn xin vào Harvard năm 2015. Hồ sơ của Thắng cũng được bà chánh án  Allison D. Burroughs chọn là một trong hàng chục ngàn hồ sơ có liên hệ tới tuyển sinh tại Harvard và sẽ được dùng để đưa ra phán quyết khi vụ án kết thúc.
    Hồ sơ của sinh viên Thắng được Harvard chấm điểm 2-, 2, 3, trong thang điểm từ 1 tới 6. Điểm 1 là cao tuyệt đối, "cực kỳ tốt" 2 là rất tốt, 3 là tốt, 4 là trung bình, 5 là dưới trung bình, 6 là loại bỏ, xấu. Thắng bị điểm 3+ về tư chất cá nhân (điểm càng cao càng xấu) điều này cũng là có liên hệ tới chấm điểm thấp cho tư chất cá nhân của sinh viên Á Châu. Thắng có học lực cao "perfect grade".
    Sinh viên Thắng đã nộp hồ sơ cá nhân của mình (một phần hồ sơ, không phải tất cả) để bảo vệ Harvard. Có khá nhiều học sinh đang học tại Harvard đã ra làm chứng ủng hộ Harvard.   
    Những nhân chứng đứng ra bảo vệ trường có được quan tâm tới hay không thì còn phải do bà chánh án xét những gì họ nói. (Điều dễ hiểu trong vụ án này là không có sinh viên nào đang học tại Harvard mà lại dám ra làm chứng chống lại trường.)
    Trường hợp sinh viên Diệp Quốc Thắng được chọn là điển hình trong vụ án này. Thắng còn viết cả một bài diễn văn được đọc trước toà để bảo vệ cách tuyển sinh của trường này. Thắng viết bài biện hộ có đoạn: “As an Asian American, I do not believe that Harvard’s race conscious admissions policy hurt me,” Diep wrote in a court declaration. “I disclosed my race and I did not have stellar grades, but I was accepted to Harvard most likely based on my personal statement, which reflected the diversity that I brought to campus.”
    Đặc biệt trong các tranh luận về các hồ sơ được tuyển tại Harvard như: Nhà giàu tặng tiền, thân nhân, quen biết, người thân từng học ở đây, con em giới quan chức cao thì con số sinh viên con nhà giàu người Á Châu hoặc con em giới quan chức Á Châu cũng được nhận vào với tỉ lệ khá cao.
    Với tỉ lệ sinh viên giàu người Á Châu được nhận vào cao thì vụ án kỳ thị sinh viên Á Châu sẽ giảm cường độ và chuyển sang sự kỳ thị Giàu-Nghèo. Sinh viên nghèo chỉ chiếm 3% Harvard. Vụ án sẽ chuyển trọng tâm vào việc bãi bỏ màu da sắc tộc trong việc tuyển sinh – điều này nhắm vào bãi bỏ luật Affirmative Action trong việc tuyển sinh.

CN/TLNews, Boston
GHI CHÚ
(*) Affirmative Action là một luật tạo cơ hội cho người thiểu số có cơ hội công bằng trong việc làm. Khi tuyển sinh họ được tạo cơ hội có mặt trong các trường đại học Mỹ. Một công ty phải tạo cơ hội cho đa sắc tộc có mặt trong sở làm với tỉ lệ cao hay thấp tuỳ chọn.

Không có nhận xét nào: