Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Một Vài Tin Á Châu

media
Thăm Việt Nam, James Mattis tố giác thái độ « cá lớn nuốt cá bé » của Trung Quốc Tú Anh - Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis lúc đến Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16/10/2018.REUTERS/Phil Stewart
Hoa Kỳ rất lo ngại vì Trung Quốc gia tăng biểu dương sức mạnh quân sự tại châu Á và thực hiện một chính sách kinh tế « cá lớn nuốt cá bé » đối với các nước láng giềng nhỏ yếu hơn. Trên đây là tuyên bố của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis với phóng viên quốc tế trên chuyến bay đưa ông đến Hà Nội thăm viếng hai ngày 16 và 17 tháng 10 năm 2018.
<!>
Theo AFP, bình luận về vòng du hành « ngoại giao » ở hai nước Đông Nam Á, Việt Nam và Singapore, bộ trưởng James Mattis cho biết Hoa Kỳ « không tìm cách cản trở » Trung Quốc , đối thủ của Washington tại Thái Bình Dương bởi vì « không có giải pháp nào hay hơn ». Ông James Mattis giải thích : Mỹ và Trung Quốc là « hai đại cường quân sự và kinh tế có khi dẫm chân lên nhau, do vậy, cả hai sẽ phải tìm một phương cách hữu hiệu để quản lý mối quan hệ song phương ».
Theo AFP, khi đề cập đến những bất đồng trong quan hệ Mỹ-Trung , chủ nhân Lầu Năm Góc có dụng ý tố cáo Bắc Kinh lấn áp các nước Đông Nam Á « ỷ mạnh hiếp yếu » trang giành chủ quyền ở Biển Đông : Hoa Kỳ vô cùng quan ngại trước tình trạng nhiều khu vực tại Biển Đông tiếp tục bị quân sự hóa. Chưa hết, trong lãnh vực kinh tế, Trung Quốc cư xử với các nước nhỏ như một con thú săn mồi, dùng chính sách tín dụng dễ dãi để làm các quốc gia nghèo vì thiếu nợ ngập đầu phải nhượng phần nào chủ quyền cho Bắc Kinh. Cụ thể là trường hợp Sri Lanka, vì không đủ khả năng trả nợ 1,4 tỷ đôla cho Trung Quốc, phải nhượng cho Bắc Kinh quyền quả lý hải cảng nước sâu trong 99 năm.
Chuyến viếng thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tại Hà Nội diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trong mọi lĩnh vực từ quân sự, thương mại cho đến chính trị. Bắc Kinh bị tố cáo « can thiệp vào bầu cử Mỹ, triệt hạ tổng thống Donald Trump ». Vì những căng thẳng này mà chuyến viếng thăm Trung Quốc của chủ nhân Lầu Năm Góc, dự kiến vào cuối tháng 10, bị hủy bỏ.

Mỹ-Triều : Bình Nhưỡng tố cáo « quỷ kế » của Washington

media
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tiếp ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng. Ảnh do KCNA công bố ngày 07/10/2018KCNA via REUTERS
Bắc Triều Tiên, qua cơ quan tuyên truyền KCNA, công kích chính quyền Donald Trump có ý đồ đen tối duy trì lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng và ngăn chận tiến trình hoà giải giữa hai miền Nam-Bắc .
Hôm nay 16/10/2018, trong một bài xã luận dài 1700 chữ, hãng thông tấn KCNA đe dọa trả đũa « chiến thuật nước đôi, đáp ứng thiện chí bằng ác ý » của Hoa Kỳ.
Bài xã luận được công bố vài ngày sau khi ngoại trưởng Mỹ đến Bình Nhưỡng thảo luận với chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un về bốn điểm trong tuyên bố chung tại thượng đỉnh Singapore 12/06. Theo ngoại trưởng Pompeo, hai bên đạt được « tiến triển » trên hồ sơ phi hạt nhân hóa.
Dù vậy, vài giờ sau khi ngoại trưởng Mỹ rời Bắc Triều Tiên, Bình Nhưỡng lên tiếng tố cáo Washington sử dụng « phương pháp côn đồ » đòi Bắc Triều Tiên đơn phương giải trừ vũ khí hạt nhân.
Theo phân tích của AFP, thái độ tức giận của Bình Nhưỡng đã gây ít nhiều lo ngại bước đàm phán kế tiếp gặp bất trắc. Tuy nhiên, phản ứng sáng thứ Ba hôm nay đi xa hơn, gián tiếp công kích tổng thống Donald Trump. Nhắc lại tuyên bố của tổng thống Mỹ « Seoul sẽ không bỏ trừng phạt Bình Nhưỡng nếu không có sự chấp thuận của Washington », KCNA cảnh báo: « Không những người Hàn Quốc mà tất cả người Triều Tiên khác đều căm giận ». 

Hai miền Triều Tiên và Liên Hiệp Quốc họp về giải trừ binh bị

media
Chủ tịch Ủy Ban Thống Nhất Hòa Bình của Bắc Triều Tiên Ri Son Gwon bước qua đường giới tuyến tại Bàn Môn Điếm để đến tham gia cuộc họp với bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc Cho Myoung Gyon, ngày 15/10/2018.Korea Pool/Yonhap via REUTERS
Thêm một tín hiệu hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên. Hôm nay, 16/10/2018, đại diện quân đội hai miền Nam - Bắc Triều Tiên và Bộ chỉ huy quân sự Liên Hiệp Quốc (UNC) bắt đầu cuộc họp tham vấn ba bên về vấn đề giải trừ vũ khí trong Vùng an toàn chung (ZSC), nằm trong khu phi quân sự.
Theo AFP, bộ Quốc Phòng Hàn Quốc thông báo với báo chí, cuộc họp ba bên đã bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng nay, giờ địa phương, tại khu làng đình chiến Bàn Môn Điếm.
Trong khuôn khổ thỏa thuận quân sự được ký giữa lãnh đạo hai miền trong cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng 9 giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, Bình Nhưỡng và Seoul đã chấp thuận giải trừ quân bị trong vùng an toàn chung này. Hôm 01/10 vừa qua, hai nước đã bắt đầu tiến hành tháo gỡ mìn trong vòng 20 ngày tại khu vực này.
Đoàn Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên do 2 đại tá dẫn đầu và đại diện quân đội Liên Hiệp Quốc là đại tá người Mỹ, Burke Hamilton, thư ký Ủy ban đình chiến.
Hãng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn nguồn tín chính thức cho biết thêm chi tiết, qua cuộc họp tham vấn ba bên lần này, hai miền sẽ cùng lực lượng Liên Hiệp Quốc đóng tại chỗ cùng xem xét kết quả của chiến dịch gỡ mìn và bàn về cách thức thực thi thỏa thuận phi quân sự hóa hoàn toàn khu an toàn chung, trong đó có việc rút bớt quân và vũ khí và các chốt gác ra khỏi khu vực trên.
Hai bên dự kiến rút từ 4 đến năm chốt gác mỗi bên khỏi ZSC. Mỗi bên sẽ chỉ duy trì một đội tuần tra 35 lính, không mang vũ khí. Người dân hai nước và du khách nước ngoài có thể qua lại vùng giới tuyến quân sự trong khoảng thời gian từ 9 giờ  đến 17 giờ hàng ngày.
Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết, sau cuộc họp tham vấn ba bên lần này, sẽ có những cách thức áp dụng cụ thể để vùng này trở thành an toàn thực sự.
ZSC được lập ít ngày sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) chấm dứt bằng một hiệp định đình chiến. Đây là khu vực được hai bên sử dụng cho các cuộc tiếp xúc, trong đó có hai cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai lãnh đạo Moon-Kim.

Tổng thống Macron : Pháp chưa thể có quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng

media
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu bên cạnh tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In trong buổi dạ tiệc tại điện Élysée, Paris. Ảnh 15/10/2018.Christophe Petit-Tesson/Pool via REUTERS
Hôm qua, 15/10/2018, trong buổi tiếp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae in tại Paris, tổng thống Pháp yêu cầu Bình Nhưỡng phải có « những cam kết » cụ thể về giải trừ hạt nhân. Về phần tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in kêu gọi Pháp ủng hộ lãnh đạo Bắc Triều Tiên trong các nỗ lực vì hòa bình.
Tuy đánh giá cao các biến chuyển tích cực đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên, tổng thống Pháp khẳng định vào thời điểm này Paris chưa tính đến quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng. Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc, tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố với báo chí về lập trường của Pháp như sau :
« Chúng tôi có văn phòng hợp tác mở tại Bình Nhưỡng năm 2011, phụ trách lĩnh vực hợp tác văn hóa và nhân đạo. Nước Pháp chưa cam kết thiết lập quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng ở giai đoạn này. Mối quan hệ này được xem xét, đánh giá tùy theo những tiến bộ trong hồ sơ hạt nhân và đạn đạo, tùy theo mức độ tiến triển quan hệ Liên Triều và tình hình nhân quyền. Như vậy, tùy theo những biến chuyển được ghi nhận trên thực địa, mà chúng tôi sẽ tính tới, một mặt, những tiến triển trong quan hệ ngoại giao song phương và mặt khác những chuyển biến trong chính sách trừng phạt trên bình diện quốc tế. Tôi cho rằng nên giữ trong tay những lá bài thúc đẩy để bảo đảm là sẽ có những thay đổi. Không thể chỉ vì có những cuộc gặp đầu tiên này mà nước Pháp thay đổi lập trường.» 

Dự án giao thông sắt, bộ nối Nam-Bắc Triều Tiên sắp khởi công

media
Văn kiện ký giữa tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 đang mở ra những dự án hợp tác hai miền nhiều triển vọng.KBS/via REUTERS
Hôm nay, 15/10/2018, bộ trưởng Thống Nhất Hàn Quốc và đồng nhiệm Bắc Triều Tiên đã gặp nhau tại Bàn Môn Điếm. Hai bên đã đạt được đồng thuận về nhiều điểm nhằm thúc đẩy quan hệ Liên Triều, trong đó có dự án nối liền tuyến đường sắt và đường bộ giữa hai miền.
Thông cáo chung được công bố sau cuộc gặp và được hãng tin Hàn Quốc Yonhap trích dẫn, cho biết: Vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, miền Nam và miền Bắc sẽ cùng tổ chức lễ khởi công dự án hiện đại hóa, nối liền tuyến đường sắt và đường bộ dọc theo các vùng miền đông và miền nam của hai nước.
Đây là một trong những nội dung đã được lãnh đạo Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc quyết định trong cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba vừa qua tại Bình Nhưỡng.
Ngoài dự án nói trên, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên còn đạt đồng thuận về việc tổ chức nhiều cuộc gặp khác, như cuộc họp của Hội Chữ Thập Đỏ hai nước vào tháng tới để bàn về hồ sơ các gia đình ly tán do chiến tranh, cuộc gặp giữa các tướng lĩnh hai miền nhằm làm giảm căng thẳng quân sự và thành lập một ủy ban quân sự hỗn hợp.
Cuối tháng 10 này, tại văn phòng liên lạc ở khu công nghiệp Kaesong, hai bên sẽ thảo luận về việc cùng đăng cai tổ chức Thế Vận Hội mùa hè 2032, về dự án đưa một đoàn văn công Bắc Triều Tiên sang biểu diễn tại Hàn Quốc…

Không có nhận xét nào: