Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

7 tác động mới từ trà Atisô (*) - (Wikipedia)


Thông tin dịch vụ - Việc lựa chọn một loại thức uống hằng ngày, để giúp cơ thể loại bỏ những chất độc tố và đem lại một cơ thể khỏe mạnh là một trong những vấn đề ngày càng được người tiêu dùng hết sức quan tâm. Trà Atiso được xem như một giải pháp, và là một trong những loại thức uống khá thân quen được người tiêu dùng lựa chọn.<!>

1. Bổ sung vitamin C, kali, magie tốt cho hệ tim mạch.
2. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của sáu chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid).
3. Kích thích gan tiết mật giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
4. Giảm mức cholesterol, ngăn chặn đươc bệnh xơ cứng động mạch.
5. Bỏ và ngăn chặn phát tán của tế bào chết ngăn ngừa bệnh ung thư.
6. Kiểm soát lượng đường dư trong máu.
7. Giảm viêm, lợi tiểu, nhuận tràng và cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi khuẩn lợi cho sức khỏe sống trong ruột.
 
 
(*) ARTICHAUT
Atisô (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp artichaut /aʁtiʃo/) tên khoa họcCynara scolymus), còn được viết là a-ti-sôa ti sô, cũng còn được gọi là ác-ti-sô, là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.
Những cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa PaTam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt.
Hiện nay, người ta trồng atisô không những chỉ dùng lá bắc và đế hoa để ăn mà còn dùng làm thuốc. Hoạt chất chính của atisô là cynarine (Acide 1- 3 dicaféin quinic). Ngoài ra còn có inulininulinazatanin, các muối hữu cơ của các kim loại KaliCanxiMagiêNatri... Atisô có tác dụng hạ cholesterol và urê trong máu, tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu, thường được làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện, chữa các chứng bệnh về ganthận. Tuy chất cynarine đã tổng hợp được nhưng người ta vẫn dùng chế phẩm từ cao lá atisô tươi. Trên thế giới, biệt dược Chophytol của hãng Rosa (Pháp) là thông dụng hơn cả.
(Wikipedia)        

Không có nhận xét nào: