Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Tư 14/6 - LêMinh Nguyên


Quân IS chiếm Tora Bora ở Afghanistan --- Tổng thống Trump giao bộ Quốc Phòng quyền điều quân đến Afghanistan --- Mattis: Mỹ "hiện không thắng" ở Afghanistan<!>
Các phần tử Nhà nước Hồi giáo đã chiếm được nhiều phần trong khu vực Tora Bora của Afghanistan vào tối 13/6, sau nhiều ngày giao tranh với quân Taliban ở Afghanistan và các lực lượng ủng hộ chính phủ.
Khu vực miền núi xa xôi này có nhiều hang động giáp biên giới với Pakistan.
Giao tranh ác liệt bắt đầu nổ ra trong khu vực cách đây gần một tuần, khi các phần tử IS tấn công các vị trí của Taliban. 

Ban đầu, Taliban đã cố gắng đẩy lùi cuộc tấn công và buộc IS lui quân. 

Các lực lượng dân quân địa phương ủng hộ chính phủ Afghanistan, vốn thường chống Taliban, cũng đã chiến đấu chống IS. 

Không rõ họ có chiến đấu cùng Taliban hay chiến đấu riêng rẽ, cũng không rõ liệu hai bên có thực hiện một lệnh ngừng bắn tạm thời trên thực tế trong khi họ chiến đấu chống kẻ thù chung hay không.
Tuy nhiên, các phần tử IS không chỉ thành công trong việc đánh bại cả hai phe nêu trên để chiếm Tora Bora, mà chúng còn bắt đầu một cuộc tấn công vào Pachiragam, một trong 22 huyện của tỉnh Nangarhar. Một phóng viên của ban tiếng Pashto đài VOA có mặt trong khu 
Ataullah Khogyani, phát ngôn viên của tỉnh trưởng Nangarhar, cho biết tình hình ở Pachiragam rất căng thẳng, nhưng từ chối chia sẻ thêm chi tiết.

Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Afghanistan, tướng Dawlat Waziri, không xác nhận việc Tora Bora bị chiếm. - VOA

***
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump giao cho bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis quyền quyết định tăng cường quân Mỹ tại Afghanistan. AFP hôm nay 14/06/2017 dẫn lời một viên chức Mỹ cho biết như trên.
Như vậy người đứng đầu Lầu Năm Góc sẽ chịu trách nhiệm ấn định tổng số quân Mỹ triển khai tại Afghanistan, tuy nhiên tướng Mattis hiện chưa có quyết định cụ thể. Theo ước tính, Hoa Kỳ có thế gởi từ 3.000 đến 5.000 quân tăng viện, thêm vào số 8.400 quân nhân đang trú đóng tại Afghanistan. Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2011 số binh lính được tăng lên thay vì rút dần đi.

Các chỉ huy quân sự Mỹ tại Afghanistan từ nhiều tháng qua đã yêu cầu NATO gởi thêm nhiều ngàn quân tăng cường. Hôm qua trước Hạ Viện, tướng James Mattis đã cảnh báo là Taliban đang phát triển, ông nói : « Chúng ta không phải đang trên đà thắng, và phải chỉnh đốn càng sớm càng tốt ».

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cho rằng cần khẩn cấp xác định lại chiến lược lâu dài tại Afghanistan, sau khi ông Obama tìm cách rút chân khỏi chiến trường này. Theo ông, cần duy trì một lực lượng tinh nhuệ tại chỗ, có khả năng hỗ trợ cho quân địa phương chận đứng ngay những đợt tấn công quan trọng của quân nổi dậy Hồi giáo.

Tướng Mattis cho biết sẽ trình bày với Hạ Viện những chi tiết về chiến lược dài hạn vào giữa tháng Bảy. Lực lượng Mỹ hiện tại chỉ đóng vai trò cố vấn, sắp tới có thể tham gia chiến đấu. Với số lượng quân nhân tăng lên, Mỹ có thể gởi các cố vấn đến tận các đơn vị cơ sở chứ không chỉ các sở chỉ huy. Đồng thời Mỹ cũng yểm trợ nhiều hơn về không quân và pháo binh.

Phe Taliban vừa tiến hành một loạt vụ tấn công đẫm máu tại Afghanistan nhắm vào các căn cứ quân sự. Hôm thứ Bảy 9/6, một lính Afghanistan – mà theo Taliban là người của phe này len lỏi vào quân đội địa phương - đã giết chết ba lính Mỹ và làm bị thương một quân nhân khác ở Nangarhar (miền đông). - RFI

***
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis, Hoa Kỳ hiện không thắng ở Afghanistan. Ông Mattis đã trả lời chất vấn của các nhà lập pháp trong phiên điều trần về ngân sách của Bộ Quốc phòng hôm 13/6.

Sau gần năm tháng cầm quyền, chính quyền của ông Trump vẫn đang tiếp tục xây dựng một kế hoạch mới nhằm ổn định Afghanistan.

Hôm 13/6, trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện, ông Jim Mattis, Bộ trưởng Quốc phòng, nói: "Tôi tin rằng đến giữa tháng 7, chúng tôi sẽ báo cáo chi tiết với quý ngài. Chúng tôi hiện đang lập kế hoạch, và có những hành động đang được thực hiện để đảm bảo rằng chúng ta không trả giá cho sự chậm trễ".

Bộ trưởng Mattis nói một phần của kế hoạch là Mỹ đang thu hút sức mạnh từ các đồng minh, việc này cần có thời gian. Có khoảng 13.000 binh sĩ NATO ở Afghanistan. Điều thêm quân tới đang được xem xét.

Ông nói rằng đội ngũ phòng thủ cần phải thay đổi chiến lược hiện tại. Các quan chức đều đồng ý rằng chiến lược này làm cho đất nước bị chiến tranh tàn phá rơi vào thế bế tắc với Taliban ở Afghanistan.

Bộ trưởng Jim Mattis nói: "Chúng tôi hiện không chiến thắng tại Afghanistan ngay lúc này, và chúng tôi sẽ khắc phục điều này càng sớm càng tốt".
Ông Mattis định nghĩa chiến thắng ở Afghanistan là khi chính phủ Afghanistan đủ mạnh để giảm mức độ bạo lực của đối phương xuống ngưỡng có thể kiểm soát được để các lực lượng an ninh địa phương xử lý.
Ông nói điều đó sẽ cần một lực lượng binh lính Mỹ và đồng minh ở lại, những quân nhân này sẽ huấn luyện người Afghanistan trong khi vẫn duy trì các năng lực an ninh cao cấp. - VOA

2.
Hỏa hoạn London, ít nhất 12 người chết

Ít nhất 12 người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn tại London hôm nay và số tử vong có phần chắc sẽ tiếp tục tăng cao, theo nguồn tin cảnh sát.
“Tôi có thể xác nhận rằng số tử vong hiện nay là 12 người. Hoạt động phục hồi sẽ kéo dài và phức tạp. Tôi cho rằng số thiệt mạng sẽ vượt quá con số 12,” chỉ huy cảnh sát Stuart Cundy cho báo giới biết.

Hơn 200 lính cứu hỏa cùng với 40 xe chữa cháy nỗ lực dập lửa trong nhiều giờ đồng hồ tại khu nhà Grenfell Tower, 24 tầng, ở Tây London vào rạng sáng 14/6.
Tòa tháp Grenfell có khoảng 120 căn hộ là nơi ở của 600 người. Tòa nhà nằm trong khu vực Bắc Kensington đông dân và đa dạng về sắc tộc.

Các nhà điều tra hỏa hoạn cho hay còn quá sớm để nói yếu tố nào đã làm vụ cháy xảy ra hoặc khiến nó lan nhanh.

Thủ tướng Anh Theresa May đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp về xử lý thảm hoạ. Một phát ngôn viên của Phủ thủ tướng cho biết bà May "rất buồn vì sự mất mát nhân mạng".

Các quan chức cho biết ít nhất 74 người đã được đưa tới bệnh viện vì các thương tích, trong đó có hít phải khói. Các nhân viên bệnh viện nói 20 người đang được chữa trị đặc biệt.

Vì vụ cháy rất lớn nên có những quan ngại là tòa nhà có thể sập. Nhưng các quan chức cho biết các kỹ sư kết cấu tin rằng điều đó sẽ không xảy ra. - VOA

3.
Tàu chiến Mỹ thăm Trung Quốc

Một tàu khu trục có tên lửa dẫn đường của Mỹ cập cảng phía nam của Trung Quốc trong chương trình đã định trước với Hải quân Quân đội Nhân dân Trung Quốc.
Tàu USS Sterett (DDG-104) ngày 12/6 tới Trạm Giang, nơi đặt trụ sở của hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, trong một chuyến thăm bao gồm những hoạt động trao đổi cấp thấp với hải quân Trung Quốc, theo thông cáo được USNI News trích dẫn.

“Trong chuyến thăm cảng lần này, thủy thủ sẽ tham gia những hoạt động thể thao, cho phép tham quan tàu và tham dự một sự kiện trao đổi quan hệ với cộng đồng cùng các buổi lễ tân của giới lãnh đạo với hải quân Trung Quốc,” thông cáo về chuyến thăm của tàu Sterett được loan tải hôm 12/6 cho biết.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu Mỹ tới Trạm Giang kể từ năm 2015 và cũng là chuyến thăm đầu tiên của một tàu Hoa Kỳ tới một cảng của Hoa lục trong năm nay.

Trung tá hải quân Claudine Caluori, chỉ huy tàu Sterett, ngày 12/6 tuyên bố: “Chuyến thăm này là một cơ hội tốt để thúc đẩy hợp tác hàng hải và củng cố mối quan hệ giữa hải quân Mỹ với các đối tác bên hải quân Trung Quốc.”

Chuyến thăm diễn ra trong lúc Mỹ tăng cường các cuộc tuần tra trên biển Đông và tái tục thách thức, thông qua hoạt động Tự do Hàng hải, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc xung quanh các đảo nhân tạo đang được quân sự hóa.

Tháng trước, tàu khu trục USS Dewey – cùng hoạt động với tàu Sterett trong nhóm hành động gồm hai tàu từ Trạm hải quân San Diego, California – đã đi vào phạm vi 6 hải lý xung quanh Đá Vành Khăn trong chương trình Tự do Hàng hải đầu tiên dưới tân chính quyền Trump.
Theo công bố hôm 12/6 từ Trạm Giang, nhóm hành động gồm 2 tàu Sterett-Dewey cũng tham gia vào một số các cuộc diễn tập khu vực trong vài tháng qua, phối hợp với các dịch vụ hải quân để tiến hành các cuộc tuần tra thường lệ, các hoạt động an ninh hàng hải và các hoạt động hợp tác an ninh giúp tăng cường an ninh-ổn định khu vực tại Tây Thái Bình Dương. - VOA

4.
Nhật muốn bán thêm vũ khí cho Đông Nam Á

Nhật đang tìm cách tăng doanh số thiết bị quân sự tại thị trường Đông Nam Á giữa bối cảnh căng thẳng tăng cao với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, một quan chức quốc phòng Nhật cho biết ngày 12/6.
Đây là một phần trong nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm tăng cường vai trò quân sự và doanh số thiết bị quốc phòng của Nhật, đặc biệt tại Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đang mở rộng kinh doanh vũ khí.

Người đứng đầu Cơ quan Mua bán Hậu cần và Công Nghệ thuộc Bộ Quốc phòng Nhật, Hideaki Watanabe, cho biết thứ năm tuần này Nhật sẽ tổ chức cuộc họp với các giới chức quốc phòng từ Hiệp hội các nước Đông Nam Á để thảo luận việc chia sẻ thiết bị và công nghệ.

Phát biểu của ông Watanabe được đưa ra hôm thứ 2 tại cuộc triển lãm vũ khí quốc tế gần Tokyo với sự tham dự của hàng trăm quan chức quốc phòng và lãnh đạo ngành công nghiệp này từ khắp nơi trên thế giới.
Ông Watanabe cho biết thời gian gần đây xuất hiện những nỗ lực mạnh mẽ từ các nước tìm cách thay đổi hiện trạng. Nhận xét này rõ ràng ám chỉ việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trên các khu vực tranh chấp ở biển Đông.

Ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản trị giá khoảng 1.800 tỷ Yen (16 tỷ đô la) hàng năm, một phần nhỏ so với ngành công nghiệp ô tô trị giá 52.000 tỷ Yen (470 tỷ đô la) của nước này.
Nhật Bản hạn chế xuất khẩu vũ khí theo Hiến pháp chủ hòa, giới hạn các cuộc nghiên cứu và phát triển chung với Mỹ theo một hiệp ước an ninh song phương.

Kể từ khi nới lỏng các luật lệ này vào năm 2014, Nhật giờ đây đang tham gia các thỏa thuận nghiên cứu chung với Anh, Úc và Pháp.
Nhằm mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng, chính phủ Nhật đã tăng cường tài trợ nghiên cứu tới hơn 10 tỷ Yen (90 triệu đô la Mỹ) trong năm nay. - VOA

5.
Bắc Triều Tiên thả sinh viên Mỹ trong tình trạng hôn mê

Một sinh viên Mỹ, bị hôn mê hơn một năm trong tù, đã được hồi hương hôm qua, 13/06/2017, sau khi được Bắc Triều Tiên trả tự do. Vụ phóng thích này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Bình Nhưỡng và Washington do chế độ Bắc Triều Tiên tiếp tục bắn thử tên lửa và thử hạt nhân. 
Sinh viên Otto Warmbier đã bị chính quyền Bình Nhưỡng kết án 15 năm lao động khổ sai hồi tháng 03/2016 với cáo buộc có « những hoạt động thù địch » vì đã đánh cắp một bích chương có khẩu hiệu chính trị trong một khách sạn ở Bình Nhưỡng.

Từ Seoul, thông tin viên Frédéric Ojardias gởi về bài tường trình :

Vụ này có thể sẽ khiến quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ xấu đi thêm. Các quan chức Bắc Triều Tiên được các quan chức cao cấp của Mỹ trích dẫn cho biết là Otto Warmbier đã bị hôm mê từ hơn một năm nay, mà nguyên nhân dường như là do uống thuốc ngủ.

Nhưng chỉ đến tuần trước chính quyền Bình Nhưỡng mới thông báo chuyện này cho Washington, thông qua đại diện của họ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. Một nhà ngoại giao Mỹ, ông Joseph Yun hôm thứ hai vừa qua đã đi Bình Nhưỡng cùng với các bác sĩ. Sinh viên Warmbier đã được máy bay quân sự chở đi ngay từ hôm qua. 
Chế độ Bắc Triều Tiên đã thả con tin có lẽ để tránh xảy ra chuyện tệ hại hơn nếu sinh viên Mỹ chết trong tù. Hiện giờ chính quyền Bình Nhưỡng vẫn còn giam giữ 3 công dân Mỹ khác và sử dụng những người này làm vật trao đổi để gây áp lực với Mỹ. 

Giải thích của phía Bắc Triều Tiên về tình trạng sức khoẻ đáng ngại của Otto Warmbier hiện chưa được kiểm chứng. Một quan chức cao cấp của Mỹ, được tờ New York Times trích dẫn, cho biết Hoa Kỳ đã nhận được những thông tin theo đó sinh viên này dường như đã nhiều lần bị đánh đập trong tù. 

Hôm qua, Ngoại trưởng Rex Tillerson cho biết là ông sẽ tiếp tục thương lượng với Bình Nhưỡng để 3 công dân Mỹ kia được phóng thích. Vụ phóng thích sinh viên Warmbier trùng hợp với chuyến đi Bắc Triều Tiên của cựu ngôi sao bóng rổ Dennis Rodman, nhưng chính quyền Donald Trump khẳng định rằng Rodman đi thăm với tư cách cá nhân và không có liên quan gì đến quyết định trả tự do cho sinh viên Mỹ. - RFI

6.
Moldova trục xuất 5 nhà ngoại giao Nga bị nghi tuyển quân cho vùng Donbass

Quan hệ giữa Nga và Moldova, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ lại căng thẳng. Năm nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất vào cuối tháng Năm vừa qua, nhưng mãi đến hôm qua, 13/06/2017, lý do mới rò rỉ : Theo nguồn tin chính quyền Chisinau, những người bị trục xuất không phải là cán bộ ngoại giao đơn thuần mà là mật vụ Nga đặc trách tuyển chiến binh cho vùng Donbass, Ukraina.
Thông tín viên RFI tại Kiev, Stéphane Siohan, cho biết chi tiết :

Lãnh đạo Moldova từ năm 1991 đã quen đi dây giữa Châu Âu và Nga. Matxcơva hậu thuẫn cho một vùng đòi độc lập ở nước này. Nhưng lần này chính quyền Chisinau, thường bị xem là rất mềm mỏng với Nga, đã hành động mạnh bạo và vào ngày 29/05, đã trục xuất 5 nhà ngoại giao Nga. 
Thật ra, những người này thuộc cơ quan tình báo quân sự Nga GRU, đặc trách tuyển quân cho vùng chiến sự Donbass, miền đông Ukraina. Những người được tuyển mộ sẽ được bí mật huấn luyện ở Nga, trước khi được đưa qua chiến đấu ở Ukraina trong lực lượng thân Nga.

Tình báo Nga tìm những chiến binh này ở Gagaouzia, một vùng nói tiếng Thổ của Moldova với cư dân nhìn chung là thân Nga. Chính quyền Ukraina đã chận bắt được những chiến binh này, chuyển thông tin đến Chisinau và chính quyền Moldova quyết định hành động để dừng "trò chơi" này của Matxcơva.

Phần Nga thì vẫn tiếp tục các âm mưu lũng đoạn nước cộng hòa Moldova, một khu vực rất nhạy cảm mà việc thao túng những cộng đồng thiểu số không khác gì chơi với lửa. 

Nga đã trả đũa ngay hôm 31/05, trục xuất 5 nhà ngoại giao Moldova. Trong một thông cáo bộ Ngoại Giao Nga còn nhắc nhở chính quyền Chisinau về tính chất « phản tác dụng » của các hành động trên. - RFI

Tin Hoa Kỳ
7.
Dân biểu Scalise bị bắn gần Washington

Dân biểu Mỹ Stephen Scalise bị bắn hôm 14/6 ở Alexandria, bang Virginia, ngay phía nam thủ đô Washington, theo các viên chức ứng phó khẩn cấp địa phương.
Tin cho hay ông Scalise ở trong tình trạng ổn định sau khi bị bắn vào hông vào lúc ông và các nhà lập pháp khác của đảng Cộng hòa đang luyện tập cho một trận đấu bóng chày thường niên sẽ diễn ra ngày 15/6 theo kế hoạch.

Các báo cáo nói rằng dường như có ít nhất năm người khác cũng đã bị thương. Cảnh sát Alexandria nói trên Twitter rằng nghi phạm đã bị bắt giam.
Tổng thống Donald Trump nói ông và Phó Tổng thống Mike Pence đang theo dõi tình hình. Ông Trump bày tỏ trong một tuyên bố: "Chúng tôi rất buồn vì thảm kịch này, chúng tôi quan tâm và cầu nguyện cho các thành viên Quốc hội, các phụ tá của họ, Cảnh sát Điện Capitol, những nhân viên ứng phó khẩn cấp và tất cả những ai khác bị ảnh hưởng”.

Ông Scalise là viên chức đặc trách kỷ luật và vận động phiếu bầu của đảng Cộng hòa hiện chiếm thế đa số tại Hạ viện.

Dân biểu đảng Cộng hòa Mo Brooks cũng có mặt tại hiện trương. Ông Brooks nói với CNN rằng dường như có ít nhất hai viên cảnh sát và một phụ tá dân biểu đã trúng đạn.

Ông Brooks nói ông Scalise "không thể tự di chuyển" và "bò lê từ trong sân ra ngoài sân để thoát khỏi tay súng trong khi vụ nổ súng vẫn diễn ra".

Hiện vẫn chưa rõ động cơ của vụ nổ súng này. - VOA

8.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ bác tin thông đồng với Nga

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, Jeff Sessions, ngày 13/6 lên án ý kiến cho rằng ông thông đồng với Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống 2016 là “một sự bịa đặt khủng khiếp và đáng kinh tởm.” Tuy nhiên, ông Sessions lại từ chối trả lời một loạt các câu hỏi trong buổi điều trần quan trọng tại Thượng viện.
Thành viên trong nội các Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump kiêm cố vấn trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, ông Sessions bị các Thượng nghị sĩ bên đảng Dân chủ chỉ trích vì từ chối trả lời những chất vấn của họ liên quan đến các cuộc trao đổi giữa ông Sessions với Tổng thống Trump.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Martin Heinrich cáo buộc ông Sessions vi phạm lời thề nói lên sự thật đầy đủ. Ông Heinrich nói với ông Sessions: “Ông đang làm cản trở cuộc điều tra này.”
Ông Sessions đã tránh né những câu hỏi về việc ông có hay không có thảo luận với ông Trump về cách cựu Giám đốc FBI James Comey xử lý cuộc điều tra liên quan đến Nga, trước khi ông Trump sa thải ông Comey ngày 9/5. Tương tự như vậy, Bộ trưởng Tư pháp đã không trả lời liệu ông Trump có bày tỏ quan ngại với ông về quyết định hồi tháng 3 của Bộ trưởng Sessions tự loại mình ra khỏi cuộc điều tra về sự can dự của Nga vào bầu cử Mỹ.

Thượng nghị sĩ Angus King, một thành viên độc lập không thuộc đảng nào, hỏi ông Sessions rằng ông dựa trên cơ sở pháp lý nào để từ chối trả lời các câu hỏi. Ông Sessions đáp Tổng thống Trump đã không dùng tới đặc quyền hành pháp liên quan tới các cuộc trao đổi đó.

Đặc quyền hành pháp cho phép Tổng thống hoặc các quan chức cấp cao của ngành hành pháp cất giữ thông tin không cho Quốc hội và các tòa án liên bang xem với lý do bảo vệ quá trình ra quyết định của bên hành pháp.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ kết luận trong một bản báo cáo hồi tháng 1 rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh can thiệp vào cuộc bầu cử nhằm giúp ông Trump bằng cách xâm nhập hệ thống máy tính và tung ra các emails làm tổn hại đến ứng cử viên Tổng thống bên đảng Dân chủ lúc đó là Hillary Clinton.

Buổi điều trần của ông Sessions đánh dấu chương mới nhất trong vụ tai tiếng bao trùm 5 tháng đầu tiên làm Tổng thống của ông Trump và làm lu mờ những chương trình nghị sự chính sách trong nước của Tổng thống bao gồm bảo hiểm y tế và các sáng kiến cắt giảm thuế.
Ông Sessions là thành viên cấp cao nhất của chính quyền Trump bị ‘để ý’ trong vụ tranh cãi về việc liệu các trợ lý của Tổng thống có thông đồng với Nga để giúp ông Trump thắng cử hay không. - VOA

9.
Ngoại trưởng Mỹ bênh vực đề nghị ngân sách của Trump

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 13/6 cho biết ông ủng hộ các kế hoạch của chính quyền Trump về việc cắt giảm lớn các khoản ngân sách ngoại giao và trợ cấp nước ngoài, trong khi những người chỉ trích cáo buộc rằng những cắt giảm đó chung cuộc sẽ gây hại cho Mỹ.
“Tôi tin chúng ta có thể tăng mức tối đa hiệu quả của những chương trình này và tiếp tục dang tay giúp đỡ thế giới,” ông Tillerson phát biểu tại một buổi điều trần ở Ủy ban Ngoại giao Thượng viện.

Các thành viên của Ủy ban, bao gồm một số thành viên cùng đảng Cộng hòa với Tổng thống Trump, lên tiếng mạnh mẽ chống lại kế hoạch cắt giảm khoảng 1/3 các hoạt động như thế. Các thành viên đảng Cộng hòa chiếm đa số ở cả 2 viện của Quốc hội, nơi định ra ngân sách của chính phủ liên bang.
Thượng nghị sỹ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban, dự đoán những thay đổi chính trong đề xuất của ông Trump khi được đưa ra Quốc hội rằng “Ngân sách trình bày sẽ không phải là ngân sách mà chúng ta sẽ đối mặt.”

Thượng nghị sỹ Ben Cardin, đảng viên Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban, mạnh mẽ lên án kế hoạch của ông Trump. “Ngân sách theo kiểu ‘tham bát, bỏ mâm’ sẽ ảnh hưởng đến mạng sống và gây nguy hại dân Mỹ trong nước.”
Ngoại trưởng Tillerson nói ông hy vọng sẽ có kế hoạch để tái cơ cấu Bộ Ngoại giao vào cuối năm 2017. Ông cho biết một cuộc đánh giá về hoạt động của Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ đang được tiến hành.

Theo kế hoạch của ông Trump cho năm tài khóa bắt đầu vào tháng 10, sự can dự phi quân sự của chính phủ Mỹ ở nước ngoài giảm mạnh trong lúc chính quyền Trump theo đuổi quan điểm “Nước Mỹ trên hết.”

Nhìn chung, đề xuất của ông Trump cắt giảm 32% các nguồn ngân sách ngoại giao và viện trợ của Hoa Kỳ, tương đương khoảng 19 tỷ đô la. - VOA
|
|

10.
Gần 200 nghị sĩ Mỹ kiện Tổng thống Trump nhận tiền từ nước ngoài

Gần 200 thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ cùng tham gia đơn kiện Tổng thống Donald Trump vì nhận tiền của các chính phủ nước ngoài thông qua các doanh nghiệp của ông Trump.

Ít nhất 30 thượng nghị sĩ và 166 hạ nghị sĩ tham gia.

Họ cáo buộc ông Trump vi phạm hiến pháp cấm nhận tiền khi chưa có sự đồng ý của quốc hội.

Đơn kiện nói từ khi nhậm chức tổng thống, ông Trump chưa xin quốc hội thông qua các khoản tiền mà các công ty của ông đã nhận từ chính phủ nước ngoài.

Họ nói đây là đơn kiện lớn nhất của các nghị sĩ đối với một tổng thống Mỹ.

Nhiều viên chức nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cũng đang kiện ông Trump trong các vụ tương tự.
Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Maryland và Quận Columbia cũng đã loan báo đơn kiện hôm thứ Hai.

Nhà Trắng bác bỏ mọi cáo buộc.
Tổ chức toàn cầu của ông Trump gồm đến hơn 500 doanh nghiệp như khách sạn, sân golf, bất động sản, có liên hệ làm ăn với các chính phủ nước ngoài. 

Từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã chuyển việc kiểm soát hàng ngày doanh nghiệp cho một quỹ của các con trai.
Nhưng ông không bán các doanh nghiệp và các nhà chỉ trích nói lẽ ra ông phải làm điều này để tránh xung đột lợi ích. 

Luật sư của tổng thống nói quy định trong hiến pháp chỉ cấm quan chức nhận quà của nước ngoài, chứ không áp dụng cho các khoản tiền như trả tiền phòng khách sạn. - BBC

11.
Tổng thống Trump họp nội các để nghe chúc tụng

Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Hai mời các thành viên nội các cao cấp đến họp tại Tòa Bạch Ốc, để được nghe họ chúc tụng. Trước ống kính truyền hình, từng người một, buộc phải tỏ ra vui vẻ.
Theo báo mạng HuffPost, trong buổi họp, ông Trump khoe nghị trình của ông đạt được “bước tiến kỷ lục” và “chưa từng có tổng thống nào” đạt được thành tựu nhiều hơn trong nhiệm kỳ.

Sau đó, ông mời từng người đưa ra nhận xét cá nhân. Việc làm kỳ cục này không khác gì ở Bắc Hàn, nơi mỗi cán bộ nhà nước tìm cách ca ngợi sếp hay ho hơn người khác.
Phó Tổng Thống Mike Pence bắt đầu với phát biểu: “Thật là vinh dự lớn lao trong đời tôi khi được phục vụ với tư cách phó tổng thống cho một tổng thống, người giữ lời hứa với nhân dân Hoa Kỳ, và qui tụ được một thành phần có khả năng mang lại sự thay đổi, thịnh vượng và sức mạnh thật sự cho đất nước.”

Bộ Trưởng Giao Thông Elaine Chao khoe sự thành công của “tuần lễ hạ tầng cơ sở,” và thêm rằng “hàng trăm và hàng trăm người, nức lòng trước cuộc viếng thăm Bộ Giao Thông của tổng thống hồi tuần trước.”

Bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc, người công khai phát biểu ngược với sếp về một số vấn đề, ca ngợi thông điệp tổng thống gửi đến toàn thế giới và gọi đó là một “ngày mới” tại Liên Hiệp Quốc.

Bà Haley nói: “Tôi nghĩ cộng đồng quốc tế đều hiểu rằng chúng ta quay lại với họ,” và Tổng Thống Trump đáp: “Cám ơn. Quả đúng như vậy.”

Sau phát biểu của ông Robert Lighthizer, đại diện thương mại Mỹ, và bà Linda McMahon, giám đốc Cơ Quan Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ, ông Reince Priebus, chánh văn phòng phủ tổng thống, người có vẻ luôn lo lắng sợ mất ghế, cám ơn tổng thống vì có được “cơ hội và hân hạnh được phục vụ cho các nghị trình của tổng thống.”

Tuy nhiên khi đến lượt giám đốc CIA, ông Mike Pompeo khéo léo nói: “Theo truyền thống tốt đẹp nhất của CIA, tôi không có phát biểu nào trước mặt giới truyền thông.” Cả phòng ai cũng cười ồ.
Ngay lập tức, Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer (Dân Chủ-New York), trưởng khối thiểu số Thượng Viện, tweet ra một đoạn video, trong đó, ông hỏi các nhân viên và để họ chúc tụng, với những lời na na giống các bộ trưởng chúc tụng ông Trump.

Tuy nhiên, trong đó có một câu, ông Schumer hỏi: “Michelle, tóc tôi nhìn ra sao, sau khi tôi ra khỏi phòng tập thể dục?”

“Tóc của ông tuyệt vời. Không ai có tóc đẹp hơn ông,” người tên Michelle nói. - nguoiviet

12.
Một phần tư chiến đấu cơ F-35 không bay được vì trở ngại hệ thống dưỡng khí

Khoảng một phần tư các chiến đấu cơ F-35 do công ty Lockheed Martin Corp. chế tạo, tức 55 phi cơ, hiện đang phải ngưng bay vô hạn định vì có trở ngại với hệ thống cung cấp dưỡng khí, theo phát ngôn viên Không Quân Mỹ, Đại Úy Mark Graft, hôm Thứ Hai.
Các phi vụ huấn luyện ở căn cứ Không Quân Luke tại tiểu bang Arizona, nơi có 55 phi cơ F-35, bị hủy bỏ hôm Thứ Sáu tuần trước và dự trù tái tục ngày Thứ Hai, nhưng nay có lệnh là ngưng vô hạn định.

Hiện có khoảng 220 chiếc F-35 trên toàn thế giới.

Việc ngưng bay số phi cơ này diễn ra trong lúc công ty Lockheed dự trù sẽ cho bay biểu diễn chiếc F-35 tại Hội Chợ Hàng Không Thế Giới ở Paris vào tuần tới.
Các giới chức Không Quân Mỹ cho hay phi cơ F-35 ở các căn cứ khác hiện vẫn hoạt động bình thường.

Thương vụ sản xuất F-35 chiếm khoảng 37% tổng trị giá thương vụ của Lockheed.
Trong quý 1 vừa qua, trị giá thương vụ của công ty Lockheed tronng lãnh vực hàng không tăng 8%, lên tới $4.11 tỷ, nhờ vào số bán F-35 gia tăng.

Căn cứ Không Quân Luke, nằm về phía Tây Bắc thành phố Phoenix, là hậu cứ của Không Đoàn 56 chiến đấu.

Luke là nơi huấn luyện F-35 lớn nhất trên thế giới, không chỉ cho các phi công Mỹ mà cả phi công từ các quốc gia đồng minh.

Cả 220 chiếc F-35 trên toàn thế giới có số giờ bay tổng cộng là hơn 95,000 giờ, tuy rằng loại chiến đấu cơ này chưa lần nào đụng trận. - nguoiviet

13.
Chính phủ Trump cấp giấy phép làm việc cho hàng ngàn di dân lậu

Hàng chục ngàn di dân bất hợp pháp vừa được chính phủ Tổng Thống Donald Trump cấp giấy phép làm việc, áp dụng theo một chương trình có từ thời cựu Tổng Thống Barack Obama, mà ông Trump từng hứa sẽ chấm dứt ngay ngày đầu tiên ông vào Tòa Bạch Ốc.
Theo báo Washington Post, trong thời gian vận động tranh cử, ông Trump từng gọi chương trình “Deferred Action for Childhood Arrivals” (DACA) là “sắc lệnh ân xá vi hiến.”

DACA là chương trình ân xá đối với di dân lậu đến Mỹ lúc tuổi còn nhỏ, thường được biết với tên gọi “dreamers.”

Tuy nhiên, thống kê của Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) mới công bố hồi tuần trước, cho thấy hơn 17,000 ứng viên mới được chấp thuận vào chương trình DACA trong ba tháng đầu của năm 2017.
Ngoài ra, hơn 107,000 di dân ghi danh DACA được gia hạn thêm hai năm giấy phép làm việc, trong đó có một số giấy phép được cấp 20 ngày trước khi ông Obama hết nhiệm kỳ trong Tháng Giêng.

Những con số này cho thấy DACA vẫn tiến triển tốt đẹp dưới thời Tổng Thống Trump.

Việc ông Trump không giữ đúng lời cam kết lúc tranh cử khiến giới diều hâu về chính sách di dân phẫn nộ.

Ông Dale Jackson, người dẫn chương trình phát thanh bảo thủ ở Huntsville, Alabama, hồi Tháng Hai hỏi ông Sean Spicer, tùy viên báo chí Tòa Bạch Ốc, rằng tại sao ông Trump chưa chấm dứt chương trình DACA.

“Đây là một vi phạm lời hứa lúc tranh cử,” ông Jackson nói.

Ông Jackson nhấn mạnh rằng, khác với những lời hứa khác như bãi bỏ chương trình bảo hiểm Obamacare hay xây bức tường biên giới Mỹ-Mexico, việc ngưng cấp giấy phép đi làm, tổng thống chỉ đưa ra một sắc lệnh mà không cần có sự chấp thuận của Quốc Hội. - nguoiviet

Tin Việt Nam
14.
Dân làng Đồng Tâm ‘rất phẫn nộ’

Người dân Đồng Tâm nói lãnh đạo “lật lọng” trong khi vị “thủ lĩnh tinh thần” đang “bực bội”, sau khi chính quyền Hà Nội ra quyết định “khởi tố hình sự” trong vụ bắt giữ cảnh sát cơ động.
Người thân của ông Lê Đình Kình, nhân vật được coi là “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm, hôm 14/6 cho biết rằng ông đang “bực bội” sau cuộc điện thoại với Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trong đó nhà lãnh đạo này được cho là đã nói rằng “không có con dấu của chính quyền” trên tờ cam kết "không truy cứu trách nhiệm hình sự” mà ông Chung đã ký vào hồi tháng Tư.

Người nhà của ông Kình cũng cho biết rằng cụ ông 82 tuổi “đang mệt vì chỗ gãy chân lần trước [trong vụ thu hồi đất] đang đau”.
Trong khi đó, một người dân không muốn nêu tên vì lo ngại bị chính quyền “gây khó dễ”, cho biết rằng các dân làng “đang rất bức xúc”.

Người này nói: “Đường đường là một chủ tịch thành phố có chức, có quyền, nói trước bao nhiêu công chúng, một nghìn dân, vạn dân, nói chung là khắp cả thế giới, mà bây giờ ông Chung lại lật lọng như thế thì người ta rất là phẫn nộ. Người ta cũng nghĩ rằng người ta chả có tội gì mà truy cứu được người ta. Xảy ra sự việc như thế là do trên về hành động trái pháp luật trước thì dân người ta mới giữ người để trên về giải quyết thôi”.

Người này nói rằng “người dân đang bình yên thì ông Chung lại hâm nóng lại tình hình”. Dân làng này đặt câu hỏi: “Toàn dân người ta đứng lên, bây giờ bắt tất cả dân sao?” VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với ông Chung để phỏng vấn.

Báo chí trong nước hôm 13/6 đưa tin rằng cơ quan cảnh sát điều tra (Công an Hà Nội) đã khởi tố vụ án hình sự liên quan việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) để “điều tra về tội ‘bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật’ (theo điều 123 Bộ luật Hình sự) và ‘Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản’ (theo điều 143 Bộ luật Hình sự)”.
Quyết định này được đưa ra gần hai tháng sau khi đích thân ông Chung tới hiện trường, tìm cách giải cứu những người được cho là lực lượng cảnh sát cơ động và đã ký vào bản cam kết đề ngày 22/4 với sự chứng kiến của luật sư và các đại biểu quốc hội, trong đó, ông Chung cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân dân xã Đồng Tâm”.

Trả lời VOA Việt Ngữ, luật sư Hà Huy Sơn nói rằng tờ giấy đó “không dựa trên một cơ sở pháp lý nào” và rằng việc khởi tố này “đúng thẩm quyền, còn chuyện có tội hay không thì phụ thuộc vào kết quả điều tra”.
Luật sư Võ An Đôn cũng đồng tình với ý kiến của ông Sơn về chuyện giấy cam kết “không có giá trị pháp lý” và việc khởi tố “hoàn toàn đúng quy định pháp luật”.
Ông Đôn đồng tình với ý kiến cho rằng người dân đang rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.

“Người dân hoang mang, bất ngờ và mất niềm tin”, luật sư từng bào chữa cho nhiều người dân “thấp cổ, bé họng” từ tỉnh Phú Yên nói.

Ông nói thêm: “Vụ này chính quyền không khởi tố thì nó sẽ tạo ra một tiền lệ là người dân không có sợ, và sẵn sàng có những vụ Đồng Tâm khác, cho nên nhà nước phải khởi tố, nhưng mà khởi tố và có bắt giam ai không là một vấn đề khác. Ví dụ, vừa rồi ở Hà Tĩnh, cũng có khởi tố, nhưng không khởi tố bị can, khởi tố trên giấy thôi. Chắc vụ này cũng khởi tố trên giấy. Nếu mà chính quyền khởi tố bắt giam toàn bộ những người dân Đồng Tâm thì tình hình rất là căng thẳng”.
Báo chí trong nước hôm 14/6 dẫn lời đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, một trong những người chứng kiến ông Chung ký vào bản cam kết, nói rằng đó là “giải pháp tình huống” và là cách để “tháo ngòi nổ làm sự việc dịu đi”.

Về điều người dân Đồng Tâm nên làm lúc này, luật sư Hà Huy Sơn nói: “Người dân Đồng Tâm cũng nên bình tĩnh để mà thu thập lại chứng cứ tại sao dẫn đến hành động bắt giữ cảnh sát như vậy. Trong hoàn cảnh tự vệ, hay trong một tình huống khẩn cấp, họ phải chứng minh”.
Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, một người cũng có mặt và ký vào bản cam kết hồi tháng Tư, trả lời truyền thông trong nước rằng “việc xem xét trên bình diện pháp luật vụ việc Đồng Tâm là cần thiết” và “phải được xem xét một cách công bằng theo hiến pháp, pháp luật, để bảo đảm quyền và trách nhiệm của tất cả các tổ chức và cá nhân”.

Còn báo điện tử VietNamNet dẫn lời ông Nguyễn Đức Chung nói hôm 14/6 rằng “Hà Nội sẽ hoàn chỉnh kết luận thanh tra quản lý và sử dụng đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vào tháng Bảy tới”.
Không rõ là trong cuộc gặp báo chí trong nước, ông Chung có phản hồi về những “bức xúc” của người dân hiện nay hay không. - VOA

15.
Phật Giáo Hòa Hảo không được mừng ngày khai đạo vì ‘không ủng hộ đảng’

Ngày 18 Tháng Năm âm lịch là ngày tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo mừng Ðức Huỳnh Giáo chủ khai đạo. Ở Việt Nam, tu sĩ và tín đồ không ủng hộ đảng, nhà nước, không được tổ chức mừng ngày này.
Theo tờ Lao Ðộng, hôm 12 Tháng Sáu, Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo đã long trọng mừng ngày Ðức Huỳnh Giáo chủ khai đạo tại An Hòa Tự, tọa lạc ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Tham dự hoạt động này có cả đại diện Ban Dân Vận của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN, đại diện Ban Tôn Giáo của chính phủ Việt Nam, lẫn đại diện Bộ Công An, Bộ Tư Lệnh Quân Khu 9 và đại diện các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Ðồng Tháp… các viên chức đại diện hệ thống công quyền đồng loạt kêu gọi tu sĩ, tín đồ “xây dựng cuộc sống mới” và “phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.”

Còn theo trang facebook Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, cũng trong ngày 12 Tháng Sáu, công an tỉnh An Giang đã điều động cả cảnh sát, an ninh, dân quân, lập bốn chốt, chặn tu sĩ, tín đồ Hòa Hảo, đổ đến Quang Minh Tự, tọa lạc tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang tham dự hoạt động kỷ niệm tương tự.
Quang Minh Tự và An Hòa Tự tọa lạc trong cùng một tỉnh, cách nhau chỉ chừng 45 cây số song cách ứng xử của hệ thống công quyền khác hẳn nhau vì trụ trì Quang Minh Tự là tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, 77 tuổi, từng bị phạt 6.5 năm tù và bị quản chế ba năm với cáo buộc “chống người thi hành công vụ.” Tu sĩ Liêm bị xem là “chống người thi hành công vụ” vì cương quyết bước theo Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy.

Sau Tháng Tư năm 1975, không chỉ Hòa Hảo mà Cao Ðài cũng đột nhiên tách làm hai: Một được đặt dưới sự giám sát, chỉ đạo của chính quyền Việt Nam. Một chỉ theo giáo lý truyền thống và để tiện phân biệt, các tu sĩ, tín đồ của Hòa Hảo, Cao Ðài này khẳng định họ là những tu sĩ, tín đồ của nhánh “thuần túy.” Ðể bảo vệ yếu tố “thuần túy,” tu sĩ và tín đồ của Phật Giáo Hòa Hỏa Thuần Túy và Cao Ðài Thuần Túy đã phải trả giá rất đắt. Rất nhiều người bị hành hung, bị tống giam, cơ sở thờ tự bị vây, bị đập phá, các hoạt động tôn giáo bị ngăn chặn. Riêng tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, người ta ước đoán, sau Tháng Tư năm 1975, ngoài lần bị phạt tù với mức án như vừa kể, ông bị tạm giữ khoảng 30 lần. Ðể phản đối đàn áp, có lần ông tự lóc thịt đùi, tự rạch bụng.

Theo tường thuật của báo An Giang thì năm nay, ông Nguyễn Thanh Phong, bí thư huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang – nơi có rất nhiều tu sĩ, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, nhắn rằng, ông “mong muốn trong thời gian tới, các tín đồ cần tiếp tục phát huy thành quả hoạt động đạo sự đã đạt được trong những năm qua, chấp hành nghiêm Luật Tín Ngưỡng-Tôn Giáo, Hiến Chương của Giáo Hội, đấu tranh phòng ngăn những biểu hiện sai lệch trong tổ chức, tiếp tục đường hướng đồng hành cùng dân tộc, sống tốt đời đẹp đạo, hết lòng ủng hộ đảng và nhà nước.”

Bởi Phật Giáo Hòa Hảo hiện thời còn những tu sĩ, tín đồ như ông Võ Văn Thanh Liêm không chấp nhận đảng và nhà nước, lũng đoạn, chi phối tôn giáo của họ nên hệ thống công quyền mới lập chốt. Kể với VOA Việt ngữ về sự kiện này, tu sĩ Liêm cho biết, bốn chốt được dựng từ ngày 11 Tháng Sáu, rải đều cách Quang Minh Tự khoảng nửa cây số, chặn tất cả mọi người. Ðể vượt qua những chốt này vào Quang Minh Tự, có người bỏ hết quần áo, chỉ mặc quần đùi. Tu sĩ Liêm nhận định, năm nay, hệ thống công quyền chỉ dùng khoảng 100 người, cách đối xử của “mềm” hơn năm ngoái. Sự mềm mỏng này có thể vì năm ngoái, tu sĩ Liêm từng tự rưới xăng lên người, đòi tự thiêu nếu hệ thống công quyền không ngưng ngay việc đánh đập, bắt giữ những tu sĩ, tín đồ tới Quang Minh Tự dự lễ.
Theo một tường thuật khác của ông Nguyễn Văn Ðiền, hội trưởng Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, cũng trên facebook thì tu sĩ, tín đồ của Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy ở Ðồng Tháp cũng gặp cảnh tương tự. - nguoiviet

Link:

Không có nhận xét nào: