Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Tin Cập Nhật Thứ Năm 15/6 - Lê Minh Nguyên


Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc "nguy cơ xung đột"

Chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc có thể "dẫn đến xung đột" trong vùng Thái Bình Dương. Trong cuộc điều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 14/06/2017, ngoại trưởng RexTillerson tuyên bố như trên và nhấn mạnh ông đã trực tiếp đưa ra cảnh báo này với các đối tác Trung Quốc.
<!>



Bản tin của báo Mỹ Washington Examiner không nói rõ lãnh đạo ngành ngoại giao Hoa Kỳ, Rex Tillerson đã đưa ra cảnh báo nói trên với các quan chức Trung Quốc khi nào.

Trong cuộc điều trần hôm qua, ngoại trưởng Mỹ ghi nhận : việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng tại các hòn đảo trong vùng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông "đang gây ra bất ổn ở khu vực Thái Bình Dương. Những bất ổn đó có thể đưa chúng ta vào một cuộc xung đột". Theo ông Tillerson, đây là một trong những vấn đề cần giải quyết cấp bách trong quan hệ Mỹ-Trung.



Về câu hỏi liệu sức mạnh kinh tế của Trung Quốc có là một mối đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ, ngoại trưởng Tillerson quan niệm Hoa Kỳ phải chấp nhận thích nghi với tình thế đó, nhưng không thể để Bắc Kinh biến kinh tế, thương mại thành "vũ khí" để lôi kéo các đồng minh của Hoa Kỳ về phía Trung Quốc.



Theo ông Tillerson, Washington cần gửi tới Bắc Kinh thông điệp rõ ràng là Trung Quốc không thể dùng chiến thuật đó để giải quyết những hồ sơ gai góc như hạt nhân Bắc Triều Tiên hay tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.



Về phía bộ trưởng Quốc Phòng, James Mattis cũng trong buổi điều trần trước Ủy ban phân bổ ngân sách của Hạ Viện hôm 14/06/2017 đã tuyên bố : Hoa Kỳ tiếp tục chiến dịch "khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông" bất chấp chống đối mạnh mẽ của Trung Quốc. Lý do được tướng Mattis đưa ra : tự do lưu thông hàng hải là một phần không thể tách rời trong chính sách phòng thủ của Hoa Kỳ.



Tháng 5/2017 tàu chiến USS Dewey, đã áp sát Đá Vành Khăn – trong khu vực quần đảo Trường Sa. Đây là lần đầu tiên dưới chính quyền Trump, Hải quân Mỹ khẳng định quyền tự do lưu thông hàng hải tại các vùng đang có tranh chấp, ở Biển Đông. - VOA

2.
Hỏa hoạn London: 17 người chết, số tử vong còn tăng

Cảnh sát London nói có ít nhất 17 người thiệt mạng trong trận hỏa hoạn đã lan nhanh khắp tòa nhà 24 tầng hôm thứ Tư 14/6, và số tử vong dự kiến sẽ còn tăng cao.
Nhà chức trách cho hay 37 người đang được điều trị tại bệnh viện, trong số đó, 17 người đang trong tình trạng cấp cứu.

Ông Dany Cotton, Ủy viên Hội đồng Cứu hỏa London, cho biết các nhà điều tra đang làm việc với các thanh tra xây dựng để tìm cách củng cố tòa nhà cao tầng sao cho an toàn để lính cứu hỏa có thể tiến vào tòa nhà và tìm nguyên nhân phát hỏa, cũng như xác định lý lịch của những người còn kẹt lại ở bên trong.
Ông Dany Cotton:

"Thật đáng buồn nhưng chúng tôi không hy vọng sẽ tìm được ai khác còn sống sót. Vì mức độ nghiêm trọng của hỏa hoạn và nhiệt độ quá cao, ai mà sống sót, thì phải nhờ đến một phép lạ!”
Giữa lúc tòa nhà vẫn tiếp tục cháy sau khi phát hỏa vào trưa thứ Tư, nhiều nghi vấn đã nổi lên về nguyên do tại sao đám cháy lan nhanh đến như vậy tại một thành phố có lịch sử cả trăm năm đối phó với những trận hỏa hoạn nguy hiểm, dẫn tới những luật lệ nghiêm ngặt nhất trên thế giới để phòng cháy. 

Ông Sadiq Khan, thị trưởng London nói:
"Tôi sẽ đòi phải có câu trả lời. Quý vị hãy an tâm rằng tôi sẽ bảo đảm tính độc lập liên quan tới những lời trấn an cần thiết. Chúng ta cần đảm bảo phải rút kinh nghiệm ra từ những bàihọc này."

Một số cư dân cho biết đã ngửi thấy mùi nhựa cháy vào những phút đầu khi phát hỏa, lúc ấy là giữa khuya. Nghi vấn nghiêng về giả thiết các ống xịt nước quá hạn sử dụng hoặc do lỗi sản xuất, các vật liệu xây dựng bằng nhựa dễ cháy và tòa nhà không đủ lối thoát hiểm.
Những người sống sót nói họ được lệnh của nhân viên cấp cứu là phải ở trong căn hộ, đây là một thủ tục thông thường trong các trận hỏa hoạn, nhưng cư dân tức giận vì trong trường hợp này làm như vậy là sai lầm.

Các giới chức nói có thể mất nhiều ngày mới phát hiện được bất cứ thông tin nào về nguyên nhân gây hỏa hoạn, cũng như vì sao đám cháy lan nhanh đến như vậy.
Ước lượng tháp Grenfell có 120 căn hộ và có 600 cư dân. Tòa tháp nằm trong khu dân cư Kensington đông đúc, gồm nhiều sắc dân, ở phía tây London. Nhiều trẻ em vẫn còn trên danh sách mất tích. - VOA

3.
Nổ lớn tại trường mầm non Trung Quốc, 7 người chết

Truyền thông Trung Quốc ngày 15/6 cho hay có ít nhất bảy người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong một vụ nổ bên ngoài một trường mẫu giáo ở miền Đông Trung Quốc, vào thời điểm phụ huynh đang đến đón con ở trường.
Chính quyền quận Fengxian, tỉnh Giang Tô, cho biết vụ nổ xảy ra hôm thứ Năm (15/6), tại cổng trường mầm non Chuangxin.

Hình ảnh từ hiện trường cho thấy trẻ em và người lớn nằm sóng soài dưới đất với quần áo rách nát bên cạnh những vũng máu me.
Hiện chưa rõ vụ nổ là một tai nạn hay hành động có chủ ý. - VOA

4.
Mỹ: Bắc Triều Tiên tấn công tin tặc trên toàn thế giới

Chính phủ Mỹ ngày 13/6 quy trách nhiệm chính phủ Bắc Triều Tiên trong một loạt các cuộc tấn công trên mạng kéo dài từ năm 2009 tới nay, đồng thời cảnh báo sẽ còn xuất hiện thêm nhiều vụ nữa.
Cảnh báo chung của Bộ An ninh Nội địa và Cục Điều tra Liên bang nói “những tin tặc của chính phủ Bắc Triều Tiên” được gọi trong phúc trình là “Rắn hổ mang ẩn mình” đã nhắm vào các lĩnh vực như truyền thông, hàng không vũ trụ, tài chánh cũng như những hạ tầng cơ sở quan trọng tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.

Tin này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bình Nhưỡng vì những vụ thử nghiệm phi đạn của Bắc Triều Tiên. Báo động của chính phủ Mỹ cho hay Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục dựa vào những hoạt động trên mạng để tiến đến những mục tiêu quân sự và chiến lược.

Bắc Triều Tiên thường xuyên phủ nhận có dính líu đến những cuộc tấn công trên mạng chống lại các nước khác.
Không thể tiếp xúc ngay được với Phái bộ Bắc Triều Tiên tại Liên hiệp quốc để yêu cầu bình luận.

Báo động ngày 13/6 nêu rõ “Rắn hổ mang ẩn mình” trước đây được những chuyên gia trong lãnh vực tư nhắc tới như Lazarus Group và Guardians of the Peace, những tổ chức có liên hệ đến những cuộc tấn công như vụ xâm nhập vào trang mạng của Sony Pictures Entertainment vào năm 2014.

Symantec và Kaspersky Lab tháng trước đồng tuyên bố “có nhiều khả năng” là Lazarus đứng đằng sau cuộc tấn công của WannaCry làm lây nhiễm hơn 300.000 máy vi tính trên toàn thế giới, gián đoạn hoạt động của các bệnh viện, ngân hàng và trường học.
Báo động không đề cập rõ ràng đến những nạn nhân của “Rắn hổ mang ẩn mình”, chỉ nói rằng tổ chức này đã ảnh hưởng đến một loạt các nạn nhân và trong một vài vụ xâm nhập đã đánh cắp dữ liệu trong khi những vụ tấn công khác chỉ gây gián đoạn các hoạt động mà thôi.

Ông John Hultquist, một nhà phân tích tình báo trên mạng làm việc cho FireEye nói công ty ông quan ngại về những vụ tấn công ác liệt ngày càng tăng từ Bắc Triều Tiên.
Những vụ tấn công bao gồm lấy cắp tài liệu các công ty tài chánh, năng lượng và giao thông Hàn Quốc dường như là để thăm dò trước cho những cuộc tấn công khác mang tính chất gián đoạn hay hủy hoại, theo lời ông Hultquist.

“Điều này cho thấy họ đang chuẩn bị cho những gì quan trọng hơn.”

Báo động của chính phủ Mỹ nói “Rắn hổ mang ẩn mình” thường nhắm vào các hệ thống sử dụng hệ thống điều hành cũ của Microsoft không còn đắp vá được nữa và cũng sử dụng những chỗ dễ bị tấn công trong phần mềm Flash của Hệ thống Adobe để tiếp cận các máy vi tính bị nhắm mục tiêu.

Phúc trình yêu cầu các tổ chức nâng cấp phiên bản Adobe Flash và Microsoft Silverlight, hoặc nếu được thì nên xóa hẳn những chương trình này.
Trong một thông báo bằng email, Microsoft cho biết đã giải quyết vấn đề Silverlight trong một phần mềm được nâng cấp vào tháng 1 năm 2016. Adobe cũng nói qua email là đã khắc phục những kẽ hở vào tháng 6 năm 2016.

Trong những năm gần đây, hoạt động tin tặc của Bắc Triều Tiên càng ngày càng mạnh mẽ hơn, theo các giới chức phương Tây và các chuyên gia an ninh mạng.

Báo động được đưa ra cùng ngày Bắc Triều Tiên trả tự do cho Otto Warmbier, 22 tuổi, một sinh viên đại học Mỹ bị Bình Nhưỡng giam giữ trong 17 tháng.

“Chính phủ Mỹ đang tìm cách trang bị một mạng lưới phòng vệ bằng những công cụ cần thiết để nhận dạng, phát hiện và làm gián đoạn những hoạt động tin tặc của chính phủ Bắc Triều Tiên hiện đang nhắm vào các mạng lưới của Mỹ và đồng minh,” một giới chức Bộ An ninh Nội địa nói về lệnh báo động. - VOA
5.
Vụ biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: 2 người Mỹ bị bắt

Hai người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ vừa bị bắt giữ về cáo buộc cho rằng họ đã tấn công những người biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ sau chuyến viếng thăm Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hồi tháng trước tại thủ đô Washington.
Phóng viên Ban tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của VOA quay đoạn video cuộc biểu tình cho thấy các vệ sĩ và một số người ủng hộ ông Erdogan tấn công một nhóm nhỏ người biểu tình. Những người đàn ông mặc bộ vét đậm màu và một số người khác liên tục đá một phụ nữ trong khi cô nằm co trên vỉa hè. Một người khác xiết cổ một phụ nữ và vật cô xuống đất. Một người đàn ông cầm loa liên tục đá vào mặt nạn nhân.

Sau khi các nhân viên cảnh sát cố bảo vệ người biểu tình và ra lệnh cho những người đàn ông mặc complet lui ra, một vài người đàn ông đã né cảnh sát rồi chạy vào công viên tiếp tục tấn công người biểu tình.

Trong một thông báo, các giới chức Sở Cảnh sát thủ đô Washington loan báo ông Sinan Narin đã bị bắt ở bang Virginia về tội tấn công gia trọng và ông Eyup Yildirim bị bắt ở bang New Jersey về tội danh tấn công gây thương tích và tấn công với trường hợp gia trọng

Không rõ hai nghi can này ủng hộ ông Erdogan hay ủng hộ những người biểu tình.

Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ không trưng ra chứng cớ nhưng khẳng định các vệ sĩ của ông Erdogan đã hành động để "tự vệ" trong sự cố này, và còn tố cáo những người biểu tình là có liên kết với nhóm PKK, một nhóm ly khai người Kurd. - VOA

6.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương tái khẳng định hợp tác quốc phòng với Philippines

Kết thúc chuyến thăm Philippines kéo dài 3 ngày, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Scott Swift hôm qua 14/06/2017 tái khẳng định Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ quân đội Philippines trong chiến dịch chống khủng bố tại Marawi, cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và chống khủng bố với Manila.
Đô đốc Scott Swift phát biểu : "Tôi rất vui khi có cơ hội làm việc với các quan chức chính phủ cấp cao và các nhà lãnh đạo quân sự ở Manila. Chúng tôi tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ và tái khẳng định cam kết hợp tác để đối mặt với những thách thức chung."

Báo Philstar của Philippines cho biết tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift đã gặp ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano, bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana, tổng tham mưu trưởng quân đội Eduardo Año và Phó Tư lệnh Hải Quân Ronald Mercado.

Liên quan tới cuộc chiến ở thành phố Marawi miền nam Philippines, một chính trị gia nước này dẫn lời nhiều dân thường trốn thoát khỏi thành phố Marawi miền nam Philippines cho biết đã nhìn thấy thi thể của ít nhất 100 người trong khu vực diễn ra giao tranh ác liệt giữa lực lượng an ninh Philippines và các chiến binh Hồi Giáo Maute. Hiện vẫn còn 500-1000 dân thường bị mắc kẹt bên trong thành phố.
Trong khi đó, quân đội Philippines hôm nay cho biết đã bắt được Mohammad Noaim Maute, một trong bẩy anh em nhà Maute, thành viên cao cấp của nhóm Hồi Giáo cực đoan Maute ủng hộ Daech, tại một trạm kiểm soát gần thành phố biển Cagayan de Oro. - RFI

7.
Mỹ đang để các đảo Thái Bình Dương lọt vào tay Trung Quốc

Theo nhà báo Ben Bohane chuyên viết về châu Á-Thái Bình Dương suốt 25 năm qua, một ván cờ tĩnh lặng nhưng quyết định đang diễn ra nhằm nắm quyền chi phối các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên chỉ có một bên là chứng tỏ quyết tâm, còn bên kia dường như đang nhường lại trận địa mà không mấy hăng hái chiến đấu.

Trên Wall Street Journal, ông Bohane nhận định, đây là một hiện tượng mới. Trên hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ vẫn coi Thái Bình Dương như sân sau của mình, nhưng gần đây mọi sự đã thay đổi. Philippines, đồng minh lâu đời của Mỹ đã « xoay trục » sang Trung Quốc, trong khi các đảo quốc khác tại Thái Bình Dương cũng không cưỡng lại được các ve vãn của ngành ngoại giao và đầu tư từ Bắc Kinh.



Trong khi đó Hoa Kỳ vẫn vắng bóng. Chính sách « xoay trục sang châu Á » của cựu tổng thống Barack Obama nay chỉ còn là những lời nói suông. Giờ đây chẳng có mấy bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ đầu tư vào các đảo quốc tại đây.



Tổng thống Donald Trump có cơ hội để quan tâm hơn đến khu vực này, nhưng Nhà Trắng dường như bị lạc hướng về phía Trung Đông, cũng như các chính quyền tiền nhiệm. Với chi phí chỉ một ngày trong cuộc chiến Trung Đông, Hoa Kỳ có thể củng cố mặt phía tây qua việc chiếm lấy cảm tình các đảo quốc Thái Bình Dương bằng cách đầu tư vào du lịch, cơ sở hạ tầng, và cam kết với các lãnh đạo tại đây. Thay vào đó, Trung Quốc đã ma mãnh giành lấy từng nước một.



Trong khi Bắc Kinh chi ra nhiều tỉ đô la đầu tư vào các đảo Melanesia, Micronesia và Polynesia, làm các dự án hạ tầng quan trọng, các kế hoạch du lịch với tài chính đi kèm, thì Hoa Kỳ vẫn giữ im lặng. Mỹ tiếp tục bỏ mặc hiệp ước đồng minh ký với Micronesia và làm ngơ với phần còn lại trong khu vực.



Palau vẫn đang chờ đợi 216 triệu đô la được hứa hẹn năm 2011, trong khuôn khổ một thỏa thuận nhằm cung ứng cửa ngõ quân sự cho Hoa Kỳ. Cách xử sự như vậy có thể khiến Liên bang Micronesia năm tới có thể chấm dứt hiệp ước với Mỹ, trước thời điểm dự kiến là năm 2023. Và tại lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ, một nữ dân biểu đã cảnh báo về những khiếm khuyết trong năng lực quốc phòng, trong lúc ảnh hưởng Trung Quốc đang tăng lên tại Samoa. Bắc Kinh dòm ngó nguồn lợi thiên nhiên của Papua New Guinea và ve vãn Fiji.



Nhưng sự tương phản giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nổi bật nhất ở Vanuatu.

Mới đây, chính quyền Vanuatu đã ký kết một hợp đồng với China Civil Engineering Construction Corporation để nâng cấp ba sân bay chính của đảo quốc này. Đặc biệt là mở rộng Bauerfield, phi trường chính của Port Vila, thủ đô nước này, để mở đường bay trực tiếp từ Trung Quốc vào năm tới.



Được Hải quân Mỹ xây dựng lên năm 1942, Bauerfield được đặt theo tên của trung tá Harold W.Bauer, phi công lái chiến đấu cơ của thủy quân lục chiến Mỹ đã tử trận trong trận đánh Guadalcanal. Trung Quốc cũng sẽ nâng cấp sân bay Pakoa ở Santo, hòn đảo mà người thanh niên James Michener trú đóng trong Đệ nhị Thế chiến và viết ra cuốn tiểu thuyết được giải Pulitzer, « Tales of the South Pacific » (Chuyện ở Nam Thái Bình Dương).



Không có công ty Mỹ nào tham gia các hợp đồng trên. Thực tế, Hoa Kỳ không cam kết gì với Vanuatu, cũng chẳng có đại sứ thường trực. Trong khi đó Trung Quốc đã xây dựng tòa nhà Quốc Hội, văn phòng thủ tướng, trụ sở bộ Ngoại Giao, trụ sơ tổ chức liên chính phủ Melanesian Spearhead Group, một trung tâm hội nghị và một sân vận động quốc gia.



Đổi lại, Trung Quốc được gì ? Vanuatu chính là đảo quốc Thái Bình Dương đầu tiên ủng hộ yêu sách của Bắc Kinh về Biển Đông, và sau đó Nauru rồi Papua New Guinea nhanh chóng hòa giọng !



Khu vực này phải đứng ngoài thương mại điện tử, vì PayPal, Visa và các công ty tài chính khác của Mỹ không công nhận các đảo quốc Thái Bình Dương. Nhưng tỉ phú Mã Vân (Jack Ma) của tập đoàn Alibaba gần đây đã gởi các đại diện đến để giúp Vanuatu và các nước còn lại tham gia các sàn giao dịch điện tử của họ, trong đó có Tmall và Alipay.



Viện trợ, đầu tư, cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử…Không khó để hiểu vì sao các chính phủ và dân chúng các đảo quốc này quay sang Bắc Kinh. Trong lúc cộng đồng quốc tế không lạ gì về dã tâm xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, Bắc Kinh đã thâm hiểm tung tiền ra mua chuộc các đảo quốc Thái Bình Dương để làm bàn đạp.

Bài báo Wall Street Journal kết luận, nếu Washington không bắt đầu cam kết một cách nghiêm túc trong khu vực, thì các đảo quốc Thái Bình Dương vốn là các căn cứ quan trọng trong Đệ nhị Thế chiến, chắc chắn sẽ lọt vào tay Trung Quốc. - RFI

8.
Quách Văn Quý, nhà tỉ phú gây chiến với Bắc Kinh

Từ trên tòa nhà chọc trời ở Manhattan, một nhà tỉ phú Trung Quốc khởi động một trận chiến không khoan nhượng với chế độ Bắc Kinh. Ông đe dọa sẽ tiết lộ những chuyện động trời, gây bối rối cho giới lãnh đạo.
Ông Quách Văn Quý (Guo Wengui), 50 tuổi, hiện chưa đưa ra nhiều cáo buộc đối với các nhà lãnh đạo cao cấp nhất Trung Quốc. Nhưng chính quyền Bắc Kinh không coi thường lời đe dọa của ông Quách, là sẽ lột trần tất cả vào mùa thu tới. Một đòn nầy lửa như vậy có nguy cơ phá vỡ sự hài hòa trong Đại hội Đảng Cộng Sản, mà trong dịp này ông Tập Cận Bình sẽ được giao đứng đầu đất nước đông dân nhất thế giới thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa.

Nhà Trung Quốc học Liang Jiang nhận định : « Đó sẽ là quả bom chính trị lớn nhất trong năm 2017 ».

Từ ba tháng qua, tỉ phú Quách Văn Quý, làm giàu trong ngành địa ốc và trốn khỏi Trung Quốc cuối năm 2014, từ trong căn hộ tuyệt đẹp của ông ở New York, đã tràn ngập mạng xã hội với những lời đả kích các vị tai to mặt lớn của Bắc Kinh. Người ta trông thấy ảnh ông trên thảm tập chạy bộ, bên cạnh chú chó hoặc trước biệt thự của Donald Trump ở Mar-a-Lago ở Florida, nơi tổng thống Mỹ đã tiếp ông Tập Cận Bình hồi tháng Tư.
Nhà chính trị học Trey McArver, thuộc trung tâm nghiên cứu Trivium đặt tại Bắc Kinh nhấn mạnh : « Điều thú vị là sự quan tâm từ phía đảng cũng như người dân Trung Quốc, không phải vì những gì ông ấy đã làm mà về khả năng ông ta sẽ làm ».

Bằng chứng cho thấy sự nóng ruột của Bắc Kinh : ba cựu lãnh đạo của một công ty trước đây do Quách Văn Quý kiểm soát đã bị đưa ra tòa vào tuần trước vì tội gian lận. Không ai ngạc nhiên khi các bị cáo phải tố cáo nhà tỉ phú đã tổ chức ra các vụ gian lận này.

Bây giờ thì ông Quách Văn Quý còn bị kiện tụng ngay tại Hoa Kỳ. Chín trong số các chủ nợ của ông kiện ra tòa đòi 50 triệu đô la.

Vụ Quách Văn Quý đã nổ ra vào tháng Tư, khi nhà tỉ phú đang trả lời phỏng vấn trực tiếp trên đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, bỗng bị cắt ngang. Sau đó ông tố cáo đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã gây áp lực lên đài phát thanh này.

Vài ngày trước đó, chính quyền Bắc Kinh cho biết đã nhờ đến Interpol về trường hợp Quách Văn Quý. Tuy nhiên không có việc Mỹ sẽ trục xuất ông về Trung Quốc theo lệnh truynã này.
Báo chí Hoa lục cáo buộc ông Quách Văn Quý đã chi hối lộ 60 triệu nhân dân tệ (8 triệu euro) cho Mã Kiến (Ma Jian), cựu giám đốc phản gián đầy quyền lực của Trung Quốc, bị kết tội tham nhũng vào đầu năm 2015. Như vẫn thường diễn ra ở Trung Quốc, bị cáo đã công khai thú nhận có nhận tiền của nhà tỉ phú địa ốc.

Trong số các mục tiêu rất cao mà ông Quách Văn Quý nhắm đến có Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), nhân vật số 6 trong đảng Cộng Sản và đặc biệt là người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng mà Tập Cận Bình đã tung ra khi mới lên cầm quyền năm 2012. Ông Quách tố cáo gia đình Vương Kỳ Sơn, mà có dư luận cho là sắp tới sẽ trở thành thủ tướng Trung Quốc, che giấu các vụ giao dịch ở nước ngoài.

Cụ thể, ông khẳng định thân nhân ông Vương sở hữu một phần tập đoàn HNA, hoạt động trong ngành hàng không và du lịch. HNA, trong những năm gần đây liên tục đầu tư quy mô ra nước ngoài, thứ Bảy tuần trước đã cải chính.

Theo nhà Trung Quốc học David Kelly, giám đốc nghiên cứu của China Policy đặt tại Bắc Kinh, những tố cáo của ông Quách Văn Quý là vấn đề hóc búa cho các lãnh đạo Trung Quốc. Ông nhận xét : « Họ không thể đáp trả mà không để lộ ra mặt trái của chính trường, và các quan hệ với các thế lực kinh tế. Rất khó dự đoán được diễn tiến. Trong khi chờ đợi, người ta không còn nhẹ tay nữa và đây sẽ là một trận chiến sống còn". - RFI
|
9.
Kiểm soát cảng biển châu Á: Một cuộc chiến khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Nhật Bản đang tranh giành quyết liệt với Trung Quốc quyền kiểm soát các cảng biển quan trọng tại châu Á, nhằm bảo đảm an ninh các tuyến đường vận chuyển hàng hóa và nguyên nhiên liệu. Đồng thời, Tokyo muốn kiềm hãm bớt đà bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Mua lại cổ phần, hợp tác khai thác, tham gia xây dựng, Nhật Bản đang góp phần phát triển cơ sở hạ tầng tại châu Á thông qua các khoản cho vay trực tiếp hay từ Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, qua đó cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc, ví dụ như trong dự án quản lý cảng nước sâu Sihanoukville ở Cam Bốt. Tokyo tiến hành hợp tác với New Delhi để cùng khai thác cảng Colombo tại Sri Lanka. Nhật Bản cũng tham gia xây dựng cảng Thilawa tại Miến Điện, dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

Tính đến cuối tháng 3/2016, Ấn Độ và Indonesia đứng đầu danh sách các nước châu Á được Nhật Bản cho vay với tổng trị giá 1.700 tỷ yên cho mỗi nước. Tiếp đến là Việt Nam với mức vay là 1.400 tỷ. Tokyo hiện là một đối tác ngoại giao và kinh tế quan trọng trong khu vực.

Theo phân tích của tờ Nikkei Asian Review, việc Trung Quốc tìm cách kiểm soát hầu hết các tuyến đường biển đi từ Biển Đông đến châu Âu thông qua sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường đang khiến Nhật Bản lo âu. Bởi vì, đó cũng chính là những tuyến hàng hải quan trọng đối với Tokyo trong việc nhập dầu khí từ Trung Đông và xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu.
Trong thời bình, những cảng biển nằm dọc theo Ấn Độ Dương chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Nhưng nếu Trung Quốc mở rộng được tầm ảnh hưởng, “họ có thể sử dụng những cảng này cho mục đích quân sự” như cảnh báo của một quan chức Nhật Bản.

Mùa thu năm 2014, một tầu ngầm Trung Quốc đã từng ghé vào một cảng do Trung Quốc khai thác tại Sri Lanka. Vụ việc đã gây sốc cho các quốc gia láng giềng.

Do đó, trong nỗ lực kiềm chế Bắc Kinh, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi phát triển một khu vực Ấn Độ Dương “mở và tự do”, đồng thời, Tokyo tăng cường các mối quan hệ với các nước khác tại châu Á, thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức và nhiều trợ giúp khác. Không chỉ hỗ trợ về mặt kinh tế - tài chính, kể từ năm 2015, Nhật Bản còn mở rộng trợ giúp sang cả lĩnh vực quân sự, cứu hộ, cứu trợ thiên tai.

Dù vậy, vẫn còn nhiều khu vực Nhật Bản chưa có được mối quan hệ chặt chẽ như tại châu Âu hay châu Phi. Đây chính là điểm Trung Quốc có thể tận dụng. Cuộc chạy đua giữa hai cường quốc tranh giành quyền kiểm soát trong khu vực sẽ càng thêm gay gắt. - RFI

10.
Mỹ bán võ khí cho Qatar dù cáo buộc giúp khủng bố

Trong khi Tổng Thống Trump mạnh mẽ cáo buộc thành phần lãnh đạo Qatar tài trợ khủng bố, ông vẫn cho phép quốc gia này mua hơn $21 tỉ võ khí của Mỹ.
Bản tin của CBS News cho hay một phần của thỏa thuận này được ký hôm Thứ Tư tại Washington D.C., khi Bộ Trưởng Quốc Phòng Qatar gặp Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis.

“Chúng tôi hôm nay hân hoan loan báo việc ký kết lá thư đề nghị và chấp nhận (LOA) mua chiến đấu cơ F-15QA, với trị giá sơ khởi là $12 tỉ,” theo bản thông cáo của Bộ Quốc Phòng Qatar vào trưa ngày Thứ Tư. “Chúng tôi tin tưởng là thỏa thuận này sẽ đưa khả năng của Qatar lên cao hơn để tự bảo vệ an ninh, đồng thời cũng giảm bớt gánh nặng cho quân đội Mỹ trong hoạt động chống quá khích bạo động.”

Bộ Ngoại Giao Mỹ gọi việc bán võ khí này nhằm giúp các nỗ lực “tăng cường an ninh và quốc phòng trong khu vực.” Bản thông cáo cũng cho hay việc bán võ khí cũng không ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc tranh chấp trong vùng hiện nay giữa Qatar và các quốc gia láng giềng vì phải mất mấy năm mới hoàn tất giao kèo.
Trị giá toàn thể giao kèo này vào khoảng hơn $20 tỉ và được chính phủ Obama thông báo với Quốc Hội vào Tháng Mười Một năm 2016. Qatar sẽ nhận được khoảng 36 chiếc chiến đấu cơ F15.

Hiện có hơn 10,000 lính Mỹ đồn trú tại Qatar. Vị tướng chỉ huy quân đội Mỹ nơi này cho hay “không có dự tính thay đổi” sự hiện diện của Mỹ nơi này, dù rằng đang có cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Qatar và một số quốc gia trong khu vực, bản tin CBS News cho hay. - nguoiviet
|
Tin Hoa Kỳ
11.
Ngoại Trưởng Tillerson bênh vực biện pháp cắt ngân sách ngoại giao, viện trợ

Ngoại trưởng Rex Tillerson tuần này đã lên tiếng bênh vực đề nghị của chính quyền Tổng thống Trump, cắt giảm mạnh ngân sách ngoại giao và viện trợ nước ngoài trước lưỡng viện quốc hội Mỹ. Ông Tillerson nói Hoa Kỳ vẫn có thể đạt được các mục tiêu đối ngoại trong khi thận trọng hơn trong chi tiêu.
Ông Tillerson ra điều trần trước hai ủy ban Thượng viện hôm 13/6 và Ủy ban Đối ngoại Hạ viện hôm 14/6. Các nhà lập pháp đặt nghi vấn về tính khôn ngoan của việc tăng chi tiêu quân sự mà phương hại tới “quyền lực mềm” của Hoa Kỳ bằng cách cắt viện trợ, phát triển và ngoại giao. Thông tín viên Zlatica Hoke của VOA gửi về bài tường trình chi tiết sau đây.

Tổng thống Donald Trump đề xuất cắt giảm ngân sách năm 2018 cho Bộ Ngoại giao và Cơ quan Viên trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID, cắt giảm gần một phần ba so với ngân sách năm nay. Ông Tillerson nói ngân sách dành cho Bộ Ngoại giao và USAID đã tăng 60 % trong thập kỷ trước, đạt mức cao nhất tới 55,6 tỷ đôla vào năm 2017.

Ngoại trưởng Tillerson phát biểu:
"Thừa nhận đà tăng ngân sách này là không bền vững, đề xuất ngân sách năm 2018 tìm cách sắp xếp các sứ mạng cốt lõi của Bộ Ngoại giao lại cho phù hợp với những mức tài trợ lịch sử."

Chính quyền Tổng thống Trump đề nghị tăng chi tiêu quốc phòng trong khi cắt giảm ngân sách cho viện trợ và ngoại giao xuống 32%.

Dân biểu đảng Dân chủ Eliot Engel, đại diện bang New York, cho rằng đề xuất giảm ngân sách đó là hành động mạo hiểm chưa từng thấy.

Dân biểu Eliot Engel nói:

“Với ngân sách này chúng ta rồi sẽ nhận lãnh hậu quả, nếu không đầu tư vào ngoại giao và phát triển quốc tế bây giờ. Những sự xung đột mà chúng ta không ngăn cản bây giờ, sẽ biến thành những cuộc chiến mà chúng ta sau này sẽ phải tham gia."

Ông Engel trích lời Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, thành viên đảng Cộng hòa, nói với ông Tillerson hôm qua (14/6) rằng đề nghị cắt giảm ngân sách dành cho Bộ Ngoại giao có thể phương hại tới an ninh tại các sứ quán Hoa Kỳ ở những nơi nguy hiểm.

Trong một buổi điều trần hôm thứ Ba, Thượng nghị sĩ Graham nói rằng rút đi tiền viện trợ để giúp những người gặp thảm hoạ sẽ tạo điều kiện cho khủng bố tuyên truyền.

Các nhà lập pháp cũng cảnh báo rằng, giảm viện trợ nước ngoài sẽ làm suy yếu vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ.
Nhưng ông Tillerson lập luận rằng tài trợ không phải là yếu tố quan trọng nhất để đạt các mục tiêu của Mỹ.

Ông Tillerson nói ngân sách được đề nghị lên tới 37,6 tỷ đôla cho năm 2018, đại diện cho các lợi ích của nhân dân Mỹ, và đòi hỏi cơ quan nhận tài trợ phải có tinh thần trách nhiệm khi sử dụng công quỹ. - VOA

12.
Liệu Tổng thống Trump có cản trở công lý? Biện lý đặc biệt điều tra

Cuộc điều tra do công tố viên đặc biệt tiến hành về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ hồi năm ngoái và những liên kết có thể có với ban vận động tranh cử của ông Trump đã được mở rộng để xem xét liệu Tổng thống Trump có cản trở công lý hay không.
Tin này được các nhật báo lớn ở Mỹ như tờ Washington Post, New York Times và Wall Street Journal tung ra vào chiều tối thứ Tư 14/6 dựa trên các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra.

Các tờ báo cho biết công tố viên đặc biệt Robert Mueller dự tính thẩm vấn Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Dan Coats, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Michael Rogers và cựu Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Richard Ledgett.

Theo báo The Post và Wall Street Journal, ông Ledgett đã viết một bản ghi nhớ mô tả một cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Coats, trong đó tổng thống yêu cầu ông Coats hãy công khai tuyên bố rằng ban tranh cử của ông không có thông đồng với Nga.

Tờ The Post tường thuật thêm rằng ông Trump cũng đưa ra yêu cầu tương tự với ông Rogers trong một cuộc điện đàm khác.

Ông Mark Corallo, người phát ngôn cho luật sư riêng của Tổng thống Trump nói: "Việc FBI rò rỉ thông tin liên quan đến tổng thống gây phẫn nộ, không thể biện minh, và là điều bất hợp pháp."

Bà Ronna McDaniel, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia Đảng Cộng hòa, chỉ trích bản tin của tờ The Post, nói rằng đó là một "lời tố cáo vô căn cứ."
Bà nói trong một thông báo: "Hiện chưa có bằng chứng cho thấy có cản trở công lý, và giới lãnh đạo cộng đồng tình báo, cả cựu lãnh đạo và những người còn tại chức đã nhiều lần nói rằng không có bất kỳ nỗ lực nào để cản trở cuộc điều tra."

Sáng sớm thứ Năm 15/6, ông Trump dùng trang Twitter để hồi đáp:

"Họ đã bịa đặt ra một chuyện giả mạo về việc thông đồng với người Nga mà không tìm ra được bất cứ bằng chứng nào, vì vậy bây giờ họ bày ra việc cản trở công lý để hậu thuẫn cho câu chuyện giả mạo đó."

Hồi tháng 5, ông Trump sa thải Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) James Comey, nói rằng ông có nghĩ tới "cái vấn đề Nga ấy" khi ra quyết định sa thải quan chức thực thi pháp luật hàng đầu nước Mỹ trong khi ông Comey đang dẫn đầu cuộc điều tra của FBI về sự can thiệp của Nga.
Khoảng một tuần sau, ông Mueller được bổ nhiệm làm biện lý đặc biệt để dẫn đầu một cuộc điều tra riêng biệt.

Ra điều trần trước một Ủy ban Thượng viện hồi tuần trước, ông Comey tiết lộ ông Trump đã nói chuyện riêng với ông nhiều lần, cả qua điện thoại và tại một cuộc họp trong văn phòng ông Trump tại Tòa Bạch Ốc.

Ông Comey nói ông tin rằng ông Trump đã tìm cách áp lực để ông ngưng điều tra cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống, ông Comey còn nói các quan chức Tòa Bạch Ốc đơn giản đã lan truyền "những điều dối trá" để bưng bít lý do sa thải ông.
Ông Comey phát biểu: "Tôi biết tôi bị sa thải vì điều gì đó có liên quan đến cách tôi tiến hành cuộc điều tra về việc Nga “gây áp lực" đối với ông Trump.

Nói với báo chí ngay sau cuộc điều trần ở Thượng viện, ông Marc Kasowitz, luật sư riêng của tổng thống nói ông Trump "chưa bao giờ, dù dưới hình thức nào, chỉ đạo hoặc gợi ý đề nghị ông Comey ngừng điều tra bất cứ ai." - VOA
|
13.
Trump sửa ngày hiệu lực cho lệnh cấm du hành

Chính quyền Tổng thống Trump hôm 14/6 sửa đổi thời điểm khởi sự hiệu lực cho lệnh cấm 90 ngày không cho người từ 6 nước có đa số dân theo Hồi giáo vào Mỹ.
Động thái này nhằm giữ cho cuộc chiến pháp lý xung quanh lệnh cấm vẫn còn hợp lệ một khi lệnh cấm không bị hết hạn hiệu lực một phần hay toàn phần. 

Bên kiện ông Trump cho biết lệnh cấm sẽ hết hạn vào thứ tư, tức 90 ngày sau thời gian hiệu lực, thoạt đầu là ngày 16/3. Nguyên đơn nói lệnh cấm của ông Trump kỳ thị người Hồi giáo.

Bản ghi nhớ do Tòa Bạch Ốc đưa ra khẳng định nhiều phần nội dung trong lệnh cấm sẽ không hết hạn trước khi chính thức có hiệu lực và ngày bắt đầu hiệu lực sẽ là ngày lệnh đình chỉ của tòa được dỡ bỏ.
Đơn kiện từ bang Hawaii và bang Maryland nói lệnh cấm của ông Trump vi phạm luật di trú liên bang và một phần trong Tu chính án thứ nhất vốn ngăn cấm chính phủ không được thiên vị hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào. Chính quyền Trump nói lệnh cấm nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.

Tòa tối cao hôm 13/6 cho chính quyền thêm thời gian để đệ nạp giấy tờ hồi đáp phán quyết của tòa phúc thẩm hôm đầu tuần tiếp tục đình chỉ lệnh cấm của ông Trump. - VOA

14.
Hung thủ nổ súng vào nghị sĩ Mỹ là người căm ghét Trump

Nghi can nổ súng vào các nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa trong khi họ đang tập dượt cho cuộc thi đấu bóng chày thường niên của Quốc hội sáng 14/6 từng tỏ thái độ căm phẫn với Tổng thống Cộng hòa Donald Trump trên mạng xã hội và thần tượng hóa Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, người mà hung thủ cho rằng là chính trị gia duy nhất thấu hiểu giai cấp lao động.
Nhà chức trách xác định danh tính hung thủ là James Hodgkinson, 66 tuổi, từ Belleville, bang Illinois. Hung thủ đã chết vì các vết thương do trúng đạn cảnh sát tại hiện trường ở thành phố Alexandria, Virginia.

Báo chí địa phương đăng tải một bức ảnh của Hodgkinson hồi năm 2012 biểu tình bên ngoài bưu điện ở Belleville cầm biểu ngữ ghi rằng “Hãy đánh thuế người giàu.”
Hodgkinson từng là thành viên tham gia nhiều nhóm chống đối đảng Cộng hòa trên Facebook, trong đó có nhóm mang tên “Donald Trump không phải là Tổng thống của tôi.”

Trong một dòng tin đăng hôm 22/3, hung thủ viết: “Ông Trump là kẻ phản bội. Ông Trump phá hoại nền dân chủ của chúng ta. Đã tới lúc phải tiêu diệt Trump và đồng bọn.”

Anh em của Hodgkinson nói với tờ New York Times rằng cách đây mấy tuần, hung thủ đã lên thủ đô Washington một lần để phản đối Trump.

Cựu thị trưởng thành phố Alexandria, Bill Euille, cho biết từng có lúc trong hơn tháng trời ông hầu như ngày nào cũng trò chuyện với Hodgkinson tại nơi tập luyện thể thao YMCA ở địa phương và thậm chí còn tìm cách giúp Hodgkinson tìm việc làm khi thấy ông lang thang vô gia cư, theo tờ Washington Post.

Ông Stephen Brennwald, một luật sư ở Alexandria attorney, cũng từng trông thấy Hodgkinson tại YMCA mặc quần dài thay vì trang phục thể thao với ánh mắt vô định cứ nhìn chăm chăm vào không gian. - VOA

15.
Ngân hàng Trung ương Mỹ tăng lãi suất 0.25%

Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ tăng lãi suất cơ bản hôm thứ Tư trong bối cảnh có nhiều lo ngại về đà tăng trưởng èo uột, giảm chi tiêu trong giới tiêu thụ và tỷ lệ lạm phát thấp. Tuy nhiên, người đứng đầu Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ còn gọi là Cục Dự trữ Liên bang – gọi tắt là FED, cho biết tăng lãi suất lên 0.25% là một minh chứng về sự tin tưởng của của FED vào tình hình của nền kinh tế Mỹ. Phóng viên Mil Arcega có thêm các chi tiết sau đây.
Bà Janet Yellen, Chủ tịch Cục Dự Trữ Liên bang, nói tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong 16 năm qua, cho thấy nền kinh tế Mỹ không còn cần đến sự giúp đỡ của ngân hàng trung ương.

Bà Janet Yellen nói:

"Quyết định của chúng tôi dần dần tăng lãi xuất cơ bản, phản ánh sự tiến bộ mà nền kinh tế đã đạt được trong thời gian qua, và theo dự kiến hướng tới kiến tạo việc làm tối đa và cùng lúc, đạt các mục tiêu ổn định giá cả."

Ông Greg McBride thuộc tổ chức Bankrate.com nói qua Skype rằng chính sách tiền tệ của FED trước đây đã đẩy lãi suất xuống mức thấp kỷ lục sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhằm ổn định nền kinh tế Mỹ. Trong khi nỗ lực tăng lãi suất mới nhất, lần thứ hai trong năm nay, sẽ có nghĩa là giới tiêu thụ sẽ phải trả tiền lãi cao hơn để mượn tiền. 
Nhưng những người khác nói chi phí vay tiền ngân hàng cao hơn sẽ kiềm hãm nền kinh tế một cách đáng kể.

Ông Gus Faucher thuộc Dịch vụ Tài chính PNC:

"Chi tiêu của giới tiêu thụ vẫn khá tốt, các nguyên tắc cơ bản rất vững chắc, chúng ta có thêm nhiều việc làm, tiền lương tăng. Bạn biết đấy, dù lãi suất đang tăng, nhưng hãy còn rất thấp so với trước đây."

Trong khi lãi suất của FED tăng, tức là lãi suất ngân hàng trung ương áp dụng cho các ngân hàng khác về số tiền vay qua đêm, đã được dự đoán trước, sự suy giảm trong chi tiêu của người tiêu dùng vào tháng trước, đà tăng trưởng kinh tế yếu ớt và lạm phát thấp, đã khiến khó có thể xảy ra thêm một đợt tăng lãi suất thứ ba trong năm nay.

FED dự báo lạm phát sẽ đạt mục tiêu 2% trước cuối năm nay, và nền kinh tế sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,2% hàng năm. FED cho biết nếu dự báo trở thành hiện thực, thì FED có kế hoạch giảm dần 4,5 nghìn tỷ USD giữ trong trái phiếu và chứng khoán tài chính ... một phần trong những phí tổn để bình ổn nền kinh tế lớn nhất thế giới. - VOA

Tin Việt Nam
16.
‘Đấu đá hậu trường’ trong vụ khởi tố Đồng Tâm?

Một số nhà quan sát trong và ngoài nước nhận định rằng có dấu hiệu cho thấy tình trạng “đối đầu” ở hậu trường, trước khi Hà Nội “khởi tố hình sự” người dân Đồng Tâm.
Quyết định bất ngờ, khiến người dân xã ngoại thành Hà Nội “phẫn nộ” hôm 13/6, còn nổi lên thu hút sự quan tâm của dư luận nhất, theo trang tìm kiếm Google, mà nhiều người cho rằng đã “làm chìm” vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất lúc đang “nóng bỏng”.

Ông David Brown, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng bản thân ông cũng “ngạc nhiên” vì vụ khởi tố, vì “ngày 22/4 [khi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký vào cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự”], ông ấy đã đánh cược với danh tiếng của bản thân cũng như uy tín của đảng”.
​“Ông Chung đi lên trong ngành công an và cũng dễ hiểu nếu ông ấy đã bàn chuyện cam kết với người dân Đồng Tâm với các quan chức cấp cao của Bộ Công an cũng như của Đảng Cộng sản”, nhà nghiên cứu chính trường Việt Nam nhiều năm qua này nói.

“Cũng không có gì khó hiểu nếu bước đi táo bạo của ông Chung có thể đã khiến một số người trong Bộ Công an không hài lòng, và chính vì thế, họ tìm cách khôi phục kỷ cương bằng cách điều tra và truy tố các dân làng. Nói tóm lại, vụ khởi tố này là bằng chứng cho thấy một sự đấu đá ở hậu trường”.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Chủ tịch Chung để hỏi phản ứng của ông trước những ý kiến trái chiều của dư luận trong mấy ngày qua.
Dường như cũng đồng tình với quan điểm của nhà ngoại giao Mỹ từng làm việc ở Việt Nam, luật sư Võ An Đôn cho rằng vụ khởi tố này có vẻ cho thấy một sự khác biệt.

Người từng bào chữa cho nhiều người nghèo ở trong nước nói tiếp: “Vụ này người dân không nắm được luật, và hơn nữa, ở Việt Nam, thông thường người ta thấy ông lãnh đạo ở địa phương, chủ tịch hay bí thư chỉ đạo làm sao thì người dân tin thế, vì ở Việt Nam hoạt động của các cơ quan tư pháp đều dưới sự chỉ đạo của đảng nên một người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan đảng mà chỉ đạo thì đương nhiên các cơ quan khác nghe. Nhưng mà trường hợp này lại khác với các trường hợp thông lệ là, ông chủ tịch thành phố chỉ đạo như thế nhưng các cơ quan tư pháp thì không nghe lời, lại khởi tố vụ án”.
​Trả lời An Tôn của VOA Việt Ngữ khi được hỏi là liệu ông Chung có vấp phải áp lực từ cấp cao hơn hay không trong vụ truy tố, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, một trong những người ký vào bản cam kết, nói: "Tôi không bình luận về việc này vì tôi không có thông tin nào cả".

"Tôi nghĩ rằng cơ quan cảnh sát ở địa bàn xảy ra vụ việc làm theo quy định của pháp luật. Còn sức ép có hay không, tôi không nói, nhưng mà tôi muốn nói rằng việc khởi tố để mà điều tra là việc cần thiết phải làm. Không thể một câu chuyện như thế mà bây giờ mọi người cùng nhau quên đi. Không ai quên được cả. Nếu không cẩn thận nó sẽ trở thành một tiền đề, một cái tiền lệ, rất là nguy hại về lâu dài", ông Quốc nói.

Nhà lập pháp này nói thêm: "Người ta chờ đợi xem ứng xử của nhà nước, ở một cách rất là nghiêm khắc, nhưng cũng rất là khoan dung, hay nói cho cùng là vì lợi ích lâu dài, lợi ích bền vững. Đấy chính là cái mà mọi người, trong đó có tôi đang chiêm nghiệm và theo dõi nó. Riêng cá nhân tôi, với tư cách là đại biểu quốc hội, tôi sẽ giám sát việc làm này".

Người nhà của ông Lê Đình Kình cho VOA Việt Ngữ biết rằng vị đại diện 82 tuổi của người dân Đồng Tâm này đã gọi điện cho ông Chung sau khi nghe tin về quyết định truy tố của Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an Hà Nội) , và được chủ tịch thủ đô của Việt Nam nói rằng bản cam kết chỉ có chữ ký của ông và không có con dấu của chính quyền cũng như quyết định truy tố là của cơ quan pháp luật.

Một văn bản điều lệ đảng được đăng trên trang web của báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đề ngày 25/7/2016 viết: “… Đồng chí phó bí thư là chủ tịch ủy ban nhân dân được phân công phụ trách đảng ủy công an địa phương cùng cấp thường xuyên nắm chắc tình hình mọi mặt của cấp ủy công an”.
Ngoài ra, theo điều lệ này, vị trí mà ông Chung hiện nắm giữ “chịu trách nhiệm trước cấp ủy địa phương về hoạt động của cấp ủy công an; tham gia cùng cấp ủy địa phương lãnh đạo kiện toàn cấp ủy công an; trực tiếp tham dự các hội nghị quan trọng của cấp ủy công an để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của cấp ủy địa phương đối với cấp ủy công an về những vấn đề có liên quan đến giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng công an nhân dân ở địa phương”.

Vụ khởi tố bất chấp “cam kết” của ông Chung đã khiến người dân Đồng Tâm chỉ trích nhà lãnh đạo thành phố Hà Nội là người “lật lọng”. VOA Việt Ngữ muốn hỏi suy nghĩ của người từng làm giám đốc công an của thủ đô Việt Nam về phản ứng này của người dân, nhưng không thể liên lạc được với ông.

Không chỉ chính dân Đồng Tâm mà nhiều độc giả của VOA cũng đưa ra nhiều ý kiến bình luận trái chiều. Một Facebooker tên Stephanie Nong viết: “Chúc mừng người dân Đồng Tâm đã được đảng dậy cho ‘sáng mắt, sáng lòng’”, trong khi một người khác tên Bui Trong Loi viết: “Khởi tố là việc khởi tố còn có khởi tố bị can không mới là vấn đề, mà có khởi tố bị can đi chăng nữa thì mức án nhẹ nhất sẽ đc áp dụng, khởi tố là để răn đe những trường hợp khác chứ, không thì loạn hết…”

Về việc ông Chung cam kết “sẽ hoàn chỉnh kết quả điều tra về việc quản lý và sử dụng đất đai ở Đồng Tâm vào tháng Bảy tới”, nhà nghiên cứu David Brown cho rằng đó là điều “đánghoan nghênh”.
Cựu quan chức Mỹ từng nhiều năm làm việc ở Việt Nam nhận định rằng “sẽ sớm biết phe nào sẽ thắng thế”.

“Liệu đó có phải cách tiếp cận mới mẻ của ông Chung trong việc quản lý các vấn đề đất đai hay cách tiếp cận mang tính áp chế ‘như thường lệ’ mà nhiều năm qua đã làm tổn hại tới tính chính danh của đảng cầm quyền trong mắt nhiều người dân Việt Nam?”, ông Brown đặt câu hỏi. - VOA

17.
Danh sách giải A báo chí bị châm biếm

Nhiều nhà báo bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, châm biếm danh sách 7 tác phẩm nhận giải A của Hội nhà báo Việt Nam.
Báo chí trong nước hôm 14/6 nói Hội đồng Giải Báo chí quốc gia năm 2016 “đã chọn được những tác phẩm xuất sắc để trao giải”. Trong 7 tác phẩm nhận giải cao nhất, có hai bài của Liên Chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân là “Chuyện như đùa ở Hải Dương” và “Những con nợ của nền kinh tế”.

Bên cạnh đó là 3 tác phẩm mang nặng tính tuyên truyền liên quan đến đảng cộng sản, gồm “Phòng chống nguy cơ ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong Đảng - vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta” của Liên Chi hội Nhà báo Báo Quân đội Nhân dân; “Nghị quyết Trung ương IV - Cách làm sáng tạo ở tỉnh Quảng Ngãi” của Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi; và “Y tế Quảng Ninh - Đột phá trong đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” của Hội nhà báo tỉnh Quảng Ninh.
Cuối danh sách là tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Liên Chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam và “Quản lý giá biệt dược: Làm gì để thị trường thuốc không ‘nhảy múa’?” của Liên Chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.

Theo báo chí Việt Nam, hơn 1.600 tác phẩm được gửi đến tham gia Giải Báo chí quốc gia 2016.

Đánh giá về chất lượng các tác phẩm dự thi, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, cho rằng “chưa có nhiều tác phẩm thật xuất sắc”, theo trích dẫn trên báo chí trong nước.

Ông Lợi cũng nhận xét rằng các tác phẩm đã “bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước năm 2016”.

Sau khi danh sách các giải cao nhất được công bố, đã có hàng trăm lời bình luận của các nhà báo và bạn bè trong các trang cá nhân của họ trên mạng xã hội, với những mức độ châm biếm khác nhau về danh sách này.

Họ nói bản thân là nhà báo nhưng chưa bao giờ nghe đến hay đọc 5 tác phẩm đầu trong số 7 tác phẩm đoạt giải, và tin rằng hầu hết công chúng cũng vậy. Nhiều người nói họ “nản” khi biết tin về danh sách giải.

Trong một lời bình luận, một người có tên Vỹ Đặng viết một cách cảm thán: “Những bài viết về cuộc sống, dân sinh năm nay dở quá hay sao ấy nhỉ. Chuyện về Đảng quá đáng lo nên nhiều bài đoạt giải!”
Nhiều người khác thắc mắc vì sao có nhiều phóng sự gây tiếng vang hơn về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường khác lại không được giải A. Một người có tên Tran Nguyen Nghi trên Facebook bày tỏ: “bao nhiêu bài phóng sự điều tra hay mà ko thấy giải gì, toàn bài tuyên truyền nhàm chán”.

Chung suy nghĩ với những ý kiến kể trên, từ tỉnh Khánh Hòa, nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo nói với VOA:

“Báo Quân Đội Nhân Dân, báo Nhân Dân viết về những đề tài tôi cho rằng rất cổ hủ, chỉ phù hợp với lỗ tai, con mắt của các vị chức sắc cao cấp trong đảng, nhà nước thôi chứ còn xã hội chả ai quan tâm đâu. Đảng Cộng sản Việt Nam thiết kế những bộ máy chặt chẽ để quản lý báo chí làm theo hướng của họ. Chúng tôi nhiều năm làm báo thì thấy có những đề tài rất là hay, hấp dẫn, xã hội quan tâm, thì lại không dám đề cập hoặc đề cập rất là dè dặt. Chính vì thế mà báo chí Việt Nam không hấp dẫn”.
Không ít người tỏ ý nghi ngờ về quy trình chọn lọc, chấm giải. Người có tên Thanh Huong Le viết trong một thảo luận trên Facebook: “Bất cứ giải gì cũng cơ cấu nhé”, với hàm ý là ban giám khảo trao giải căn cứ vào vị thế của từng tòa báo, thay vì dựa vào chất lượng bài báo.

Một người khác có tên Trần Thị Sánh đưa ra nhận xét là “Toàn báo bố, báo mẹ, báo Đảng được giải” và cho rằng “làm gì còn chỗ” cho các báo nhỏ hơn.

Với kinh nghiệm làm báo, từng theo dõi cuộc thi các tác phẩm truyền hình, nhà báo Võ Văn Tạo cho biết thêm về hậu trường chấm thi:

“Ngồi với ban lãnh đạo, ban tổ chức, mình mới hiểu ra vấn đề là phát giải thực tế là luân phiên. Ví dụ, năm ngoái đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh được rồi, bây giờ phải nhường cho ông Khánh Hòa, sang năm phải nhường cho ông Đà Nẵng, v.v… để cho nó vui vậy thôi chứ thực chất nó cũng chả có giá trị gì, cái nào cũng giống cái nào, nhợt nhạt, mờ mờ vậy thôi”.

Nhà chức trách Việt Nam hồi giữa năm 2016 nói cả nước có hơn 850 cơ quan báo chí khác nhau. Mặc dù đông đảo như vậy, song nhiều nhà báo và các nhà quan sát cho rằng các biện pháp kiểm soát gắt gao của chính quyền làm cho báo chí Việt Nam không phát triển xứng tầm.
Báo chí trong nước ở những thời điểm khác nhau từng nhận lệnh chính thức hoặc không chính thức phải gỡ bỏ các bài báo về các vấn đề lớn, được xã hội quan tâm, nhưng bị coi là “nhạy cảm về chính trị” dưới con mắt của nhà chức trách. 

Nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo nói cách hành xử này “làm cụt đường phát triển” của báo chí, dẫn đến tình trạng có nhiều cơ quan báo chí “èo uột” như hiện nay. 

Ông cũng cho biết nhiều nhà báo “có năng lực” đã bỏ nghề. Họ chuyển sang nghề khác hoặc thậm chí chấp nhận thất nghiệp, vì theo lời ông Tạo, họ cho rằng làm báo theo kiểu tuyên truyền cho chính quyền làm họ “áy náy lương tâm”. - VOA

18.
Thủ tướng Campuchia sẽ lại thăm Việt Nam

Cuối tháng sáu này Thủ tướng Campuchia Hunsen sẽ sang thăm Việt Nam.
Tin cho biết hôm 15 tháng 6, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có cuộc họp với đại diện của các bộ ngoại giao, và công an để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Hun Sen.
Chi tiết của chuyến viếng thăm chưa được công bố, nhưng có một điều được nêu ra là ông Hunsen sẽ thăm hai tỉnh miền Đông Nam Bộ là Bình Dương và Bình Phước, nơi ông Hunsen từng hoạt động ‘cách mạng’ trước kia.

Xin được nhắc lại ông Hunsen vốn là một sĩ quan trong quân đội Khmer đỏ đã đào thoát sang Việt Nam vào cuối những năm 1970. Sau đó ông cùng với lực lượng bộ đội Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ.

Ông Hunsen nói thông thạo tiếng Việt, và là một trong những Thủ tướng cầm quyền lâu nhất trên thế giới hiện nay. - RFA

19.
Chủ tịch nước Việt Nam sẽ thăm Nga --- Việt-Nga đối thoại chiến lược và tham vấn chính trị

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có chuyến thăm Cộng hòa liên bang Nga trong năm nay.
Đó là thông báo của Bộ ngoại giao Việt Nam trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra vào ngày hôm 15 tháng sáu tại Hà Nội.
Tuy nhiên ngày giờ chính xác chưa được Bộ ngoại giao công bố, mà nói rằng những chi tiết về chuyến đi sẽ được thông báo vào thời điểm thích hợp.

Trước đó, trong hai ngày 13 và 14 tháng sáu đã diễn ra liên tục những hoạt động ngoại giao giữa Hà Nội và Mat Xcơ Va.

Vào ngày 13 tháng sáu, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp ông Morgulov, Thứ trưởng ngoại giao Nga tại Hà Nội.

Nga hiện là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. - RFA

***
Việt Nam và Nga đồng ý duy trì và thúc đẩy hợp tác song phương trong mọi lĩnh vực, nhắm đến mục tiêu đạt được kim ngạch thương mại 10 tỷ USD vào năm 2020.
Đây là nội dung được đưa ra bàn thảo trong buổi Đối thoại Chiến lược Việt-Nga lần thứ 9, được tổ chức hôm thứ Tư, ngày 14/6/2017 tại Hà Nội, do Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov đồng chủ trì.

Tại buổi Đối thoại lần thứ 9, Việt Nam và Nga còn trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên thống nhất sẽ hỗ trợ nhau tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt tại khuôn khổ của Liên hợp quốc và ASEAN-Nga.
Trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam và Nga đồng quan điểm giải quyết theo tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, dựa theo Công ước Luật Biển 1982 và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). - RFA

Link:

Không có nhận xét nào: