Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Quan có bệnh viện cao cấp, Dân đau nằm dưới gầm giường !

Hinh anh
TC News) – Người bệnh chen nhau dưới gầm giường, nằm la liệt dọc các lối đi, hành lang, ghế đá là tình trạng quá tải trầm trọng đang diễn ra tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM
Video: Giật mình cảnh bệnh nhân chen nhau dưới gầm giường tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. (Thy Huệ)
Bước chân vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ngay từ cổng vào đến các phòng khám, phòng lưu bệnh nhân, phòng bệnh, tất cả đều quá tải. Bệnh nhân chen chúc nhau chờ khám, người bệnh, người nhà nằm la liệt khắp các ngõ ngách bệnh viện.<!>
Cụ thể, theo ghi nhận của phóng viên VTC News tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chiều 16/5, tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép 2 – 3 người một giường, thậm chí chen nhau dưới gầm giường, nằm la liệt dọc các lối đi,… đã trở thành điều “dĩ nhiên”.
Bệnh nhân nằm la liệt dọc các lối đi.
Mọi ngõ ngách tại bệnh viện như cầu thang, ghế đá, thậm chí ngay trước cửa nhà vệ sinh vẫn có bệnh nhân nằm chờ được khám, điều trị. Nhiều bệnh nhân ở xa vì kinh tế khó khăn, không có tiền đi lại nên phải “đóng đinh” hàng tháng trời tại các ghế đá trong khuôn viên để chờ tái khám.
Bà Bùi Thị Huệ (ngụ Lâm Đồng), bệnh nhân ung thư vú, phàn nàn: “Tới bệnh viện là ám ảnh, chen nhau đi còn khó, nói gì chỗ nằm. Phòng 4 giường đúng ra là 4 người, mà không khi nào được vậy, ít nhất lúc nào cũng 12 người. Bác sĩ đến khám thì cũng phải cúi đầu xuống gầm giường mà khám thôi”.
Chung nỗi lòng của bà Huệ, bà Nguyễn Thị Xuyến (ngụ Đồng Nai) mệt mỏi: “Khổ lắm, tôi ung thư đến nay cũng 8 năm rồi, có đăng ký hồ sơ đầy đủ mà không có chỗ nằm. Chật chội quá nên tìm xuống hành lang nằm vậy. Tính nằm dọc lối đi trên khoa luôn, nhưng mà đâu còn chỗ, người bệnh nằm hết, người chăm bệnh thì chỉ đủ chỗ đứng thôi”.
Hinh anh
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nằm dưới gầm giường.
Rõ ràng, khi bệnh viện quá tải thì người bệnh khổ, người nhà bệnh nhân khổ, thầy thuốc khổ và cả điều dưỡng cũng khổ.
Có thể nói, vấn đề quá tải bệnh viện chưa thực sự có nhiều chuyển biến. Nhưng với thông điệp mà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trước cử tri cả nước “Giảm tải bệnh viện luôn là mục tiêu mà ngành y tế chú trọng hàng đầu” thì người bệnh vẫn có thể hy vọng.
Và thẳng thắn nhìn nhận, các bệnh viện đã rất nỗ lực để giảm tải trong thời gian qua. Tuy nhiên, để giải “bài toán” quá tải thì không thể chỉ có lời cam kết “trên giấy” mang tính hình thức hoặc áp dụng những giải pháp tình thế như chia đều bệnh nhân giữa các khoa, phòng hoặc kê thêm giường ở hành lang,…
Điều quan trọng hơn cả là công tác giảm tải phải được thực hiện một cách quyết liệt dựa trên giải pháp khả thi, phù hợp điều kiện thực tế, đặc biệt là cải thiện  hệ thống cơ sở vật chất của các bệnh viện.
Chỉ có cách duy nhất là cán bộ bớt ( chỉ bớt mà thôi còn chưa chắc đã được ? ăn lại để lo cho dân là cách duy nhất khả thi.???

Không có nhận xét nào: